Đánh giá hiệu quả và an toàn của sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal với gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích Propofol cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi

Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của sử dụng mặt nạ thanh quản proseal với gây mê nồng độ đích propofol cho những bệnh nhân được phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm đoạn ngực T2, T 3 và T4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và cắt ngang. Từ tháng 5/2011 đến 12/2011, tại Bệnh viện Đại học Y dược, 41 bệnh nhân được gây mê nồng độ đích với Propofol và sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal cho phẫu thuật đốt hạch giao cảm đoạn ngực T2, T3, T4. Thu thập các số liệu về mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và SpO2, áp lực dò khí và nồng độ Propofol tại các thời điểm trong và sau gây mê. Kết quả: Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được đảm bảo thông khí trong quá trình phẫu thuật, không có trường hợp nào chúng tôi phải đặt ống nội khí quản hay ống nội phế quản hai nòng và cũng không phải đặt ống thông dạ dày vì chướng hơi do quá trình thông khí với mặt nạ thanh quản. Sử dụng TCI Propofol đảm bảo độ mê ổn định trong quá trình phẫu thuật. Kết luận: Gây mê nồng độ đích propofol và sử dụng mặt nạ thanh quản cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi được thực hiện an toàn và hiệu quả

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả và an toàn của sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal với gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích Propofol cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 84 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN PROSEAL VỚI GÂY MÊ TĨNH MẠCH KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH PROPOFOL CHO PHẪU THUẬT CẮT HẠCH THẦN KINH GIAO CẢM NGỰC NỘI SOI Phạm Văn Hùng*, Nguyễn Anh Tuấn*, Phan Tôn Ngọc Vũ* TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của sử dụng mặt nạ thanh quản proseal với gây mê nồng độ đích propofol cho những bệnh nhân được phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm đoạn ngực T2, T 3 và T4. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và cắt ngang. Từ tháng 5/2011 đến 12/2011, tại Bệnh viện Đại học Y dược, 41 bệnh nhân được gây mê nồng độ đích với Propofol và sử dụng mặt nạ thanh quản Proseal cho phẫu thuật đốt hạch giao cảm đoạn ngực T2, T3, T4. Thu thập các số liệu về mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và SpO2, áp lực dò khí và nồng độ Propofol tại các thời điểm trong và sau gây mê. Kết quả: Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được đảm bảo thông khí trong quá trình phẫu thuật, không có trường hợp nào chúng tôi phải đặt ống nội khí quản hay ống nội phế quản hai nòng và cũng không phải đặt ống thông dạ dày vì chướng hơi do quá trình thông khí với mặt nạ thanh quản. Sử dụng TCI Propofol đảm bảo độ mê ổn định trong quá trình phẫu thuật. Kết luận: Gây mê nồng độ đích propofol và sử dụng mặt nạ thanh quản cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi được thực hiện an toàn và hiệu quả Từ khóa: Cắt hạch thần kinh giao cảm, nội soi, mặt nạ thanh quản proseal, gây mê nồng độ đích ABSTRACT EVALUATION OF SAFETY AND EFFICACY OF PROSEAL LARYNGEAL MASK AND TCI PROPOFOL IN ANESTHESIA FOR ENDOSCOPIC THORACIC SYMPATECTOMIE Pham Van Hung, Nguyen Anh Tuan, Phan Ton Ngoc Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 84 - 89 Objectives: To evaluate the safety and efficacy of proseal laryngeal mask and TCI Propofol in anesthesia for T2, T3, T4 endoscopic thoracic sympatectomie. Methods: Descriptive and cross-sectional study. From 5/2011 – 12/2011, forty patients scheduled for T2, T3, T4 endoscopic thoracic sympatectomie received TCI Propofol anesthesia with mask laryngeal proseal in UMC. Pulse rate (PR), systolic blood pressure (SBP), diastolic blood pressure (DBP) and SpO2, ‘leak test’ and concentrations of Propofol were recorded during and after anesthesia Results: All patients were successfully ventilated through the assigned laryngeal mask during operation. We didn't have to change from a laryngeal mask to an endotracheal tube or a double lumen endotracheal tube. No patient needed an insertion of stomach tube to prevent abdominal distention due to the movement of the air from artificial ventilatiion with laryngeal mask. The depth of anaesthesia is stable and controllable during TCI Propofol. Conclusions: use of proseal laryngeal mask and TCI Propofol in anesthesia for endoscopic thoracic Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS Phan Tôn Ngọc Vũ, ĐT: 0908883458, Email: vuphan 682003@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 85 sympatectomie is safe and efficacious. Key words: sympathectomy, colioscopie, the proseal laryngeal mask, Target Controlled Infusion (TCI) MỞ ĐẦU Phương pháp phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi tay và nách, ngoài ra còn chỉ định cho những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt, bị hội chứng Raynaud, hội chứng Buerger, hội chứng QT kéo dài, một số trường hợp đau mạn tính, và chứng sợ đỏ mặt. Đây là một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và cho đến nay đã hoàn toàn thay thế cho phương pháp phẫu thuật mở ngực kinh điển. Phương pháp này được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1942(7). Đến năm 1954, Kux đã báo cáo hơn 1400 trường hợp(11). Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực qua nội soi vẫn còn chưa phổ biến cho đến tận thập niên 80 khi mà kỹ thuật nội soi được phổ biến trong phẫu thuật ngoại khoa. Để thực hiện được phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi, phẫu thuật viên cần phải thấy rõ chuỗi hạch giao cảm đoạn ngực trên ở tại vị trí các cổ xương sườn. Hầu hết các trường hợp cần phải gây mê toàn thân, tuy nhiên một số trường hợp thực hiện phẫu thuật với gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê thần kinh gian cột sống. Khuyến cáo đầu tiên về gây mê cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm là nên sử dụng phương pháp gây mê cân bằng toàn thân với ống nội phế quản hai nòng. Kỹ thuật này cho phép xẹp phổi từng bên và tạo phẫu thường tốt cho phẫu thuật viên. Nếu sử dụng ống nội phế quản hai nòng thì cần thiết phải kiểm tra vị trí của ống sau khi đặt bằng ống nội soi mềm. Sau đó thì phương pháp gây mê nội khí quản kết hợp với gây xẹp phổi chủ động từng bên bằng cách bơm khí carbonic vào khoang lồng ngực đã dần thay thế cho phương pháp gây mê với ống nội phế quản hai nòng. Một số trung tâm sử dụng phương pháp gây mê với ống nội khí quản kết hợp với bóng chẹn phế quản hoặc phương pháp gây mê với mặt nạ thanh quản proseal cho phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi(9,12). Mặt nạ thanh quản cổ điển đã được sử dụng trong gây mê từ lâu, nhưng đặc điểm cấu tạo và áp lực trong túi hơi chỉ khoảng 20cm nước, nên chỉ thích hợp cho những bệnh nhân tự thở và không ngăn ngừa được hít chất nôn ói. Chỉ một thời gian sau thì mặt nạ thanh quản proseal đã ra đời, với cấu tạo phù hợp và áp lực trong túi hơi đã lên tới 60 cm nước, nên có thể thông khí với áp lực dương và hạn chế tai biến hít phải chất nôn ói. Với lý do này, việc sử dụng mặt nạ thanh quản để kiểm soát đường thở và thông khí cho phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi hoàn toàn có thể thực hiện được. Gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích đã được sử dụng trong những năm gần đây và ngày càng tỏ rõ có nhiều ưu thế, đặc biết trong phẫu thuật lồng ngực khi mà phải gây xẹp phổi để tạo phẫu trường thuận lợi cho phẫu thuật viên trong quá trình mổ(8). Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của sử dụng mặt nạ thanh quản proseal với gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích Propofol cho những bệnh nhân được phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm đoạn ngực T2, T 3 và T4 tại Bệnh viện Đại học Y Dược. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi. Thời gian: từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011. Địa điểm: tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp Mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 86 Bệnh nhân được theo dõi bằng các phương tiện theo dõi tại phòng mổ như: theo dõi điện tim, huyết áp không xâm lấn, độ bão hòa oxy Sp02, nồng độ khí CO2 cuối thì thở ra và theo dõi độ mê bằng BIS. Tất cả các bệnh nhân đều được gây mê toàn thân và kiểm soát đường thở bằng mặt nạ thanh quản Proseal, thuốc tiền mê: midazolam 1 mg, giảm đau Fentanyl với liều 4mcg/kg cân nặng, gây mê kiểm soát nồng độ đích Propofol với nồng độ đích trong huyết thanh khi khởi mê là 6mcg/ml và duy trì mê với nồng độ đích 3mcg/ml và ngưng truyền khi kết thúc cuộc mổ, giãn cơ với Esmeron với liều 0.3 mg/kg cân nặng được tiêm tĩnh mạch 3 phút trước rạch da. Xử lý và phân tích số liệu Lưu trữ và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dịch tế học Bảng 1: đặc điểm mẫu nghiên cứu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi 16 45 23,6 Cân nặng (kg) 36 69 48,6 Bảng 2: sự phân bố về giới Số bệnh nhân Tỷ lệ Nam 18 43,9% Nữ 23 56,1% Bảng 3: Sự phân bố về nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ Học sinh, sinh viên 19 46,3% Nhân viên van phòng 4 9,7% Công nhân 8 19,5% Các nghề khác 10 24,5% Bảng 4: phân bố bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ Đổ mồ hôi hai bàn tay 24 58,5 Đổ mồ hôi hai bàn tay và hai nách nách 14 34,2 Hội chứng Raynaud 2 4,8 Buerger 1 2,5 Bảng 5: vị trí cắt hạch thần kinh giao cảm ngực Vị trí hạch thần kinh giao cảm Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ T3 18 43,9% T3, T4 12 29,3% T2, T3 6 14,6% T2, T3, T4 5 12,2% Bảng 6: Thời gian và nồng độ Propofol tại các thời điểm gây mê Thời điểm Trung bình Mất ý thức Thời gian mất y thức (giây) 72,8 ± 33, 4 Nồng độ Propofol (mcg/ml) 1,4 ± 0.2 Đặt mặt nạ thanh quản Thời gian dãn cơ hàm (giây) 77 ± 26 Nồng độ Propofol (mcg/ml) 2,4 ± 0,6 Thời gian hồi tỉnh (phút) 11,6 ± 4,3 Nồng độ Propofol (mcg/ml) 1,2 ± 0,7 Bảng 7: Thời gian gây mê và tổng liều các thuốc mê Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thời gian gây mê (phút) 22 65 38,7 Tổng liều Propofol (mg) 170 654 284 Tổng liều Esmeron (mg) 11 35 14,8 Tổng liều Fentanyl (mcg) 150 350 217 Bảng 8: Thay đổi huyết động: mạch, huyết áp Thời điểm Mạch (lần/phút) Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Huyết áp trung bình T0 (bắt đầu khởi mê) 71,5 ± 13,2 121,2 ± 11.4 65,7 ± 9,11 84.2 ± 9.8 T1 (trước đặt mặt nạ TQ) 66,3 ± 9,4 T2 (sau đặt mặt nạ TQ) 67,7 ± 12,5 117 ± 19,3 55,3 ± 8,5 75.8 ±12.1 T3 (rạch da) 71,6 ± 21,7 106 ± 9.7 56,6 ± 7,4 73.0 ± 8.1 T4 (5 phút sau rạch da) 71,4 ± 8,3 109 ± 12,6 57,6 ± 8,2 74.7 ± 9.6 T5 (sau 10 phút) 73,7 ± 9,2 107 ± 11,5 58,5 ± 7,4 74.6 ± 8.7 T6 (sau 15 phút) 66,4 ± 8,5 116 ± 12,4 65,3 ± 9,8 82.2 ± 10.6 T7 (sau 20 phút) 72,8 ± 12,2 123 ± 21,2 65,1 ± 10,2 84.4 ± 13.8 T8 (sau 25 phút) 72,3 ± 9,6 113 ± 12,7 63,7 ± 8,7 80.1 ± 10.0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 87 Thời điểm Mạch (lần/phút) Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Huyết áp trung bình T9 (sau 30 phút) 71,5 ± 9,7 112 ± 8,3 65,5 ± 8,5 81.0 ± 8.4 T10 (sau 35 phút) 68,4 ± 7,2 107 ± 7,4 63,4 ± 8,4 77.9 ± 8.0 BÀN LUẬN Mặt nạ thanh quản đảm bảo kiểm soát đường thở trong phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm ngực Sử dụng mặt nạ thanh quản để kiểm soát đường thở ít xâm lấn và ít gây chấn thương, ít gây biến động huyết động hơn so với nội khí quản. kiểm soát đường thở dễ dàng hơn, kín khít hơn và bảo vệ đường thở tốt hơn so với mặt nạ ngoài. Mặt nạ thanh quản cổ điển đã chứng tỏ là một dụng cụ an toàn để kiểm soát đường thở, tuy nhiên vần còn nguy cơ viêm phổi do hít phải, dặt biệt là trên những bệnh nhân phải phẫu thuật kéo dài hoặc thông khí với áp lực dương cao. Với sự ra đời của mặt nạ thanh quản Proseal, những nhược điểm trên đã được hạn chế tối đa, tức là có thể sử dụng trong những phẫu thuật kéo dài và thông khí với áp lực dương cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ sử dụng mặt nạ thanh quản cỡ số 3 và cỡ số 4. Thể tích bơm hơi tối đa đối với cỡ số 3 là 20 ml khí và cỡ số 4 là 30 ml khí. Chúng tôi thường bơm khoảng 50% thể tích tối đa, sau đó chúng tôi kiểm tra xem bóng hơi có ôm kín thanh môn bằng các nghiệm pháp áp lực dò khí. Chúng tôi đánh giá mức độ dò khí thông qua đánh giá tiếng ồn ở vùng miệng bệnh nhân khi thông khí với áp lực dương, nghe bằng ống nghe để phát hiện tiếng ồn của không khí đi vào dạ dày khi thông khí nhân tạo. Chúng tôi còn sử dụng nghiệm pháp áp lực dò khí, nghiệm pháp này được thực hiện đơn giản, để lưu lượng khí mới 3 lít/phút, đóng van thở ra của máy thở và theo dõi áp lực đường thở, khi áp lực đường thở đạt đến một giá trị ổn định tức là mức độ khí bị rò bằng với lưu lượng khí mới đưa vào. Nghiệm pháp này giúp tiên lượng trước khả năng có bị dò khí khi thông khí với áp lực dương. Nếu nghiệm pháp áp lực dò khí vượt quá 40 cm H2O thì được xem là thất bại. Áp lực dò khí trong nghiên cứu của chúng tôi là 24,4 cm H2O. Kết quả này cùng tương tự như các kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Chừng, cũng như kết quả nghiên cứu của tác giả Keller và Brimacombe(10). Tỷ lệ đặt thành công mặt nạ thanh quản trong nghiên cứu của chúng tôi là 100%. Thời gian đặt mặt nạ thanh quản 25,7 giây. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chừng. Đây là phương pháp đặt đơn giản, thời gian đặt tương đối nhanh và ít kích thích. Sau khi đặt xong mặt nạ thanh quản, tất cả bệnh nhân được thông khí bằng máy thở với các chỉ số cài đặt VT 8ml/Kg cân nặng cơ thể, I/E = ½, f = 12 lần/phút, PEEP = 0 cmH2O. Chúng tôi tiến hành nghiệm pháp áp lực dò khí, đồng thời đánh giá xem bệnh nhân có bị chướng hơi dạ dày khi thông khí với áp lực dương. Áp lực đường thở tối đa trong nghiên cứu của chúng tôi khi thở máy cao nhất là 23 cmH2O. Chúng tôi cũng ghi nhận không có trường hợp bệnh nhân không thông khí đủ trong quá trình phẫu thuật, cũng như không có trường hợp nào chúng tôi phải đặt ống thông dạ dày vì chướng hơi do quá trình thông khí với mặt nạ thanh quản. Bệnh nhân được mổ cắt hạch thần kinh giao cảm ngực qua ngã nội soi lồng ngực với tư thế Semi-Fowler. Hạch thần kinh giao cảm ngực vị trí T2, T3, T4 nằm ở vị trí cao của lồng ngực. Khi bệnh nhân ngừng thở và có sự thông thương giữa khoang màng phổi và khí trời sau khi đặt trocar đầu tiên thì phổi sẽ co lại tạo điều kiện tiếp cận vị trí hạch giao cảm cần đốt một cách thuận lợi. Trong quá trình phẫu thuật, SpO2 của bệnh nhân có thể bị giảm do bệnh nhân phải ngưng thở quá lâu. Chúng tôi thường thông khí cho bệnh nhân với bóp bóng bằng tay khi SpO2 dưới 90%. Khi đã cắt được hạch giao cảm, các lỗ trocar sẽ được đóng lại sau khi đã đuổi khí trong khoang màng phổi nhờ một ống thông. Việc này đòi hỏi phải cho bệnh nhân nở phổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 88 nhờ bóp bóng bằng tay. Khi thông khí bằng bóp bóng cho bệnh nhân chúng tôi dựa vào lâm sàng đánh giá mức độ di động của ngực và áp lực đường thở của bệnh nhân. Chúng tôi thường giữ áp lực này dưới 30 cmH2O nhằm tránh thay đổi vị trí của bóng hơi mặt nạ thanh quản và đảm bảo được thông khí trong suốt cuộc mổ. Gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích Propofol hiệu quả và an toàn trong phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực Phương pháp gây mê bằng đường tĩnh mạch thường được lựa chọn cho các phẫu thuật lồng ngực khi mà cần thiết phải thông khí một phổi hoặc phải ngừng thở trong quá trình phẫu thuật. Ngoài việc tránh được sự thoát khí mê bốc hơi từ hệ thống hô hấp cho bệnh nhân vào trong môi trường phòng mổ, phương pháp gây mê bằng đường tĩnh mạch còn ít ảnh hưởng đến phản xạ co mạch máu phổi do thiếu oxy. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự tăng số lượng shunt ở những vùng phế nang không được thông khí trong quá trình gây mê với khí mê bốc hơi so với khi gây mê bằng đường tĩnh mạch. Gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích Propofol càng ngày càng chứng tỏ được ưu thế của mình nhờ tính an toàn, dễ điều chỉnh, nồng độ thuốc ổn định và không tích lũy và có thể dự đoán được thời gian tỉnh khi ngưng truyền thuốc(8). Nồng độ Propofol ở não khi mất phản xạ mi mắt và dãn cơ hàm là 1,4 ± 0,2 mcg/ml và 2,4 ± 0,6 mcg/ml. Thời gian mất phản xạ mi mắt và thời gian dãn cơ hàm là 72 ± 33,4 giây và 77 ± 26 giây. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Mary. Việc sử dụng phối hợp với thuốc giảm đau tạo điều kiện thuận lợi cho đặt mặt nạ thanh quản. Chúng tôi duy trì mê với nồng độ đích 3mcg/ml.Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 12 bệnh nhân được theo dõi BIS trong mổ một cách ngẫu nhiên, kết quả cho thấy với việc duy trì với nồng độ đích như vậy thì BIS luôn nằm trong vùng điều trị, giá trị BIS ở giai đoạn duy trì mê trong nghiên cứu thấp nhất là 33 và cao nhất là 64. Theo khuyến cáo của hiệp hội gây mê hồi sức Pháp thì cần thiết sử dụng phương tiện theo dõi độ mê cho bệnh nhân trong những trường hợp lâm sàng mà sự tương quan giữa nồng độ và tác dụng lâm sàng của các thuốc gây mê bị thay đổi. Còn trong các trường hợp lâm sàng khác thì chưa có bằng chứng rõ ràng về lợi ích của phương tiện theo dõi độ mê BIS. Chúng tôi sử dụng thuốc dãn cơ Esmeron trước khi rạch da với liều 0,3mg/kg cân nặng. Việc sử dụng thuốc giãn cơ nhằm đảm bảo bệnh nhân bất động và không có nhịp tự thở trong suốt quá trình cắt hạch giao cảm ngực. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhân bị dính màng phổi, gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật và thời gian phẫu thuật kéo dài, nên cần thiết phải dùng liều giãn cơ nhắc lại cho bệnh nhân. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Đình, trong số 59 bệnh nhân được phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi với gây mê nội khí quản, có 3 trường hợp bị dính màng phổi và cả 3 trường hợp này đều được gỡ dính mà không cần phải chuyển sang gây mê với ống nội phế quản hai nòng. Còn trong một nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn của Lê Phi Long, nghiên cứu trên 172 trường hợp được cắt hạch giao cảm ngực nội soi với gây mê ống nội phế quản hai nòng thì có 3 trường hợp không thể gỡ dính và phải ngừng phẫu thuật. Như vậy gây mê với mặt nạ thanh quản cho phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi còn phụ thuộc vào kỹ thuật cũng như thói quen của phẫu thuật viên. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ gây mê và phẫu thuật viên trong quá trình phẫu thuật. Trong những trường hợp phẫu thuật khó khăn đòi hỏi phải có một phẫu trường tối ưu thì việc lựa chọn ống nội phế quản hai nòng được ưu tiên. Thời gian hồi tỉnh của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 11,6 ± 4,3 phút. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác(2,4) không có sự khác biệt đáng kể giữa thời gian hồi tỉnh của bệnh nhân và thời gian dự đoán tỉnh của máy TCI. Đa số bệnh nhân của chúng tôi đều hồi tỉnh một cách êm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 89 dịu và không than phiền mệt hay nặng đầu. Nồng độ Propofol ở não lúc hồi tỉnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,2 ± 0,7. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác(1,2,5). Thường thì nồng độ Propofol trong não lúc hồi tỉnh có giá trị gần với giá trị khi mất ý thức. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân đều mất ý thức nhanh và êm dịu khi khởi mê. Về mặt huyết động, chúng tôi thấy huyết áp có giảm sau khi khởi mê, nhưng việc giảm huyết áp này không đáng kể và cũng không cần phải can thiệp gì. Có lẽ vì trong nhóm nghiên cứu đa số là những người khỏe mạnh, có ASA I, II và không có yếu tố gây thiếu khối lượng tuần hoàn trước mổ(6). KẾT LUẬN Phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích propofol dụng mặt nạ thanh quản proseal là một phương pháp gây mê có thể lựa chọn cho cho phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực nội soi. Vì gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích vừa an toàn, tiện lợi và hiệu quả. Sử dụng mặt nạ thanh quản ít xâm lấn và ít gây chấn thương, ít gây biến động huyết động mà vẫn đảm bảo kiểm soát đường thở trong phẫu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Astra-Zeneca (1999). Target controlled infusion in anaesthetic practice, pp 1-20. 2. Châu Thị Mỹ An, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn văn Chừng. Gây mê tĩnh mạch toàn diện bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích trong phẫu thuật bụng. ISSN 1859-1779. P 179-185. 3. Cook T.M, Nolan J.P(2002). The Pro-Seal laryngeal mask airway. The Association of Anaesthetists of Great Britain and Ireland ; 57:288–289. 4. Dương Anh Khoa, Nguyễn Quốc Kính (2008). Đánh giá vai trò của mặt nạ thanh quản Proseal trong gây mê nội soi ổ bụng. Báo cáo khoa học, Đại hội gây mê hồi sức Việt Nam 2008, tr 110-113. 5. Hoàng Văn Bách (2008). Khởi mê tĩnh mạch bằng kỹ thuật TCI- Propofol kết hợp theo dõi độ mê bằng Entropy; Đại hội gây mê hồi sức Việt Nam, Daklak, tr 235-7. 6. Hug CC, McLeskey CH, Nahrrwold ML, et a(1993)l. Hemodynamic effects of propo