Đề tài Biện pháp quản lý để đạt hiệu quả kinh doanh cao trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay

Trong quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn của công cuộc đổi mới trong những năm qua đã đưa nước ta hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới như ra nhập tổ chức ASEAN, AFTA, Việt - Mỹ.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp quản lý để đạt hiệu quả kinh doanh cao trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp quản lý để đạt hiệu quả kinh doanh cao trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay a - lời nói đầu Trong quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn của công cuộc đổi mới trong những năm qua đã đưa nước ta hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới như ra nhập tổ chức ASEAN, AFTA, Việt - Mỹ... đó là thành công của công cuộc đổi mới. Bên cạnh những thuận lợi đó còn có nhiều những khó khăn với chúng ta khi tham gia vào công cuộc toàn cầu hoá này điều này đòi hỏi phải có những chính sách chiến lược cụ thể để có thể tồn tại, cạnh tranh với các nước khác. Đối với doanh nghiệp của Việt Nam thì sao? Trong công cuộc hội nhập, toàn cầu hoá như hiện nay các doanh nghiệp đã có biện pháp gì để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh? Nước ta là nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp điều này cũng có nghĩa là trình độ khoa học, kỹ thuật của họ hơn ta một khoảng xa, làm thế nào để những năm tới mặt hàng của ta đủ sức cạnh tranh với các nước trong khối khi mà hai trong ba hàng rào mậu dịch quá to và thuế suất hầu như không còn nữa còn chiếc rào cuối cùng là gì? Đó là chất lượng. Hiện nay các nhà sản xuất thường thu phiếu là dân ta ưa thích hàng ngoại, thiếu tinh thần yêu nước (trong xây dựng kinh tế) nhưng về phía người cung cấp hàng hoá chúng ta cũng phải tự hỏi ta còn thiếu một cái gì đó mà đồng bào còn chưa nhiệt tình với hàng nội hoá thưa đó là chất lượng. Muốn có tiền để đầu tư phát triển để mua nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng nhằm phục vụ sản xuất và nâng cao mức sống mà không phải vay nợ bên ngoài nhiều chúng ta phải cố gắng xuất khẩu để lấy ngoại tệ. Nếu ta cứ tiếp tục xuất khẩu chỉ nguyên liệu chưa qua chế biến thì khó lòng mà đạt tiêu chuẩn như trên. Phần sản phẩm muốn xuất được thì phải đạt một mức tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng nào đó. Trước tình hình đó để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường bất ổn này có nhiều cách quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với tôi, tôi sẽ chọn quản lý chất lượng là phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay và có lẽ cho cả ngày mai bởi theo tôi chất lượng là hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới kinh nghiệm của các doanh nghiệp đa thành công đều chứng tỏ rằng muốn tồn tại được, muốn có khả năng cạnh tranh cao cần phải chuyển mục tiêu từ lợi nhuận thuần tuý sang lĩnh vực chất lượng. Cần quan tâm đến thị trường đến khách hàng và hiệu quả quan tâm đến nhân viên và sự lãnh đạo. Do đó trong chính sách quốc gia của mình Chính phủ nhiều nước đã khuyến khích doanh nghiệp cần chú ý đến chất lượng và coi đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Trước thế giới chiến tranh lần thứ hai trên thế giới cung còn ít hơn cầu, nên các nhà kinh doanh thường coi trọng số lượng nhiều hơn nhà sản xuất hàng hoá, tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Các nhà sản xuất ai cũng muốn chiếm được thị phần cao trên thị trường, muốn vậy hàng của họ vừa ít, vừa rẻ, hơn đối thủ của mình để làm vừa lòng khách hàng hơn. Muốn làm ra hàng tốt phải quản lý kinh doanh tốt, đó là triết lý về quản lý chất lượng. Nội dung bài tiểu luận chia làm các phần sau: * Tổng quan về quản lý chất lượng. 1. Khái niệm về quản lý 2. Chất lượng là gì? * Nội dung quản lý chất lượng toàn phần: 1. Quản lý chất lượng toàn phần (TQM) 2. Mục tiêu 3. Quản lý chất lượng ảnh hưởng tới các chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất. 1. Nghiên cứu thị trường 2. Thiết kế sản phẩm 3. Mua hàng 4. Thiết kế công nghệ 5. Phụ trách lao động 6. Thành viên 7. Quản lý sản xuất 8. Kiểm tra sản phẩm 9. Đóng gói, cất giữ và gửi hàng 10. Dịch vụ đối với khách hàng * Vai trò của lãnh đạo trong quản lý chất lượng 1. Quản trị cấp cao 2. Quản trị trung gian 3. Đốc công 4. Nhân viên * Quản lý chất lượng doanh nghiệp ở Việt Nam 1. Thực trạng doanh nghiệp 2. Nguyên nhân 3. Biện pháp 4. Hiệu quả b - nội dung quản lý chất lượng I tổng quan về quản lý chất lượng 1. Khái niệm: quản lý là gì? Quản lý được quan niệm theo hai góc độ: - Theo góc độ chính trị rộng lớn, quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì xã hội phát triển ngược lại, xã hội phát triển chậm hoặc rối ren. - Theo góc độ hành động, quản lý được hiểu là chỉ huy, điểu khiển, điều hành. Từ cơ sở trên ta rút ra rằng: Quản lý là sự tác động của con người để hướng dẫn đến mục đích, đúng ý trí, và phù hợp với qui luật khách quan. 2. Khái niệm chất lượng khi nghe đến chất lượng ta nghĩ đến sản phẩm dịch vụ hảo hạng đạt được bằng hay hơn nhiều mong đợi của người mua. Điều mong đợi này dựa trên mức độ sử dụng mong muốn và giá bán. Khi một sản phẩm vượt quá điều ta mong đợi thì ta coi sản phẩm này là có chất lượng. Như vậy chất lượng là điều hơn mô hồ dựa vào nhận thức nếu ta cố gắng lượng hoá chất lượng thì có thể biểu hiện: Q = P/E Trong đó: Q: chất lượng P: đặc tính sử dụng E: độ mong đợi của khách hàng Nếu Q > 1 thì khách hàng có cảm giác là sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt, sự xác định P và E đều dựa trên sự nhận thức về đặc tính của nhà sản xuất và mong đợi của khách hàng. Dưới con mắt của khách hàng thì chất lượng hàng hoá có những khía cạnh sau: STT Khía cạnh ý nghĩa Thí dụ sản phẩm đèn chiếu 1 Hiệu suất Đặc tính sử dụng cơ bản của sản phẩm Độ sáng của đèn chiếu 2 Đặc trưng Đặc tính sử dụng phụ Có hộp điều chỉnh từ xa 3 Tin cậy Xác định về thời gian sử dụng được quy định trước 4 Phù hợp Độ phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn qui định trước 5 Bền lâu Sản phẩm dùng được bao lâu hay thời gian trước khi nó được thay thế Bóng đèn chiếu có tuổi thọ cao 6 Dễ sửa chữa Sửa chữa dễ và nhanh, người sửa chữa giỏi và lễ phép Tháo lắp thay đèn, kính thuận lợi 7 Thẩm mỹ Hình dáng, âm thanh, mùi vị của sản phẩm như thế nào Đèn chiếu gọn, nhẹ, đẹp 8 Thái độ Giải quyết các khiếu nại như thế nào 9 Danh tiếng Uy tín của sản phẩm trên thị trường Dưới con mắt của nhà sản xuất chất lượng là làm sao cho sản phẩm của mình đáp ứng được điều mong đợi của khách hàng với một chi phí có thể chấp nhận được. Nếu quá trình sản xuất có chi phí không phù hợp với giá bán thì khách hàng sẽ không chấp nhận giá trị của nó. Có nghĩa giá bán cao hơo là giá mà khách hàng chịu trả để đổi lấy các đặc tính của sản phẩm. Như vậy cách nhìn của nhà sản xuất và khách hàng có khác nhau nhưng chúng lại không độc lập với nhau. ý nghĩa của chất lượng đối với nhà sản xuất là sự phù hợp với đặc tính kỹ thuật và chi phí còn đối với khách hàng chất lượng của thiết kế là đặc tính của chất lượng và giá bán. 3. Cách thực hiện Có nhiều quan điểm về quản lý chất lượng như Joseph M.Juran là kiểm tra chất lượng, cải tiến và đặt kế hoạch còn Armand.V.Feigenbanun kiểm tra chất lượng toàn diện là việc ủng hộ việc quản trị chất lượng toàn diện, rộng khắp trong toàn công ty. Trong đó mọi người trên mọi lĩnh vực của công ty đều tham gia vào việc cải tiến sản phẩm, đặc biệt ở các công ty Nhật Bản tiếp thu rất nhanh quan niệm về kiểm soát chất lượng toàn diện. ở các công ty Nhật Bản, khi áp dụng quản lý chất lượng toàn diện người ta đòi hỏi mọi ngàng, mọi phòng ban trong công ty không riêng gì sản xuất, phải lấy việc cải tiến chất lượng làm múc tiêu tối thượng của mình. Đặc biệt đối với đốc công và công nhân là cá nhân chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc cải tiến chất lượng. II. quản lý chất lượng toàn diện (TQM) 1. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là gì? Đó là cách nâng cao phương thức kinh doanh cổ truyền. Đó là kỹ thuật làm thế nào để đảm bảo sống sót được trong thế giới cạnh tranh ngày nay. Chỉ bằng cách thay đổi cả doanh nghiệp hướng theo một truyền thống mới, cho nên TQM còn là đạo lý của quản trị. Nếu triết tự ra mà nói thì TQM là nghệ thuật quản lý toàn diện, nhằm đạt đếtn sự xuất sắc, quy luật vàng này rất đơn giản nhưng cách giải thích hiệu quả nhất là: mình vì người khác nếu muốn người khác vì mình "Mình ở đây là nhà kinh doanh, người khác là khách hàng vậy". 2. Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Mục tiêu chính của TQM là làm sao cho sản phẩm và dịch vụ được thực hiện với chất lượng tốt đó là mục tiêu chính ngoài ra còn đạt được các mục tiêu khác như: giảm chi phí, tăng năng suất, rút ngắn thời gian giao hàng. Nói chung TQM trình bày một tập hợp các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng bằng cách động viên toàn bộ các thành viên không phân biệt trực tiếp hay gián tiếp sản xuất công nhân, cán bộ hay lãnh đạo các bậc trong công ty. Các nguyên tắc này có thể tóm tắt như sau: 1. Chính khách hàng là người định ra chất lượng và nhu cầu của khách hàng là tối thượng. 2. Lãnh đạo cao nhất trong công ty phải là người lãnh đạo thực hiện chất lượng. Điều này chúng tôi muốn nhấn mạnh là dù nói thì nói, nếu người đứng đầu không quan tâm thì chắc chắn hoạt động quản lý không tiếp tục được lâu dài và sẽ thất bại. quản lý chất lượng không chọn công ty mà chọn giám đốc. 3. Chất lượng phải được đặt ưu tiên hàng đầu khi lên kế hoạch. 4. Chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên ở mọi cấp bậc trong công ty. 5. Mọi chức năng trong công ty phải tập trung vào việc cải thiện liên tục chất lượng để hoàn thành được mục tiêu chiến lược. 6. Toàn thể nhân viên và các cấp lãnh đạo trong công ty phải đồng tâm, hiệp lực để giải quyết các vấn đề chất lượng. 7. Việc giải quyết các trục trặc và nâng cao không ngừng chất lượng phải đưa vào việc sử dụng phương pháp kiểm tra chất lượng bằng thống kê. 8. Giáo dục và đào tạo là nền tảng cho việc cải tiến chất lượng liên tục. Như vậy các nguyên tắc quản lý cùng với thực tiễn là bí quyết mang lại thắng lợi trong việc cải tiến chất lượng. cách tiếp cận bằng TQM là tạo chất lượng cho sản phẩm bằng cách cải tiến mọi hoạt động trong suốt quá trình sản xuất từ thiết kế cho đến Marketing. III. Quản lý chất lượng ảnh hưởng tới các chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất. 1. Nghiên cứu thị trường. Marketing bán hàng và nghiên cứu thị trường là điểm khởi đầu trong việc tiếp xúc với khách hàng. Bộ phận Marketing là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tìm hiểu xem đặc tính chất lượng nào mà khách hàng thích. Và giá cả bao nhiêu thì khách hàng chịu trả cho mức độ chất lượng của món hàng mình mua. Qua tiếp xúc, tìm hiểu món hàng bộ phận bán hàng sẽ cung cấp thông tin phản hồi lại cho doanh nghiệp. Thông tin này là yếu tố quyết định ban đầu cho việc thiết kế sản phẩm, bộ phận Marketing còn có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết đặc tính chất lượng của sản phẩm phù hợp với giá trị của nó. Sản phẩm phù hợp với giá trị của nó thông qua quảng cáo và khuyến thị. ở nhiều công ty có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R & D) bộ phận này sẽ khai thác các ý tưởng mới cho sản phẩm cải tiến và đổi mới sau này. Bộ phận R & D sẽ vận dụng thông tin phản hồi của bộ phận Marketing để sáng tạo các ý tưởng cho sản phẩm mới. 2. Thiết kế sản phẩm Bộ phận kỹ thuật của công ty có trách nhiệm chuyển đổi các đặc tính chất lượng sản phẩm do bộ phận Marketing và lãnh đạo công ty cung cấp để thiết kế ra sản phẩm bao gồm các đặc tính kỹ thuật, yêu cầu về nguyên vật liệu và bán thành phẩm, yêu cầu về thiết bị, chỗ làm việc và thiết kế công nghệ, yêu cầu về huấn luyện đào tạo cho thợ đứng máy. chức năng này phải xác định xem coi doanh nghiệp có khả năng công nghệ phù hợp với đặc tính chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu khách hàng đòi hỏi hay không, đòi hỏi này bao gồm cả chi phí sản xuất. Nếu thiết kế ra sản phẩm kém thì sẽ không đáp ứng được lòng mong đợi của khách hàng. Gtenichi Taguchi, học giỏi nổi tiếng về chất lượng của Nhật Bản có đánh giá một sản phẩm được thiết kế kém có thể gây ra đến 80% tỷ lệ sản phẩm được thiết kế kém bị hư hỏng sau này. Người Nhật hiểu rằng nếu ta thay đổi trong thiết kế thì sẽ dễ và rẻ hơn nhiều so với trong giai đoạn sản xuất hoặc sau sản xuất và đang làm Marketing do đó họ tập trung việc quản lý chất lượng trong suốt các giai đoạn thiết kế. 3. Mua hàng. Nhiều nhiều sản xuất mua hơn 50% số bán thành phẩm, bộ phận của sản phẩm nên chi phí vật te bán thành phẩm chiếm một tỷ lệ rất cao trong giá thành. ở Việt Nam chi phí này có thể chiếm từ 60 -> 70%. Vì thế chức năng mua hàng đóng vai trò quyết định trong quản lý chất lượng. Nếu nguyên vật liệu và bán thành phẩm mua vào có chất lượng kém thì sản phẩm hầu như chắc chắn cũng se có chất lượng kém. Bộ phận mua hàng phải chọn người cung cấp nào chia xẻ với công ty giao ước về chất lượng và duy trì bảo đảm chất lượng của chính mình nhằm cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm có chất lượng cao. Thông qua bộ phận thu nhận hàng ngoài vào, công ty phải kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu ở đầu vào doanh nghiệp và thường là bằng phương pháp thống kê. Tuy nhiên thông qua TQM giữa công ty và các nhà cung cấp hình thành mối liên hệ công tác lẫn nhau. Trong sự công tác này công ty mẹ đòi hỏi người cung cấp phải tự mình kiểm tra lấy chất lượng của sản phẩm mình trước khi giao hàng, đến mức công ty không cần phải kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm đi vào nữa. Trên thực tế người cung cấp không thể thiếu được trong chương trình quản lý chất lượng của công ty và có cùng các mục tiêu chất lượng và trách nhiệm cũng như các bộ phận chức năng khác trong công ty. ở Việt Nam ta hiện nay, mức độ cộng tác giữa công ty mẹ và người cung cấp còn thấp, trình độ quản lý, kỹ thuật của hai bên còn cách nhau khá xa, ngoài ra còn phải giải quyết mối liên hệ công tác này thì hàng hoá của ta khó lòng cạnh tranh được với hàng ngọai. Do ngày càng nhiều liên doanh hợp tác đầu tư của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nhờ chủ trương nội địa hoá sản xuất của Chính phủ, các bên liên doanh này bắt buộc phải tìm các nhà sản xuất và dịch vụ Việt Nam làm đối tác cung cấp hàng ở đầu vào cho mình. Nhờ vậy các nhà sản xuất Việt Nam ngày càng ý thức được sự cần thiết của chất lượng sản phẩm nhưng đối với chất lượng trong quản lý và đặc biệt là quản lý TQM thì còn phải cố gắng thêm nữa. 4. Thiết kế công nghệ. Bộ phận công nghệ có nhiệm vụ phân chia các công việc cho thợ đứng máy trên từng chỗ làm việc sao cho sản phẩm làm ra đáp ưngs được các yêu cầu về chất lượng. Chức năng này tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu có hiệu năng và ít hãng phí nhất. Theo truyền thống ở Việt Nam hiện nay phòng công nghệ và phòng KCS có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên theo quan điểm mới TQM, mọi thành viên của công ty đều được khuyến khích cải tiến chất lượng ngay trong công việc mình làm, đồng thời cung cấp hàng tốt ở đầu vào công việc kế tiếp. Như vậy có sự ăn ý nhau giữa bộ phận thiết kế công nghệ sẽ hợp tác với các công nhân trong việc cải tiến công nghệ và quản lý chất lượng. Sau đó các kỹ sư có trách nhiệm trong việc đo lường kết quả công cuộc cải tiến chất lượng đồng thời nâng cao năng suất và hạ chi phí sản xuất và dịch vụ. 5. Phụ trách lao động. Nhằm hoàn thành các công việc thích ứng với các đặc tính kỹ thuật, nhân viên và thợ đứng máy phải có kỹ năng và tinh thần làm việc. Bộ phận lao động có trách nhiệm tuyển mộ nhân viên và công nhân có khả năng và kỹ năng tiên quyết, rồi sau đó đào tạo cho phù hợp với công việc được giao. Nhân viên mà không được đào tạo đúng mức theo công việc đòi hỏi dễ gây ra phế phẩm và sản phẩm có chất lượng kém. Ngoài ra còn phải giáo dục và đào tạo nhân viên về chất lượng và cách thức thực hiện chất lượng ngay trong công việc mình phụ trách cũng như thấm nhuần chính sách cam kết chất lượng của công ty. Theo triết lý TQM, bộ phận lao động tuyển mộ nhân viên có kỹ năng tổng quát cao và khả năng học các kỹ năng mới một cách nhanh chóng. Nhân viên được tuyển vào sẽ được đào tạo ở phạm vi rộng, chẳng những về nghề nghiệp của anh ta mà cả về các phương pháp quản lý chất lượng. ở Nhật Bản trung bình mỗi nhân viên được đào tạo 50 ngày trong năm. Dưới quan điểm TQM việc đánh giá hiệu suất lao động được tập trung vào việc cải tiến chất lượng và thành tựu nhóm hoặc cả công ty hơn là thành tích cá nhân. Kế hoạch phân chia lợi nhuận và tiền tiết kiệm được cho nhân viên theo phần đóng góp của mình là thí dụ về hệ thống khen thưởng theo TQM. 6. Thành viên. TQM đòi hỏi mọi thành viên trong công ty phải có trách nhiệm về chất lượng. Các nhân viên dù là tập thể hay cá nhân đều phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình sao cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đã được thiết kế. Ngoài ra mọi thành viên cần có trách nhiệm trong việc nhận dạng các vấn đề có thể làm cho sản phẩm của mình có chất lượng và tìm ra phương cách sửa chữa. Công đoàn chẳng những có nghĩa vụ đấu tranh cho quyền lợi đoàn viên của mình mà còn phải ý thức được sự cần thiết phải động viên, giáo dục đoàn viên của mình cam kết thực hiện sách lược chất lượng trong công ty nhằm tạo ra thành phẩm có chất lượng đáp ứng được người tiêu dùng, tăng được doanh số, lợi nhuận cho công ty, làm góp phần dân ta giàu, nước ta mạnh. 7. Quản lý sản xuất Hành động tạo ra sản phẩm là trách nhiệm của tập thể các nhà quản trị, các nhà quản trị cần phải thực hiện các đặc tính chất lượng của sản phẩm do các nhà thiết kế tạo ra nhờ vào hiệu quả trong việc quản lý lao động, nguyên vật liệu và thiết bị của mình. Họ phải quản lý sao cho quá trình chế tạo được tiến hành trơn tru ổn định theo một kế hoạch và tiến độ định trước. Sai lầm trong quản lý sẽ gây ra hư hỏng trong sản phẩm, hư hỏng thiết bị, ứ động tồn kho, giờ chết.v.v... Mọi thứ này đều là nguyên nhân hạ giảm chất lượng. Đó cũng là trách nhiệm của người quản lý sản xuất và các đốc công trên đường dây nhằm bảo đảm chương trình chất lượng của công ty được thực hiện ở điểm quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh, đó là làm ra sản phẩm. 8. Kiểm tra sản phẩm. Thông thường nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra sản phẩm là theo dõi chi tiết và nguyên vật liệu đầu vào cùng thành phẩm ở đầu ra, nhằm đảm bảo cho các đặc tính kỹ thuật phù hợp với thiết kế và không để cho hàng kém chất lượng lọt đến tay người tiêu dùng. Bộ phận kiểm tra còn có trách nhiệm theo dõi ngay trong quá trình sản xuất và phát hiện ra sai sót và nguyên nhân sai sót kỹ thuật kiểm tra chất lượng bằng thống kê được áp dụng rất rộng rãi. Trong tiếp cận TQM người ta ít nhấn mạnh đến việc kiểm tra ở cuối quá trình sản xuất mà nâng cap chất lượng được thực hiện ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất trên mọi cấp quản lý của Công ty mục tiêu sao cho hầu như không có phế phẩm làm như vậy ta có thể bỏ qua được công việc kiểm tra cuối cùng. Nhiều công tỷ ở Nhật Bản và Mỹ tỷ lệ hư hỏng là rất thấp, không còn biểu hiện phần trăm nữa mà là bằng phần triệu. 9. Đóng góc, cất giữ và gửi hàng. Nhiệm vụ của bộ phận đóng góc cất giữ và gửi hàng là bảo đảm sao cho chất lượng tốt của thành phẩm không bị hỏng trên đường đi đến giao cho khách hàng, chúng ta phải lựa chọn cách thức bao bì đóng góc, phương tiện và phương pháp lưu giữ hàng hoá trong kho cách thức giao gửi hàng sao cho sản phẩm được bảo vệ, trách chất lượng bị hạ giảm. Khi đến tay người tiêu dùng đồng thời đảm bảo được thời gian đến tay khách hàng đúng hạn. 10. Dịch vụ đối với khách hàng. Trách nhiệm của Công ty sau khi bán hàng xong vẫn chưa chấm dứt họ còn có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng các chỉ dẫn lắp đặt và sử dụng và nhiều khi phải cử người giúp đỡ nếu cần. Nếu sản phẩm có chức năng nào đó chưa đạt yêu cầu thì Công ty phải có trách nhiệm sửa chữa và thay thế. Chức năng này là vô cùng quan trọng trong việc quản lý chất lượng, bởi vì nó thể hiện điểm trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Nhằm thực hiện những chương trình quản lý chất lượng đạt hiệu quả từng bộ phận trong Công ty phải mạnh mẽ cam kết bảo đảm chất lượng từng cá nhân một phải có trách nhiệm đối với chất lượng. Tuy nhiên việc cam kết không thể riêng từng bộ phận mà được bắt đầu tư ban lãnh đạo Công ty. Một chương trình quản lý chất lượng muốn thnàh công phải được thiết đặt và lên kế hoạch tư bản lãnh đạo rồi sau đó các nhân viên trong Công ty tích cực thực hiện. Những người làm trong bộ phận quản lý lao động tiếp xúc trực tiếp với chức năng quản lý chất lượng phải đ
Tài liệu liên quan