Đề bài: Bình luận về chính sách tỷ giá, lãi suất và vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua. Đưa ra một số giải pháp trong ngắn hạn.

Chính sách tỷ giá là công cụ điều hành của Chính phủ để điều chỉnh nền kinh tế, nhưng mặt khác tỷ giá cũng là hệ quả của nhiều yếu tố cân đối của nền kinh tế. Trong đó quan trọng nhất là cân đối ngoại tệ của quốc gia và cán cân thanh toán. Trong điều kiện nhập siêu diễn ra liên tục thì điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần điều chỉnh nhập siêu, điều chỉnh cán cân thương mại và qua đó cải thiện cán cân thanh toán tích cực hơn. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Nhìn lại lịch sử điều chỉnh tỷ giá của năm 2010 thì có thể thấy đã có hai lần điều chỉnh tỷ giá và trước đó cuối năm 2009 cũng đã có một lần điều chỉnh vào tháng 11, nhưng khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Cũng trong tháng 11/2010, Chủ tịch Uỷ ban giám sát quốc gia đã đưa ra thông điệp không điều chỉnh tỷ giá trước tết nhằm bình ổn các mặt hàng nhập khẩu, thế nhưng sau tết, tỷ giá đã được điều chỉnh với mức chênh lệch lớn hơn các lần trước rất nhiều. Nếu như những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây chỉ giao động từ 2% - 3% thì lần này, mức điều chỉnh lên đến 9,3%. Đây được xem là mức điều chỉnh mạnh từ trước đến nay vì vậy khi thực thi mức điều chỉnh này đã tạo ra những dư luận trái chiều nhau trên các diễn đàn. Tuy nhiên, mức điều chỉnh này cũng không gây ngạc nhiên cho nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp bởi thời gian qua trên thị trường tự do tỷ giá cũng có những lúc chênh lệch đến 10% so với tỷ giá chính thức. Về tác động tích cực đến nền kinh tế, điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hoang mang cho những một số người dân và doanh nghiệp bởi mức điều chỉnh được cho là quá lớn. Vì thế, ngoài việc ban hành chính sách tỷ giá mới thì Chính phủ cần có những biện pháp kinh tế để hạn chế tối thiểu những tiêu cực từ chính sách này như việc một số bộ phận lợi dụng việc tăng tỷ giá để nâng giá. Càng về cuối năm 2010, tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.

docx13 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Bình luận về chính sách tỷ giá, lãi suất và vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua. Đưa ra một số giải pháp trong ngắn hạn., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Bình luận về chính sách tỷ giá, lãi suất và vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua. Đưa ra một số giải pháp trong ngắn hạn. Bài làm Thứ nhất, là về chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá là công cụ điều hành của Chính phủ để điều chỉnh nền kinh tế, nhưng mặt khác tỷ giá cũng là hệ quả của nhiều yếu tố cân đối của nền kinh tế. Trong đó quan trọng nhất là cân đối ngoại tệ của quốc gia và cán cân thanh toán. Trong điều kiện nhập siêu diễn ra liên tục thì điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần điều chỉnh nhập siêu, điều chỉnh cán cân thương mại và qua đó cải thiện cán cân thanh toán tích cực hơn. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Nhìn lại lịch sử điều chỉnh tỷ giá của năm 2010 thì có thể thấy đã có hai lần điều chỉnh tỷ giá và trước đó cuối năm 2009 cũng đã có một lần điều chỉnh vào tháng 11, nhưng khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Cũng trong tháng 11/2010, Chủ tịch Uỷ ban giám sát quốc gia đã đưa ra thông điệp không điều chỉnh tỷ giá trước tết nhằm bình ổn các mặt hàng nhập khẩu, thế nhưng sau tết, tỷ giá đã được điều chỉnh với mức chênh lệch lớn hơn các lần trước rất nhiều. Nếu như những lần điều chỉnh tỷ giá trước đây chỉ giao động từ 2% - 3% thì lần này, mức điều chỉnh lên đến 9,3%. Đây được xem là mức điều chỉnh mạnh từ trước đến nay vì vậy khi thực thi mức điều chỉnh này đã tạo ra những dư luận trái chiều nhau trên các diễn đàn. Tuy nhiên, mức điều chỉnh này cũng không gây ngạc nhiên cho nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp bởi thời gian qua trên thị trường tự do tỷ giá cũng có những lúc chênh lệch đến 10% so với tỷ giá chính thức. Về tác động tích cực đến nền kinh tế, điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hoang mang cho những một số người dân và doanh nghiệp bởi mức điều chỉnh được cho là quá lớn. Vì thế, ngoài việc ban hành chính sách tỷ giá mới thì Chính phủ cần có những biện pháp kinh tế để hạn chế tối thiểu những tiêu cực từ chính sách này như việc một số bộ phận lợi dụng việc tăng tỷ giá để nâng giá. Càng về cuối năm 2010, tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, khởi đầu năm 2011, kinh tế vĩ mô trong nước phải đương đầu với những bất ổn về tỷ giá, vốn đã khởi phát từ giai đoạn trước đó. Tình trạng tỷ giá USD/VND giao dịch trên thị trường tự do luôn lớn hơn tỷ giá niêm yết khoảng 8% đã kéo dài trong khoảng 4 tháng trước đó. Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản số 74/TB-NHNN, nâng tỷ giá liên ngân hàng USD/VND thêm 9.3%, từ 18,932 lên 20,693 VND/USD và thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống còn 1%. Đây là lần nâng tỷ giá USD/VND đầu tiên kể từ ngày 18/8/2010.  Một điểm nhấn quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2011 là sự ra đời của Nghị quyết số 11/NQ-CP vào ngày 24/2/2011. Theo đó, NHNN có những quyết định dồn dập như tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1% và yêu cầu DNNN bán lại ngoại tệ… Mục đích chính là nhằm cải thiện dự trữ ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ và cả thắt chặt tiền tệ. Trong đó chủ yếu là hai biện pháp sau: Một, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. Hai, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Qua đó, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, cấm kinh doanh vàng miếng; Yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng; Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1 điểm phần trăm, từ 6% lên 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng; Lãi suất huy động tối đa bằng USD từ 1%/năm xuống còn 0,5%/năm đối với tổ chức và 3%/năm xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những giải pháp có phần hành chính trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do thu hẹp, tỷ giá tự do giảm về quanh ngưỡng 20.530 - 20.630 VND/USD trong quý II, thậm chí từ cuối tháng 6 giao dịch thấp hơn tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại. Thời gian quí 2/2011, trong lúc tỷ giá đang ở mức ổn định, NHNN đã mua vào một lượng USD đáng kể để tăng dự trữ USD. Theo một báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII ngày 21/7, trong những tháng đầu năm NHNN đã mua vào tổng cộng khoảng 4 tỷ USD từ các NHTM để bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Hiện không có con số chính thức và mới nhất về lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam, nhưng theo IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 6/2011 đã đạt khoảng 13,5 tỷ USD, tương đương 1,5 tháng nhập khẩu. Như vậy, Chính phủ đang dần hút một lượng ngoại tệ lớn trong lưu thông vừa để bù đắp dự trữ, hỗ trợ xuất khẩu vừa làm tăng niềm tin vào tiền đồng. Có thể nhìn nhận, những giải pháp ổn định thị trường ngoại hối trong năm 2011 đang có hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, với nền kinh tế mà suốt nhiều năm bị thâm dụng vốn, tỷ lệ nhập siêu vẫn đang ở mức cao hiện nay và tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong năm nay chưa được khả quan sẽ là những yếu tố gây áp lực lên tỷ giá USD trong giai đoạn cuối năm. Dự trữ ngoại hối tuy có cải thiện so với đầu năm nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu dự trữ tối thiểu (ADB quy định dự trữ ngoại hối tối thiểu tương đương với 2,5 tháng nhập khẩu). Trong khi đó, nhập siêu vẫn tăng cao, cụ thể trong 7 tháng đầu năm 2011 nhập siêu đã ở mức 6,64 tỷ USD, nếu không tính khoảng 2 tỷ USD vàng và đá quý xuất đi trong cùng thời gian còn cao hơn nữa. Trong khi lượng thu hút từ FDI và FII chưa có sự cải thiện so với năm 2010. Nhìn toàn cuộc, Chính phủ đang tập trung nhiều biện pháp để ổn định thị trường ngoại hối và giảm khoảng cách chênh lệch đang quá lớn giữa thị trường chính thức và thị trường tự do, ngăn chặn tình trạng đô la hóa đang diễn ra quá mạnh. Tính chung lại, năm 2011, tỷ giá VND/USD đã tăng 2,24%, thấp hơn nhiều so với 3 năm trước (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, năm 2010 tăng 9,68%). Tỷ giá trên thị trường tự do cuối năm 2010 đã cao hơn tỷ giá trên thị trường chính thức, có lúc lên tới gần 10%, tạo sức ép lên tỷ giá thị trường chính thức; nhưng trong năm 2011, chênh lệch đó đã giảm hẳn, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn thị trường chính thức. Hiện nay, chênh lệch này không đáng kể. Sự ổn định của tỷ giá đã góp phần làm cho cán cân thanh toán năm 2011 được cải thiện một bước quan trọng (nếu năm 2009 bị thâm hụt tới 8,8 tỷ USD, năm 2010 bị thâm hụt 3,07 tỷ USD, thì năm 2011 có thể thặng dư khoảng 3,1 tỷ USD). Dự trữ ngoại tệ tăng mạnh so với 2 năm trước. Kinh tế vĩ mô sẽ từng bước ổn định, tuy nhiên tình hình xuất siêu vẫn cao, dòng vốn FDI chưa được cải thiện, kiều hối có xu hướng giảm trong khi lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức thấp, đồng USD phục hồi và niềm tin vào VND suy giảm vì lạm phát tăng cao sẽ tạo áp lực tỷ giá cuối năm 2011. Tuy nhiên, dự báo rằng tỷ giá VND/USD năm 2012 vẫn tăng, vì 6 yếu tố sau: Thứ nhất, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam vẫn ở vị thế nhập siêu (năm 2011, nhập siêu hàng hoá 9.844 triệu USD, nhập siêu dịch vụ 2.980 triệu USD, tổng cộng 12.824 triệu USD; năm 2012 nhập siêu hàng hoá theo mục tiêu ở mức cao hơn). Để kiềm chế nhập siêu, một trong những biện pháp thường được ưa dùng là tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Thứ hai, giá vàng trong nước ở vị thế cao hơn giá thế giới. Nếu chênh lệch này vượt quá 1%, thì sẽ xuất hiện tình trạng mua USD trên thị trường tự do để nhập lậu vàng, làm cho giá USD trên thị trường tự do tăng, gây sức ép tăng tỷ giá trên thị trường chính thức, tạo sức ép điều chỉnh tỷ giá. Thứ ba, tổng dự trữ quốc tế của Việt Nam còn mỏng. Mức độ mỏng này được thể hiện thông qua sự so sánh trên 2 mặt. (1) So sánh với các nước trong khu vực theo Niên giám Thống kê tài chính quốc tế 2010 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng dự trữ quốc tế năm 2009 của Việt Nam là 16,44 tỷ USD, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á. (2) Tính theo tuần nhập khẩu, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn ở mức thấp xa so với giới hạn an toàn 12 tuần theo thông lệ quốc tế. Tỷ giá ổn định hoặc giảm là thời cơ để tăng dự trữ quốc tế. Thứ tư, nợ nước ngoài của Việt Nam tăng nhanh và ở mức cao; số tiền trả nợ nước ngoài hiện đã chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách. Nhu cầu trả nợ đến hạn cũng tác động đến cán cân thanh toán quốc tế gây áp lực tới tỷ giá. Thứ năm, tình trạng “đô la hoá” của Việt Nam còn cao, lượng ngoại tệ trong các doanh nghiệp, dân cư còn lớn, lên đến hàng chục tỷ USD. Thứ sáu, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; nhu cầu du học, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài gia tăng... Để ổn định tỷ giá trong năm 2012, Chính phủ nên thực hiện một số giải pháp sau: - Tiếp tục phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các đại lý thu đổi ngoại tệ, các giao dịch thanh toán trực tiếp bằng USD. - Rà soát việc cung ứng ngoại tệ để giảm thiểu, đi đến loại trừ tình trạng vay USD, đổi ra VND rồi gửi ngược lại ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất, khi đáo hạn mua USD trên thị trường tự do trả nợ ngân hàng. - Làm quyết liệt hơn nữa việc kiềm chế nhập siêu bằng nhiều giải pháp. - Nhất quán, đồng bộ, quyết liệt hơn để chống “đôla hóa” để hút USD đang tồn đọng ở trong nước của các doanh nghiệp, cá nhân nhằm tăng cung. - Rút kinh nghiệm trong việc “trườn bò” quá nhanh như tháng 10 vừa qua. - Rà soát lại trần lãi suất huy động USD, lãi suất cho vay USD để giảm chênh lệch hiện quá lớn giữa đồng nội tệ và ngoại tệ. - Nâng cao lòng tin của doanh nghiệp, người dân vào đồng tiền quốc gia, vào các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ. - Ổn định giá vàng, kéo giá vàng ở trong nước xuống thấp hơn, hoặc ngang bằng, hoặc chỉ cao hơn trong giới hạn mà việc dùng USD nhập lậu vàng. Thứ hai, về chính sách lãi suất trong năm 2011. Trong sự biến động của nền kinh tế vĩ mô hiện nay, kiểm soát lạm phát và lãi suất đang là các mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Sự tăng cao của lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, điều này có thể đẩy họ đến những hoàn cảnh cùng quẫn và gây ra những bất ổn về an ninh trật tự của quốc gia. Bên cạnh đó, những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, tín dụng và ngân hàng dẫn đến sự không hiệu quả trong kiểm soát lãi suất có thể càng làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Chính vì vậy, cùng với rất nhiều các nỗ lực khác nhau của Chính phủ ở các khía cạnh khác nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung là kiểm soát lạm phát, việc điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian qua cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Tuy nhiên, trong thời điểm tháng cuối cùng của năm 2011, với sự điều hành cương quyết của NHNN và Chính phủ, chính sách lãi suất đã và đang được đánh giá là phát huy tính hiệu quả và góp phần tạo ra những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế trong thời gian tới. Diễn biến chính sách lãi suất của Việt Nam trong năm 2011 gồm các bước chính như sau: Trước tháng 3/2011, chính sách lãi suất của Việt Nam không có nhiều biến động khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi. Các mức lãi suất được duy trì ở mức khá thấp từ sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy, cơ chế lãi suất trần không còn cần thiết. Chính vì vậy, ngày 14/04/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, từ tháng 03/2011 cho đến nay, tỷ lệ lạm phát lại tăng cao với sự gia tăng mạnh giá cả nhiên liệu, năng lượng và các hàng hóa khác. Với mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế, NHNN đã phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này đã tác động làm tăng lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM). Nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Ưu tiên hàng đầu của NHNN hiện nay là giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bằng cách kiểm soát chặt chẽ mức lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng. Trong tháng 9/2011, NHNN đã có những biện pháp quyết liệt nhằm tăng cường kiểm soát đối với chính sách trần lãi suất huy động, chẳng hạn như sẽ “sa thải” lãnh đạo ngân hàng trong trường hợp phát hiện những thủ thuật hay gian lận của ngân hàng trong huy động tiền gửi. Tuy nhiên, các NHTM nhỏ của Việt Nam, với áp lực rủi ro thanh khoản, vẫn tìm mọi cách để “lách” quy định của NHNN. Trước những nguy cơ rủi ro cao khi một số NHTM chấp nhận huy động lãi suất 14%/năm với cả những kỳ hạn rất ngắn (24 giờ, 2 ngày, 1 tuần, 2 tuần...), NHNN đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm, riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn 1 tháng trở lên là 14,5%. Ngoài ra, nhằm tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động ngân hàng, NHNN đã thành lập nhóm G12+1 bao gồm 12 NHTM lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank, Techcombank, MB, Sacombank, VIB, VPbank, MSB) cùng với NHNN nhằm xây dựng các chính sách quản lý tiền tệ hiệu quả hơn. Với 85% thị phần của 12 NHTM lớn, các cuộc họp của nhóm G12+1 sẽ có thể tạo ra những chính sách phản ánh đúng thực tế và diễn biến của thị trường hơn. Nhóm G12+1 sẽ họp ít nhất mỗi quý một lần, trong trường hợp thị trường có những biến động phức tạp, nhóm G12+1 sẽ họp bất cứ lúc nào để xử lý tình hình. Các chính sách trên đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011, cụ thể như sau: Chính sách trần lãi suất huy động bước đầu làm giảm lãi suất cho vay vào thời điểm cuối năm 2011.Mặc dù chính sách trần lãi suất được khởi động từ tháng 03/2011 cùng với sự cam kết và quyết tâm của các nhà lãnh đạo của NHNN và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các quy định về trần lãi suất của NHNN vẫn chưa chấm dứt hẳn các cuộc chạy đua lãi suất huy động ngầm. Mục đích của các quy định này nhằm tạo ra sức ép giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, chính sách này cho đến nay vẫn tỏ ra chưa thật sự hiệu quả. Theo tính toán của Công ty Stoxplus, lãi suất huy động và cho vay vẫn liên tục tăng, mức lãi suất cho vay trung bình đã tăng đáng kể từ mức 14,5% vào tháng 03/2010 (khi bắt đầu thỏa thuận về trần lãi suất giữa NHNN và Hiệp hội Ngân hàng) lên đến mức 18,5% vào tháng 06/2011 và 18,73% vào tháng 08/2011. Theo báo cáo của NHNN, mức lãi suất cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất bao gồm bất động sản, chứng khoán hay tiêu dùng còn cao hơn mức lãi suất trung bình từ 3 - 5%. Tuy nhiên, kể từ khi NHNN có những động thái kiên quyết trong việc thực hiện chính sách trần lãi suất huy động trong tháng 11 và tháng 12/2011, lãi suất cho vay cũng đã có những tín hiệu tích cực. Các NHTM lớn đã có những công bố về hạ mức lãi suất cho vay xuống 17,5% - 18% đối với doanh nghiệp. Chính sách trần lãi suất tỏ ra không có hiệu lực và khó kiểm soát trong 10 tháng đầu năm, nhưng nhanh chóng có những chuyển biến tích cực trong các tháng cuối năm. Một số NHTM nhỏ đang gặp khó khăn về thanh khoản đã có những động thái tự nguyện và tích cực trong việc ủng hộ chiến lược tái cấu trúc hệ thống của NHNN. Điển hình là quyết định đầu tiên về hợp nhất ba ngân hàng: Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) trong tháng 12/2011 đã không làm xáo động đến hệ thống ngân hàng cũng như tâm lý khách hàng của những ngân hàng này. Việc giải quyết những khó khăn cơ bản của các NHTM nhỏ là biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát lãi suất và góp phần làm cho lãi suất ngân hàng những tháng cuối năm 2011 trở nên ổn định và giảm dần.Cuộc đua lãi suất huy động đã tạo ra sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM lớn sang các NHTM nhỏ. Thực tế cho thấy, các NHTM lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Công thương, Ngân hàng TMCP Ngoại thương,... đã có sự giảm sút đáng kể trong nguồn vốn huy động, trong khi đó, các NHTM nhỏ đã có sự gia tăng mạnh vốn huy động kể từ khi chính sách trần lãi suất huy động 14% có hiệu lực từ ngày 03/3/2011. Các chuyên gia ngân hàng đều cho rằng, chính sách trần lãi suất huy động, về cơ bản, là một chính sách có tác động tích cực nhằm làm giảm chi phí vốn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, tuy nhiên, chính sách này cũng tạo ra nhiều tác động đến nhiều lĩnh vực. Để đảm bảo sự thành công của chính sách này, NHNN cần có các biện pháp mạnh và nghiêm khắc đối với các NHTM nhỏ khi không tuân thủ quy định của NHNN. Cùng với việc công bố một chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và kết quả khả quan bước đầu trong việc tuyên bố hợp nhất các NHTM nhỏ, NHNN Việt Nam cần tiếp tục có những giải pháp và lộ trình phù hợp trong thời gian tới bằng việc tiếp tục nhận diện các vấn đề cần giải quyết của hệ thống NHTM Việt Nam. Thứ nhất, các NHTM nhỏ thực sự gặp khó khăn về thanh khoản và thiếu hụt vốn. Đặc biệt, với sự hình thành và liên kết của 12 NHTM lớn cùng với NHNN, một cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng quy mô lớn có thể xảy ra. Các NHTM nhỏ buộc phải có những liên kết và thỏa ước nhất định với các NHTM lớn. Số lượng NHTM tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua cũng đang được nhiều chuyên gia đánh giá là chưa phù hợp, chưa tương xứng với năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực... Thứ hai, khó khăn từ nguồn tín dụng chính thức của các NHTM có thể là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của các hoạt động tín dụng phi chính thức trong nền kinh tế. Với sự phát triển nóng của nền kinh tế và của thị trường bất động sản giai đoạn 2004 - 2007, rất nhiều hoạt động tín dụng phi chính thức đã được hình thành dưới hình thức các cá nhân, tổ chức tự huy động vốn với lãi suất cao để đầu tư bất động sản. Trong đó, sự liên kết với các khoản tín dụng chính thức không phải là ít khi các cá nhân, tổ chức này lại lấy chính các bất động sản họ mua được để thế chấp vay tiền chính thức của ngân hàng. Với sự thắt chặt của chính sách tiền tệ và sự khan hiếm tiền của các NHTM, dòng tín dụng chính thức bắt đầu bị chặn lại trong khi thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục đóng băng đã dẫn đến sự đổ vỡ của các thương vụ vay mượn phi chính thức. Điều này đang làm ảnh hưởng khôngnhỏ đến tâm lý và lòng tin của người dân và nhà đầu tư đến khả năng
Tài liệu liên quan