Đánh giá 10 xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức tại tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, có tổng diện tích là 353.700 ha, trong đó gần 80% là đất sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 8 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố với 156 đơn vị hành chánh cấp xã (bao gồm 21 phường, 16 thị trấn, và 119 xã) với tổng dân số toàn tỉnh hiện nay là 1.908.601. Là tỉnh biên giới, có số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm 5,17% (chủ yếu là đồng bào dân tộc khmer), có đường biên giới giáp 2 tỉnh Tà-Keo và Kandal thuộc Vương quốc Campuchia dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu quốc tế và 02 cửa khẩu quốc gia. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ KHKT góp phần tăng năng suất, chất lượng, từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như “cánh đồng lớn”, chuỗi giá trị, rau màu, thủy sản mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng lên. Từ đó, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ; tỉnh luôn nhận thức rõ việc xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá 10 xây dựng nông thôn mới và những tồn tại, thách thức tại tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
171 UBND TỈNH AN GIANG ĐÁNH GIÁ 10 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NHỮNG TỒN TẠI, THÁCH THỨC TẠI TỈNH AN GIANG I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 1. Khái quát chung An Giang là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, có tổng diện tích là 353.700 ha, trong đó gần 80% là đất sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 8 huyện, 01 thị xã, 02 thành phố với 156 đơn vị hành chánh cấp xã (bao gồm 21 phường, 16 thị trấn, và 119 xã) với tổng dân số toàn tỉnh hiện nay là 1.908.601. Là tỉnh biên giới, có số đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm 5,17% (chủ yếu là đồng bào dân tộc khmer), có đường biên giới giáp 2 tỉnh Tà-Keo và Kandal thuộc Vương quốc Campuchia dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu quốc tế và 02 cửa khẩu quốc gia. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ KHKT góp phần tăng năng suất, chất lượng, từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Một số mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như “cánh đồng lớn”, chuỗi giá trị, rau màu, thủy sản mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng lên. Từ đó, tạo điều kiện nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ; tỉnh luôn nhận thức rõ việc xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. 2. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai, thực hiện Chƣơng trình Đảng bộ An Giang xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Trong công tác chỉ đạo điều hành tỉnh đã quan tâm tập trung cho xây dựng nông thôn mới, cụ thể: - Trong chỉ đạo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là người đứng đầu phải thật sự gương mẫu, nhiệt huyết; phải sâu sát, năng nổ, tận tụy, phải động viên khích lệ cho cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc. Thực hiện phân công các đồng chí Tỉnh ủy viên phụ trách từng xã thực hiện xây dựng nông thôn mới, các sở, ngành tỉnh phụ trách cụ thể từng tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Mỗi cán bộ từ xã đến các ấp, từ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ai cũng phải là những tuyên truyền viên trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua công tác kiểm tra giám sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, những cán bộ đứng đầu cấpỦy, Chính quyền, Mặt trận đoàn thể đến các cấp, nếu thiếu nhiệt huyết, lơ là trách nhiệm đều bị kiểm điểm, kỹ luật hoặc thuyên chuyển vị trí khác; nhường vị trí lãnh đạo cho người có tâm, có tầm, có trách nhiệm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thực tiễn cho thấy với cách chỉ đạo trên vừa nâng cao vai trò trách nhiệm vừa tạo động lực thúc đẩy của cả hệ thống chính trị cùng người dân nông thôn vào cuộc, chung tay xây dựng nông thôn mới. 172 - Trong điều hành tỉnh chọn bước đi giải pháp tối ưu nhất phù hợp với điều kiện xuất phát điểm của địa phương: Chọn xã điểm, huyện điểm để chỉ đạo thực hiện để rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các địa phương; chọn các giải pháp ưu tiên thực hiện: Tập trung phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao, nhằm nâng cao thu nhập tạo sự ổn định khu vực nông thôn và tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới trước mắt và lâu dài. Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các giải pháp về nguồn vốn và thủ tục đầu tư để thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường, an ninh trật tự của địa phương. Phát triển nông thôn mới gắn với việc khai thác triệt để thế mạnh của địa phương như: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển mới các khu, cụm công nghiệp; đặc biệt là các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). - UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hằng năm, giai đoạn trên cơ sở Nghị quyết và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sởnhững nghiên cứu tổng hợp, đánh giá, theo dõi tiến độ thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu của các Sở, ngành chuyên môn tỉnh và theo yêu tình hình thực tế của địa phương. UBND huyện, thị xã, thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo lộ trình, kế hoạch huyện đề ra; Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ Trung ươngvà huy động các nguồn lực ngoài ngân sách tập trung cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. - Ban Chỉ đạo tỉnh luôn quan tâm lắng nghe, tranh thủ sự hiến kế của các tầng lớp nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới; chủ động liên hệ với các Bộ, ngành trung ương để tranh thủ các Chương trình, dự án và nguồn kinh phí để tham mưu triển khai thực hiện. - Thực hiện Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; ngày 19/01/2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 27/KH-UBND về phát động phong trào thi đua “An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”. Trong các năm qua các ngành, đoàn thể và các địa phương đã vận dung sáng tạo nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả như:Mô hình “Ấp tự quản bảo vệ môi trường”; “Hành lang giao thông thông thoáng, mỗi nhà làm hàng rào cây xanh, cột cờ thẳng tắp”; mô hình “Hội Mái ấm tình thương”; mô hình “Bếp ăn tình thương”; mô hình “Đội thiện nguyện xây dựng cầu”; mô hình “Cổng rào an ninh trật tự” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động. Mô hình “Nông dân giỏi tham gia phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mới” gắn với tiêu chí ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình ”chiếu sáng làng quê”, do Hội Nông dân tỉnh phát động. Cuộc vận động “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”; phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, công trình “Tuyến đường hoa”, mô hình”phân loại, xử lý rác hợp vệ sinh” do Hội Phụ nữ tỉnh phát động. “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội” gắn với tiêu chí an ninh trật tự được giữ vững, “Camera giám sát an ninh trật tự”,... Đoàn Thanh niên tổ chức phát động phong trào hội thi “Tuổi trẻ An Giang chung tay xây dựng nông thôn mới”; tổ chức trồng cây tạo cảnh quang môi trường, xanh, sạch, đẹp.Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh năm 2018”, với các mô hình như: Mô hình vận động “Quỹ vì người nghèo và an sinh xã 173 hội"; “Tết Quân - Dân”; “ấp điểm tham gia bảo hiểm y tế”; “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”; Đề án xã hội hóa xây dựng cầu giao thông nông thôn nhằm xóa cầu tre, cầu khỉ, cầu gỗ tạm,... 3. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chƣơng trình Đến nay toàn tỉnh đã có 54/119 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới đạt tỷ lệ 45,38% (tính đến tháng 9/2019), ước đến 12/2019, toàn tỉnh có thêm 07 xã đạt chuẩn, nâng tổng số lên 61/119 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 51,26%; tăng 48 xã so với giai đoạn (2011 - 2015) và hoàn thành mục tiêu Chương trình sớm hơn 01 năm so với lộ trình, kế hoạch của tỉnh; Bình quân toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã (tăng 8,74 tiêu chí/xã so với giai đoạn 2010 - 2015), không còn xã dưới 07 tiêu chí. - Có 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó có 01 huyện nông thôn mới (huyện Thoại Sơn), 02 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên) được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và chất lượng; mạng lưới trường lớp được đầu tư rộng khắp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tăng cường; lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và nhiều chương trình khác ngày càng đi vào chiều sâu. Các thiết chế văn hóa tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, tôn tạo và đưa vào khai thác. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng khó khăn luôn được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người trên năm khu vực nông thôn năm 2018 đạt 40,7 triệu đồng/người/năm, tăng 13,15 triệu đồng so năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm bình quân hàng năm 1,34%. Có 99,06%hộ dân nông thôn sử dụng nước Hợp vệ sinh và 88,56% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy định. Các chỉ tiêu khác cũng có bước phát triển tốt. Nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có những bước đổi thay căn bản, toàn diện. Bộ mặt nông thôn khang trang; Cảnh quan nông thôn, vệ sinh môi trường được cải thiện (các địa phương có nhiều các làm hay, các mô hình có hiệu quả: hàng rào cây xanh, các tuyến đường hóa, mô hình thu gom rác thải,); đời sống người dân được nâng lên; kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng của các xã đạt chuẩn, các tuyến giao thông, trường học, trạm y tế, chợ được đầu tư nâng cấp; hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi được kiên cố hóa; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội đều tăng. Các cấp ủy và chính quyền luôn quan tâm thực hiện đồng bộ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh luôn được thực hiện thường xuyên. Hoạt động khu vực phòng thủ ngày càng đi vào chiều sâu, vững chắc, nhất là các khu vực trọng điểm biên giới, miền núi. Cụ thể các tiêu chíđạt cao như 100% xã đạt tiêu chí quy hoạch, thủy lợi, văn hóa , 97% số xã đạt tiêu chí về lao động và việc làm, gần 90% số xã đạt tiêu chí về thương mại nông thôn. Tuy nhiên, một số tiêu chí như về cơ sở vật chất về giáo dục, một số chỉ tiêu về môi trường chỉ đạt hơn 50% số xã. 174 Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2019là: 14.788.698 triệu đồng, cụ thể: - Vốn ngân sách Trung ương là: 2.807.770 triệu đồng, chiếm: 18,99%; - Vốn ngân sách địa phương là: 3.916.402triệu đồng, chiếm: 26,48%; - Vốn lồng ghép các CT, DA là: 2.117.697triệu đồng, chiếm: 14,32%; - Vốn vay tín dụng là: 2.347.725triệu đồng, chiếm: 15,88%; - Vốn huy động từ DN là: 1.896.251 triệu đồng, chiếm: 12,82%; - Vốn cộng đồng dân cư đóng góp là:1.477.579 triệu đồng, chiếm: 9,99%; - Vốn huy động khác là: 22.5274triệu đồng, chiếm: 1,52%. Thời gian qua, tỉnh đã huy động từ công đồng dân cư được tiền mặt là: 926.887triệu đồng; đóng góp trên 78.226 ngày công lao động để xây dựng cầu, làm đường giao thông nông thôn, cất nhà tình nghĩa.. (Quy đổi thành tiền là: 273.770 triệu đồng);hiến trên 242.756.000 m2 đất ở, đất sản xuất nhằm phục vụ cho các công trình nông thôn mới (Qui đổi thành tiền là: 273.770 triệu đồng); và vật tư quy đổi thành tiền là: 184.248 triệu đồng. Nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ưu tiên bố trí nguồn lực, sự kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới của cấp uỷ đảng, chính quyền; sự chủ động của địa phương, đơn vị trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung, tiêu chí nông thôn mới đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh. 4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân a) Nhữn tồn tại, hạn chế chủ yếu - Tiến độ xây dựng nông thôn mới thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ chương trình còn hạn chế trong khi nhiều xã có rất nhiều chỉ tiêu cần vốn hỗ trợ của Nhà nước. Một số chỉ tiêu tuy đạt nhưng tỷ lệ chưa cao hoặc thiếu bền vững như: Bảo hiểm y tế, môi trường, thu nhập, hộ nghèo. - Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp còn chậm. Việc thực hiện liên kết trong sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân đã được hình thành bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, mối liên kết này vẫn còn thiếu tính bền vững, nhất là khi giá bán sản phẩm trên thị trường biến động theo hướng giảm thì phần thiệt hại luôn thuộc về người nông dân trực tiếp sản xuất, nên việc đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô còn hạn chế. - Vẫn còn một bộ người dân chưa thông hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chưa nhiệt tình tham gia tổ chức thực hiện, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc huy động nguồn lực trong dân có lúc gặp không ít khó khăn. - Điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội trước khi thực hiện Chương trình, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, thiếu sự đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, cần nguồn lực đầu tư lớn. b) N uyên nhân tồn tại, hạn chế 175 - An Giang có vị trí tâm điểm vùng tứ giác Long Xuyên nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế, chủ yếu vẫn còn ở quy mô sản xuất vừa và nhỏ, giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Các lĩnh vực thế mạnh của huyện chưa được đầu tư đúng mức nên chưa khai thác hết tiềm năng kinh tế, nguồn thu còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ở địa phương. - Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn ít do với tiềm năng và lợi thế tỉnh. Đồng thời, các yếu tố khách quan như giá cả các mặt hàng nông sản, thủy sản thiếu ổn định, thị trường đầu ra đôi lúc gặp khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nội ngành. - Kinh tế tập thể, tuy được chú trọng phát triển nhưng hiệu quả chưa cao, kinh tế trang trại, gia trại ở quy mô nhỏ; Việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông thôn còn hạn chế, nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới chưa đáp ứng nhu cầu. - Công tác tuyên truyền đã đi vào chiều sâu nhưng vẫn còn tính một chiều, chưa liên tục để tạo thành thói quen trong người dân. Đa số các xã chưa có cán bộ chuyên trách về xây dựng nông thôn mới nên khó khăn trong công tác tham mưu về xây dựng nông thôn mới. 5. Bài học kinh nghiệm Một là,trong chỉ đạo phải phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là người đứng đầu phải thật sự gương mẫu, nhiệt huyết; phải sâu sát, năng nổ, tận tụy, phải động viên khích lệ cho cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc. Phân công cụ thể cán bộ từ cấp ủy, đến chính quyền phụ trách cụ thể nội dung xây dựng nông thôn mới. Mỗi cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, từ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể ai cũng phải là những tuyên truyền viên trong xây dựng nông thôn mới. Mạnh dạn trong công tác đề bạc, xử lý trách nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ đứng đầu đối với các ngành, địa phương. Hai là, trong điều hành hành phải chọn bước đi giải pháp tối ưu nhất phù hợp với điều kiện xuất phát điểm của địa phương; chọn xã điểm, huyện điểm để chỉ đạo thực hiện để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Chọn các giải pháp ưu tiên thực hiện: Tập trung phát triển liên kết sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao, nhằm nâng cao thu nhập tạo sự ổn định khu vực nông thôn và tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới trước mắt và lâu dài. Ba là,vận dụng linh hoạt và sáng tạo các giải pháp về nguồn vốn và thủ tục đầu tư để thực hiện hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường, an ninh trật tự của địa phương. Phát triển nông thôn mới phải gắn với việc khai thác triệt để thế mạnh của địa phương như: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, phát triển mới các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của địa phương từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Bốn là,đánh giá đúng tiềm năng, sức mạnh của nhân dân; phải tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ và lắng nghe sự hiến kế của các tầng lớp nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Phải thật sự khéo léo và khoa học trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa, trong dân, Mạnh Thường Quân, các Doạnh nghiệp trong và ngoài địa phương, các tổ chức xã hội. Việc huy động đóng góp của nhân dân do chính người dân ở địa phương bàn bạc, quyết định, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, không quá sức 176 dân. Kịp thời phát hiện và tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp, cách làm hay, sáng tạo để động viên, khích lệ tinh thần, nhân rộng phong trào trong quần chúng nhân dân. Năm là, kế thừa và phát huy nhiều bài học kinh nghiệm, thành quả từ các chương trình mục tiêu, các phong trào quần chúng trước đây để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, có bài học kinh nghiệm xuyên suốt đó là: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân hưởng thụ”. -Cuối cùnglà, tập trung tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể huyện và xã trong xây dựng nông thôn mới. II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Để tiếp tục triển khai thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, Tỉnh có một số đề xuất, kiến nghị với Trung ương cụ thể như sau: 1. Cần ban hành cơ chế chính sách cũng như phân bổ nguồn lực để thực hiện xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn tiếp theo sau khi đã đạt chuẩn xã nông thôn mới; tiếp tục tăng cường nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí có liên quan đến đầu tư xây dựng nhằm góp phần nâng cao tính khả thi, đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình, kế hoạch. 2. Phân bổ nguồn vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 từ Chương trình (vốn dự phòng năm 2020) để các địa phương triển khai các nhiệm vụ, dự án theo quy định. 3. Cần điều chỉnh Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg cho phù hợp theo hướng không nên quy định cứng nhắc về hệ số phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các xã. Sớm phân bổ đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương Chương trình NTM năm 2020 (kể cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) theo kế hoạch trung hạn để địa phương sớm triển khai thực hiện. 4.Ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để địa phương có định hướng xây dựng Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện chương trình cho giai đoạn sau. Sớm nghiên cứu và ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để các địa phương định hướng nội dung thực hiện cho giai đoạn sau. 5.Xác định Chương trình nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị quan trong và lâu dài, không có điểm dừng, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ, ngành có liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong cả nước. Trên đây là báo cáo tham luận tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của UBND tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang kính gửi Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổng hợp, phục vụ
Tài liệu liên quan