Đặc điểm các trầm tích holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế

Đồng bằng Thừa Thiên Huế với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á nằm trên một tập trầm tích Holocen có các đặc trưng như sau: Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi với nhiều kiểu nguồn gốc như sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển, biển – gió, tạo nên các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt đồng bằng. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng Thừa Thiên Huế trong Holocen bị chi phối bởi biển tiến Flandrian và hoạt động tân kiến tạo địa phương làm cho trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau.

pdf18 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trầm tích holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 141 ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN Ở ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ Vũ Quang Lân1, Trần Quang Phương1, Hoàng Ngô Tự Do2* 1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. * Email: hoangngotudo@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 27/3/2020; ngày hoàn thành phản biện: 18/5/2020; ngày duyệt đăng: 02/7/2020 TÓM TẮT Đồng bằng Thừa Thiên Huế với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á nằm trên một tập trầm tích Holocen có các đặc trưng như sau: Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi với nhiều kiểu nguồn gốc như sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển, biển – gió, tạo nên các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt đồng bằng. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng Thừa Thiên Huế trong Holocen bị chi phối bởi biển tiến Flandrian và hoạt động tân kiến tạo địa phương làm cho trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau. Từ khóa: Đồng bằng Thừa Thiên Huế, trầm tích Holocen, lịch sử phát triển địa chất. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng Thừa Thiên - Huế là một trong những đồng bằng lớn ở miền Trung Việt Nam. Ở đây có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á. Đồng bằng Thừa Thiên - Huế (TTH) có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài gắn liền với hoạt động của sông và biển. Yếu tố quyết định đến hoạt động của sông và biển chính là tác động tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển (theo các kỳ băng hà và gian băng) trong kỷ Đệ tứ và hoạt động tân kiến tạo địa phương. Các công trình điều tra địa chất ở khu vực này chủ yếu tập trung phân chia các trầm tích Đệ tứ theo tuổi, nguồn gốc [1, 5, 6]. Các nghiên cứu chuyên đề chủ yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm trầm tích đáy hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và các phức hệ Trùng lỗ chứa trong chúng [2]. Lịch sử phát triển các trầm tích Đệ tứ ở đồng Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 142 bằng Quảng Trị - Thừa Thiên Huế được lập lại trên cơ sở liên hệ với sự thay đổi mực nước đại dương do ảnh hưởng của các kỳ băng hà và gian băng [7]. Tuy nhiên do còn thiếu các kết quả phân tích tuổi đồng vị, mà lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocen chưa được xác lập chính xác. Việc phân chia các đới cấu trúc tân kiến tạo [3] chủ yếu dựa vào đặc điểm địa mạo và trầm tích lộ trên mặt, chưa có tài liệu khoan sâu, cũng như mặt cắt nghiên cứu cấu trúc sâu dưới đồng bằng. Trong bài báo này, lịch sử phát triển địa chất đồng bằng TTH trong Holocen được minh chứng dựa trên những dẫn liệu về đặc điểm địa hình, địa mạo; Đặc điểm trầm tích với nhiều kết quả phân tích tuổi đồng vị C14, và được xem xét trong mối tác động tương hỗ giữa sự thay đổi mực nước biển với các chuyển động nâng hạ trong tân kiến tạo. Kết quả của bài báo sẽ là những đóng góp của tác giả bổ sung cho công tác nghiên cứu trầm tích Đệ tứ nói chung và trầm tích Holocen nói riêng ở đồng bằng này. 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ bài báo này, các tài liệu và phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng. 2.1. Tài liệu - Tài liệu của đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất làm cơ sở khoa học để thành lập công viên địa chất toàn cầu ở khu vực Tam Giang – Bạch Mã”, Mã số ĐT ĐL.CN-05/18. - Tài liệu của chương trình nghiên cứu đánh giá khả năng tác động của việc xây dựng đầm Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) đến sự bền vững của hệ đầm phá (SAROF phase II). Tác giả sử dụng tài liệu khoan và kết quả phân tích mẫu của 02 lỗ khoan là LK C-1 và LK C-2 trong luận giải lịch sử phát triển trầm tích Holocen. - Tài liệu của đề án lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Huế [5]. Tác giả sử dụng cột địa tầng nguyên thủy của 4 lỗ khoan là Hu6, Hu6a, Hu7 và Hu8 (tác giả bài báo là người trực tiếp thành lập cột địa tầng các lỗ khoan này) và kết quả phân tích mẫu của đề án này. 2.2. Phương pháp Phương pháp xử lý, tổng hợp tài liệu Xử lý, tổng hợp tài liệu có trước để đối sánh với các tài liệu mới trong việc lập lại cột địa tầng trầm tích Holocen, cũng như nghiên cứu sự thay đổi về thành phần và môi trường thành tạo của các trầm tích này theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Phương pháp phân tích ảnh viễn thám Công tác giải đoán ảnh vệ tinh, ảnh máy bay trên diện tích nghiên cứu để thành lập bản đồ địa chất ảnh và bản đồ địa mạo ảnh tỷ lệ 1:50.000 cùng các sản phẩm khác. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 143 Trên bản đồ địa chất ảnh và bản đồ địa mạo ảnh khoanh định đối tượng địa chất và địa mạo là các thành tạo Holocen và các thành tạo trước Holocen để định hướng cho công tác khảo sát thực địa đạt hiệu quả. Phương pháp khảo sát thực địa Các tác giả đã thực hiện 12 tuyến khảo sát với trên 100 km lộ trình. Các tuyến khảo sát được bố trí vuông góc với phương cấu trúc địa chất nhằm khoanh vẽ, mô tả các thành tạo địa chất, địa mạo; đồng thời lấy các loại mẫu phục vụ cho công tác gia công, phân tích. Công tác lấy mẫu Mẫu phân tích độ hạt, cổ sinh, địa hóa môi trường, tuổi đồng vị C14 được lấy từ mẫu trên mặt (trong vỉa lộ, hố đào). Mẫu trên mặt được lấy sau khi đã bỏ lớp đất trồng và lấy theo rãnh cắt vuông góc với lớp trầm tích. Mẫu lõi khoan được xẻ đôi theo chiều dài mẫu, một nửa lõi khoan được dùng để lấy mẫu phân tích các loại, nửa còn lại để lưu. Gia công, phân tích mẫu - Mẫu độ hạt: sau khi gia công, các cấp hạt được chia tách bằng bộ rây và pipet. Các kết quả phân tích độ hạt được xử lý trên máy tính hoặc xây dựng đường cong tích lũy độ hạt để từ đó tính được các hệ số độ hạt. Kết quả phân tích độ hạt bao gồm: thành phần trầm tích theo các cấp hạt khác nhau; các hệ số độ hạt: kích thước hạt trung bình (Md), hệ số chọn lọc (So) và hệ số bất đối xứng (Sk). Đây là những thông số quan trọng trong nghiên cứu các trầm tích Đệ tứ. Đề tài phân tích 30 mẫu độ hạt, ngoài ra còn sử dụng kết quả phân tích của trên 300 mẫu độ hạt của công trình có trước [5]. - Mẫu cổ sinh (bào tử phấn hoa, vi cổ sinh, tảo): Mẫu trầm tích đưa vào phân tích phải chứa nhiều hạt mịn, cỡ cát mịn, bột, sét. Mẫu sau gia công, được soi trên kính hiển vi để xác định thành phần giống, loài cổ sinh có trong mẫu. Các số liệu phân tích được xử lý bằng phương pháp thống kê để xác định những giống, loài chiếm ưu thế; từ đó xác định tuổi và môi trường thành tạo trầm tích. Đề tài phân tích 20 mẫu cổ sinh mỗi loại, ngoài ra còn sử dụng kết quả của trên 100 mẫu phân tích cổ sinh mỗi loại của công trình có trước [5]. - Các hệ số địa hoá môi trường như độ pH, thế oxy hoá - khử (Eh), kation trao đổi (Kt)... là những chỉ số rất quan trọng để xác định tính chất của môi trường trầm tích. Mẫu dùng cho phân tích địa hóa môi trường là mẫu có độ hạt mịn, thường là sét, sét bột. Các hệ số này được xác định bằng các thiết bị phân tích chuyên dùng. Đề tài phân tích 15 mẫu mỗi loại và sử dụng 50 mẫu mỗi loại của công trình có trước [5]. - Mẫu tuổi đồng vị C14: đề tài phân tích 03 mẫu C14 tại Viện Khảo cổ học; 06 mẫu của dự án SAROF phase II được phân tích tại phòng thí nghiệm Nhật Bản. Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 144 3. KẾT QUẢ 3.1. Kết quả nghiên cứu về địa hình, địa mạo Thềm biển và các đê cát, cồn cát ven biển Các bậc thềm biển là kết quả của quá trình trầm tích lâu dài trong điều kiện mực nước biển tương đối ổn định. Trên diện tích đồng bằng TTH, có 2 bậc thềm biển: - Thềm biển bậc II phân bố dọc theo ven rìa đồng bằng TTH ở Phong Điền, Quảng Điền, Đàn Nam Giao và Phú Bài; chúng trùng với diện lộ trên mặt của trầm tích mQ13 (ảnh 1). Đây là những thềm biển cổ còn sót lại trên độ cao từ 10-15m, có bề mặt khá bằng phẳng với các gò đụn, diện tích nhỏ kéo dài không liên tục. Trầm tích thành tạo thềm biển này gồm cát, cát bột màu vàng sẫm, bề mặt bị phong hoá yếu, khá cứng chắc. Trong trầm tích tạo thềm biển bậc II ở Đàn Nam Giao đã phát hiện các vi cổ sinh Elphidium sp., Nonion sp., Ammonia sp., Miliolina sp. môi trường biển ven bờ, tuổi Pleistocen muộn [5]. - Thềm biển bậc I phân bố chủ yếu ở trung tâm đồng bằng và rìa dải đê cát ven biển thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang; chúng trùng với diện lộ trên mặt của trầm tích mQ2 (hình 1, 2, ảnh 2), tạo địa hình cao từ 8 - 10m. Đây là các thành tạo cát trắng, xám trắng chiếm diện tích lớn nhất, tạo nên nét đặc trưng nhất ở dải đồng bằng TTH. Tuổi của trầm tích tạo nên thềm biển bậc I được đối sánh với tuổi của các trầm tích đầm phá giàu di tích cổ sinh cùng được thành tạo trong kỳ biển tiến cực đại vào Holocen sớm - giữa. Hình 1. Thềm biển bậc I và dải đê cát, cồn cát ven biển ở huyện Phong Điền, Quảng Điền (trên ảnh Landsat) - Dải đê cát, cồn cát ven biển kéo dài từ Tây Bắc đến Đông Nam của vùng nghiên cứu; chúng trùng với diện phân bố của các trầm tích m, mvQ2 (hình 1, 2, ảnh 3). Địa hình này có độ cao 10-30m. Các thành tạo cát có nguồn gốc ban đầu do biển, sau do hoạt động của gió tạo thành nhiều gờ, đụn nổi cao. Thành phần là cát màu vàng nhạt, tuổi Holocen giữa-muộn. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 145 Các bề mặt mài mòn do hoạt động của biển Trong các kỳ biển tiến, khi mực nước biển ổn định trong một thời gian, do hoạt động của sóng biển, thường để lại dấu vết mài mòn trên các đá phân bố dọc theo ven biển. Ở TTH, dấu vết mài mòn do hoạt động của biển còn để lại khá rõ ràng trên đá granit ở khu vực ven biển Phú Lộc. Tại đây, quan sát được 2 mức mài mòn do biển để lại trên đá granit: Ảnh 1. Thềm biển bậc II ở thị trấn Phú Bài Ảnh 2. Thềm biển bậc I ở Phong Chương, Phong Điền Ảnh 3. Dải đê cát ven biển ở phía bắc cửa Thuận An - Bề mặt mài mòn ở độ cao 7-10m: gặp ở ven đầm An Cư với kích thước dài 200m, rộng 150-200m hình tròn; bề mặt khá bằng và rộng, lộ trơ toàn đá granit hạt vừa - thô thuộc pha 1 phức hệ Hải Vân; trên bề mặt có một số cuội granit được mài tròn tốt (ảnh 4). Ngoài ra còn gặp dấu vết mài mòn của biển rải rác ở ven bờ vịnh Chân Mây (bề mặt 1 trên ảnh 5) và ở Đông Dương, xã Vinh Hiền. Mực nước biển trong thời kỳ thành tạo nên bề mặt mài mòn này được liên hệ tương ứng với mực nước biển trong thời gian biển tiến vào Pleistocen muộn thành tạo thềm biển bậc II, cũng như các trầm tích biển chứa nhiều cổ sinh phân bố ở đồng bằng, dưới các trầm tích Holocen. Ảnh 4. Bề mặt mài mòn (1) do hoạt động của biển trên đá granit ở độ cao khoảng 10m ở đầm An Cư, Phú Lộc. Ảnh 5. Bề mặt mài mòn do hoạt động của biển trên đá granit ở độ cao khoảng 7m (1) và độ cao khoảng 3m (2) ở ven bờ vịnh Chân Mây. - Bề mặt mài mòn ở độ cao khoảng 3m: gặp ở ven bờ vịnh Chân Mây (bề mặt 2 trên ảnh 5) và ở xóm Đầm, xã Lộc Bình. Liên hệ về độ cao giữa bề mặt này với bề mặt thềm biển bậc I, với các trầm tích vũng vịnh biển tuổi Holocen sớm – giữa phân bố 2 1 1 Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 146 dưới đồng bằng và lớp vỏ sinh vật biển được thành tạo trong kỳ biển tiến Holocen sớm – giữa phân bố ở đáy đầm Lập An có thể thấy là bề mặt mài mòn này tương ứng với mực nước biển cổ trong Holocen. 3.2. Đặc điểm các trầm tích Holocen Trên mặt đồng bằng, trầm tích Holocen có diện lộ rộng rãi, chiếm hầu hết diện tích đồng bằng; bao gồm các trầm tích sông (a), sông – biển (am), biển (m), biển-sông- đầm lầy (mab), biển, biển - gió (m, mv). Trong đó, trầm tích sông phân bố ở lòng sông và bãi bồi của các sông lớn như sông Hương, sông Bồ; trầm tích sông - biển chủ yếu tạo nên địa hình đồng bằng ở Quảng Điền, Hương Trà, Huế, Phú Vang và Hương Thủy; trầm tích biển tạo địa hình cát nổi cao ở Phong Điền - Quảng Điền và Phú Vang; trầm tích biển - sông - đầm lầy phân bố trong các bàu trằm nằm giữa các dải cát nội đồng và ven theo rìa đầm phá; các trầm tích biển, biển - gió tạo nên địa hình đê cát, cồn cát và bãi biển kéo dài từ Hải Lăng đến cửa Tư Hiền (hình 2). Hình 2. Đặc điểm phân bố các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế Địa tầng trầm tích Holocen được nghiên cứu qua cột địa tầng của các lỗ khoan Hu6, Hu6a, Hu7, Hu8, C-1 và C-2 (hình 2, 2a, 2b và 2c). Theo chiều sâu từ dưới lên trên, trầm tích Holocen gồm các tướng trầm tích sau: lòng sông; cửa sông; đầm lầy ven biển; vũng, vịnh biển; delta; đê cát, bãi triều; bãi bồi và lòng đầm phá. Phía dưới trầm tích Holocen phủ không chỉnh hợp lên trên trầm tích Pleistocen muộn. 3.2.1. Trầm tích lòng sông Trầm tích lòng sông có thành phần hạt thô, chủ yếu gồm cuội, sỏi, sạn và cát gặp trong 3 lỗ khoan là Hu6, Hu6a và Hu7 ở độ sâu từ 19,5m đến 49,4m. Bề dày từ 2,3m (LKHu6) đến 11,1m (LKHu7). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 147 Tại LKHu7 (từ 49,4-36,3m) là cuội, sỏi sạn, cát lẫn bột màu xám đen. Kích thước cuội sỏi từ 1-3cm, thành phần là thạch anh, silic. Lớp cuội sỏi này phủ không chỉnh hợp trên lớp than bùn màu đen thuộc trầm tích tuổi Pleistocen muộn. Hình 2a. Mặt cắt liên hệ địa tầng trầm tích Holocen theo tuyến AB Hình 2b. Mặt cắt liên hệ địa tầng trầm tích Holocen theo tuyến CD Hình 2c. Mặt cắt liên hệ địa tầng trầm tích Holocen theo tuyến EF (LK93-4 tham khảo từ tài liệu [1]) 3.2.2. Trầm tích cửa sông Trầm tích cửa sông có thành phần hạt mịn, chủ yếu là sét bột gặp trong 2 lỗ khoan Hu7 và Hu8 ở độ sâu từ 14,7m đến 36,3m. Bề dày từ 7,3m (LKHu7) đến 9,8m (LKHu8). Tại LKHu7 (từ 36-29m) là sét bột, bột sét lẫn ít cát hạt mịn màu xám, xám đen có lẫn nhiều mảnh vỏ động vật. Trong trầm tích có chứa bào tử phấn hoa gồm: Acrostichum sp., Acanthus sp., Hibiscus sp., và tảo mặn Thalasiosira sp., Cyclotella sp. Tại LKHu7, trầm tích cửa sông nằm chuyển tiếp trên trầm tích lòng sông cùng tuổi; còn tại LKHu8, các trầm tích này nằm phủ không chỉnh hợp trên trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn. Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 148 3.2.3. Trầm tích đầm lầy ven biển Trầm tích đầm lầy ven biển chủ yếu là hạt mịn chứa di tích thực vật gặp trong LKHu6 và LKHu6a ở độ sâu 17,2m đến 41,6m. Bề dày từ 2,3m (LKHu6) đến 5,3m (LKHu6a). Tại LKHu6 (từ 19,5-17,2m) là sét bột màu xám đen nhạt, dẻo quánh, không phân lớp có lẫn nhiều di tích thực vật màu đen. Trầm tích chứa bào tử phấn hoa: Polypodium sp., Osmunda sp., Pteris sp., Canabis sp.,... vi cổ sinh Candonopsis sp., Ilyocypris sp., Candona sp. Các hệ số địa hóa môi trường pH: 7,1; thế oxy hóa – khử (Eh): 5-38 mV cho thấy môi trường trầm tích là đầm lầy ven biển, có tính khử yếu. 3.2.4. Trầm tích vũng, vịnh biển Trầm tích vũng, vịnh biển có thành phần chủ yếu gồm bột, sét bột, bột sét lẫn cát phân bố ở độ sâu từ 8m (LKHu7) đến hơn 45m (LHC-2). Bề dày từ 21m (LKHu7) đến hơn 33m (LKC-2). Tại LKHu7 (từ 29-8m) là sét bột, bột sét lẫn cát hạt mịn màu xám, xám đen, mẫu ở dạng bùn lỏng; chứa nhiều vỏ, mảnh vỏ ốc, hến; từ 19-24m có lẫn nhiều di tích thực vật màu đen. Trong trầm tích chứa phong phú vi cổ sinh: Ammonia sp., Elphidium sp., Quinqueloculina sp., Spiroloculina sp.,... tảo: Coscinodiscus sp., Navicula sp., Actinocyclus sp., Pinnularia sp., bào tử phấn hoa Polypodium sp., Cyathea sp., Acrostichum sp., Acanthus sp... Các hệ số địa hóa môi trường pH: 6,9-7,5; cation trao đổi (Kt) >1 đều xác định trầm tích được thành tạo trong môi trường biển. Kết quả phân tích 5 mẫu đồng vị C14 cho giá trị 9100 - 6680 năm cách ngày nay (dự án SAROF phase II), tương ứng với kỳ biển tiến Flandrian. 3.2.5. Trầm tích delta Trầm tích delta có thành phần chủ yếu là bột sét, bột cát phân bố từ trên mặt (LKHu6 và LKC-1) đến 12m (LKC-2). Bề dày thay đổi từ 5,4m (LKHu6) đến 8m (LKC-2). Tại LKHu6 (từ 5,4-0m) là bột cát, bột sét màu xám, xám vàng. Trong trầm tích có chứa bào tử phấn hoa: Polypodium sp., Taxus sp. và vài dạng vi cổ sinh Condona sp., Ilyocypris sp. Kết quả phân tích 1 mẫu tuổi đồng vị C14 ở độ sâu 5m trong LKC-2 cho giá trị 230±40 năm cách nay. Qua kết quả phân tích mẫu C14 ở LKC-2 cho thấy quá trình phát triển của trầm tích delta tại đây kéo dài liên tục trong khoảng thời gian 6680 – 230 năm cách ngày nay (hình 2b). 3.2.6. Trầm tích đê cát, bãi triều Trầm tích đê cát, bãi triều có thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt trung đến hạt nhỏ màu xám trắng, trắng lẫn sạn sỏi và ít bột phân bố ở độ sâu từ 2,8m (LKHu8) đến 19,2m (LKHu6a). Bề dày thay đổi từ 11,8m (LKHu6) đến 14m (LKHu6a). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 2 (2020) 149 Tại LKHu8 (từ 14,7-2,8m) là cát hạt nhỏ, hạt trung lẫn ít sạn sỏi, bột màu trắng, trắng xám. Cát có thành phần thạch anh chiếm tới 98-99%. Theo mặt cắt từ dưới lên trên, trầm tích có độ hạt thô dần, thể hiện động lực môi trường tăng dần, từ môi trường biển nông ven bờ sang bãi triều có hoạt động mạnh của sóng. Trong trầm tích chứa vi cổ sinh Ammonia beccari, Ammonia sp., Quinqueloculina sp., Elphidium sp., xác định môi trường ven biển. 3.2.7. Trầm tích bãi bồi và lòng đầm phá Trầm tích bãi bồi và lòng đầm phá là các thành tạo trẻ nhất, gồm chủ yếu là cát lẫn bột, ít sạn lộ ngay trên mặt địa hình hoặc ở đáy đầm phá. Bề dày thay đổi từ 0,85m (LKC-1) đến 5,2m (LKHu6a). Tại LKHu6a (từ 5,2-0m) là cát lẫn bột, ít sạn thạch anh màu xám, xám trắng; phần trên lẫn di tích thực vật màu đen. Trong trầm tích có chứa vi cổ sinh: Ammonia sp., Quinqueloculina sp., Elphidium sp., Discorbis sp.; bào tử phấn hoa: Polypodium sp., Osmunda sp., Cyathea sp., Taxodium sp., Quercus sp. Như vậy, theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích Holocen chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. 3.3. Đặc điểm tân kiến tạo Trong tân kiến tạo (TKT), ở đồng bằng TTH xảy ra hoạt động nâng ở phần diện tích phía Tây và sụt lún ở phần diện tích phía Đông. Ranh giới giữa vùng nâng và vùng sụt lún là đứt gãy Phong Điền - Phú Vang [7]. Vùng nâng TKT được chia làm 3 đới (hình 3): Đới nâng TKT trên móng Paleozoi – Mesozoi, Đới sụt trong Đệ tứ trên móng Paleozoi và Đới Đầm Cầu Hai – sụt lún trong Holocen muộn trên nền đá granit. Ở đáy đầm Cầu Hai, các trầm tích Holocen tạo thành lớp mỏng phủ trên bề mặt lồi lõm của đá granit. Vùng sụt lún TKT: Do hoạt động nâng hạ khối tảng, cấu trúc vùng sụt lún TKT được chia thành 3 đới như sau (hình 3): Đới Phá Tam Giang (PTG – II1): nằm về phía tây đứt gãy Sông Tả Trạch. Trong mối tương quan với nâng chân tĩnh của mực nước biển, đới PTG tương đối ổn định về mặt kiến tạo trong Holocen. Trầm tích Đệ tứ có chiều dày lớn nhất đạt 116,5m, chiều dày trầm tích Holocen lớn nhất đạt 49,4m. Đới hạ lưu sông Hương (HLSH–II2): nằm kẹp giữa đứt gãy Sông Tả Trạch và đứt gãy Sông Hữu Trạch. Đới HLSH là một graben sụt chìm với biên độ lớn nhất trong toàn bộ hệ đầm phá. Trầm tích Đệ tứ có chiều dày lớn nhất đạt 164m, trầm tích Kainozoi có chiều dày lớn hơn 273m. Đặc điểm các trầm tích Holocen ở đồng bằng Thừa Thiên Huế 150 Đới đầm Thủy Tú (ĐTT – II3): được giới hạn bởi đứt gãy Sông Hữu Trạch ở phía tây bắc và đứt gãy Phú Lộc ở phía đông nam. Về mặt địa động lực, đới đầm Thủy Tú tương tự như đới Phá Tam Giang về tính ổn định trong suốt Holocen. Trầm tích Đệ tứ có chiều dày lớn nhất đạt 89,6m, chiều dày trầm tích Holocen lớn nhất đạt 24,5m. Hình 3. Sơ đồ phân vùng tân kiến tạo đồng bằng Thừa Thiên Huế 4. THẢO LUẬN 4.1. Về quá trình phát triển đồng bằng Thừa Thiên Huế trong Holocen Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về địa hình, địa mạo, tr
Tài liệu liên quan