Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động logistic tại Việt Nam

Nhìn lại thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam sau gần 25 năm đổi mới, chúng ta thật sự không thể không tự hào về những gì chúng ta đạt được ngày hôm nay. Từ một nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn thì nay, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện.

doc26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động logistic tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------&------------- CHUYÊN ĐỀ QTKD PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTIC TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU NGÔ THỊ NHƯ NGUYỆT MSSV: 4085037 Lớp: Quản trị kinh doanh thương mại k34. Cần Thơ - 2010 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nhìn lại thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam sau gần 25 năm đổi mới, chúng ta thật sự không thể không tự hào về những gì chúng ta đạt được ngày hôm nay. Từ một nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn thì nay, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Bên cạnh đó, công cuộc hội nhập kinh tế cũng đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn như gia nhập ASEAN (năm 1995), ASEM (1996), APEC (năm 1998) và đặc biệt là WTO (năm 2006) đã bước nào cải thiện vai trò và vị thế của Việt Nam đối với thế giới. Có được thành tựu đó là do những nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, nỗ lực của tất cả các cấp, các ngành và sự đóng góp không nhỏ của các ngành nghề kinh tế như xây dựng, xuất nhập khẩu, khai thác khoáng sản… Mặc dù mới xuất hiện gần đây, nhưng Logistics cũng đã có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế, với vai trò là chất xúc tác, bôi trơn cho guồng máy kinh tế. Theo tính toán của viện Logistics Châu Á-Thái Bình Dương, Logistics hàng năm đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, đóng góp khoảng 15% đến 20% GDP, ước tính GDP nước ta năm 2006 khoảng 57,7 tỷ USD. Như vậy, chi phí Logistics chiếm khoảng 8,6 đến 11,1 tỷ USD. Đây là một khoảng tiền rất lớn. Nếu tính riêng khâu quan trọng nhất trong Logistics là vận tải, chiếm 40% đến 60% chi phí cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Theo đánh giá của World Bank về Logistics thế giới, thì Việt Nam đang đứng thứ hạng 53 về hoạt động Logistics. Đây thực sự là một nguồn lợi khổng lồ, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại thực tế Logistics ở Việt Nam thật sự còn nhiều bất cập, nguồn lợi hàng tỷ đô la này đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có thể bắt kịp một phần nhỏ trong nguồn lợi ấy, thậm chí có ý kiến cho rằng doanh nghiệp Logistics Việt Nam đang làm thuê trên sân nhà. Do đâu mà có ý kiến ấy, Logistics Việt Nam đang gặp phải những thách thức, khó khăn nào? Để trả lời những câu hỏi ấy, em quyết định chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động Logistics Việt Nam” làm đề tài năm ba cho mình. Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng, tìm ra nguyên nhân và sau cùng là đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics Việt Nam trong thời gian tới, em hi vọng nghiên cứu này có thể đóng góp thiết thực, góp phần giúp doanh nghiệp Logistics Việt Nam hoạt động hiệu quả và giành lại thị phần trên đất nước mình. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Đánh giá hoạt động Logistics của Việt trong thời gian qua, từ đó phân tích những lợi thế cũng như trở ngại trong hoạt động Logistics của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt Logistics Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu thực trạng hoạt động Logistics Việt Nam từ năm 2006 năm 2009. Đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế trong hoạt động Logistics của Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: hoạt động Logistics tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian: từ năm 2006 đến năm 2009. Phạm vi về nội dung: tìm hiểu, đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin, số liệu từ các phương tiện: báo chí, thời báo kinh tế, các trang web của các tổ chức có liên quan. Phương pháp phân tích: Số liệu và thông tin thu thập được sẽ dùng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp để làm rõ nội dung của vấn đề. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS Khái niệm về Logistics Bàn về Logistics, thật ra, cho đến ngày nay, chưa có một định nghĩa nào thống nhất về hoạt động mới mẻ này. “Logistics” được sử dụng đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 19, tuy nhiên nó lại không có liên quan gì với từ “Logistic” trong toán học phổ biến từ thế kỷ 17. Thời điểm này, Logistics được hiểu như là “hoạt động để duy trì lực lượng quân đội” được Napoleon phát thảo đầu tiên, và cả một thời gian dài sau đó nó được hiểu như là một lĩnh vực trong quân đội. Tuy nhiên, với vai trò thiết thực cùng với sự phát triển toàn cầu, Logistics dần được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Trên lĩnh vực này, Logistics cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, theo từ điển Websters thì “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị”. Còn theo American Heritage Dictionary thì Logistics có hai nghĩa, “ Logistics là một lĩnh vực hoạt độngc của quân đội, có liên quan đến việc thu mua, phân phối, vảo quản và thay thế các thiết bị cũng như con người” hoặc “Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”. Càng ngày, càng có nhiều nghiên cứu về Logistics, tuy nhiên mỗi nghiên cứu lại cho một định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung xét về nội dung, các định nghĩa Logistics được chia làm hai nhóm: nhóm định nghĩa hẹp điển hình là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, điều 233 trong Luật Thương mại 2005 Việt Nam nói rõ “Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn, gồm nhận hang, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hang, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hang hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao”. Định nghĩa trên vô tình xem Logistics như hoạt động giao nhận hàng hóa, chỉ bao gồm quá trình quản lý đầu ra của sản phẩm. Mặc dù Luật Thương mại 2005 có nhấn mạnh “hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng”, điều đáng nói là đa phần doanh nghiệp Logistics Việt Nam đều hoạt động theo phương thức này. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho nhiều định nghĩa hình thành nên nhóm định nghĩa rộng về Logistics, trong đó nổi bật lên định nghĩa của Hội đồng quản trị Logistics của Mỹ (CLM), theo CLM, “Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thong, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Theo PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân, “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Chắc chắn rằng, cùng với sự phát triển của Logistics, sẽ xuất hiện thêm nhiều khái niệm mới. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế Việt Nam, có lẽ không cần định nghĩa Logistics sang tiếng Việt, hãy giữ nguyên nó và đưa thêm vào từ điển tiếng Việt, giống như từ Marketing. Ngày nay, Logistics đang dần dần trở thành một từ thời thượng và quản trị Logistics cũng đang trở thành một ngành nghề thu hút đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy về Logistics còn hạn chế, chỉ một vài trường đại học như Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học dân lập Bình Dương giản dạy môn học này. Các phương thức hoạt động Logistics Cho đến nay, trên thế giới Logistics có các phương thức hoạt động sau: Logistics tự cung cấp (First Party Logistics – 1PL): Các công ty thực hiện các hoạt động Logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồn cả con người để thực hiện các hoạt động Logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới, với mạng lưới Logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động với từng địa phương ví dụ như Honda, Toyota, Adias, Nike… Tuy nhiên, phương thức này không thích hợp với đa phần các doanh nghiệp, vì nó làm phình to qui mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ qui mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động Logistics. Logistics bên thứ 2 (Second Party Logistics – 2PL): là việc quản lý các hoạt động Logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp Logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Mục đích của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư. Logistics bên thứ 3 (Third Party Logistics – 3PL): đây là hình thức Logistics theo hợp đồng. Phương thức này chủ yếu sử dụng các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giữa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, có không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẽ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn. Logistics bên thứ 4 (Fourth Party Logistics – 4PL), còn gọi là Logistics chuỗi phân phối được phát triển trên nền tảng 3PL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. 4PL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn nhân lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp hoạt động Logistics. Nó cho phép kiểm soát chặt chẽ hơn đầu vào và đầu ra của chuỗi sản sản xuất, nhằm đảm bảo tối ưu các hoạt động như thu mua nguyên vật lieu, sản xuất, nhập kho… và bước cuối cùng là đến tay người tiêu dùng, nếu quản lý tốt có thể rút ngắn vòng đời sản phẩm, thu hồi vốn nhanh và tăng khả năng phản ứng linh hoạt của công ty. Qui trình Logistics Giữa công ty chủ quản và công ty Logistics sau khi đạt được thỏa thuận về dịch vụ được cung cấp, bên cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng lên qui trình Logistics, trong đó thể hiện rõ mọi yêu cầu về dịch vụ của bên thuê (công ty chủ quản) mà theo đó, công ty Logistics có bổn phận phải thực hiện đúng qui trình. Đây còn gọi là qui trình khai thác tiêu chuẩn ( Standard Operating Procedure). Qui trình Logistics bao gồm các bước sau. Booking: theo hợp đồng thương mại ký kết với khách hàng về một đơn hàng cụ thể, chủ hàng sẽ gửi chi tiết số đơn hàng theo mẫu booking qui định của công ty Logistics bao gồm số PO, số loại hàng, số chiếc, số khôi… Những chi tiết yêu cầu này thay đổi tỳ theo khách hàng, được qui định trong qui trình Logistics. Sau khi nhận booking từ chủ hàng, người phụ trách khách hàng của công ty Logistics sẽ kiểm tra những những chi tiết này trên hệ thống dữ liệu mà đã được khách hàng cập nhật. Ngoài ra, qui trình cũng qui định thời gian chủ hàng gửi booking cho công ty Logistics, chủ hàng không thể tùy tiện gởi booking theo tình hình hàng hóa. Giao hàng: hàng sau khi được booking sẽ được xuất theo hai dạng là hàng lẻ hoặc container. Đối với hàng lẻ, chủ hàng phải giao hàng trước thời gian đưa ra của công ty Logistics, tại kho, công ty Logistics sẽ tiến hành quét mã vạch và tiến hành đóng hàng vào container theo kế hoạch đóng hàng và hạ bãi. Việc thực thủ tục hải quan do chủ hàng thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là các công ty Logistics làm thay cho chủ hàng để đảm bảo thuận tiện và nhanh chóng hơn. Chứng từ: sau khi giao hàng vào kho của công ty Logistics hoặc hạ bãi container, chủ hàng sẽ cung cấp thông tin chi tiết lô hàng cho công ty Logistics để làm vận đơn đường biển, chứng nhận hàng… Công ty Logistics sẽ tiến hành phân loại, kiểm tra và gửi toàn bộ chứng từ của lô hàng cho khách hàng… Sau khi hoàn thành mọi thủ tục và cập nhật chi tiết về lô hàng, công ty Logistics sẽ gởi thông báo hàng xuất kho cho khách hàng bao gồm như những thông tin cơ bản như số PO, số container, ngày tàu chạy… Đa số các công ty Logistics tại Việt Nam đề hoạt động theo nội dung của qui trình logistics nêu trên, qui trình này bao hàm những dịch vụ được cung cấp như quản lý đơn hàng, gom hàng, quản lý chứng từ, dịch vụ tại kho… Nhưng thực ra đây chỉ mới là những khâu cơ bản nhất trong chuỗi Logistics mà các công ty Logistics Việt Nam đã và đang làm được. Khách hàng/ Chủ hàng Công ty Logistics Chủ tàu/Hãng tàu Kiểm tra số PO và quyết định Kiểm tra số PO trong hệ thống hoặc xin ý kiến khách hàng Nhập chi tiết Booking vào hệ thống Gởi Booking cho công ty Logistics Xác nhận Booking từ công ty Logistics/ chuẩn bị giao hàng Xác nhận Booking với chủ tàu/ lịch tàu/ thời gian… Booking container với hãng tàu Cung cấp Booking container cho công ty Logistics Chất hàng lên xe tải Dỡ hàng, Kiểm tra, Barcode scanning Giao hàng với chứng từ cần thiết Nhận chứng từ và khai báo hải quan Phân loại chứng từ và gởi cho khách hàng Kiểm tra chứng từ Gởi Shipping Advice lo khách hàng Nhận B/L, SWB gốc/ in PCR gốc Gởi bản sao PCR cho chủ hàng/ xác nhận chính xác B/L, SWB Làm B/L, SWB, gửi bản sao cho công ty Logistics Thu chạy Cập nhật thông tin trong hệ thống Kiểm hàng/ Đóng hàng lẻ vào container/ Hạ bãi Hạ bãi Nhận bản PCR và kiểm tra nội dung Nhận Shipping Advice Nộp chứng từ theo yêu cầu, nhận PCR gốc Hình 1: Qui trình Logistics Vai trò của Logistics Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Một nghiên cứu gần đây của trường đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy hoạt động Logistics chiếm khoảng 10% đến 15% GDP của các nước phát triển như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu và một số nền kinh tế lớn ở Châu Á. Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế, theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách hai nước đó”, theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân thì khoảng cách ở đây là khoảng cách kinh tế, khoảng cách kinh tế càng rút ngắn thì lượng hàng lưu thông giữa hai nước càng lớn điển hình là kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Thái Lan luôn cao hơn giữa Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó, sự tiến bộ của Logistics còn phản ánh trình độ phát triển và tính cạnh tranh của một đất nước thông qua cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, chi phí vận chuyển, tốc độ giao nhận hàng hóa… Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống giao thông, cảng biển tốt sẽ thu hút đầu tư từ công ty hay các tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore là một minh chứng sống động cho ý kiến trên. Đối với doanh nghiệp, Logistic như là một chất xúc tác, bôi trơn guồng máy hoạt động của doanh nghiệp, giúp cải thiện chi phí, rút ngắn vòng đời và tăng khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing, đặc biệt là Marketing hỗn hợp, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, rút ngắn thời gian, giảm chi phí góp phần làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VIỆT NAM Tình hình chung Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương thì Logistics là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, ở nước ta theo định nghĩa trong Luật Thương mại Việt Nam 2005, thì định nghĩa Logistics vô tình gắn hoạt động Logistics với hậu cần hoặc đơn thuần là vận tải và lưu kho. Vì thế, đa phần doanh nghiệp đăng ký hoạt động Logistics Việt Nam chỉ hoạt động trên lĩnh vực vận tải cũng như lưu kho. Bắt đầu với một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh đầu những năm 90 thì nay có hơn 2000 công ty giao nhận hoạt động từ Bắc, Trung, Nam. Nổi bật hơn cả là Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) với 111 hội viên chính thức, 13 thành viên liên kết đang đóng vai trò tiên phong trong hoạt động mới mẻ này. Với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm, Logistic Việt Nam là ngành dịch vụ đầy tiềm năng. Năm 2009, theo World Bank, Việt Nam đứng thứ 53/155 quốc gia trên thế giới và hạng 5 trong khu vực Asean về chỉ số LPI (chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động Logistics). Bảng 1: Chỉ số năng lực Logistics của Việt Nam năm 2007 và 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năng lực thông quan 2.89 2.68 Cơ sở hạ tầng 2.50 2.56 Vận tải quốc tế 3.00 3.04 Năng lực Logistics 2.80 2.89 Khả năng truy xuất 2.90 3.10 Thời gian thông quan và dịch vụ 3.22 3.44 Tổng hợp 2.89 2.96 Nguồn số liệu: worldbank_Global LPI Ranking. Tuy được đánh giá cao về hiệu quả hoạt động Logistics, nhưng ngành Logistics tại Việt Nam vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước khai thác hết tiềm năng. Cụ thể như trong lĩnh vực vận tải biển, theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước chỉ mới đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại do các công ty Logistics nước ngoài nắm giữ. Mặc khác, các doanh nghiệp Logistics trong nước đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất lạc hậu, lại chỉ hoạt động trong những khâu nhỏ của chuỗi Logistics như vận tải, lưu kho, khai báo hải quan… cũng như chỉ hoạt động nội địa hay trong khu vực. Điều đó cho thấy mặt yếu kém của doanh nghiệp Logistics Việt Nam vẫn khó có thể cạnh tranh với các tập đoàn Logistics tầm cỡ quốc tế. Thực trạng hoạt động Logistics của Việt nam Đóng góp của Logistics cho nền kinh tế Thuật ngữ Logistics tới thời điểm này vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, do đó, những thống kê chính xác về đóng góp của riêng hoạt động Logistics cho nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa có. Tuy nhiên, dựa vào đặt thù Logistics Việt Nam chủ yếu là hoạt động hải quan, xuất nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển và doanh thu của hoạt động Logistics từ các doanh nghiêp Logistics… do đó, ta có thể tóm lược đóng góp của Logistics trên các lĩnh vực này. Nói về doanh thu từ hoạt động Logistics, như đã nói, doanh thu từ hoạt động này không hề nhỏ, đây là một mô hình dịch vụ mang lại nguồn lợi to lớn, theo khảo sát Logistics Việt Nam năm 2008 do SCM thực hiện, thì trong số các công ty tham gia khảo sát có đến 86% công ty có doanh thu lớn hơn 100 tỷ đồng, 5% từ 10,1 đến 50 tỷ đồng và còn lại là các công ty có doanh thu từ 5 đến 10 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ, hoạt động Logistics đem lại doanh thu cao, đồng thời thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia. Hình 2: Doanh thu bình quân của các công ty Logistics tham gia khảo sát năm 2008 Nguồn số liệu: Khảo sát Logistics 2008 Việt Nam – SCM Đối với nền kinh tế, theo thống kê của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cho biết, hoạt động Logistics trong đó vận tải biển, dịch vụ cảng biển, hậu cần thương mại… mạng lại lợi nhuận hằng năm khoảng 8 đến 12 tỷ USD, ước tính khoảng 15% đến 20% GDP của Việt Nam năm 2006. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 185,2 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Năm 2007, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt 139,79 triệu tấn, giảm 24,51 % so với năm 2006. Năm 2008, con số này tăng lên 232,23 triệu tấn, tăng 66,12% so với năm 2007 và năm 2009 là 204,08, giảm 12,12% so với năm 2008. Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ Logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụn
Tài liệu liên quan