Dẫn liệu về thành phần loài thực vật có hoa (anthophyta) ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực vật có một vai trò rất quan trọng trong kiến trúc cảnh quan (Landscape architecture) của các lăng tẩm Huế, đã góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của các khu di tích này. Trải qua thời gian, chịu sự tác động của thiên tai, chiến tranh. hệ thống cây xanh ở các lăng tẩm đã ít nhiều bị thay đổi về thành phần loài và đặc điểm phân bố. Để có thể thực hiện các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và tôn tạo hệ thống các loài thực vật trong khu di tích lăng tẩm các vua triều Nguyễn, chúng ta cần phải hiểu rõ thực trạng của hệ thực vật ở đây. Việc nghiên cứu thực vật có hoa (Anthophyta) ở các lăng tẩm Huế có một ý nghĩa rất quan trọng, sẽ góp phần đánh giá tổng quát các loài thực vật tạo nên cảnh quan xanh trong các khu di tích này.

doc5 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn liệu về thành phần loài thực vật có hoa (anthophyta) ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005 DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT CÓ HOA (ANTHOPHYTA) Ở LĂNG MINH MẠNG VÀ LĂNG TỰ ĐỨC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Mai Văn Phô, Nguyễn Việt Thắng Lê Tất Uyên Châu Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Thực vật có một vai trò rất quan trọng trong kiến trúc cảnh quan (Landscape architecture) của các lăng tẩm Huế, đã góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của các khu di tích này. Trải qua thời gian, chịu sự tác động của thiên tai, chiến tranh... hệ thống cây xanh ở các lăng tẩm đã ít nhiều bị thay đổi về thành phần loài và đặc điểm phân bố. Để có thể thực hiện các giải pháp khả thi nhằm bảo tồn và tôn tạo hệ thống các loài thực vật trong khu di tích lăng tẩm các vua triều Nguyễn, chúng ta cần phải hiểu rõ thực trạng của hệ thực vật ở đây. Việc nghiên cứu thực vật có hoa (Anthophyta) ở các lăng tẩm Huế có một ý nghĩa rất quan trọng, sẽ góp phần đánh giá tổng quát các loài thực vật tạo nên cảnh quan xanh trong các khu di tích này. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật có hoa (Anthophyta) phân bố trong lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) và lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) - Phương pháp thu mẫu thực vật theo R.M. Klein và D.T. Klein [6] - Định danh tên khoa học của các loài thực vật bằng phương pháp so sánh hình thái [4] II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT 1. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã thống kê, xác định được 132 loài, 111 chi, 58 họ, 2 lớp, thuộc ngành Thực vật có hoa (Anthophyta) phân bố trong hai lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức Sự phân bố của các taxon trong các lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) của ngành thực vật có hoa ở hai lăng này được thống kê ở Bảng1. Bảng1: Sự phân bố các taxon trong các lớp của ngành thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức. Lớp Họ Chi Loài Số họ Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Dicotyledoneae 52 89,66 90 81,08 111 84,09 Monocotyledoneae 6 10,34 19 17,12 21 15,91 Dicotyledoneae 8,67 4,74 5,29 Monocotyledoneae Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy hệ thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức rất đa dạng, trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) chiếm ưu thế hơn so với lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae). Lớp Hai lá mầm có 52 họ (89,66% tổng số họ), 90 chi ( 81,8% tổng số chi) và 111 loài (84,09% tổng số loài). Lớp Một lá mầm chỉ gồm 6 họ (10,34% tổng số họ), 19 chi (17,12 % tổng số chi) và 21 loài (15,91% tổng số loài). 2. Trong tổng số 58 họ thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và Tự Đức, chúng tôi nhận thấy có 16 họ có thành phần loài đa dạng nhất. Tổng số loài trong các họ này là 79 loài (59,85% tổng số loài) và 63 chi (56,73% tổng số chi) thuộc hệ thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức. Bảng 2: Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức. STT Tên La tinh Tên Việt Nam Số loài Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) 1 Anacardiaceae Họ Đào lộn hột 3 2,27 3 2,7 2 Apocynaceae Họ Trúc đào 7 5,3 7 6,31 3 Asteraceae Họ Cúc 6 4,55 4 3,6 4 Caesalpiniaceae Họ Vang 5 3,79 5 4,5 5 Clusiaceae Họ Măng cụt 3 2,27 2 1,8 6 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 6 4,55 4 3,6 7 Meliaceae Họ Xoan 3 2,27 3 2,7 8 Moraceae Họ Dâu tằm 8 6,06 2 1,8 9 Myrtaceae Họ Sim 7 5,3 7 6,31 10 Rosaceae Họ Hoa hồng 3 2,27 2 1,8 11 Rubiaceae Họ Cà phê 6 4,55 4 3,6 12 Sapindaceae Họ Bồ hòn 3 2,27 3 2,7 13 Agavaceae Họ A gao 4 3,03 2 1,8 14 Araceae Họ Ráy 3 2,27 3 2,7 15 Arecaceae Họ Cau 7 5,3 7 6,31 16 Poaceae Họ Cỏ 5 3,79 5 4,5 Tổng 79 59,85 63 56,73 Qua Bảng 2, chúng tôi đã thống kê được họ Dâu tằm (Moraceae) (8 loài); họ Trúc đào (Apocynaceae) (7 loài), họ Sim (Myrtaceae) (7 loài) và họ Cau (Arecaceae) (7 loài) là những họ đa dạng nhất, các họ còn lại có số lượng loài trong khoảng từ 3 đến 6 loài, trong khu hệ thực vật có hoa phân bố ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức. 3. Đã xác định được 111 chi thuộc ngành thực vật có hoa phân bố trong hai lăng Minh Mạng và Tự ức, trong đó có 14 chi có số lượng loài từ 2 loài trở lên (Bảng3) (12,61% tổng số chi). Tổng số loài trong các chi này là 35 loài (26,56% tổng số loài). Bảng 3: Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức STT Tên chi Thuộc họ Số loài Tỷ lệ (%) 1 Dracaena Agavaceae 3 2,27 2 Chrysanthemum Asteraceae 2 1,52 3 Cosmos Asteraceae 2 1,52 4 Garcinia Clusiaceae 2 1,52 5 Euphorbia Euphorbiaceae 3 2,27 6 Cinamomum Lauraceae 2 1,52 7 Lagerstroemia Lythraceae 2 1,52 8 Artocarpus Moraceae 2 1,52 9 Ficus Moraceae 6 4,55 10 Nelumbium Nelumbonaceae 2 1,52 11 Nymphaea Nymphaeaceae 2 1,52 12 Ochna Ochnaceae 2 1,52 13 Prunus Rosaceae 2 1,52 14 Ixora Rubiaceae 3 2,27 Tổng 35 26,56 Qua bảng 3, chúng tôi nhận thấy chi Ficus thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) gồm 6 loài (4,55% tổng số loài), đó là chi đa dạng nhất trong hệ thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức mà chúng tôi khảo sát được. 4. Đánh giá tính đa dạng của thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức: Qua bảng 4 và hình 1; Chúng tôi nhận thấy hệ thực vật có hoa giữa hai lăng Minh Mạng và lăngTự Đức ít có sự sai khác. Về thành phần loài, lăng Tự Đức có số loài 124 loài, (93,94% tổng số loài), lăng Minh Mạng 119 loài (90,15% tổng số loài). Trong tổng số 111 chi của hệ thực vật có hoa đã được khảo sát, lăng Tự Đức có 107 chi (96,4%), lăng Minh Mạng có 106 chi (95,5%). Lăng Tự Đức có 51 họ trên tổng số 58 họ thực vật (87,93%), lăng Minh Mạng có 50 họ (86,21%). Như vậy, lăng Tự Đức có thành phần loài thực vật có hoa đa dạng hơn lăng Minh Mạng. Bảng 4: Đánh giá tính đa dạng của thực vật có hoa của hai lăng Minh Mạng và Lăng Tự Đức. Lăng Số loài Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) Số họ Tỷ lệ (%) Minh Mạng 119 90,15 106 95,5 50 86,21 Tự Đức 124 93,94 107 96,4 51 87,93 Hình1: Biểu đồ biểu thị tính đa dạng của thực vật có hoa ở lăng Minh Mạng và Lăng Tự Đức. III. KẾT LUẬN 1. Thành phần loài thực vật có hoa (Anthophyta) phân bố trong lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức rất đa dạng. Đã xác định được 132 loài thuộc 111 chi, 58 họ, 2 lớp; trong đó lăng Minh Mạng có 119 loài thuộc 106 chi, 50 họ, 2 lớp và lăng Tự Đức có 124 loài thuộc 107 chi, 51 họ, 2 lớp. 2. Trong tổng số 58 họ thực vật có hoa phân bố ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, có 16 họ có từ 3 đến 8 loài. Họ Dâu tằm (Moraceae) là họ có thành phần loài đa dạng nhất. Trong tổng số 111 chi thực vật có hoa ở khu vực khảo sát, có 14 chi có từ 2 đến 6 loài. Chi Ficus có thành phần loài đa dạng nhất. 3. Thành phần loài thực vật có hoa phân bố ở lăng Tự Đức đa dạng hơn lăng Minh Mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Thuận An. Lăng tẩm Huế - Một kỳ quan. Nxb Thuận Hóa, Huế. (2002). Đỗ Xuân Cẩm. Về cây xanh tạo bóng ở thành phố Huế. Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở KHCN & MT Thừa Thiên Huế. (1996). Đỗ Xuân Cẩm. Hệ thống cây xanh ở quần thể lăng tẩm Huế. Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở KHCN & MT Thừa Thiên Huế (2004). Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. quyển I,II, III., Nxb Mêkông, Canada (1991). Trần Hợp. Cây cảnh, hoa Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. (1993). Klein.R.M & D.T. Klein. (Nguyễn Tiến Bân và Nguyễn Hữu Khánh dịch). Phương pháp nghiên cứu thực vật, Tập 1, 2. Nxb Khoa học và Kỹ Thuật (1979). Mai Văn Phô. Về việc trồng cây xanh ở thành phố Huế. Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở KHCN & MT Thừa Thiên Huế. (1992). Địa chí Thừa Thiên Huế (Phần tự nhiên). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội (2005). Brummit R. K., Vascular plant Families and Genera. Royal Botanic Gardens. Kew (1992). DATA ON SPECIES COMPOSITION OF FLOWERING PLANTS (ANTHOPHYTA) IN MINH MANG’S TOMB AND TU DUC’S TOMB IN THUA THIEN HUE PROVINCE Mai Van Pho, Nguyen Viet Thang Le Tat Uyen Chau College of Sciences, Hue University SUMMARY The author has determined 132 species belonging to 111 genera, 58 families, 2 classes of the Anthophyta, distributed in Tu Duc’s tomb and Minh Mang’s tomb. There are 4 dominant families: Moraceae (8 species), Apocynaceae (7 species), Myrtaceae (7 species) and Arecaceae (7 species). There are 4 dominant genera: Ficus (6 species), Dracaena (3 species), Euphorbia (3 species) and Ixora (3 species).
Tài liệu liên quan