Đặc điểm hình thái của Nhông cát gut-ta (Leiolepis gutata) ở vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam

Nhông cát gut-ta (Leiolepis guttata) là một loài đặc hữu của Việt Nam. Các mẫu Nhông cát gut-ta được thu thập từ các vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam từ tháng II đến tháng III năm 2020. Tổng số có 10 mẫu (6 cá thể đực và 4 cá thể cái) đã được phân tích các số đo hình thái. Kết quả phân tích hình thái cho thấy loài này có tính dị hình kích thước giới tính rõ ràng. Cá thể đực trưởng thành có khối lượng cơ thể và các số đo hình thái lớn hơn cá thể cái trưởng thành (Đực: BM = 71,47 ± 30,09 g tương ứng với SVL = 132,67 ± 19,13 mm; Cái: BM = 64,84 ± 3,03 g tương ứng với SVL = 131,25 ± 4,55 mm). Trung bình Nhông cát gut-ta có chiều dài thân 132,11 ± 15,11 mm tương ứng với khối lượng cơ thể là 68,82 ± 23,61 g. So sánh với các loài khác thuộc giống này thì loài Nhông cát gutta có kích thước cơ thể lớn nhất. Tương quan chặt chẽ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể (R2 = 0,912, P < 0,0001).

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái của Nhông cát gut-ta (Leiolepis gutata) ở vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00023 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA NHÔNG CÁT GUT-TA (Leiolepis gutata) Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM *Ngô Văn Bình Tóm tắt: Nhông cát gut-ta (Leiolepis guttata) là một loài đặc hữu của Việt Nam. Các mẫu Nhông cát gut-ta được thu thập từ các vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam từ tháng II đến tháng III năm 2020. Tổng số có 10 mẫu (6 cá thể đực và 4 cá thể cái) đã được phân tích các số đo hình thái. Kết quả phân tích hình thái cho thấy loài này có tính dị hình kích thước giới tính rõ ràng. Cá thể đực trưởng thành có khối lượng cơ thể và các số đo hình thái lớn hơn cá thể cái trưởng thành (Đực: BM = 71,47 ± 30,09 g tương ứng với SVL = 132,67 ± 19,13 mm; Cái: BM = 64,84 ± 3,03 g tương ứng với SVL = 131,25 ± 4,55 mm). Trung bình Nhông cát gut-ta có chiều dài thân 132,11 ± 15,11 mm tương ứng với khối lượng cơ thể là 68,82 ± 23,61 g. So sánh với các loài khác thuộc giống này thì loài Nhông cát gut- ta có kích thước cơ thể lớn nhất. Tương quan chặt chẽ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể (R2 = 0,912, P < 0,0001). Từ khóa: Leiolepis guttata, hình thái, Phú Yên, Thừa Thiên - Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các loài nhông cát thuộc giống Leiolepis Cuvier, 1829 hiện ghi nhận được 5 loài sinh sản hữu tính (L. belliana, L. guttata, L. peguensis, L. reevesii và L. rubritaeniata) và 4 loài có phương thức sinh sản đơn tính sinh (L. boehmei, L. guentherpetersi, L. ngovantrii và L. triploida (Uetz et al., 2020). Hầu hết các loài ghi nhận được ở Việt Nam là loài đặc hữu và có vùng phân bố hẹp (L. guentherpetersi, L. guttata, L. ngovantrii; L. rubritaeniata; L. belliana), trong đó có loài Nhông cát gut-ta (Nguyen et al., 2009; Uetz et al., 2020). Những nghiên cứu trước về loài Nhông cát gut-ta chủ yếu tập trung vào việc ghi nhận sự phân bố, mô tả kiểu nhân và tu chỉnh về mặt phân loại học (Nguyen et al., 2009; Hartmann et al., 2012; Uetz et al., 2020). Ngoại trừ một vài nghiên cứu về mô tả gốc của Cuvier (1829) và Smith (1921, 1935). Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về hình thái ngoài của loài L. guttata ở Việt Nam được công bố. Vì vậy, việc mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái ngoài của Nhông cát gut-ta ở vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam là cần thiết, góp phần bảo tồn tài nguyên động vật và những nghiên cứu sâu hơn như sinh học phân tử (DNA). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các mẫu Nhông cát gut-ta được thu thập bằng cách đào hang hoặc bẫy thòng lọng (Cao Thị Thanh Nguyên, 2018) tại các vùng cát ven biển: (1) vùng Phú Vang, tỉnh Thừa Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: nvbinhsp@hueuni.edu.vn 192 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Thiên - Huế (16o23’45’’ đến 16o34’01’’ độ vĩ Bắc, 107o38’13’’ đến 107o51’33’’ độ kinh Đông; người thu: Ngô Văn Bình, thời gian thu 17/2/2020); (2) vùng Sông Cầu, tỉnh Phú Yên (13o33’16’’ đến 13o38’34’’ độ vĩ Bắc, 109o13’25’’ đến 109o16’31’’ độ kinh Đông; người thu: Đỗ Trọng Đăng, thời gian thu 15/3/2020) (Hình 1). Mẫu vật sau khi thu, được kiểm tra nhanh về mặt hình thái, giới tính, ghi nhận môi trường sống, tọa độ sau đó cho vào các túi lưới có dán nhãn ký hiệu mẫu. Xử lý mẫu theo tài liệu của Beaupre et al. (2004). Tất cả mẫu Nhông cát gut-ta sống được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích đặc điểm hình thái. Sau khi phân tích, mẫu Nhông cát gut-ta được cố định trong cồn 75o và bảo quản tại Phòng thí nghiệm Động vật học - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Các số đo hình thái được xác định bằng thước kẹp điện tử sai số ± 0,01 mm (Cao Thị Thanh Nguyên, 2018) bao gồm: dài thân (SVL), dài đuôi (TL), dài đầu (HL), rộng đầu (HW), cao đầu (HH), rộng miệng (MW), chiều cao lỗ tai ngoài (HE), đường kính lỗ tai ngoài (DE), đường kính mắt (DiE), khoảng cách giữa 2 mũi (DN), khoảng cách giữa nách - háng (AG), dài chi trước (FL), dài cẳng tay (FA), dài chi sau (HB), dài cẳng chân (TIB). Khối lượng cơ thể (BM) được xác định bằng cân điện tử sai số ± 0,001 g. Hình 1. Sơ đồ địa điểm thu mẫu Nhông cát gut-ta ở vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam: (1) vùng Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế; (2) vùng Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Một vài số đo hình thái có giá trị phân loại hình thái cao như SVL, HL, HW, TL, được sử dụng để phân tích hồi quy tuyến tính và không tuyến tính. Sự sai khác ý nghĩa PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 193 giữa hai số đo được phân tích bằng cách sử dụng một yếu tố ANOVA (One - way analysis of variance) với mức ý nghĩa P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tổng số có 10 mẫu Nhông cát gut-ta (6 cá thể đực và 4 cá thể cái; trong đó có 4 cá thể đực trưởng thành và 3 cá thể cái trưởng thành) đã được thu thập và phân tích trong nghiên cứu này. Trong đó, vùng cát ven biển Phú Vang có 4 mẫu (3 cá thể đực và 1 cá thể cái), vùng cát Sông Cầu có 6 mẫu (3 cá thể đực và 3 cá thể cái). Từ các cá thể đực và cái trưởng thành, Nhông cát gut-ta ở miền Trung Việt Nam có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả gốc của Cuvier (1829) và Smith (1921, 1935), với đặc điểm hình thái ngoài đặc trưng như ở con đực: vùng gáy, hai bên mạng sườn ở phía lưng và vùng hông có các đốm màu đỏ gạch, mạng sườn phía bụng và 2 chi trước có các sọc đen trắng xen kẽ nhau, các đốm lưng có màu sắc sặc sỡ với một điểm vàng ở giữa mỗi đốm, vùng họng và ngực có màu xanh xám, gốc đuôi lớn và dài, tứ chi to và có các đốm từ màu vàng đến đỏ gạch, lỗ đùi màu đen rõ; trong khi ở con cái: vùng gáy, hai bên mạng sườn ở phía lưng và vùng hông không có các đốm màu đỏ gạch, mạng sườn phía bụng và 2 chi trước không có các sọc đen trắng xen kẽ nhau, các đốm lưng mờ và có màu trắng nhạt, vùng họng và ngực có màu trắng, gốc đuôi nhỏ và thuôn dài, tứ chi mảnh và không có các đốm hoặc có các đốm rất mờ, lỗ đùi màu trắng mờ (Hình 2). Hình 2. Hình thái mặt bên loài Nhông cát gut-ta Leiolepis guttata: (A) con đực trưởng thành và (B) con cái trưởng thành Nhông cát gut-ta là một loài động vật biến nhiệt và có kích thước lớn hơn các loài khác thuộc giống Leiolepis ghi nhận ở Việt Nam. Trung bình Nhông cát gut-ta có chiều dài thân 132,11 ± 15,11 mm (n = 10) tương ứng với khối lượng cơ thể là 68,82 ± 23,61 g (n = 10). Từ các dẫn liệu có sẵn cho thấy loài L. reevesii nay được xác định là loài L. rubritaeniata phân bố ở vùng Tây Nguyên thì cá thể đực chỉ có 18,2 ± 5,47 g (SVL = 87,44 ± 8,83 mm; n = 10) và cá thể cái là 19,0 ± 3,71 g (SVL = 86,79 ± 4,65 mm; n = 9; theo Ngô Đắc Chứng và cs. 2012). Đối với loài Nhông cát sọc (L. guentherpetersi) thì chiều dài thân trung bình là 122,69 ± 11,79 mm (n = 22) tương ứng với khối lượng cơ thể 54,33 ± 14,92 g (Cao Thị Thanh Nguyên, 2018). 194 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Cá thể đực lớn nhất có khối lượng cơ thể khoảng 111,6 g tương ứng với chiều dài cơ thể khoảng 155 mm, trong khi ở cá thể cái lớn nhất có khối lượng cơ thể khoảng 68,7 g tương ứng với chiều dài cơ thể khoảng 139 mm. Trung bình, cá thể đực trưởng thành có khối lượng cơ thể và các số đo hình thái lớn hơn cá thể cái trưởng thành (Đực: BM = 71,47 ± 30,09 g (dao động từ 27,72 - 111,62 g) tương ứng với SVL = 132,67 ± 19,13 mm (dao động từ 98,01 - 155,02 mm); Cái: BM = 64,84 ± 3,03 g (dao động từ 61,69 - 68,66 g) tương ứng với SVL = 131,25 ± 4,55 mm) (dao động từ 128,03 - 139,04 mm). Bảng 1. Đặc điểm hình thái và khối lượng cơ thể của Nhông cát gut-ta (Leiolepis guttata) ở vùng cát ven biển miền Trung Việt Nam Đặc điểm Kí hiệu Đơn vị Cá thể đực Cá thể cái Chung TB ± SD (Min - Max) TB ± SD (Min - Max) TB ± SD (Min - Max) Dài thân SVL mm 132,67 ± 19,13 (98,01 - 155,02) 131,25 ± 4,55 (128,03 - 139,04 132,11 ± 15,11 (98,01 - 155,02) Dài đuôi TL mm 271,67 ± 30,69 (221 - 309) 259,50 ± 17,17 (230 - 272) 266,81 ± 26,81 (221 - 309) Dài đầu HL mm 25,17 ± 2,83 (20,64 - 29,65) 25,01 ± 0,24 (24,67 - 25,31) 25,11 ± 2,21 (20,64 - 29,65) Rộng đầu HW mm 20,74 ± 2,86 (15,45 - 24,47) 19,62 ± 0,98 (18,02 - 20,63) 20,29 ± 2,36 (15,45 - 24,47) Cao đầu HH mm 15,30 ± 2,01 (11,67 - 17,65) 15,06 ± 0,92 (13,95 - 16,22) 15,21 ± 1,66 (11,67 - 17,65) Rộng miệng MW mm 16,43 ± 2,77 (11,52 - 20,52) 16,67 ± 0,85 (15,67 - 17,51) 16,52 ± 2,21 (11,52 - 20,52) Chiều cao lỗ tai ngoài HE mm 6,26 ± 0,84 (4,71 - 7,48) 5,92 ± 0,66 (4,94 - 6,80) 6,13 ± 0,79 (4,71 - 7,48) Đường kính lỗ tai ngoài DE mm 4,04 ± 0,62 (2,94 - 5,02) 4,21 ± 0,51 (3,48 - 4,79) 4,11 ± 0,58 (2,94 - 5,02) Đường kính mắt DiE mm 7,02 ± 0,71 (5,72 - 8,09) 7,47 ± 0,55 (6,61 - 8,16) 7,21 ± 0,69 (5,72 - 8,16) Khoảng cách giữa 2 mũi DN mm 5,82 ± 0,91 (4,61 - 7,31) 5,83 ± 0,27 (5,44 - 6,18) 5,82 ± 0,72 (4,61 - 7,31) Khoảng cách giữa nách - háng AG mm 68,76 ± 9,81 (53,41 - 81,77) 67,73 ± 5,63 (59,79 - 75,26) 68,35 ± 8,41 (53,41 - 81,77) Dài chi trước FL mm 30,49 ± 4,39 (23,36 - 35,27) 30,69 ± 1,53 (28,24 - 32,02) 30,57 ± 3,53 (23,36 - 35,27) Dài cẳng tay FA mm 17,48 ± 2,74 (12,87 - 21,25) 16,64 ± 0,67 (15,65 - 17,53) 17,15 ± 2,22 (12,87 - 21,25) Dài chi sau HB mm 47,51 ± 6,50 (37,48 - 54,37) 42,22 ± 2,85 (37,29 - 43,95) 45,39 ± 5,94 (37,29 - 54,37) Dài cẳng chân TIB mm 28,56 ± 3,68 (21,83 - 32,63) 25,06 ± 0,72 (24,41 - 26,18) 27,16 ± 3,36 (21,83 - 32,63) Khối lượng cơ thể BM gam 71,47 ± 30,09 (27,72 - 111,62) 64,84 ± 3,03 (61,69 - 68,66) 68,82 ± 23,61 (27,72 - 111,62) PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 195 Nhông cát gut-ta có sự phân biệt rõ ràng giữa cá thể đực và cá thể cái. Trong đó, cá thể đực có kích thước lớn hơn cá thể cái (Bảng 1), kích thước đầu cũng lớn hơn và thường có màu sắc sặc sỡ hơn (Hình 2). Tuy nhiên, ở những cá thể có kích thước nhỏ hoặc gần trưởng thành (BM ≤ 48,61 g và SVL ≤ 120 mm) thì khó phân biệt được giới tính thông qua hình thái ngoài. Hình 3. Mối quan hệ giữa các số đo hình thái của Nhông cát gut-ta Leiolepis guttata ở vùng nghiên cứu: (A) giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể; (B) giữa chiều dài đuôi và khối lượng cơ thể; (C) giữa chiều dài thân và chiều dài đầu; (D) giữa chiều dài thân và chiều rộng đầu Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa chiều dài thân và khối lượng cơ thể có ý nghĩa thống kê (F1,19 = 134,25; P < 0,0001). Tương tự giữa chiều dài đuôi và khối lượng cơ thể cũng có ý nghĩa thống kê (F1,19 = 61,56; P < 0,0001). Giữa chiều dài thân với chiều dài đầu và giữa chiều dài thân với chiều rộng đầu cũng có ý nghĩa thống kê (HL, F1,19 = 21,83; P < 0,0001; HW, F1,19 = 237,73; P < 0,0001) (Hình 3). Trong đó, mối quan hệ giữa chiều dài thân với khối lượng cơ thể (R2 = 0,912) và giữa chiều dài thân với chiều rộng đầu (R2 = 0,931) có mối quan hệ dương tính và rất chặt chẽ. 4. KẾT LUẬN Nhông cát gut-ta (Leiolepis guttata) là một loài dị hình kích thước giới tính rõ ràng. Cá thể đực trưởng thành có khối lượng cơ thể và các số đo hình thái lớn hơn cá thể cái trưởng thành. Trung bình Nhông cát gut-ta có chiều dài thân 132,11 ± 15,11 mm tương 196 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM ứng với khối lượng cơ thể là 68,82 ± 23,61 g. Mối quan hệ giữa chiều dài thân (SVL) với khối lượng cơ thể (BM) rất chặt chẽ (R2 = 0,912). Ở con đực: vùng gáy, hai bên mạng sườn ở phía lưng và vùng hông có các đốm màu đỏ gạch, mạng sườn phía bụng và 2 chi trước có các sọc đen trắng xen kẽ nhau, các đốm lưng có màu sắc sặc sở với một điểm vàng ở giữa mỗi đốm, vùng họng và ngực có màu xanh xám, gốc đuôi lớn và dài, tứ chi to và có các đốm từ màu vàng đến đỏ gạch, lỗ đùi màu đen rõ. Ở con cái: vùng gáy, hai bên mạng sườn ở phía lưng và vùng hông không có các đốm màu đỏ gạch, mạng sườn phía bụng và 2 chi trước không có các sọc đen trắng xen kẽ nhau, các đốm lưng mờ và có màu trắng nhạt, vùng họng và ngực có màu trắng, gốc đuôi nhỏ và thuôn dài, tứ chi mảnh và không có các đốm hoặc có các đốm rất mờ, lỗ đùi màu trắng mờ. Phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa các số đo hình thái với khối lượng cơ thể có ý nghĩa thống kê (P < 0,0001). Giữa chiều dài thân với chiều rộng đầu có mối quan hệ dương tính và rất chặt chẽ (R2 = 0,931). Để có số liệu so sánh về mặt hình thái cần có sự tương đồng về số lượng mẫu, giới tính, cấu trúc tuổi và phương pháp phân tích số liệu. Ngoại trừ một vài đặc điểm mô tả gốc trên mẫu chuẩn, hầu hết dữ liệu về hình thái của các loài nhông cát giống Leiolepis đang còn thiếu hoặc chưa đầy đủ nên việc so sánh giữa các loài còn gặp nhiều khó khăn. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này nhận được sự tài trợ kinh phí từ Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam (Mã số đề tài B2020 - DHH - 562 - XX). Xin cảm ơn sự hỗ trợ thu mẫu trong thực địa của Đỗ Trọng Đăng, Phan Thị Thanh Xuân, Huỳnh Hoàng Thư, Đặng Ngọc Thanh Nhàn, Trần Thị Thu Hà, Dương Thị Lành, Phùng Thị Hương Giang, Phạm Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Yến Nhi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Beaupre S. J., Jacobson, E. R., Lillywhite, H. B. & Zamudio, K. 2004. Guidelines for use of live amphibians and reptiles in field and laboratory research. The Herpetological Animal Care and Use Committee (HACC) of the American Society of Ichthyologists and Herpetologists. 43 pp. Cuvier G. J.L. N. F. D. 1829. Le Regne Animal Distribué, d'apres son Organisation, pur servir de base à l'Histoire naturelle des Animaux et d'introduction à l'Anatomie Comparé. Nouvelle Edition [second edition]. Vol. 2. Les Reptiles. Déterville, Paris, i - xvi, 1 - 406. Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Văn Lanh, Phan Vũ Nguyên. 2012. Dẫn liệu về khu vực phân bố và đặc điểm hình thái của loài Nhông cát Leiolepis reevesii ở Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam lần thứ 2. NXB Đại học Vinh, trang 82-89. Hartmann T., Sovath Sothanin, Markus Handschuh, and Wolfgang Böhme. 2012. The taxonomic status of the Red-banded Butterfly Lizard, Leiolepis rubritaeniata Mertens, 1961, with distributional and natural history notes. Russian Journal of Herpetology Vol. 19, No. 2, 2012, pp. 108-114. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 197 Cao Thị Thanh Nguyên. 2018. Nghiên cứu mật độ, biến động số lượng và xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Huế, 70 tr. Nguyen V. S., T. C. Ho, and Q. T. Nguyen. 2009. Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, Germany. Smith M. A. 1921. New or little-known Reptiles and Batrachians from Southern Annam (Indochina). Proc. Zool. Soc. London 1921: 423-440. Smith M. A. 1935. The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptiles and Amphibia, Vol. II. Sauria. Taylor and Francis, London, 440 pp. Uetz P., Freed P. & Hošek J. 2020. The Reptile Database, accessed March 10, 2020. MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE SPOTTED BUTTERFLY LIZARD (Leiolepis guttata) IN COASTAL SANDY AREAS OF CENTRAL VIETNAM *Ngo Van Binh Abstract: The Spotted Butterfly Lizard (Leiolepis guttata) is an endemic species to Vietnam. The results of the morphological analysis show that this species exhibit sexual dimorphism in size. Adult males have greater body mass and morphological measurements than adult females. On average, L. guttata has the snout - vent length of 132.11 ± 15.11 mm corresponding to the body mass of 68.82 ± 23.61 g. The relationship between snout - vent length and body mass are very tight (R2 = 0.912). Regression analysis showed that the relationship between morphological measurements and body mass was significantly different (P < 0.0001). Keywords: Leiolepis guttata, morphology, Phu Yen, Thua Thien Hue. University of Education, Hue University Email: nvbinhsp@hueuni.edu.vn