Đề cương lí luận nhà nước và pháp luật

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Lí luận nhà nước và pháp luật Trả lời: • Đối tượng nghiên cứu - Các quy luật chung về sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật, sự thay thế các kiểu nhà nước và pháp luật; - Bản chất, vai trò, giá trị xã hội của nhà nước và pháp luật; - Pháp luật và các quy tắc xã hội, thiết chế xã hội; - Hình thức, chức năng của nhà nước và pháp luật, nguồn pháp luật; - Tổ chức bộ máy nhà nước , mối quan hệ nhà nước và cá nhân, trách nhiệm nhà nước về bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; - Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; - Hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; - Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật; - Hành vi pháp luật, trách nhiệm pháp luật; - Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, giáo dục pháp luật; - Bản chất, đặc trưng của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật; - Pháp chế, dân chủ và trật tự pháp luật; - Sự tồn tại và phát triển của các lý thuyết luật học (các học thuyết, trường phái pháp luật, nhà nước). • Phương pháp luận: Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật là một hiện tượng phức tạp, được thể hiện trên ba nghĩa cụ thể: - Khoa học về các phương pháp nghiên cứu, nhận thức nhà nước và pháp luật; - Hệ thống các nguyên tắc chung nhật, phương pháp tiếp cận cơ bản và phương pháp tạo thành cơ sở của lý luận nhà nước và pháp luật;

docx13 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương lí luận nhà nước và pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương lí luận nhà nước và pháp luật PHẦN I : LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC Câu 1: Đối tượng nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Lí luận nhà nước và pháp luật Trả lời: Đối tượng nghiên cứu Các quy luật chung về sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật, sự thay thế các kiểu nhà nước và pháp luật; Bản chất, vai trò, giá trị xã hội của nhà nước và pháp luật; Pháp luật và các quy tắc xã hội, thiết chế xã hội; Hình thức, chức năng của nhà nước và pháp luật, nguồn pháp luật; Tổ chức bộ máy nhà nước , mối quan hệ nhà nước và cá nhân, trách nhiệm nhà nước về bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự; Hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật; Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật; Hành vi pháp luật, trách nhiệm pháp luật; Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật, giáo dục pháp luật; Bản chất, đặc trưng của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật; Pháp chế, dân chủ và trật tự pháp luật; Sự tồn tại và phát triển của các lý thuyết luật học (các học thuyết, trường phái pháp luật, nhà nước). Phương pháp luận: Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật là một hiện tượng phức tạp, được thể hiện trên ba nghĩa cụ thể: Khoa học về các phương pháp nghiên cứu, nhận thức nhà nước và pháp luật; Hệ thống các nguyên tắc chung nhật, phương pháp tiếp cận cơ bản và phương pháp tạo thành cơ sở của lý luận nhà nước và pháp luật; Tổng hợp các phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật. Nội dung phương pháp luận: Trên bình diện phổ quát, các nguyên tắc, quan điểm xuất phát điểm trong việc tiếp cận các vấn đề về nhà nước và pháp luật bao gồm: các nguyên lý, nguyên tắc cơ bản của triết học duy vật lịch sử, duy vật biện chứng và các quan điểm triết học xã hội, chính trị, văn hóa khác, khách quan, toàn diện, cụ thể, đa dạng hóa. Trong bối cảnh nhà nước pháp quyền, toàn cầu hóa, cần bổ sung them các nguyên tắc khác thuộc nội dung phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp luật, đặc biệt là nguyên tắc tiếp cận quyền, tự do và phát triển của con người trong các vấn đề nhà nước và pháp luật. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trừu tượng khoa học; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp hệ thống; Phương pháp xã hội học; Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp nêu vấn đề. Câu 2: Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc (sự hình thành nhà nước và pháp luật), các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử. Các học thuyết tiêu biểu về nguồn gốc nhà nước: Học thuyết thần quyền (ph. Akvinxki): Giải thích nguồn gốc nhà nước bắt nguồn từ sự sáng tạo của Thượng đế, rắng mọi vạn vật trên thế giới, nhà nước là do thượng đế sang tạo nên và thượng đế trao cho nhà nước quyền lực vô hạn, siêu nhiên để bảo vệ trật tự chung. Gồm: -Phái quân chủ: Thượng đế trực tiếp trao quyền thống trị cho một ông vua ( Martin Luther, Robert Filmer ) -Phái dân quyền: Nhân dân nhận quyền lực từ Thượng đế rồi thỏa thuận ủy thác cho nhà vua ( John Calvin ) -Phái giáo quyền: Thượng đế trao quyền cho giáo hội và đến lượt mình, giáo hoàng chỉ giữ lại quyền thống trị về tinh thần còn quyền thống trị về thể xác thì trao cho vua để vua cai quản xã hội. Học thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuốc sống con người ( Arixtot, Khổng Tử ). Học thuyết khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là do sự thỏa thuận, giao ước giữa những người tự do để thành lập ra nhà nước ( Jean Bodin, Thomas Hobbes, John Locke, Charles Louis Montesquieu, Đeni Điđơrô, Jean Jaccuen Rousseau) Học thuyết bạo lực: Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực, là công cụ của kẻ mạnh thống trị kẻ yếu ( Gumplôvich, E. Đuyring, Hume) Học thuyết tâm lý: Nhà nước ra đời là sản phẩm của hoạt động tâm lý con người ( L. Petozazitki, Phoreder) Học thuyết thủy lợi: Nhà nước ra đời gắn liền với nhu cầu xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống ở các nước phương Đông ( K. A. Vittphogel.) Học thuyết Mác-Lênin: Giải thích nguồn gốc nhà nước trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cơ sở kinh tế và giai cấp. Nội dung: Nhà nước là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội,là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người. Phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử: Châu Âu: Nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại Nhà nước Giecmanh Nhà nước Rôma Phương Đông cổ đại So với ở Châu Âu nhà nước được hình thành sớm hơn về thời gian, về mức độ sâu sắc của các điều kiện kinh tế, xã hội, túc là sự hình thành chế độ tư hữu chưa rõ nét, vấn đề giai cấp chưa đạt đến mức độ sâu sắc như ở nhiều nước Châu Âu. Câu 3: Một số cách tiếp cận, quan niệm tiêu biểu về nhà nước. Một số cách tiếp cận về nhà nước: Nhà nước đã được nhận thức từ nhiều góc độ khác nhau trong tư tưởng, trường phái học thuật và trong thực tế đời sống. trong nhận thức chính trị, xã hội và tư tưởng. Ở Trung Hoa cổ đại, nhà nước được biểu hiện tập trung ở vị thế, uy quyền của người đứng đầu. Ở phương Tây, tại Hy Lạp, La Mã cổ đại, nhà nước được nhận thức như liên hiệp của con người được liên kết với nhau bởi những lợi ích chung và sự thỏa thuận về pháp luật. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lê_nin về nhà nước được nhấn mạnh đén tính giai cấp của nhà nước, nhà nước là công cụ, bộ máy của giai cấp thống trị về kinh tế. Các nhóm quan niệm, cách tiếp cận về nhà nước: Nhà nước là liên minh, nhà nước là công cụ, là phương tiện, là bộ máy đặc biệt, là tầng lớp người đặc biệt có nhiệm vụ quản lí xã hội. Một số quan niệm tiêu biểu về nhà nước Aristotle: Nhà nước là sự tập trung tất cả những lợi ích trí tuệ và đạo đức của công dân, nhà nước là sự biểu hiện tập trung vì lợi ích chung của con người vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Xixêrôn: Nhà nước là một cộng đồng pháp lý, nhà nước là trật tự pháp lý chung. Đêmôcơrít: Nhà nước có tính chất cộng đồng pháp lý, nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của con người nhằm liên kết với nhau thành cộng đồng. Platôn: Ở đâu có pháp luật – cái được xuất phát từ bản chất của con người được định ra – thì ở đó mới có một chế độ nhà nước. John Locke: Nhà nước là cộng đồng chính trị, được thành lập bởi các cá nhân tự do với mục đích đảm bảo một cách hiện hữu các quyền tự nhiên, tự do, an toàn cá nhân và sở hữu. Thomas Hobbes: Nhà nuocs là phục vụ các mục đích đảm bảo an ninh chung. Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất mà con người có thể làm được. Moutesquieu: Tác giả của tác phẩm “Tinh thần của pháp luật’’đã đề ra nguyên tắc phân chia quyền lực thành các quyền lập pháp, hành pháp vá tư pháp để vì lợi ích chung của toàn xã hội và nhân dân. Ngoài ra còn có các quan niệm về nhà nước của: Immanuel Kantơ, Heghen, Mác – Lênin.. Câu 4: Bản chất nhà nước, các đặc trưng cơ bản của nhà nước, định nghĩa nhà nước. Bản chất nhà nước Tính giai cấp: nhà nước đó do giai cấp nào tổ chức thành, quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào, bảo vệ lợi ích của giai cấp nào là chủ yếu. tính giai cấp của nhà nước quy định nội dung hoạt dộng của nhà nước. Và tính giai cấp của nhà nước giảm dần theo sự phát triển của xã hội. Tính xã hội: nhà nước phải quan tâm bảo vệ, giải quyết lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội. nhà nước thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Tính xã hội tăng dần theo sự phát triển của xã hội. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước Đặc trưng của nhà nước là những dấu hiệu thuộc tính riêng của nhà nước, là những tiêu chí để phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác và với tổ chức thị tộc nguyên thủy xa xưa. Nhà nước có năm đặc trưng cơ bản: Quyền lực chính trị công cộng đặc biệt Lãnh thổ và dân cư Chủ quyền quốc gia Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật Nhà nước có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc Định nghĩa nhà nước Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung với bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội. Câu 5: Khái niệm hình thức nhà nước, hình thức chính thể, phân loại, so sánh các loại hình thức chính thể nhà nước. Khái niệm hình thức nhà nước Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và cấu truucs của quyền lực nhà nước, tổng thể các phương pháp thực hiện quyêng lực nhà nước, thể hiện những đặc điểm cơ bản của sự phát triển về truyền thống, lịch sử, kinh tế, chính trị của quốc gia, trình độ phát triển về dân chủ và văn hóa của nhân dân Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và với nhân dân. Phân loại hình thức chính thể: Hình thức chính thể quân chủ: Chính thể quân chủ tuyệt đối Chính thể quân chủ hạn chế Chính thể quân chủ lập hiến: quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị. Hình thức chính thể cộng hòa: Chính thể cộng hòa tổng thống Chính thể cộng hòa đại nghị Chính thể cộng hòa lưỡng tính (cộng hòa hỗn hợp) So sánh các loại hình thức chính thể nhà nước Câu 6: Hình thức cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị, liên minh nhà nước: khái niệm, xu hướng phát triển Hình thức cấu trúc nhà nước Khái niệm: Hình thức cấu trúc nhà nước là phương thức biểu hiện của nhà nước trên phương diện cấu trúc, lãnh thổ, mối quan hệ trong tổ chức quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Phân loại: Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang Nhà nước đơn nhất là nhà nước mà lãnh thổ nhà nước được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, các bộ phận hợp thành nhà nước không có chủ quyền riêng, độc lập. Dấu hiệu: Có một hệ thống các cơ quan nhà nước trung ương: nguyên thủ quốc gia, chính phủ, quốc hội, hệ thống tư pháp thống nhất Có một hệ thống pháp luật thống nhất, một hiến pháp duy nhất Công dân có một quốc tịch Có chủ quyền quốc gia chung duy nhất. Các đơn vị hành chính – lãnh thổ trực thuộc không có chủ quyền quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Ba Lan, Hungari, Pháp, Nhật. Nhà nước liên bang là hình thức nhà nước được hình thành từ hai hay nhiều nhà nước thành viên có chủ quyền. Dấu hiệu: Có chủ quyền chung, mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng theo nguyên tắc hiến định của nhà nước Có hai hệ thống các cơ quan nhà nước – một hệ thống cơ quan nhà nước của nhà nước liên bang, một hệ thống cơ quan nhà nước của mỗi nhà nước thành viên Có hai hệ thống pháp luật – một của nhà nước liên bang và một của mỗi nhà nước thành viên Công dân có hai quốc tịch ( Mỹ, Mêhicô, Ấn Độ, Brazin, Malaixia..) Tính đa dạng về tổ chức lãnh thổ. Liên minh nhà nước Khái niệm: Liên minh nhà nước là liên minh các nhà nước có chủ quyền được thiết lập nhằm những mục đích chung nhất về chính trị, quân sự, kinh tế Là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau để thực hiện những mục đích nhất định, sau khi đã đạt được những mục đích đó, nhà nước liên minh có thể giải tán hoặc có thể chuyển thành nhà nước liên bang. Xu hướng phát triển: Phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và khu vực, xu thế vận động, phát triển các liên minh nhà nước đương đại. Câu 7: Kiểu nhà nước, kiểu pháp luật, các quan điểm tiếp cận kiểu nhà nước, kiểu pháp luật. Kiểu nhà nước Khái niệm: Kiểu nhà nước là sự phân định, xếp loại các nhà nước vào nhóm nhất định trên cơ sở những quan điểm tương đồng về đặc trưng chung của quá trình phát triển. Để xác định được kiểu nhà nước, tức là phân loại và xếp vào các nhà nước có cùng những đặc trưng chung vào các nhóm nhất định, cần dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau một cách khách quan. Các quan điểm tiếp cận: Cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội: Tổng thể các đặc trưng cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trồ, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Tiếp cận văn minh. Kiểu pháp luật Khái niệm: Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Cơ sở lý luận để phân định kiểu pháp luật: học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế-xã hội. Cụ thể là: Cơ sở kinh tế: pháp luật chịu sự quyết định của quan hệ sản xuất trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Cơ sở xã hội: pháp luật phản ánh sự tương quan giữa giai cấp thống trị và các giai cấp khác trong xã hội. Trong đó, trước hết pháp luật thể hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Tương ứng với 4 hình thái kinh tế-xã hội (trong xã hội có giai cấp) có 4 kiểu pháp luật: Kiểu pháp luật chủ nô; Kiểu pháp luật phong kiến; Kiểu pháp luật tư sản; Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Sự thay thế các kiểu pháp luật trong lịch sử: Thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử. Kiểu pháp luật sau bao giờ cũng phát triển hơn kiểu pháp luật trước. Sự thay thế các kiểu pháp luật diễn ra không tuần tự. Không phải quốc gia nào cũng trải qua đầy đủ 4 kiểu pháp luật. Kiểu pháp luật sau luôn kế thừa kiểu pháp luật trước, mức độ kế thừa phụ thuộc vào tính chất của quan hệ xã hội và ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Cách tiếp cận Tiếp cận kiểu pháp luật theo hình thái kinh tế - xã hội của sự phát triển pháp luật ( lĩnh vực vật chất ) Tiếp cận theo tiêu chí nền văn minh về kiểu pháp luật, nhấn mạnh đến sự hình thành, phát triển của pháp luật ( lĩnh vực tinh thần ). Câu 8: Bản chất, hình thức, đặc điểm cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hình thức Hình thức chính thể: chính thể cộng hòa theo bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hình thức cấu trúc nhà nước: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Chế độ chính trị: Là chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đặc điểm cơ bản Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Câu 9: Chức năng nhà nước CHXHCNVN, khái niệm, phân loại, hình thức và phương pháp thực hiện, các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong bối cảnh hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền. Chức năng Các chức năng đối nội Chức năng kinh tế: là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong linh vực kinh tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiếm lược về phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế và khu vực. Chức năng xã hội: là đảm bảo cho mọi người dân có điều kiện sống bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực xã hội. Chức năng văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ: là các chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, ở các hoạt động về bảo vệ và bảo đảm các quyền con người về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. Chức năng bảo vệ môi trường. Chức năng bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do và lợi ích của con người và công dân. Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo đảm sự tôn trọng, tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Các chức năng đối ngoại Chức năng bảo vệ tổ quốc Chức năng hội nhập, hợp tác với các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau. Khái niệm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức mà thông qua đó Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội, là một tổ chức chính trị thuộc kiểu kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của CNXH, đó là một nhà nước kiểu mới thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc CMXHCN, là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong quá trình quá độn lên CNXH. Phân loại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có các cơ quan sau: Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ Tòa án nhân dân Viện kiểm sát nhân dân Chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân Hình thức và phương pháp thực hiện Các yếu tố quy định, tác động đến việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong bối cảnh hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền Câu 10: Chức năng kinh tế của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khái niệm: Chức năng kinh tế là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong linh vực kinh tế nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiếm lược về phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế và khu vực. Chức năng kinh tế có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các chức năng nhà nước, là điều kiện vững chắc cho việc thực hiện các chức năng xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. Nội dung: Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển, quản lý nền hinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các hoạt động kinh tế, minh bạch, công khai, nghiêm minh và công bằng trong xử lý vi phạm pháp luật. Chính phủ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách quốc gia và tổ chức thực hiện chức năng kinh tế. Câu 11: Các chức năng xã hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung: Đảm bảo cho mọi người dân có điều kiện sống bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực xã hội. Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất. Nhà nước xây dựng chính sách phát triển y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện xã hội hóa,. Câu 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định, tạo thành một cơ chế thống nhất để thực hiện quyền lực nhà nước, các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Phân loại: Căn cứ vào vị trí, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, bộ máy Nhà nước CHXHCNVN được cấu thành từ bốn hệ thống các cơ quan nhà nước và một nguyên thủ quốc gia ( Chủ tịch nước): Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp Hệ thống các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định Hệ thống các cơ quan công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp: Viện kiểm sát nhân d