Chuyên đề Phát triển hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp

Để phát triển nền kinh tế phải có sự đầu tư chính đáng vào ngành sản xuất kinh doanh. Đối với bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào đi chăng nữa, để đầu tư yếu tố cần có đầu tiên là vốn. Tuy nhiên, để tiếp cận được các nguồn vốn của các NHTM thì doanh nghiệp phải có uy tín, phải có tài sản đảm bảo mà điều này không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đạt được vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Trong 10 năm trở lại đây, thị trường tài chính Việt Nam đã xuất hiện một loại hình dịch vụ cấp vốn, khá thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn, máy móc, thiết bị, khoa học – công nghệ Hoạt động CTTC có những ưu thế và lợi ích to lớn trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp và cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà hoạt động CTTC ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa thực sự phát triển. Do đó, em chọn chuyên đề “Phát triển hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp” nhằm xem xét thực trạng của hoạt động CTTC trong thời gian qua đồng thời đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM.

doc31 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành cho thuê tài chính ở Việt Nam: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động CTTC ở Việt Nam: Mặc dù hoạt động CTTC đã phát triển trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ XX với những kết quả đáng kể ở một số nước đặc biệt như tại Mỹ ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25 – 30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Như vậy, xét về mặt lý thuyết thì đây là một loại hình cấp vốn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các hình thức cấp vốn khác cho các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV. Nhưng tại Việt Nam, hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ. Ngành công nghiệp CTTC xuất hiện ở Việt Nam khá muộn, Từ 1993, dưới sự giúp đỡ, tư vấn của công ty Tài chính Quốc tế (IFC), NHNN Việt Nam đã nghiên cứu và soạn thảo quy chế về CTTC nhắm xúc tiến đưa ngành CTTC vào Việt Nam. Nghiệp vụ CTTC hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã được NHNN Việt Nam cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ –NH5 ngày 17/5/1995. Lần đầu tiên trên thị trường tài chính tiền tệ nước ta đã ra đời một định chế tài chính mới, đó là hoạt động CTTC, thực hiện đầu tư trung và dài hạn bằng hiện vật. Đến 9/10/1995 chính phủ ban hành nghị định 64/CP về “Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam”. Hiện nay, tại Việt Nam có 11 công ty cho thuê tài chính bao gồm 07 công ty trực thuộc NHTM và có vốn điều lệ do ngân hàng mẹ cấp, 01 công ty liên doanh và 03 công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài với quá trình thành lập như sau: Ngày 28/10/1996, công ty CTTC Quốc tế (VILC) được thành lập. Đây là liên doanh giữa liên doanh giữa NH công thương Việt Nam với tập đoàn tài chính KDB (Hàn Quốc), NH Aroza (Nhật Bản), NH Natexis (Pháp) và công ty tài chính quốc tế IFC với vốn điều lệ 5 triệu USD, trụ sở tại TP.HCM Ngày 20/11/1996, công ty CTTC Kexim Việt Nam (KVLC) được thành lập, 100% vốn Hàn Quốc, vốn điều lệ 13 triệu USD trụ sở tại TP.HCM. Tháng 7/1997, công ty CTTC Việt Nam (Vinalease) được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa NH Ngoại thương Việt Nam với NH tín dụng dài hạn Nhật Bản, công ty thuê mua Nhật Bản và ADB với vốn điều lệ 10 triệu USD. Ngày 20/3/1998, công ty CTTC NH Công thương (ICBLC) trực thuộc NH Công thương Việt Nam được thành lập với vốn điều lệ 105 tỳ, trụ sở tại Hà Nội. Ngày 25/5/1998, công ty CTTC NH Ngoại thương (VCBLC) trực thuộc NH Ngoai thương Việt Nam được thành lập với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trụ sở tại Hà Nội. Ngày 27/8/1998, công ty CTTC I NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ALC I) trụ sở tại Hà Nội và công ty CTTC II NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ALC II) trụ sở tại TP.HCM được thành lập trực thuộc NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với vốn điều lệ của mỗi công ty là 150 tỷ đồng. Ngày 27/10/1998, công ty CTTC NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDVLC) được thành lập trực thuộc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam với vốn điều lệ là 102 tỷ đồng, trụ sở tại Hà Nội. Ngày 19/11/1999, công ty CTTC ANZ-VTRAC, 100% vốn nước ngòai thuộc liên doanh giữa ngân hàng ANZ của Úc và tập đoàn VTRAC của Mỹ với vốn điều lệ 5 triệu USD, trụ sở tại Hà Nội. Tháng 3/2001 Vinalease sát nhập với công ty CTTC NH Ngoại thương. Ngày 2/5/2001, Chính phủ ban hành nghị định 16/CP về “Tổ chức và hoạt động của công ty CTTC” Ngày 6/9/2001 NHNN ban hành thông tư 08/2001TT-NHNN hướng dẫn thực hiện nghị định 16/2001-NĐ-CP. Tháng 3/2002, Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 24/2002/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động CTTC. Tháng 1/2003, NHNN ban hành thông tư số 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động CTTC. Tháng 6/2004, Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty CTTC. Ngày 17/12/2004, công ty CTTC II NH Đầu tư và Phát triển được thành lập với vốn điều lệ 150 tỷ trực thuộc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trụ sở tại TP.HCM. Ngày 25/5/2005, Thống đốc NHNN ban hành thông tư 03/2005/TT-NHNN về việc hướng dẫn các công ty CTTC thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động CTTC. Ngày 12/4/2006 công ty CTTC NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombankleasing) được thành lập với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng, trụ sở tại TP.HCM. Đây là công ty CTTC đầu tiên thuộc khối NHTM cố phần. Ngày 9/10/2006 công ty CTTC Quốc tế Chailease được thành lập 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc tập đoàn Chailease Finance, với vốn điều lệ 10 triệu USD, trụ sở tại TP.HCM. Sự ra đời và phát triển của các công ty CTTC đã tạo ra một kênh dẫn vốn trung và dài hạn mới cho nền kinh tế, góp phần giảm sức ép, gánh nặng cho hệ thống NHTM, giúp cho các DN đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa . 2.1.2. Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam: Hoạt động cho thuê tài chính thời gian qua đã đạt được những tiến bộ nhất định, trở thành kênh đầu tư không thể thiếu với doanh nghiệp ngòai quốc doanh nói chung, DNNVV nói riêng. Nhất là sau khi Luật doanh nghiệp đươc Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua, số DNNVV tăng lên nhanh chóng. Cả nước hiện có khoảng 300 nghìn doanh nghiệp là áp lực đối với cho thuê tài chính ngày càng lớn trong lúc công ty CTTC chỉ có 11 đơn vị. Theo kết quả nghiên cứu của quĩ hỗ trợ dự án Mêkông (MPDF) có 69,5% số doanh nghiệp nhỏ và 47% số DN vừa ở Việt Nam đang thiếu vốn trầm trọng. 53% số giám đốc DN được hỏi cho rằng: hiện các DN có ba vấn đề khó khăn nhất: không tìm được vốn đầu tư (53%), thiếu thông tin cho việc ra quyết định (41%), thiếu vốn lưu động (39%). Kết quả điều tra 452 doanh nghiệp dân doanh do Viện Quản Lý Kinh tế TW tiến hành vào quí I/2006 cho thấy: nguồn vốn đầu tư cho các DN nhỏ và vừa này chủ yếu dựa vào nội lực của họ. Việc khởi sự kinh doanh và mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tự có và tín dụng không chính thức như: vay, mượn của người thân, bạn bè. Kết quả điều tra của Phòng1. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng 6. Ngành da giày và giả da 2. Ngành thực phẩm 7. Ngành may mặc 3. Ngành dệt, nhuộm 8. Ngành in 4. Ngành nhựa, cao su 9. Ngành điện và điện tử 5. Ngành hóa chất 10. Ngành chế biến thuốc lá Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) trong năm 2006 cũng cho kết luận tương tự. Trên thực tế không ít các DNNVV đã phải tiếp cận với các nguồn vốn của những cá nhân chuyên cho vay với lãi suất cao hơn từ các nguồn vay tín dụng chính thức. Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo hợp tác quốc tế DNNVV của Việt Nam được tổ chức vào tháng 3/2006 có 76% máy móc, thiết bị được trang bị trong các DNNVV Việt Nam được sản xuất từ những năm 50 – 60 của thế kỷ XX, trong đó 70% đã khấu hao hết. Trình độ công nghệ đã lạc hậu từ 20 – 25 năm so với các nước dẫn đầu trong khu vực như: Singapore và Thái Lan. Hầu như các ngành kinh tế ở Việt Nam đều có trình độ công nghệ, máy móc lạc hậu và trung bình còn trình độ công nghệ hiện đại chiếm tỉ trọng thấp. Biểu đồ 2.1 sau sẽ minh họa về thực trạng về trình độ công nghệ, máy móc theo ngành kinh tế ở Việt Nam. Biểu đồ 2.1: Thực trạng về trình độ công nghệ, máy móc theo ngành kinh tế ở Việt Nam (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam) Trong những năm gần đây do phải nâng cao năng lực cạnh tranh trước những thách thức của hội nhập các DN đã tích cực hiện đại hóa công nghệ và máy móc, thiết bị. Theo kết quả điều tra năm 2005, tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong các DN này chủ yếu được dùng cho mua sắm máy móc, thiết bị mới. Vì vậy, chất lượng và trình độ của công nghệ, thiết bị ở các DNNVV được cải thiện, Song vì thiếu vốn, việc đầu tư diễn ra còn chậm và trình độ hiện đại chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Biểu đồ 2.2: Tình trạng trình độ máy móc, thiết bị công nghệ theo loại hình doanh nghiệp (Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam) Qua biểu đồ cho thấy trình độ công nghệ lạc hậu đều tập trung vào các DNNVV vì đây là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, không đủ nguồn lực đầu tư vào cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng thị trường CTTC ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Với vai trò là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, thị trường CTTC ở Việt Nam được đánh giá là hoạt động khá hữu hiệu, góp phần làm giảm sức ép, giảm gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, giúp DN tiếp cận một nguồn tài chính khác có tiềm năng hơn rất nhiều ngòai việc chỉ trông chờ đi vay ngân hàng như hiện nay vì trên thực tế khả năng cho vay của ngân hàng còn hạn chế và phải ưu tiên cho các dự án trọng điểm, công trình lớn. Hoạt động CTTC giúp mang lại lợi ích cho cả hai phía: các công ty CTTC vừa giúp tài trợ tài sản thuê cho các DN không đủ điều kiện và tiêu chuẩn để vay vốn NH vừa sử dụng được số vốn của một lượng lớn doanh nghiệp đang tham gia hoạt động tích cực trên thị trường. Thị trường CTTC không chỉ là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn đơn thuần của nền kinh tế mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia, nhất là đối với Việt Nam, khi thực trạng công nghệ lạc hậu vẫn còn là vấn đề nhức nhối, nan giải. Thông qua hoạt động CTTC, các loại máy móc, thiết bị có trình độ tiên tiến được đưa vào các doanh nghiệp góp phần hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. 2.1.3. Cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay: Từ năm 1993, dưới sự giúp đỡ, tư vấn của công ty Tài chính Quốc tế (IFC), NHNN Việt Nam đã nghiên cứu và soạn thảo quy chế về CTTC nhằm xúc tiến đưa ngành CTTC vào Việt Nam. Đến tháng 5/1995, NHNN ban hành “Thể lệ tín dụng thuê mua” (quyết định 148/QĐ-NH5) Vào tháng 10/1995, Chính phủ đã ban hành nghị định 64/CP về “Quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty CTTC tại Việt Nam”.Với sự ra đời của nghị định 64, hoạt động CTTC chính thức trở thành một định chế tài chính ở Việt Nam. Đây là vấn đề mới nên Nghị định 64 và các văn bản hướng dẫn còn nhiều bất cập chưa tạo được hành lang pháp lý cho hoạt động này. Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động CTTC dần được hoàn thiện với sự ra đời của NĐ16/CP về “ tổ chức và hoạt động của công ty CTTC” vào tháng 5/2001. Nghị định này đã giải quyết một số tồn tại của NĐ 64/CP về Qui chế tạm thời về hoạt động CTTC đã tồn tại trong gần 6 năm, nổi bật nhất của NĐ16/CP là cho phép thực hiện hình thức mua rồi cho thuê lại, đối tượng cho thuê được mở rộng hơn bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh, các công ty CTTC được phép phát hành trái phiếu, vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác, huy động tiền gửi trung và dài hạn để bổ sung vốn kinh doanh. Nhằm giải quyết khó khăn cung cầu CTTC và tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động cho CTTC, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 16/NĐ-CP về tổ chức họat động CTTC. Theo Nghị định 65 có nhiều mô hình công ty cho thuê tài chính, bao gồm: Công ty CTTC Nhà nước, công ty CTTC cổ phần, công ty CTTC trực thuộc các tổ chức tín dụng, Công ty CTTC liên doanh, công ty CTTC 100% vốn nước ngòai. Nội dung và phạm vi hoạt động được mở rộng hơn như được phép huy động vốn dưới nhiều hình thức: nhận tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân, được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ có giá, được huy động vốn của các tổ chức tín dụng, được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NHNN…, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ CTTC thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngày 6/9/2001, NHNN ban hành thông tư số 08/2001 TT-NHNN hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động CTTC.Tháng 3/2002, Bộ Tài Chính ban hành thông tư số 24/2002/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động CTTC. Tháng 1/2003, NHNN ban hành thông tư số 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động CTTC. Tháng 6/2004, Thống đốc NHNN ban hành quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế tạm thời về hoạt động cho thuê vận hành của các công ty CTTC. Ngày 25/5/2005, Thống đốc NHNN ban hành thông tư 03/2005/TT-NHNN về việc hướng dẫn các công ty CTTC thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động CTTC. Ngày 25/7/2006, Thống đốc NHNN ban hành thông tư 05/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về hoạt động CTTC và dịch vụ ủy thác CTTC theo quy định tại NĐ số 16/2001/NĐ-CP và NĐ số 65/2005/NĐ-CP, thông tư 04, thông tư 06, thông tư 08 (hướng dẫn cho thuê hợp vốn) Thêm vào đó các nghi định, thông tư và Luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 26/12/1997, thông tư 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động CTTC, QĐ số 18/NHNN-CSTT về việc hướng dẫn giao dịch CTTC được thực hịên bằng ngoại tệ và một số văn bản pháp luật có liên quan như: Luật doanh nghiệp, luật dân sự, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật khuyến khích vốn đầu tư nước ngòai, NĐ 178/2000/NĐ-CP về qui chế bảo đảm tiền vay đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động CTTC phát triển và hòan thiện dần hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập. 2.2. Thực trạng của hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua: 2.2.1. Khái quát chung về thị trường CTTC ở TP.HCM trong thời gian qua: TP.HCM là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công nghệ của cả nước. Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, TP.HCM nằm ở trung tâm của miền Đông Nam Bộ và giáp với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện tích trên 2.000 km2 chiếm 0,6% diện tích của cả nước, tốc độ phát triển kinh tế của thành phố bình quân từ năm 1991 đến 2006 trên 11% cao nhất so với cả nước, tỷ trọng GDP chiếm trong tổng GDP cả nước năm 2006 trên 21%, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố năm 2006 đạt 12,2% (kế hoạch là < 12%) Qua 16 năm phát triển (1990 – 2006) tốc độ và tỷ trọng phát triển kinh tế tăng không ngừng, điều này chứng tỏ TP.HCM là nơi có hoạt động kinh tế năng động nhất trong cả nước. Theo kế hoạch và dự báo phát triển từ nay đến năm 2010, TP.HCM vẫn giữ một vị trí quan trọng, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như của khu vực các tỉnh phía Nam, vẫn là nơi duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở mức 13%. Do vị trí kinh tế như vậy, nên số lượng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung tại địa bàn TP.HCM rất cao. Trong thời gian qua, khu vực kinh tế này tại TP.HCM đã phát triển và lớn mạnh nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tư nhân hoạt động hầu hết trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý, mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lãnh thổ và tăng cường kinh tế đối ngoại của thành phố với các nước trong vùng, trên thế giới. Kinh tế tư nhân tuy có phát triển nhưng quy mô vốn của DN tư nhân còn quá thấp và chủ yếu còn quá thấp và chủ yếu là dựa vào vốn tự có của chủ doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp tư nhân vốn tự có chiếm 70% còn các cơ sở sản xuất kinh doanh hầu như là 100%. Trong khi đó nhu cầu về vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ của kinh tế tư nhân là rất lớn cần phải có sự tài trợ của các tổ chức tài chính và đặc biệt là hệ thống NHTM. Theo báo cáo của NHNN TP.HCM thì tình hình dư nợ cho vay đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn TP.HCM năm 2001 đạt mức 18.918 tỷ đồng chiếm 33,67%, đến năm 2004 tăng lên 64.495 tỷ đồng chiếm 47,21% và năm 2005 là 85.154 tỷ đồng chiếm 48,5% nhưng so với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố là khoảng 1.100.000 tỷ đồng thì cũng đáng kể gì. Dù vậy, trong các mối quan hệ với các tổ chức tài chính thì các đơn vị kinh tế tư nhân thường bị các tổ chức tài chính né tránh khi có nhu cầu về vay vốn hoặc đưa ra những điều kiện khắt khe hơn, các chính sách cứng rắn hơn đối với các đơn vị kinh tế tư nhân nhằm từ chối việc tài trợ, bởi rủi ro trong hoạt động cho vay đối với kinh tế tư nhân tiềm ẩn rất lớn. Như vậy, vai trò cung ứng vốn cho hoạt động kinh tế tư nhân của tín dụng ngân hàng tại TP.HCM là chưa đảm bảo, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân đang đói vốn, còn các NHTM lại thờ ơ tới nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân là các DNNVV. Trong tổng số dư nợ vay đến cuối tháng 12/2006, dư nợ cho vay ngắn hạn của các NHTM tại TP.HCM là 139.651 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng là 60,8%. Mức dư nợ vay trung, dài hạn là 90.096 tỷ VNĐ chiếm một tỷ trọng là 39,2%, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình thành lập mới là chủ yếu cần một lượng vốn để xây dựng cơ sở sản xuất, mua sắm thiết bị là rất lớn khoảng 50.000 tỷ VNĐ, nhất là kinh tế tư nhân trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu và quy hoạch thành khu công nghiệp lại đòi hỏi một lượng vốn trung, dài hạn nhất định và các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân vay trung, dài hạn. Bởi cho vay trung, dài hạn thời gian cho vay dài, rủi ro tiềm ẩn lớn và mức độ tín nhiệm của kinh tế tư nhân đối với thị trường cũng như các NHTM chưa cao. Từ đó, nhu cầu tài trợ vốn của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là DNNVV nói riêng ở đây là rất cao. Mặt khác, trước áp lực hội nhập kinh tế hiện nay, nhu cầu hiện đại hóa máy móc, thiết bị là một tất yếu khách quan nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nhiệp. Điều đó dẫn đến nhu cầu tài trợ vốn trung và dài hạn ở đây là rất lớn. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM còn rất hạn chế. Khái niệm về CTTC tuy còn khá mới mẻ đối với doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV nhưng đây sẽ là câu trả lời cho bài toán về vốn cho các DNNVV. Từ đó, sự mở rộng CTTC ở Tp.HCM như là một hình thức huy động tài trợ vốn cho các DN là vấn đề bức thiết. TPHCM là nơi xuất hiện những công ty CTTC đầu tiên ở Việt Nam và nhanh chóng trở thành một trung tâm CTTC lớn nhất của cả nước. Hiện nay, tại TP.HCM có 7 công ty CTTC đang hoạt động: - Công ty CTTC Quốc tế (VILC) - Công ty CTTC Kexim (Hàn Quốc) - Công ty CTTC II NH Đầu tư và Phát triển - Công ty CTTC II NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công ty CTTC NH Ngoại thương - Công ty CTTC NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombankleasing) - Công ty CTTC Quốc tế Chailease. Doanh số CTTC và dư nợ hàng năm của các công ty CTTC ở TP.HCM chiếm khoảng 40 – 55% tổng doanh số và dư nợ cho thuê của cả nước Bảng 2.1: Doanh số và dư nợ CTTC qua các năm ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 1.Doanh số cho thuê toàn hệ thống 1.610 2.872 3.750 2.Doanh số cho thuê khu vực TP.HCM 820 1.530 1.989 3. Tỷ trọng doanh số của TP.HCM/cả nước 50,93% 53,72% 53,04% 4. Dư nợ cho thuê toàn hệ thống 7.731 9.973 12.486 5. Dư nợ cho thuê khu vực TP.HCM 3.303 4.484 5.319 6. Dư nợ của TP.HCM/cả nước (%) 42,72% 44,96% 42,6% (Nguồn: Báo cáo của NHNN chi nhánh TP.HCM) Để có cái nhìn cụ thể ta đi sâu phân tích chi tiết các chỉ tiêu: 2.2.1.1. Về nguồn vốn Nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC hình thành từ: vốn tự có, nguồn vốn huy động, tiền ký quĩ của khách hàng thuê tài sản, và các nguồn khác. - Về nguồn vốn tự có: Trong hoạt động của mình, các công ty CTTC đã được các tổ chức tài chính, tín dụng xem xét và nâng vốn điều lệ lên để phù hợp với qui mô hoạt động và phát triển trong từng thời kỳ của từng công ty CTTC. Hiện nay, các công ty CTTC tại TP.HCM đã đáp ứng đủ và vượt mức vốn pháp định cho phép, thậm chí một số công ty CTTC đã có mức vốn pháp định theo nghị định 141/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD. Bảng 2.2: Vốn điều lệ của các công ty CTTC tại TP.HCM tính đến 31/12/2006 ĐVT: tỷ đồng Công ty CTTC Vốn điều lệ VILC 80 Kexim 208 BILV II -leaco 150 ALCII 150 VCB-leaco 100 Sacombankleasing 150 Chailease 160 Tổng cộng 998 (Nguồn: NHNN) - Về nguồn vốn huy động: Theo NĐ 16, thì công ty CTTC được phép huy động vốn từ các ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 2.doc
  • doc~$UYEN DE TOT NGHIEP.doc
  • docCHƯƠNG 1.DOC
  • docCHUONG 3.doc
  • docDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.doc
  • docDANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU.doc
  • docKẾT LUẬN.doc
  • docLỜI CẢM ƠN1.doc
  • docLỜI NÓI ĐẦU.doc
  • docmucluc.doc
  • docPHULUC1.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docTỜ BÌA.DOC
Tài liệu liên quan