Đặc điểm biểu hiện HER2 trên Carcinôm tuyến dạ dày

Mục đích: Xác định tỉ lệ biểu hiện protein HER2 trong carcinôm tuyến dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khảo sát 82 bệnh phẩm phẫu thuật bướu nguyên phát có chẩn đoán carcinôm tuyến dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 3 năm 2011. Phân loại carcinôm tuyến dạ dày theo Lauren, giai đoạn TNM phiên bản 7 năm 2010 và đánh giá biểu hiện protein HER2 bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch theo tiêu chuẩn ASCO 2009. Kết quả: Qua khảo sát các trường hợp carcinôm tuyến dạ dày kết quả cho thấy tuổi trung bình là 58,2 ± 10,75. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ 1,5/1. Bướu có kích thước từ 2 – 5 cm chiếm tỉ lệ cao nhất 61%. Ung thư thể loét thâm nhiễm chiếm hơn 50%. Carcinom tuyến ruột chiếm 43,9%, loại lan tỏa chiếm 40,2%, loại hỗn hợp chiếm 15,9%. Tỉ lệ biểu hiện protein HER2 dương là 11%, trong đó 3,7% HER2 2+ và 7,3% HER2 3+. Không có mối liên quan giữa mô học và HER2. Kết luận: Tỉ lệ biểu hiện protein HER2 dương trong carcinôm tuyến dạ dày là 11%.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm biểu hiện HER2 trên Carcinôm tuyến dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 43 ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN HER2 TRÊN CARCINÔM TUYẾN DẠ DÀY Nguyễn Văn Thành*, Lâm Thanh Cầm** TÓM TẮT Mục đích: Xác định tỉ lệ biểu hiện protein HER2 trong carcinôm tuyến dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khảo sát 82 bệnh phẩm phẫu thuật bướu nguyên phát có chẩn đoán carcinôm tuyến dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 3 năm 2011. Phân loại carcinôm tuyến dạ dày theo Lauren, giai đoạn TNM phiên bản 7 năm 2010 và đánh giá biểu hiện protein HER2 bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch theo tiêu chuẩn ASCO 2009. Kết quả: Qua khảo sát các trường hợp carcinôm tuyến dạ dày kết quả cho thấy tuổi trung bình là 58,2 ± 10,75. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ 1,5/1. Bướu có kích thước từ 2 – 5 cm chiếm tỉ lệ cao nhất 61%. Ung thư thể loét thâm nhiễm chiếm hơn 50%. Carcinom tuyến ruột chiếm 43,9%, loại lan tỏa chiếm 40,2%, loại hỗn hợp chiếm 15,9%. Tỉ lệ biểu hiện protein HER2 dương là 11%, trong đó 3,7% HER2 2+ và 7,3% HER2 3+. Không có mối liên quan giữa mô học và HER2. Kết luận: Tỉ lệ biểu hiện protein HER2 dương trong carcinôm tuyến dạ dày là 11%. Từ khóa: HER2, carcinôm tuyến dạ dày. ABSTRACT HER2 EXPRESSION OF GASTRIC ADENOCARCINOMA: A STUDY IN HCMC ONCOLOGY HOSPITAL Nguyen Van Thanh, Lam Thanh Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 43 - 46 Purpose: To identify the rate of the expression of HER2 protein in gastric adenocarcinomas. Patients and methods: A descriptive, cross sectional study on 82 patients diagnosed with primary adenocarcinomas in The Central Cancer Hospital in Ho Chi Minh city from 01/2009 to 03/2011. Histological classification according to Lauren, TNM stage 7th of AJCC, and evaluating the expression of HER2 protein by immunohistochemistry according to ASCO 2009 standard. Result: The study showed that the mean age of the patients was 58.2 ± 10.75 years. The gastric cancer occurred frequently in men (male/female=1.5/1). The tumor was from 2 to 5cm in diameter making up the highest rate with 61%. Ulcerating-infiltrating carcinoma comprised more than 50% of all cases. The rate of intestinal, diffuse and mixed types was 43.9%, 40.2% and 15.9%, respectively. Overexpression of HER2 protein was 11%, with Her 2 positivity 2+ (3.7%) and HER2 positivity 3+ (7.3%). Conclusion: The rate of HER2 overexpression in stomach cancer is 11%. Key words: HER2, gastric adenocarcinoma. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong bốn loại ung thư thường gặp, tỉ lệ tử vong cao đứng thứ hai sau ung thư phổi và kháng lại với hóa trị kinh điển. Trên cở sở ý nghĩa tiên lượng tình trạng HER2, cũng như hiệu quả điều trị của tratuzumab trên carcinôm tuyến vú, các nhà * Khoa Giải Phẫu Bệnh – BV. Ung bướu TP. HCM ** Khoa Giải Phẫu Bệnh – BVĐK Cà Mau Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Văn Thành ĐT: 0985598877 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 44 khoa học tiến hành thử nghiệm trên các loại ung thư biểu mô khác trong đó có carcinôm tuyến dạ dày. Các khảo sát biểu hiện protein HER2 bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong carcinôm tuyến dạ dày, tỉ lệ HER2 dương thay đổi từ 8 – 22% và có ý nghĩa tiên lượng không rõ ràng, đa số các nghiên cứu cho thấy tình trạng HER2 liên quan tiên lượng xấu(3,5,1). Gần đây, nghiên cứu đa trung tâm ToGA ghi nhận biểu hiện protein HER2 trong carcinôm tuyến dạ dày không đồng nhất, tỉ lệ HER2 dương là 10% và có đáp ứng điều trị với tratuzumab(4). Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỉ lệ biểu hiện của protein HER2 bằng phương pháp hóa mô miễn dịch và mối liên quan giữa biểu hiện HER2 với đặc điểm mô học trên quần thể người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 82 bệnh phẩm phẫu thuật u nguyên phát dạ dày có chẩn đoán carcinôm tuyến dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 3 năm 2011. Ghi nhận dữ kiện tuổi, giới, kích thước, phân loại đại thể theo Borrmann từ hồ sơ bệnh án. Chẩn đoán mô bệnh học theo phân loại mô học của Lauren, độ mô học theo Tổ chức Y tế Thế giới và giai đoạn TNM theo AJCC phiên bản 7 năm 2010. Nhuộm hóa mô miễn dịch bằng kháng thể đa dòng A0485 của nhà sản xuất Dako. Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch theo tiêu chuẩn của ASCO năm 2009. Chứng dương và chứng âm Chứng dương Dùng mẫu bệnh phẩm carcinôm tuyến vú đã biết có biểu hiện protein HER2 dương. Chứng âm Dùng mẫu bệnh phẩm carcinôm tuyến vú đã biết có biểu hiện protein HER2 âm. Dùng phần mềm SPSS-10.1 để xử lý số liệu, đánh giá mối liên quan bằng phép kiểm 2 với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Phân bố carcinôm tuyến dạ dày theo tuổi Bảng 1: Phân bố carcinôm tuyến dạ dày theo tuổi Đặc điểm n Tỉ lệ % Dưới 50 16 19,5 50 – 70 55 67,1 Tuổi Trên 70 11 13,4 Tổng số 82 100% Nhận xét: Trong số 82 trường hợp carcinôm tuyến dạ dày, tuổi mắc bệnh thấp nhất là 30, cao nhất là 84, trung bình là 58 ± 10,75. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 50 – 70. Tuổi mắc bệnh dưới 50 chiếm tỉ lệ 19,5%. Phân bố carcinôm tuyến dạ dày theo giới Bảng 2: Phân bố carcinôm tuyến dạ dày theo giới Đặc điểm N Tỉ lệ % Nam 50 61 Giới Nữ 32 39 Tổng số 82 100% Nhận xét: Nam mắc bệnh gấp 1,5 lần nữ. Phân bố carcinôm tuyến dạ dày theo kích thước Bảng 3: Phân bố carcinôm tuyến dạ dày theo kích thước Đặc điểm N Tỉ lệ % < 2 2 2,4 2 – 5 50 61 Kích thước > 5 30 36,6 Tổng số 82 100 Nhận xét: Bướu có kích thước trung bình từ 4,9 ± 3,35. Trong đó, bướu có kích thước từ 2 – 5cm chiếm tỉ lệ cao nhất 61%, 36,6% u có kích thước trên 5cm, 2,4% u dưới 2cm. Đặc điểm carcinôm tuyến dạ dày theo đại thể Bảng 4: Đặc điểm carcinôm tuyến dạ dày theo đại thể Đặc điểm N Tỉ lệ % Đại thể Dạng polýp 13 15,9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 45 Đặc điểm N Tỉ lệ % (Borrmann I) Sùi, loét trung tâm (Borrmann II) 15 18,3 Loét rộng, xâm nhiễm (Borrmann III) 43 52,4 Thâm nhiễm xơ chai (Borrmann IV) 9 11 Không xếp loại 2 2,4 Tổng số 8z2 100 Nhận xét: Ung thư thể loét rộng, xâm nhiễm chiếm hơn 50%, thấp nhất thể xâm nhiễm xơ chai chiếm tỉ lệ 11%. Đặc điểm carcinôm tuyến dạ dày theo phân loại mô học Lauren Bảng 5: Đặc điểm carcinôm tuyến dạ dày theo phân loại mô học Lauren Đặc điểm N Tỉ lệ % Loại ruột 36 43,9 Loại lan tỏa 33 40,2 Loại mô học Loại hổn hợp 13 15,9 Tổng số 82 100 Nhận xét: Carcinôm tuyến ruột và lan tỏa chiếm đa số, loại hỗn hợp tỉ lệ 16%. Đặc điểm biểu hiện của thụ thể HER2 Bảng 6: Mức độ biểu hiện của thụ thể HER2 Mức độ biểu hiện Số trường hợp Tỉ lệ % 0 59 72 1 (+) 14 17 2 (+) 3 3,7 3 (+) 6 7,3 Tổng số 82 100 Bảng 7: Đặc điểm biểu hiện thụ thể HER2 dương (2 và 3 +) và loại mô học. HER2 Loại mô học Âm Dương Tổng số Loại ruột 30 6 36 Loại lan tỏa 32 1 33 Hỗn hợp 11 2 13 Tổng số 73 9 82 p = 0,362 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa biểu hiện HER2 và loại mô học. BÀN LUẬN Tuổi Trong nghiên cứu này, tuổi mắc bệnh trung bình là 58,2. Theo tác giả N. N. Hùng trong nghiên cứu phân loại mô bệnh học ung thư dạ dày, nhóm tuổi thường mắc bệnh UTDD là 60 – 69, kế đến là nhóm tuổi 50 – 59, nhóm tuổi trẻ < 50 chiếm tỷ lệ 42,6. V. Đ. Hiếu nghiên cứu hóa trị sau mổ carcinôm dạ dày giai đoạn II – III(10), tuổi trung bình 58, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên tỷ lệ UTDD ở nhóm tuổi dưới 50 của chúng tôi thấp hơn so với tác giả N. N. Hùng, có thể do cỡ mẫu của nghiên cứu này nhỏ. Bảng 8: Nghiên cứu Cỡ mẫu Tuổi trung bình T. T. Dương(9) 75 57,3 V. Đ. Hiếu(10) 58 53,98 Zhang M và cộng sự(8) 1439 57,9 Kim D. Y và cộng sự(7) 2358 56,5 Khảo sát này 82 58,2 Giới Theo nghiên cứu trong và ngoài nước tỉ lệ giới tính thay đổi từ 1,5/1 – 3,5/1, của tác giả N. N. Hùng là 2,1/1, tác giả V. Đ. Hiếu là 1,9/1(10). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ này là 1,5/1, phù hợp với các nghiên cứu khác. Kích thước bướu Kích thước bướu thay đổi theo nhiều nghiên cứu khác nhau. Theo B. A. Tuyết và cộng sự(2) trong nghiên cứu đặc điểm hình ảnh nội soi và giá trị của phương pháp trong chẩn đoán UTDD cho thấy u có kích thước 2 – 5 cm chiếm tỉ lệ cao 63,5%. Các nghiên cứu Qiu MZ. trong nghiên cứu đặc trưng bệnh học lâm sàng của UTDD trên người trẻ ở Trung Quốc, 64,6% u có kích thước < 4,5cm(7). Nghiên cứu của chúng tôi u có kích thước 2 – 5 cm chiếm tỉ lệ 61% phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 46 Đại thể Theo nghiên cứu của tác giả V. Đ. Hiếu thể sùi loét chiếm 67%, thể loét xâm nhiễm chiếm 24%. Nghiên cứu của tác giả Zhang M thể loét xâm nhiễm chiếm tỉ lệ cao (51,8% carcinôm tế bào nhẫn, 48,2% carcinôm không tế bào nhẫn)(8). Nghiên cứu của chúng tôi thể loét xâm nhiễm chiếm tỉ lệ cao 52.4%, phù hợp với tác giả Zhang M. Loại mô học Ung thư dạ dày có nhiều hình thái mô học, nhiều mức độ biệt hóa tế bào trên cùng một bướu. Do đó, việc phân loại mô học gặp nhiều khó khăn. Có nhiều bảng phân loại mô học cho UTDD, thường sử dụng nhất là bảng phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân loại mô học theo tiêu chuẩn của Lauren vì bảng phân loại này có liên quan đến yếu tố tiên lượng và là yếu tố tiên lượng độc lập với giai đoạn TNM. Nghiên cứu này, chúng tôi dùng bảng phân loại mô học theo tiêu chuẩn Lauren nhằm thuận lợi cho việc đánh giá mối liên quan với biểu hiện thụ thể HER2 và tiên lượng sống còn. Theo Hofmann M nghiên cứu đánh giá hệ thống chấm điểm HER2 cho UTDD trên nhóm bệnh nhân người Đức, tỉ lệ carcinôm tuyến ruột, lan tỏa và hỗn hợp lần lượt là 71,5%, 23% và 5,5%(4). Tác giả Kim KC và cộng sự nghiên cứu đánh giá biểu hiện protein HER2 trong carcinôm tuyến dạ dày: phân tích so sánh trên mẫu mô lớn và TMA trên nhóm bệnh nhân người Hàn Quốc, cho thấy tỉ lệ carcinôm tuyến ruột chiếm 48%, loại lan tỏa và loại khác chiếm 50%(6). Tác giả. Qiu MZ và cộng sự nghiên cứu đặc tính bệnh học lâm sàng và yếu tố tiên lượng trên UTDD ở người trẻ trên nhóm bệnh nhân người Trung Quốc, cho thấy tỉ lệ carcinôm biệt hóa rõ và vừa trên 2 nhóm lớn tuổi và trẻ tuổi (tương đương với loại ruột của phân loại Lauren) thay đổi từ 17-30,2%, carcinôm biệt hóa kém và tế bào nhẫn (tương đương loại lan tỏa) thay đổi từ 69,8 - 83%(7). Chúng tôi nhận thấy rằng carcinôm lan tỏa chiếm tỉ lệ cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc, nơi được xem là vùng dịch tễ của UTDD. Nghiên cứu này, carcinôm lan tỏa tỉ lệ tương đương nhau, tỉ lệ lần lượt 43,9% - 40,2%, loại hỗn hợp chiếm tỉ lệ 15%, phù hợp với các nghiên cứu của Qiu MZ và Kim KC. Đặc điểm biểu hiện protein HER2 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ biểu hiện quá mức của protein HER2 là 11%. Trong 82 trường hợp được nhuộm hóa mô miễn dịch, có 9 trường hợp HER2 dương. Trong 9 trường hợp dương có 6 trường hợp là carcinôm tuyến ruột, 1 trường hợp carcinôm lan tỏa và 2 trường hợp carcinôm loại hỗn hợp. Không có mối liên quan giữa biểu hiện HER2 và mô học. Trong số trường hợp HER2 dương ít, nên cần khảo sát thêm. KẾT LUẬN Qua khảo sát 82 trường hợp carcinôm tuyến dạ dày, chúng tôi ghi nhận biểu hiện protein HER2 là 11%, ung thư dạ dày loại ruột có tỉ lệ biểu hiện HER2 cao. Không mối liên quan giữa biểu hiện HER2 và mô học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bang Y, Chung H, Xu J, Lordick F, Sawaki A, Al-Sakaff N, Lipatov O, See C, Rueschoff J and Cutsem EV (2009). Pathological features of advanced gastric cancer (GC): Relationship to human epidermal growth factor receptor 2 (HER2) positivity in the global screening programme of the ToGA trial. J Clin Oncol, 27. 2. Bùi Ánh Tuyết, N.B.Đ., Đặng Thế Căn, và cộng sự (2003). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh nội soi và giá trị của phương pháp trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Y học TP. Hồ Chí Minh, 7(4): p. 195-205. 3. Gravalos C, Jimeno A (2008). HER2 in Gastric Cancer: a new prognostic factor and novel therapeutic target. Ann Oncol, 19: p. 1523-29. 4. Hofmann M, et al. (2008). Assessment of a HER2 scoring system for gastric cancer: results from a validation study. Histopathology, 52(7): p. 797-805. 5. Hohler T, et al. (2010). HER2 testing and targeted therapy in advanced gastric cancer. Onkologie. 33 Suppl 4: p. 26-30. 6. Kab Kim, et al. (2011). Evaluation of HER2 Protein Expression in Gastric Carcinomas: Comparative Analysis of 1414 cases of Whole-tissue Sections and 595 cases of Tissue Micrroarrays. Ann Surg Oncol. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 47 7. Miao-zhen Qiu, Zhi-qiang Wang, et al. (2010). Clinicopathological characteristic and prognostic analysis of gastric cancer in the young aldult in China. Tumor Bio,1. 8. Ming Zhang, Guanyu Zhu, et al. (2010). Clinicopathologic Features of Gastric carcinoma with Signet Ring Cell Histology. j Gastrointest Surg, 14: p. 601-606. 9. Triệu Triều Dương, và cộng sự (2008). Nghiên cứu kỹ thuật cắt dạ dày vét hạch D2 bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện 108. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(4): p. 204-208. 10. Võ Đức Hiếu, và cộng sự (2009). Hóa trị sau mổ carcinôm dạ dày giai đoạn II-III. Y học TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu liên quan