Chuyên đề Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp

" Tuyệt nhiên không có một lý thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu, là mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh, cũng chẳng hề có một chiếc đũa thần hay viên ngọc ước nào dành sẵn cho những ai ưa thích mộng mơ giữa chốn thương trường đầy sóng gió. Chấp nhận thị trường có nghĩa là chấp nhận sự ngự trị tự nhiên của quy luật thị trường vừa mang tính sòng phẳng vừa chứa đựng trong lòng nó đầy tính bất trắc đến nghiệt ngã." ( Thầy Nguyễn Tấn Bình tác giả cuốn sách Phân tích hoạt động doanh nghiệp ). Nhưng lời nói ấy viết ra dường như để dành riêng nói về một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt với những chủ thể kinh doanh đặc biệt được người ta biết đến dưới cái tên hệ thống ngân hàng thương mại. Cạnh tranh khốc liệt và chứa đựng đầy rủi ro – đó chính là những đặc tính nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng. Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng ví như chiếc thuyền căng buồm trong phong ba – đều nỗ lực không mệt mỏi để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó. Câu thần chú mở ra cánh cửa thành công dường như rất đơn giản: "Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng " nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này một cách sâu sắc. Đó có lẽ là một trong những lí do khiến cho Phân tích Hoạt động Kinh doanh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành việc làm không thể thiếu đối với bất kì ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng phân tích hoạt động kinh doanh chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình kinh doanh của chính ngân hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể có định hướng đúng đắn trong tương lai. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom ra đời và phát triển hơn 10 năm, tuy đã khẳng định được chỗ đứng cho mình nhưng cũng như các ngân hàng khác công tác phân tích hoạt động hoạt động kinh doanh ở Agribank còn đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và còn rất nhiều hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng không tốt tới công tác quản trị nhân hàng. Vì lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài: "Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp " Chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Agribank Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom Chương 3: Giải pháp và kiến nghị Do thời gian thực tập chỉ 2 tháng và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập sẽ không tránh khỏi sai sót. Nếu không có sự giúp đỡ của Thạc sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh cũng như các cô chú tại phòng tín dụng ngân hàng Agribank chắc chắn em sẽ không hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú và giáo viên hướng dẫn, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *** CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NHIỆP Đề tài: GVHD: THs Phan Thị Mỹ Hạnh SVTH: Trần Nguyễn Kiều Hạnh MSSV: 206 401 057 Lớp: 06CQD3 Tp. HCM tháng 6 năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN MỤC LỤC Lời mở đầu 3 2. Chương 1: Giới thiệu khái quát ngân hàng Agribank. 5 - Tổng quan về ngân hàng thương mại. 5 - Lịch sử hình thành và phát triển Agribank. 7 - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí. 9 - Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008. 11 - Tổng quan về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 13 - Kết quả kinh doanh năm 2008. 15 - Định hướng phát triển năm 2009. 20 3. Chương 2: Thực trạng hoạt động của Agribank. 23 - Cơ sở lí luận 23 - Thực trạng hoạt động. 26 - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch. 26 - Phân tích nguồn vốn. 28 - Phân tích dư nợ và lãi suất đầu ra theo cơ cấu. 33 - Phân tích rủi ro. 43 - Chênh lệch lãi suất. 44 - Phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí. 45 4. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 51 - Giải pháp 51 - Kiến nghị 57 5. Chú giải 59 6. Phần bổ sung: dịch vụ thẻ, họat động ngoại tệ 60 Lời mở đầu "…Tuyệt nhiên không có một lý thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu, là mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh, cũng chẳng hề có một chiếc đũa thần hay viên ngọc ước nào dành sẵn cho những ai ưa thích mộng mơ giữa chốn thương trường đầy sóng gió. Chấp nhận thị trường có nghĩa là chấp nhận sự ngự trị tự nhiên của quy luật thị trường vừa mang tính sòng phẳng vừa chứa đựng trong lòng nó đầy tính bất trắc đến nghiệt ngã." ( Thầy Nguyễn Tấn Bình tác giả cuốn sách Phân tích hoạt động doanh nghiệp ). Nhưng lời nói ấy viết ra dường như để dành riêng nói về một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt với những chủ thể kinh doanh đặc biệt được người ta biết đến dưới cái tên hệ thống ngân hàng thương mại. Cạnh tranh khốc liệt và chứa đựng đầy rủi ro – đó chính là những đặc tính nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng. Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng ví như chiếc thuyền căng buồm trong phong ba – đều nỗ lực không mệt mỏi để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó. Câu thần chú mở ra cánh cửa thành công dường như rất đơn giản: "Biết mình, biết ta, trăm trận trăm thắng " nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này một cách sâu sắc. Đó có lẽ là một trong những lí do khiến cho Phân tích Hoạt động Kinh doanh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành việc làm không thể thiếu đối với bất kì ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng phân tích hoạt động kinh doanh chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình kinh doanh của chính ngân hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể có định hướng đúng đắn trong tương lai. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom ra đời và phát triển hơn 10 năm, tuy đã khẳng định được chỗ đứng cho mình nhưng cũng như các ngân hàng khác công tác phân tích hoạt động hoạt động kinh doanh ở Agribank còn đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và còn rất nhiều hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng không tốt tới công tác quản trị nhân hàng. Vì lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài: "Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom- Thực trạng và giải pháp " Chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Agribank Chương 2: Thực trạng hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom Chương 3: Giải pháp và kiến nghị Do thời gian thực tập chỉ 2 tháng và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề thực tập sẽ không tránh khỏi sai sót. Nếu không có sự giúp đỡ của Thạc sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh cũng như các cô chú tại phòng tín dụng ngân hàng Agribank chắc chắn em sẽ không hoàn thành được chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú và giáo viên hướng dẫn, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRẢNG BOM Tổng quan về ngân hàng thương mại: Khái niệm ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là loại hình định chế trung gian tài chính tiêu biểu, được đặc trưng bởi hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu và thường xuyên là thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và những khoản tiền gửi khác từ các chủ thể trong nền kinh tế. Sau đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thị trường đồng thời trong quá trình kinh doanh ngân hàng thương mại còn thực hiện cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán. Do vậy ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư sinh lợi, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng, hữu hiệu. Theo điều 20 khoản 2 và luật 7 các tổ chức tín dụng ( 12/12/1997): Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán. Chức năng của ngân hàng: Chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng thương mại là cầu nối giữa những người có vốn dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động khai thác các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, vừa đóng vai trò là chủ thể đi vay, vừa đóng vai trò là chủ thể cho vay. Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng được mô tả qua sơ đồ sau: Đầu tư vốn Nguồn vốn Huy động - Tổ chức kinh tế - Doanh nghiệp - Tổ chức xã hội - Hộ gia đình, dân cư... NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - Tổ chức kinh tế - Doanh nghiệp - Tổ chức xã hội - Hộ gia đình, dân cư... Cấp tín dụng Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân dưới hình thái tiền tệ(nội tệ hoặc ngoại tệ ) Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. Phát hành kì phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. Cấp tín dụng đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá. Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các hình thức cấp tín dụng khác Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng làm chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu cầu của khách hàng như trích một khoản tiền trên tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập kho vào một tài khoản tiền gửi của khách hàng từ bán hàng hóa hoặc các khoản thu khác. Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán làm cho nó trở thành thủ quỹ của khách hàng. Chức năng trung gian thanh toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Tiền qua tài khoản Lệnh trả - Người trả tiền - Người mua hàng - Tổ chức xã hội - Cá nhân chuyển tiền NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI -Người thụ hưởng - Người bán hàng - Tổ chức xã hội - Cá nhân dân cư... Giấy báo có Trong chức năng trung gian thanh toán ngân hàng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Mở tài khoản tiền gửi giao dịch khách hàng Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng. Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng. Việc kết hợp chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán tạo cho ngân hàng thương mại khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Từ một lượng tiền gửi ban đầu, qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyển khoản, đã làm cho số dư trên tài khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng lên. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Agribank huyện Trảng Bom: Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đến nay ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam hiện là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện. Trong đó chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom là một trong những chi nhánh lớn trực thuộc ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển đất nước. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom được thành lập tháng 8/1998 trên cơ sở chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang ngân hàng thương mại theo nghị định 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng ngày 26/3/1988. Hiện tọa lạc tại quốc lộ 1A, khu phố 3, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Là đơn vị trực thuộc ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai một đơn vị được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” trong thời kì đổi mới năm 2000. Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom là đại diện pháp nhân cho ngân hàng Nông Nghiệp tỉnh Đồng Nai tại Trảng Bom là doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng đối với mọi thành phần kinh tế, thực hiện các chương trình tín dụng tài trợ nông nghiệp và nông thôn nông dân của chính phủ và địa phương. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng, tình hình hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng nhằm phục vụ cho tất các thành phần kinh tế trong xã hội và đã trở thành một trong những chi nhánh lớn trong địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, có 4 chi nhánh cấp xã đang hoạt động dưới sự kiểm soát và quản lí của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom, bao gồm: phòng giao dịch Bắc Sơn, Đông Hòa, Sông Thao, Bàu Xéo .Với mạng lưới này ngân hàng đã góp phần giúp cho quá trình lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế nhanh hơn. Trong sự phát triển của ngân hàng còn có sự đóng góp to lớn của ban lãnh đạo cấp trên và ban lãnh đạo tại ngân hàng. Đây là một đội ngũ đầy kinh nghiệm nhạy bén và sắc sảo trong việc đón đầu và nắm bắt các chủ trương mới của nhà nước. Bên cạnh đó ngân hàng còn có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Ngoài ra, việc thành lập Khu công Nghiệp Bàu Xéo, với sự tập trung của nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Trảng Bom, cũng là một thuận lợi đối với ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, là một tổ chức kinh tế, cho dù có tồn tại dưới hình thức nào đi chăng nữa, công ty, xí nghiệp hay ngân hàng thì bên cạnh những thuận lợi sẽ có những khó khăn tồn tại song song. Nhưng làm thế nào để phát huy được những ưu điểm và cố gắng tránh được những rủi ro có thể xảy ra đó mới là một nghệ thuật trong kinh doanh đòi hỏi bất cứ nhà quản lí nào cũng phải quan tâm đến. Vì chính nghệ thuật đó sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh không thể thiếu trong môi trường kinh doanh hiện nay. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí: Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lí: Chức năng: Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, là bộ phận cao nhất tại ngân hàng, trực tiếp điều hành hằng ngày mọi hoạt động của ngân hàng phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Ban giám đốc còn là bộ phận đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên trước cấp trên về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giám đốc: là người đứng đầu ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom, điều hành và quyết định mọi hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ ngân hàng đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu kinh tế chính trị của Đảng và nhà nước trong phạm vi được giao. Phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản lí. PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN VÀ KHO QUỸ PHÒNG HÀNH CHÍNH BAN GIÁM ĐỐC PGD ĐÔNG HÒA PGD BÀU XÉO PGD SÔNG THAO PGD BẮC SƠN Phòng tín dụng: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 8 nhân viên. Quản lí hoạt động tín dụng ngân hàng. Trưởng phòng tín dụng trực tiếp phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ tín dụng. mỗi cán bộ tín dụng sẽ phụ trách hoạt động tín dụng ở từng đại bàn khác nhau,có nhiệm vụ thẩm định kiểm tra để thực hiện cho vay, đôn đốc thu nợ, lãi. Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm báo cáo tình hình cho vay và thu nợ trước ban giám đốc. Phòng hành chính: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 4 nhân viên phòng hành chính Quản lí bậc lương các khoản thu khác cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Có nhiệm vụ mua trang thiết bị, văn phòng phẩm cho các phòng ban. Thực hiện công tác văn thư Phòng kế toán: gồm 1 kế toán trưởng và 8 nhân viên kế toán Kiểm tra thu chi đúng nguyên tắc. Hạch toán chi phí đúng đối tượng và đầy đủ. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Định kì lập báp cáo, tính toán các kết quả tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng. Phòng kiểm ngân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên. Thực hiện việc thu chi phát sinh tại ngân hàng. Kiểm tra và niêm phong tiền hằng ngày. Bảo quản các giấy tờ có giá. Có nhiệm vụ vận chuyển tiền lên cơ quan cấp trên. Phòng bảo vệ: gồm 4 nhân viên, có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của ngân hàng, giữ gìn trật tự an ninh trong ngân hàng.Ngoài ra, còn phụ trách công tác PCCC tại ngân hàng. Tình hình nhân sự tại ngân hàng: Số lượng cán bộ hiện nay ( cả biên chế lẫn hợp đồng ) là 58 người, trong đó cán bộ có trình độ đại học là 12 người, đang học sau đại học 2 người, đang học đại học 16 người, trung cấp và sơ học 12 người, nhân viên không nghiệp vụ chủ yếu là bảo vệ, lao công và lái xe. Số lượng cán bộ tín dụng 16 người. Tại hội sở chính ngân hàng huyện Trảng Bom: 38 người. Có 3 bộ phận nghiệp vụ: kế toán-ngân quỹ, nghiệp vụ kinh doanh( tín dụng ) và hành chính nhân sự. Tại chi nhánh liên xã 20 người. Tình hình hoạt động kinh doanh 2008: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom: Để hoạt động của ngân hàng luôn ổn định và phát triển, chi nhánh thường xuyên đánh giá phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm nâng cao chất lượng các nghiệp vụ hoạt động, hạn chế rủi ro có thể xảy ra và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Mặc dù hoạt động trong môi trường có sự cạnh tranh khá cao của nhiều ngân hàng thương mại trên địa bàn, nhưng chi nhánh vẫn đạt được một số kết quả nhất định, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tạo cơ sở mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Nghiệp vụ tín dụng đầu tư: Tín dụng và đầu tư là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại nói chung, là hoạt động sử dụng vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Với phương châm " Ổn định - An toàn - Hiệu quả - Chất lượng - Phát triển ", chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trảng Bom đặc biệt chú ý đến việc nâng cao chất lượng công tác tín dụng. Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi giá cả nông sản phẩm, vật nuôi biến động liên tục, nhiều chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam không đạt được kết quả so với yêu cầu, nhưng riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng vẫn thu được kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư. Nghiệp vụ thanh toán: Là loại nghiệp vụ mang tính dịch vụ, nó cung cấp cho khách hàng một số tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng được nhanh chóng nhằm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ. Phí thu từ nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng đây là nguồn huy động vốn giá rẻ đáng kể cho ngân hàng thương mại. Tuy khối lượng công tác thanh toán tăng cao nhưng đều được các nhân viên ngân hàng thực hiện chính xác kịp thời nhanh chóng, không để ra sai sót, nhầm lẫn nên đã tạo được uy tín và tạo điểu kiện thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, do vậy số lượng khách hàng ngày càng được mở rộng, cụ thể: - Năm 2007: 394 tài khoản, trong đó ngoại tệ là 101 tài khoản. - Năm 2008: 456 tài khoản, trong đó ngoại tệ là 152 tài khoản. Các nghiệp vụ kinh doanh khác: Các nghiệp vụ kinh doanh khác bao gồm nghiệp vụ ngoại bảng. Đây là nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ, không dùng đến vốn và thường tạo ra lợi nhuận từ việc thu phí dịch vụ. Tuy lợi nhuận tạo ra từ những nghiệp vụ này chiếm tỉ trọng chưa cao, nhưng những hoạt động này tạo điều kiện củng cố, mở rộng phát triển mối quan hệ với khách hàng, làm tăng uy tín của ngân hàng, từ đó thúc đẩy các hoạt động khác. Hiện nay, chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông Thôn huyện Trảng Bom còn thực hiện nghiệp vụ thu hộ, chi hộ, xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng trực tiếp đưa nhân viên của mình tham gia công tác thu chi tiền mặt tại đơn vị, phí hoạt động được thanh toán theo thỏa thuận giữa hai bên. Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện một số nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu. Bảo lãnh được gọi là tín dụng chữ kí, trong đó ngân hàng thương mại đưa ra những cam kết thanh toán có điều kiện dành cho những khách hàng của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng về ngân quỹ như khi được ngân hàng cho vay bằng tiền. Hiện nay ngân hàng đang thực hiện bảo lãnh dưới hính thức tín dụng chứng từ. Để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn các nhân viên luôn coi trọng thái độ cũng như hiệu quả từ việc phục vụ khách hàng, luôn cố gắng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, địa bàn hoạt động rộng, phát triển lâu đời, có nhiều thành phần kinh tế cũng như đa dạng về đối tượng cho vay. Loại hình cho vay thông qua thông qua các tổ vay vốn khá phát triển tại đây, có rất nhiếu tổ phụ nữ, nông dân được thành lập và các thành viên được vay vốn qua ngân hàng. Tổng quan về thị trường và các đối thủ cạnh tranh: Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom 69,50% 9,60% 20,90% Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Huyện Trảng Bom từ lâu đã nổi tiếng là một vùng đất năng động về phát triển kinh tế và ổn định về chính trị xã hội. Đặc biệt trong mấy năm gần đây việc hướng đến mục tiêu xây dựng một huyện Trảng Bom công nghiệp đang dần hiện rõ thông qua quy mô cơ cấu kinh tế: công nghiệp 69,5%, dịch vụ 20,9% và nông nghiệp 9,6%. Hiện nay với 3 khu công nghiệp gồm: Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo được hình thành và đã cho thuê hơn 86% diện tích đất, cùng với 8 cụm công nghiệp địa phương đã và đang xây dựng, có thể xem vùng đất Trảng Bom đang thật sự là một công trình công nghiệp có quy mô lớn. Không chỉ ở ngay trung tâm thị trấn, dọc tuyến quốc lộ 1A, mà ngay cả  những vùng sâu, vùng xa như các xã: An Viễn, Giang Điền, Sông Thao, Sông Trầu cũng đã và đang hình thành những cụm công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp  ra đời đã tạo ra bộ mặt làm ăn mới, giúp đời sống kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển lớn mạnh. Thanh niên tại chỗ được đào tạo nghề và tuyển dụng vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Các hộ gia đình phát triển dịch vụ kinh doanh nhà trọ, các chợ ra đời quanh các khu, cụm công nghiệp... Sự hình thành của các khu, cụm công nghiệp này còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn thông qua việc xây dựng hệ thống lưới điện và đặc biệt là các tuyến giao thông. Đến nay, hầu hết người dân ở huyện Trảng Bom đều đã sử dụng điện lưới để thắp sáng, cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy chỉ chiếm có 9,6% trong cơ cấu kinh tế nhưng  nông nghiệp ở Trảng Bom đang phát triển theo hướng công
Tài liệu liên quan