Đánh giá hiệu quả ban đầu của phương pháp bơm mỡ tự thân trong điều trị điểu trị hõm mi trên

Đặt vấn đề: “Hõm mí” là từ dùng để mô tình trạng hõm giữa mí trên là bờ trên xương hốc mắt. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dẫn đến kết quả chung là mất thẩm mỹ. Điều trị hõm mí đem lại vẻ đẹp và sự tự tin hơn cho bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ban đầu của phương pháp bơm mỡ tự thân nhằm điều trị hõm mi trên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, tiến hành trên 15 bệnh nhân có hõm mí trên được bơm mỡ tự thân điều trị hõm mí tại BV. Mắt TP.HCM từ 2009 – 2011. Bệnh nhân được theo dõi sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả được đánh giá qua đo đạc dựa trên hình ảnh và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 15 bệnh nhân, tuổi trung bình là 34±9,6 tuổi, nguyên nhân hõm mí là sau chấn thương có gãy sàn hốc mắt và cắt bỏ nhãn cầu. Tỉ lệ thành công sau lần phẫu thuật đầu tiên là 85,7%. Biến chứng gồm bầm mí, tạo nang mỡ, đầy mi không đều và tiêu mỡ. Kết luận: Đây là phương pháp điều trị hõm mí khá an toàn và hiệu quả. Cần tiến hành nghiên cứu thêm để tăng tỉ lệ thành công và giảm tỉ lệ biến chứng.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả ban đầu của phương pháp bơm mỡ tự thân trong điều trị điểu trị hõm mi trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Mắt 13 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BAN ĐẦU CỦA PHƯƠNG PHÁP BƠM MỠ TỰ THÂN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐIỂU TRỊ HÕM MI TRÊN Nguyễn Thị Thu Tâm*, Lê Minh Thông* TÓM TẮT Đặt vấn đề: “Hõm mí” là từ dùng để mô tình trạng hõm giữa mí trên là bờ trên xương hốc mắt. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dẫn đến kết quả chung là mất thẩm mỹ. Điều trị hõm mí đem lại vẻ đẹp và sự tự tin hơn cho bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả ban đầu của phương pháp bơm mỡ tự thân nhằm điều trị hõm mi trên. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, tiến hành trên 15 bệnh nhân có hõm mí trên được bơm mỡ tự thân điều trị hõm mí tại BV. Mắt TP.HCM từ 2009 – 2011. Bệnh nhân được theo dõi sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả được đánh giá qua đo đạc dựa trên hình ảnh và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 15 bệnh nhân, tuổi trung bình là 34±9,6 tuổi, nguyên nhân hõm mí là sau chấn thương có gãy sàn hốc mắt và cắt bỏ nhãn cầu. Tỉ lệ thành công sau lần phẫu thuật đầu tiên là 85,7%. Biến chứng gồm bầm mí, tạo nang mỡ, đầy mi không đều và tiêu mỡ. Kết luận: Đây là phương pháp điều trị hõm mí khá an toàn và hiệu quả. Cần tiến hành nghiên cứu thêm để tăng tỉ lệ thành công và giảm tỉ lệ biến chứng. Từ khóa: hõm mí trên, bơm mỡ tự thân. ABSTRACT EVALUATION OF BEGINING OUTCOMES AFTER CORECTION SUNKEN UPPER EYELIDS WITH AUTOLOGOUS FAT INJECTION Nguyen Thi Thu Tam, Le Minh Thong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 13 - 17 Background: ‘‘Sunken eyelid’’ is a term used to describe a deeply sunken area between the upper eyelid and upper edge of the orbital bone. There are many causes of sunken upper eyelid, and the results are lack of beauty. Correction of sunken upper eyelids can bring patients happiness and confidence. Objectives: To evaluate the beginning outcomes after correction sunken upper eyelids with autologous fat injection. Method: This case series without compare on 15 patients, who underwent autologous fat injection to correct sunken upper eyelids at Ho Chi Minh City Eye Hospital from 2009 – 2011. The post-operative examinations were performed on 1 day, 1 week, 1 month, 3 months and 6 months. Results were evaluated with measurements based on photographs and patients’ satisfaction. Results: There are 15 patients with the mean age 34±9.6. Causes were orbital floor fracture and enucleation. Successful rate was 85.7%. Complications were bruising, cyst formation, contour irregularities and fat absorption.  Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thu Tâm, ĐT: 0918385467 Email: thutamnguyenmd@gmail.com. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 14 Conclusion: Autologous fat transfer should be considered as a good choice for correction sunken upper eyelids. It should be modifier technique for increasing successes and restricting complications. Keywords: sunken upper eyelid, autologous fat injection. ĐẶT VẤN ĐỀ Hõm mí, đặc biệt hõm mi trên, là tình trạng mô mỡ mi mắt vì một lý do nào đó bị tiêu biến. Các nguyên thường gặp là do tuổi già, gầy, chấn thương gãy thành hốc mắt hoặc lắp mắt giả lâu ngày. Hõm mí làm đôi mắt trở nên mệt mỏi, kém linh động và tạo một nét mặt già cỗi. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, tâm sinh lý người bệnh, đặc biệt những người,những ngành cần giao tiếp nhiều. Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào điều trị hõm mi. Đứng trước tình hình đó chúng tôi quyết định thức hiện phẫu thuật bơm mỡ tự thân nhằm điều trị hõm mi với mong muốn đóng góp một lựa chọn trong điều trị để mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân có hõm mi trên đến khám và điều trị tại khoa Thần kinh Thẩm mỹ Bệnh viện Mắt TP HCM. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Bệnh nhân hõm mí có nhu cầu điều trị tại khoa Thần kinh Thẩm mỹ, BV. Mắt TP.HCM. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có các bệnh lý nhiễm trùng tại mắt và khu vực mí mắt. - Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân nặng không thể tham gia phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Cỡ mẫu: Chúng tôi tiến hành lấy mẫu hàng loạt ca, tất cả cac bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu đều đưa vào lô nghiên cứu. Kỹ thuật mổ Ước tính lượng thể tích mỡ cần sử dụng - Bơm thuốc tê vào mí mắt bị hõm cho đến khi hai mí cân bằng nhau. - Xác định thể tích thuốc tê đã sử dụng. - Thể tích mỡ cần dùng sẽ bằng 150% lượng thuốc tê đã tiêm. Lấy mỡ tự thân - Lấy mỡ vùng bụng quanh rốn: các bước thực hiện: + Sát trùng vùng rốn và vùng bụng quanh rốn bằng Povidine 10%. + Tê tại chỗ vùng quanh rốn bằng Lidocain 2%. - Pha dung dịch gồm: + 500mg lidocain (25ml lidocain 2%). + 1mg epinephrine(1ml 1:1000). + 12,5mEq sodium carbonate (12,5ml 8,4%). + 500ml LR. - Chia dung dịch vào 4 – 6 ống 10cc. - Dùng dao 11 rạch da 2mm sát rốn. - Dùng nòng gắn vào các ống dung dịch đã pha sẵn bơm vào lớp mô dưới da bụng. - Đợi 5-10 phút. - Dùng cannula có nòng 12G đầu tù gắn vào seringe 10cc hút mỡ. Lượng mỡ cần lấy khoảng 10cc. Để syringe mỡ đã lấy đứng ngược, chờ cho lượng dịch và máu lắng đọng. Lọc bỏ lượng máu và dịch ấy. - Sát trùng lại. Băng ép. Bơm mỡ vào vùng mi mắt - Chiết lượng mỡ đã chuẩn bị vào các syringe 1ml. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Mắt 15 - Dùng kim 18G gắn với syringe 1cc, bơm mỡ vào mô dưới da mi với thể tích đã xác định. Khâu da tại nơi bơm. Massage cho mô mỡ cho đồng đều. - Băng mắt. Hậu phẫu - Ciprofloxacine 0,5g 1v x 2 (u)/ngày trong 7 ngày. - Alaxan 325mg 1v x 2 (u)/ngày trong 7 ngày. - Cắt chỉ mi mắt sau 7 ngày. - Cắt chỉ da bụng sau 14 ngày. Đánh giá kết quả Kết quả phẫu thuật được đánh giá sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Đánh giá kết quả dựa vào độ đầy mi và độ hài lòng của bệnh nhân. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Đặc điểm nhóm nghiên cứu Tuổi Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 34±9,6; tuổi thấp nhất là 20, tuổi cao nhất là 50. Số bệnh nhân nằm trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 50 tuổi) chiếm 100% mẫu nghiên cứu, tương tự các tác giả Malet(3), Choi(1), Park(4). Giới Nam chiếm tỉ lệ 60%, nữ chiếm 40%. Như vậy, không có sự khác biệt rõ ràng giữa tỉ lệ nam nữ, và có sự tương đồng với các tác giả Choi(1) và Rose(5). Đặc điểm về bệnh sử và tiền căn Nguyên nhân Có 2 nhóm nguyên nhân gây hõm mi trong mẫu nghiên cứu là hõm mi sau cắt bỏ nhãn cầu chiếm tỉ lệ 53,3% và do gãy sàn hốc mắt chiếm tỉ lệ 46,7%. Không có trường hợp nào có hõm mi do tuổi già hoặc do biến chứng của phẫu thuật hay điều trị trước đó. Điều này có thể giải thích do các trường hợp đều là hõm mi một mắt. Độ hõm mi chênh lệch 2 mắt Có giá trị trung bình là 5±1mm. Chúng tôi ghi nhận các yếu tố nguyên nhân gây hõm mi có tương quan thuận và chặt chẽ với độ hõm mi chênh lệch (r>0,5) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả phẫu thuật Thể tích mỡ bơm trung bình: 3,1±0,6ml. Kết quả làm đầy mi hõm Hình 1: Sự thay đổi độ đầy mi theo thời gian Do chúng tôi bơm nhiều hơn 50% so với lượng mỡ cần thiết nên trong thời gian đầu, mi hõm có vẻ sưng hơn mi còn lại, nhưng chúng dần đạt được sự ổn định tại thời điểm hậu phẫu 3 tháng. Độ đầy mi tại các thời điểm 1 tuần và 1 tháng, 1 tháng và 3 tháng khác nhau có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,0239 và 0,0024). Tại thời điểm 3 tháng và 6 tháng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có sự tương quan thuận giữa mức độ đầy mi và thể tích mỡ bơm. Tương quan này là mạnh với r=0,7207>0,5, và có ý nghĩa thống kê với p=0,0036<0,05. Phương trình hồi qui tuyến tính giữa mức độ đầy mi và thể tích mỡ bơm được xác định: Mức độ đầy mi = 0,4565217 + 1,13043 x thể tích mỡ bơm. Trong đó, hệ số tương quan bình phương (r2) là 0,58 (58%) nói lên thể tích mỡ bơm có thể giải thích cho 58% sự thay đổi về mức độ đầy mi sau 6 tháng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 16 2 2 .5 3 3 .5 4 T h e t ic h m o b o m 2 3 4 5 6 Muc do day mi vbom Fitted values Hình 2: Phân tán đồ của 2 biến số thể tích mỡ bơm và mức độ đầy mi Phân loại khả năng làm đầy mi Bảng 1: Phân loại khả năng làm đầy mi Đạt yêu cầu Thái quá Chưa đạt N % N % N % 1 tháng 5 35,7 9 64,3 0 0 3 tháng 9 64,3 4 28,6 1 7,1 6 tháng 12 85,7 0 0 20 14,3 Tỉ lệ thành công sau thời gian theo dõi 6 tháng là 85,7% và tỉ lệ tái phát là 14,3%. So với các tác giả Yoon(6), Park(4) và Goldberg(2), tỉ lệ tái phát của chúng tôi nhiều hơn, có thể do mẫu nghiên cứu ít. Mức độ hài lòng của bệnh nhân 92,9% tương tự các tác giả Yoon(6), Goldberg(2). Biến chứng Bảng 2: Biến chứng sau mổ Biến chứng Tần số % (N=15) Sốc 1 6,7% Bầm mi 6 42,8% (N=14) Tiêu mỡ 14 100% (N=14) Đỏ da vùng bụng 4 26,7% Đầy mi không đều 1 7,1% (N=14) Tạo nang mỡ 2 14,3% (N=14) Hạ mí sau mổ 6 42,9% Biến chứng sốc xảy ra với 1 trường hợp, nhưng xảy ra do bệnh nhân có phản ứng quá mẫn cấp với thuốc tê, lúc tê dưới da quanh rốn mà chưa tiến hành hút mỡ. Bơm mỡ điều trị hõm mi là một phẫu thuật khá an toàn. Trong các tài liệu chúng tôi thu thấp, không có tài liệu nào ghi nhận biến chứng này xảy ra trong lúc hút và bơm mỡ. Đa số các biến chứng bầm mi, đỏ da, đầy mi không đều, tạo nang mỡ đều tự giới hạn và giảm dần với điều trị. Biến chứng tiêu mỡ xảy ra trong tất cả các trường hợp. Có sự tương quan thuận giữa thể tích mỡ bơm và độ hạ mi sau mổ và tương quan này là mạnh (r>0) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tốc độ tiêu mỡ lần lượt tại các thời điểm 1 tháng 3 tháng và 6 tháng là 15,1%; 37,5% và 45%. Không gặp các biến chứng chảy máu, thuyên tắc mỡ, nhiễm trùng, thay đổi màu da mi lạ thường, và thải ghép trong khoảng thời gian theo dõi. KẾT LUẬN Hõm mi trên một mắt thường gặp do nguyên nhân chấn thương gây gãy sàn hốc mắt và cắt bỏ nhãn cầu. Phương pháp bơm mỡ tự thân điều trị hõm mi co hiệu quả ban đầu cao về mặt thẩm mỹ với tỉ lệ thành công là 86,7%. Kết quả tối ưu đạt được tại 3 tháng sau mổ. Phương trình hồi qui tuyến tính giữa mức độ đầy mi và thể tích mỡ bơm được xác định: Mức độ đầy mi= 0,4565217 + 1,13043 x thể tích mỡ bơm. Phương pháp này khá an toàn, ít biến chứng tại mắt và mô lấy mỡ. Các biến chứng đáng chú ý là tiêu mỡ, tạo nang mỡ và đầy mi không đều giảm dần theo thời gian và có thể hạn chế bằng bơm mỡ sâu hơn vào cơ vòng mi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Choi BH, Lee SH, Chung WS (2005). "Correction of Superior Sulcus Deformity and Enophthalmos with Porous High-density Polyethylene Sheet in Anophthalmic Patients". Korean J Ophthalmol, 19(3): 168 – 173. 2. Goldberg AR (2006). "Filling the Periorbital Hollows With Hyaluronic Acid Gel: Initial Experience With 244 Injections". Ophthalmic Plastic & Reconstructive Surgery, 22(5): 335 – 341. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Mắt 17 3. Malet T (2000). "Reinjection of autologous fat in moderately deep upper lid sulci of anophthalmic sockets". Orbit, 19(4): 239 – 251. 4. Park SK, Kim BG, Shin YH (2011). "Correction of Superior Sulcus Deformity With Orbital Fat Anatomic Repositioning and Fat Graft Applied to Retro-Orbicularis Oculi Fat for Asian Eyelids". Aesth Plast Surg, 35: 162 – 170. 5. Rose GE, Collin R (1992). "Dermofat grafts to the extraconal orbital space". British Journal of Ophthalmology, 76: 408 – 411. 6. Yoon DJ, Kang CU, Bae YC (2008). "Correction of Sunken Upper Eyelids Using Incisional Double Eyelidplasty and Autologous Microfat Grafting into Orbital Septum". J Korean Soc Aesthetic Plast Surg, 14(2): 139 – 144.