Đánh giá hiệu quả điều trị điều trị hỗ trợ cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chế phẩm giải độc trung dược Herba Savior

Đặt vấn đề: Nghiện ma tuý là một tình trạng nhiễm độc mạn tính do dùng lặp đi lặp lại lâu ngày một chất gây nghiện. Ở nước ta hiện nay nghiện ma túy chủ yếu vẫn là nghiện các chất dạng thuốc phiện. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học thấy rằng: căn bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tái nghiện là vấn đề không tránh khỏi và tỷ lệ tái nghiện thông thường là rất cao, tại các nước phát triển tỷ lệ tái nghiện thường luôn lớn hơn 80% (WHO, 2002) và tại Việt Nam tỉ lệ tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100%. Việc điều trị nghiện (đúng hơn là điều trị Hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện) cần được phổ biến trong cộng đồng do đó nên sử dụng các loại thuốc điều trị ít có hoặc không có tác dụng phụ và người nhân viên y tế điều trị có thể là Bác sĩ đa khoa, lương y. Với tinh thần trên, các bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu với hy vọng hỗ trợ tốt trong điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện. Mục tiêu đề tài: Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm Opiat. Phương tiện và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, mở, có đối chứng trên 2 lô bệnh nhân gồm: 31 người uống chế phẩm Giải độc trung dược – Herba Savior, thời gian dùng thuốc liên tục trong 10 ngày và 31 người uống thuốc an thần kinh (Diazepam 5mg) liên tục trong 4 ngày theo phác đồ của Bộ y tế. Việc nghiên cứu được đánh giá thành công khi bệnh nhân tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc đúng phác đồ, điều trị đủ liệu trình, kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat khi ra viện âm tính. Kết quả nghiên cứu: Sau khi dùng thuốc: Các triệu chứng Hội chứng cai giảm dần (F=327,77; p<0,05) và rõ rệt sau ngày thứ 4, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (F=0,134; p>0,05). Chỉ số trung bình đánh giá mức độ nghiện Himmelbach của 2 nhóm nghiên cứu giảm dần (F=424,735; p < 0,05), rõ rệt nhất sau ngày thứ 4 và ổn định suốt thời gian còn lại. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (F=0,903; p>0,05). Thuốc có tác dụng làm giảm men gan trong đó GGT giảm có ý nghĩa. Thuốc không làm thay đổi mạch, huyết áp, đường, Creatinin trên các bệnh nhân nghiên cứu. Tác dụng không mong muốn là những rối loạn nhẹ trên đường tiêu hóa, các triệu chứng này hết trong 3 ngày đầu dùng thuốc. Kết luận: Với nghiên cứu lâm sàng mở, có đối chứng trên 31 bệnh nhân có hội chứng cai nghiện, dùng thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior (2-4 viên x 3 lần/ ngày trong 10 ngày) bước đầu ghi nhận thuốc có tác dụng điều trị hỗ trợ cai ma tuý nhóm Opiat. Kết quả điều trị tốt là 19,4% và khá là 80,6% với thời gian cắt cơn ngắn nhất là 4 ngày và dài nhất là 6 ngày. Trên lâm sàng, Giải Độc Trung Dược tỏ ra có tính an toàn cao cho người sử dụng

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị điều trị hỗ trợ cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chế phẩm giải độc trung dược Herba Savior, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 33 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG CHẾ PHẨM GIẢI ĐỘC TRUNG DƯỢC HERBA SAVIOR Phan Hồng Điệp*, Danh Thị Minh Hà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghiện ma tuý là một tình trạng nhiễm độc mạn tính do dùng lặp đi lặp lại lâu ngày một chất gây nghiện. Ở nước ta hiện nay nghiện ma túy chủ yếu vẫn là nghiện các chất dạng thuốc phiện. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học thấy rằng: căn bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tái nghiện là vấn đề không tránh khỏi và tỷ lệ tái nghiện thông thường là rất cao, tại các nước phát triển tỷ lệ tái nghiện thường luôn lớn hơn 80% (WHO, 2002) và tại Việt Nam tỉ lệ tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100%. Việc điều trị nghiện (đúng hơn là điều trị Hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện) cần được phổ biến trong cộng đồng do đó nên sử dụng các loại thuốc điều trị ít có hoặc không có tác dụng phụ và người nhân viên y tế điều trị có thể là Bác sĩ đa khoa, lương y. Với tinh thần trên, các bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu với hy vọng hỗ trợ tốt trong điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện. Mục tiêu đề tài: Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm Opiat. Phương tiện và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, mở, có đối chứng trên 2 lô bệnh nhân gồm: 31 người uống chế phẩm Giải độc trung dược – Herba Savior, thời gian dùng thuốc liên tục trong 10 ngày và 31 người uống thuốc an thần kinh (Diazepam 5mg) liên tục trong 4 ngày theo phác đồ của Bộ y tế. Việc nghiên cứu được đánh giá thành công khi bệnh nhân tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc đúng phác đồ, điều trị đủ liệu trình, kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat khi ra viện âm tính. Kết quả nghiên cứu: Sau khi dùng thuốc: Các triệu chứng Hội chứng cai giảm dần (F=327,77; p<0,05) và rõ rệt sau ngày thứ 4, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (F=0,134; p>0,05). Chỉ số trung bình đánh giá mức độ nghiện Himmelbach của 2 nhóm nghiên cứu giảm dần (F=424,735; p < 0,05), rõ rệt nhất sau ngày thứ 4 và ổn định suốt thời gian còn lại. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (F=0,903; p>0,05). Thuốc có tác dụng làm giảm men gan trong đó GGT giảm có ý nghĩa. Thuốc không làm thay đổi mạch, huyết áp, đường, Creatinin trên các bệnh nhân nghiên cứu. Tác dụng không mong muốn là những rối loạn nhẹ trên đường tiêu hóa, các triệu chứng này hết trong 3 ngày đầu dùng thuốc. Kết luận: Với nghiên cứu lâm sàng mở, có đối chứng trên 31 bệnh nhân có hội chứng cai nghiện, dùng thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior (2-4 viên x 3 lần/ ngày trong 10 ngày) bước đầu ghi nhận thuốc có tác dụng điều trị hỗ trợ cai ma tuý nhóm Opiat. Kết quả điều trị tốt là 19,4% và khá là 80,6% với thời gian cắt cơn ngắn nhất là 4 ngày và dài nhất là 6 ngày. Trên lâm sàng, Giải Độc Trung Dược tỏ ra có tính an toàn cao cho người sử dụng. Từ khoá: Giải Độc Trung Dược Herba Savior; Điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc phiện  Bệnh viện Y học cổ truyền TP.Hồ Chí Minh  Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu Tác giả liên lạc: BS. Phan Hồng Điệp. ĐT: 0913677358. Email: bsphdiep@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 34 ABSTRACT EVALUATE THE SUPPORTIVE EFFECTS OF GIAI DOC TRUNG DUOC HERBA SAVIOR IN THE THERAPY OF OPIATE DETOXIFICATION Phan Hong Diep, Danh thị Minh Ha Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 33 – 41 Background: Drug addiction is a chronic intoxication caused by repeated use a drug for a long time. In Viet Nam, currently drug users are mainly opiate addiction. Until now, scientists found that this disease has no specific treatment, the relapse is inevitable and relapse rates are typically high. In developed countries the relapse rate is almost greater than 80% (WHO, 2002) and 90% (even 100%) in Vietnam. Treatment of addiction (rather opiate withdrawal syndrome) should be disseminated in the community, therefore drugs with little or no side effects and health workers (may be doctors or Traditional medicine healers) are priviligeous. In this direction, this study is conducted with the hope of finding out a good support in the treatment of opiate withdrawal. Aims of the study: Assessing the clinical effectiveness and safety of Giai Doc Trung Duoc Herba Savior in supportive treatment of opiate withdrawal. Materials and methods: A open, controlled clinical trial stade I on 62 patients with withdrawal syndrome, divided into 2 groups: Study group: 31 patients (taking Giai Doc Trung Duoc Herba Savior daily for 10 days) and control group: 31 patients (taking Diazepam 5mg + Aminazine 25 mg/ day for 4 days). Good result was considered if patients fully participated in research protocols, used the right medicines, and negative opiats in urine test. Results: After treatment: The symptoms of withdrawal syndrome are significantly improved (F = 327.77, p 0.05). The average assessment of two addicts Himmelbach team is reduced (F = 424.735, p <0.05), particularly after day 4 and stable throughout the remaining time. There is no difference between the two groups (F = 0.903, p > 0.05). Reduced significantly GGT. No difference of pulse, blood pressure, blood sugar, creatinin. There is a small amount of patients suffered of mild GI disturbancesthat totally disappeared after 3 days of treatment. Conclusion: With an open, controlled clinical trial stade I, Giai Doc Trung Duoc Herba Savior (2 capsules - 4 capsules three times dayly in 10 days) has shown 19.4% of Good result and 80.6% of fairlygood. Cut down time is 4 to 6 days. Clinically, Giai Doc Trung Duoc Herba Savior was proved to be safe. Key words: Giai Doc Trung Duoc Herba Savior; Treatment of opiate addiction support. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiện ma túy là một trong những tệ nạn xã hội hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, tàn phá tinh thần và thể xác của hàng triệu con người. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học thấy rằng: căn bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tái nghiện là vấn đề không tránh khỏi và tỷ lệ tái nghiện thông thường là rất cao. Tại các nước phát triển tỷ lệ tái nghiện thường luôn lớn hơn 80% (WHO, 2002) và tại Việt Nam tỉ lệ tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100%. Khi người nghiện sức khỏe giảm sút hay vì một lý do nào đó ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện Hội chứng cai với những biểu hiện chính: thèm nhớ mãnh liệt, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi, nổi da gà, đau mỏi người, buồn nôn. chính vì vậy việc điều trị Hội chứng cai là việc không thể thiếu trong các liệu trình cai nghiện ma túy. Điều trị Hội chứng cai, giúp người nghiện vượt qua Hội chứng cai một cách an toàn, nhẹ nhàng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu không những ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 35 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm Opiats. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu, đối chứng. Xuất xứ Giải độc Trung dược Herba Savior là bài thuốc gia truyền xuất xứ từ Trung Quốc của gia đình ông La Tựu, người Hoa sinh sống tại Việt Nam và sáng lập nhà thuốc Di Sanh Đường (địa chỉ tại 153 Rue de Verdun, hiện nay là 153 đường Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP. HCM) Từ năm 1930 Giải Độc Trung Dược được bào chế dạng bột dùng cai nghiện chất á phiện. Năm 1990, Giải Độc Trung Dược chuyển từ dạng bột sang dạng viên sử dụng cho người nghiện Heroin. Công thức Giải Độc Trung Dược Herba Savior hiện nay được nghiên cứu bào chế thành viên nang cứng với công thức cho một viên: Nhân sâm (Radix Ginseng): 120mg. Sơn từ cô (Tulipa edulis Baker): 100mg. Sơn đậu căn (Radix Sophorae tonkinensis): 60mg. Ba kích (Radix morindae officinalis): 50mg. Tục tùy tử (Semen Euphorbiae lathyridis): 50mg. Bồ công anh (Herba lactucae indicae): 40mg. Toan táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae): 40mg. Đương qui (Radix Angelicae sinensis): 40mg. Tá dược vừa đủ. Dạng chế phẩm: vĩ bấm 10 viên/ vĩ x 10 vĩ/ hộp. Lô nghiên cứu: số lô 010209. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân nghiện ma túy Không phân biệt giới tính, tuổi từ 18 – 50, điều trị nội trú tại Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu, tự nguyện tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm Nhóm can thiệp: 30 bệnh nhân Nhóm đối chứng: 30 bệnh nhân Tiêu chuẩn chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên từ tất cả đối tượng nhập viện vào trung tâm, cứ mỗi 5 bệnh nhân chọn một người (danh sách bệnh nhân nhập viện trong mỗi tháng được đánh theo số thứ tự từ 1 đến 100. Chọn ngẫu nhiên cá thể đầu tiên có số thứ tự trong khoảng từ 1 đến 10, cá thể tiếp theo cách cá thể thứ nhất với hệ số K = 5, cho đến khi đủ số lượng nghiên cứu). Phân nhóm nghiên cứu Các cá thể đã chọn được khám lâm sàng, nếu đủ điều kiện theo tiêu chuẩn nhận bệnh sẽ được đưa vào nhóm nghiên cứu và được phân thành 2 nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối chứng theo Bảng số ngẫu nhiên (Table of Random Numbers). Tiêu chuẩn lâm sàng Đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân được chẩn đoán nghiện ma túy và có biểu hiện của Hội chứng cai. Tiêu chuẩn lâm sàng theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10)(2) nghiện ma túy gồm các tiêu chuẩn sau: Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma tuý. Có khuynh hướng tăng liều chất ma tuý để thỏa mãn nhu cầu. Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng chất ma tuý. Khi ngừng dùng chất ma tuý sẽ xuất hiện hội chứng cai buộc phải dùng trở lại. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 36 Sao nhãng thú vui, thích thú cũ, dành thời gian để tìm và sử dụng ma tuý. Biết rõ tác hại của chất ma tuý mà vẫn tiếp tục dùng. Chẩn đoán nghiện ma túy trên lâm sàng khi có 3/6 tiêu chuẩn cơ sở. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng cai (theo phụ lục của Quyết định số 5070/QĐ - BYT ngày 12/12/2007)(1). Hội chứng cai gồm các dấu hiệu sau: 1. Thèm chất ma tuý, 2. Ngáp, 3. Chảy nước mắt, 4. Ngạt mũi hoặc hắt hơi, 5. Nổi da gà hoặc ớn lạnh, 6. Đau cơ chuột rút, 7. Buồn nôn hoặc nôn, 8. Tiêu chảy, 9. Nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp, 10. Giãn đồng tử, 11. Co cứng cơ bụng, 12. Ngủ không yên. Hội chứng cai (+) khi bệnh nhân có 3/12 triệu chứng trên. Tiêu chuẩn cận lâm sàng Xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat (+) Tiêu chuẩn loại trừ Không đưa vào nghiên cứu những BN sau: Xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma tuý Opiat (-). Xét nghiệm nước tiểu tìm chất ma tuý Opiat (+) nhưng không có H/chứng cai. Có bệnh lý cấp, mạn tính đã suy giảm các chức năng tim, gan, phổi, thận: tăng huyết áp giai đoạn 2 (JNC VI), suy tim, viêm gan cấp, mãn (SGOT, SGPT, GGT cao gấp 2 lần bình thường cao), lao phổi, viêm phổi cấp hoặc mãn, hen, suy thận. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh. Có bệnh truyền nhiễm, rối loạn tâm thần (tâm thần phân liệt, trầm cảm). Phương pháp đánh giá kết quả Tiêu chuẩn thành công Bệnh nhân tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc đúng phác đồ, điều trị đủ liệu trình, kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat khi ra viện âm tính. Bệnh nhân điều trị thành công được chia làm 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Kém theo tiêu chuẩn sau: Bảng 1. Tiêu chuẩn thành công. Loại Tốt Khá Trung bình Kém Chỉ tiêu A B C D Thời gian cắt cơn nghiện 3 - 4 ngày 5- 6 ngày 7- 8 ngày > 8 ngày Diễn biến Hội chứng cai Giảm 80% Giảm 70% Giảm 60% Giảm 50% XN Opiats nước tiểu Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính Tiêu chuẩn thất bại Những bệnh nhân trong giai đoạn điều trị nghiên cứu có sử dụng thuốc khác, không tuân thủ đúng phác đồ dùng thuốc Giải Độc Trung Dược. Những trường hợp xin thôi không sử dụng Giải Độc Trung Dược. Những trường hợp không thực hiện đủ liệu trình điều trị nghiên cứu vì tự thấy thuốc không có tác dụng. Kết thúc liệu trình test opiat còn (+). Đánh giá kết quả Sử dụng phần mềm SPSS 10.05. Phép kiểm Chi- square cho các số liệu định tính (độ tuổi, thời gian nghiện). Phép kiểm t- student cho dãy số liệu từng cập về cận lâm sàng (SGOT, SGPT, GGT, Creatinin, đường huyết). Phép kiểm Repeated measure ANOVA cho dãy số liệu về Hội chứng cai, mức độ nghiện Himmelback, mạch, huyết áp. Phương pháp tiến hành Chế độ điều trị - Nhóm can thiệp: Sử dụng Giải Độc Trung Dược Herba Savior với liều và thời gian như sau. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 37 + 5 ngày đầu: uống 4 viên, 3 lần/ ngày (sáng, trưa, chiều). + 5 ngày tiếp theo: uống 2 viên, 3 lần/ ngày (sáng, trưa, chiều). - Nhóm chứng: Sử dụng nhóm thuốc An thần kinh với liều và thời gian như sau: + Diazepam 5mg: uống 4 viên x 2 lần/ ngày (lúc 8 giờ và 20 giờ). + Aminazine 25mg: uống 2 viên x 2 lần/ ngày (lúc 8 giờ và 20 giờ). + Ngày thứ 5 cắt thuốc. Điều trị đồng thời + Ngưng tất cả các thuốc có tác dụng an thần. + Không dùng thuốc tác dụng tương tự trong quá trình nghiên cứu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 68 người, 100% là nam giới trong đó đủ điều kiện đánh giá kết quả là 62 người, bao gồm: 31 bệnh nhân dùng Giải Độc Trung Dược. 31 bệnh nhân dùng nhóm thuốc an thần kinh (Diazepam 5mg & Aminazine 25mg). Trên hội chứng cai Toàn bộ mẫu nghiên cứu (N=62) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T SAU 2J SAU 4J SAU 6J SAU 8J SAU 10J Biểu đồ 1: Trị số trung bình Hội chứng cai qua các thời điểm. Nhận xét Trị số trung bình Hội chứng cai của toàn bộ mẫu nghiên cứu qua các thời điểm giảm dần và có ý nghĩa thống kê (F= 323,89 ; p< 0,05). Từng nhóm nghiên cứu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T SAU 2J SAU 4J SAU 6J SAU 8J SAU 10J GĐTD ATK Biểu đồ 2: So sánh trị số trung bình Hội chứng cai của 2 nhóm nghiên cứu qua các thời điểm (trước, sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày, 8 ngày và 10 ngày). Nhận xét Hai nhóm thuốc nghiên cứu đều có hiệu quả làm giảm các triệu chứng của Hội chứng cai (F=327,77; p<0,05). Không có sự tương tác giữa thuốc nghiên cứu và thời gian điều trị trên các chỉ số trung bình Hội chứng cai của cả 2 nhóm (F=1,73; p>0,05). Sau 4 ngày dùng thuốc, triệu chứng của Hội chứng cai bắt đầu giảm rõ rệt và duy trì đến hết thời gian nghiên cứu. Không có sự khác biệt về chỉ số trung bình Hội chứng cai giữa hai nhóm thuốc (p>0,05). Trên đánh giá mức độ nghiện himmelbach Trên toàn bộ mẫu nghiên cứu (N= 62). Trị số trung bình mức độ nghiện Himmelbach của toàn bộ mẫu nghiên cứu qua các thời điểm giảm dần và có ý nghĩa thống kê (F= 420,43; p<0,05). (Biểu đồ 3, 4). Hai nhóm thuốc nghiên cứu đều có hiệu quả làm giảm mức độ nghiện theo bảng đánh giá Himmelbach (F=424,74; p<0,05). Điểm trung bình Điểm trung bình Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 38 0 2 4 6 8 10 12 14 16 T SAU 2J SAU 4J SAU 6J SAU 8J SAU 10J Biểu đồ 3: Trị số trung bình mức độ nghiện qua các thời điểm. Trên từng nhóm nghiên cứu 0 2 4 6 8 10 12 14 16 T SAU 2J SAU 4J SAU 6J SAU 8J SAU 10J GĐTD ATK Biểu đồ 4: So sánh trị số trung bình mức độ nghiện của 2 nhóm nghiên cứu qua các thời điểm (trước, sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày, 8 ngày và 10 ngày). Không có sự tương tác giữa thuốc và thời gian điều trị trên chỉ số đánh giá mức độ nghiện Himmelbach của 2 nhóm nghiên cứu (F=1,62; p>0,05). Không có sự khác biệt về trị số trung bình mức độ nghiện giữa hai nhóm thuốc (F=0,903; p>0,05). Trên xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat Bảng 2. So sánh kết quả xét nghiệm Opiats trong nước tiểu của 2 nhóm trước và sau nghiên cứu. Trước nghiên cứu Sau nghiên cứu Dương tính Tỉ lệ Âm tính Tỉ lệDương tính Tỉ lệ Âm tính Tỉ lệ GĐTD 31/31 100 % 0/31 0% 0/31 0% 31/31 100 % ATK 31/31 100 % 0/31 0% 0/31 0% 31/31 100 % Nhận xét: 62/62 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều có Opiat (-) trong nước tiểu sau khi dùng thuốc. Trên các xét nghiệm sinh hoá Men SGOT Bảng 3: Chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn của men gan (SGOT) trước và sau dùng thuốc của 2 nhóm nghiên cứu. SGOT trước NC (U/L) SGOT sau NC (U/L) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn t p N Giải độc trung dược 44,4194 21,1452 42,8387 13,5107 0,429 0,671 31 An thần kinh 41,6129 21,6128 41,6129 18,8356 0,000 1,000 31 t = 0,497; p= 0,623 t =0,336; p= 1,739 Men SGPT Bảng 4: Chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn của men gan (SGPT) trước và sau dùng thuốc của 2 nhóm nghiên cứu. SGPT trước NC (U/L) SGPT sau NC (U/L) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn t p N Giải độc trung dược 39,4516 38,0577 33,8387 25,1821 1,580 0,125 31 An thần kinh 33,7097 29,0611 34,1935 32,3949 0,158 0,876 31 t = 0,602; p=0,552 t =0,043; p= 0,966 Men GGT Bảng 5: Chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn của men gan (GGT) trước và sau dùng thuốc của 2 nhóm nghiên cứu. GGT trước NC (U/L) GGT sau NC (U/L) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn t p N Giải độc trung dược 41,3226 50,5328 35,5161 40,1729 2,077 0,046 31 An thần kinh 28,2581 41,1072 25,9677 34,0357 1,030 0,311 31 t = 1,045; p= t =0,946; p= Điểm trung bình Điểm trung bình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 39 0,304 0,352 Trên chỉ số Creatinin Bảng 6. Chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn của Creatinin trước – sau khi dùng thuốc của 2 nhóm nghiên cứu. Creatinin trước NC (mmol/L) Creatinin sau NC (mmol/L) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn t p N Giải độc trung dược 83,7097 11,4082 76,7742 10,7322 3,519 0,001 31 An thần kinh 85,5806 16,0495 79,9032 10,5399 1,799 0,082 31 t = 0,644; p= 0,525 t =1,579; p= 0,125 Trên tác dụng phụ Bảng 7: Bảng so sánh tác dụng phụ giữa 2.lô. Tác dụng phụ Giải độc trung dược An thần kinh  2 Buồn nôn 04/31 (12,90%) 03/31(9,68%) Fisher’s p=1,000 Đau bụng 06/31 (19,35%) 06/31 (19,35%) Fisher’s p=1,000 Xây xẩm 02/31 (6,45%) 01/31 (3,23%) Fisher’s p=1,000 Chóng mặt 07/31 (22,58%) 04/31 (12,90%) Fisher’s p=0,508 Tiêu chảy 03/31 (9,68%) 03/31 (9,68%) Fisher’s p=1,000 Nhận xét Có 05/ 10 tác dụng phụ ở mức độ nhẹ và vừa xuất hiện trong 2 nhóm nghiên cứu, đa số là những triệu chứng chức năng trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Không có sự khác biệt về tác dụng phụ giữa 2 nhóm (p>0,05). Kết quả chung Đánh giá trên 4 mức độ Hội chứng cai Bảng 8. So sánh chuyển đổi mức độ Hội chứng cai giữa 2 nhóm. Giải độc trung dược An thần kinh χ 2 Thời gian Rất nhẹ 0- 6đ Nhẹ 7 – 12đ Vừa 13 – 18đ Rất nhẹ 0- 6đ Nhẹ 7 – 12đ Vừa 13 – 18đ p Trước 2 27 2 2 24 5 0,481 6,45% 87,1% 6,4% 6,4% 77,4% 16,1% Sau 2 ngày 0 28 3 4 26 1 0,079 (0%) 90,3% 9,7% 12,9% 83,9% (3,2%) Sau 4 ngày 6 25 13 18 0,634 19,4% 80,6% (41,9%) 58,1% Sau 6 ngày 31 27 4 0,039 100% (87,1%) 12,9% Sau 8 ngày 30 1 29 2 0,450 96,8% (3,2%) (93,5%) 6,5% Sau 10 ngày 31 31 1,000 100% (100%) Nhận xét Sau 4 ngày, cả 2 nhóm nghiên cứu không còn BN có Hội chứng cai mức độ vừa. Không có khác biệt về sự chuyển đổi mức độ Hội ch
Tài liệu liên quan