Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh tựdo hóa tài chính và một số công cụ phòng ngừa rủi ro trong quá trình đó ở Việt Nam

Tựdo hoá tài chính là sựxoá bỏcác hạn chế, định hướng hay ràng buộc vềsố lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng. Sự điều tiết vềsốlượng này sẽ được thay thếbởi một cơchếtỷgiá. Tựdo hoá mang lại cho các định chếtài chính quyền tự do xác định các mức lãi suất tiền gửi, cho vay và tựdo sửdụng công cụlãi suất. Theo lý thuyết thì tựdo hoá dẫn đến chấm dứt các mức trần lãi suất, cũng nhưcác ràng buộc trong việc sửdụng các nguồn vốn huy động, không còn tồn tại các kênh cấp vốn ưu đãi 1 . Tựdo hoá đồng nghĩa với mởrộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, với khảnăng chấm dứt sựphân biệt đối xửvềpháp lý giữa các thành phần kinh tếtrong nền kinh tếmột quốc gia. Tuy vậy, tựdo hoá không có nghĩa là không tồn tại các quy định hay việc giám sát các hoạt động tài chính. Hơn thếnữa, tựdo hoá đòi hỏi phải tăng cường cơsởhạtầng quy chế 2 và các cơquan giám sát. Việc can thiệp vĩmô hợp lý là cần thiết để đảm bảo sựvận hành hiệu quảcủa các thịtrường tài chính và ngân hàng. Tựdo hoá tài chính, tuỳtheo từng quốc gia, bao gồm nhiều yếu tốkhác nhau phản ánh những hạn chếkhác nhau theo đánh giá mỗi nước. Tổng quan có 5 yếu tốquan trọng nhất: tựdo hoá lãi suất và giá cả; tựdo hoá hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổchức tín dụng nhà nước; linh hoạt hoạt động ngoại hối; tựdo hoá hoạt động của các tổchức tài chính trên thịtrường tài chính; giảm thuế, thâm hụt và lạm phát trên thịtrường tài chính quốc gia. Báo cáo của Jean-Pierre Landau, Tổng thanh tra tài chính, Tổng giám đốc Hiệp Hội Ngân Hàng Pháp trong chương trình hội thảo “Tựdo hoá và an ninh tài chính” ngày 10/01/2001 tại Hà Nội. J.Stiglit trong “Vai trò của hệthống tài chính trong quá trình phát triển”, HộI nghịthường niên vềphát triển ởChâu Mỹ ƒ Tựdo hoá lãi suất và giá cảlà cho phép các định chếtài chính, ngân hàng tựdo xác định các mức lãi suất tiềngân hàng gửi, lãi suất cho vay, tựdo ấn định các mức phí trong phạm vi hoạt động tài chính. ƒ Tựdo hoá hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủtục hành chính của các tổchức tín dụng nhà nướclà việc xoá bỏcác hạn chế, định hướng chủquan hay ràng buộc vềsốlượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng và mởrộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời phải cải cách hơn nữa các thủtục hành chính đang xảy ra đối với các đơn vị tín dụng nhà nước, góp phần nâng cao khảnăng cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. ƒ Điều hành linh hoạt hoạt động ngoại hốichính là xoá bỏcác hạn chếvềquản lý ngoại hối và thực hiện điều hành tỷgiá hối đoái theo qui luật thịtrường. ƒ Tựdo hoá hoạt động của các tổchức tài chính trên thịtrường tài chínhlà tiến hành mởrộng tựdo cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính thông qua việc xoá bỏcác hạn chếtrong phạm vi hoạt động, phạm vi kinh doanh của các tổchức tài chính. ƒ Giảm thuế, kiềm chếthâm hụt và lạm phát trên thịtrường tài chínhlà tạo ra một môi trường ổn định vĩmô vềthuế, pháp lý, công khai tình hình tài chính giúp các tổchức tín dụng đánh giá chính xác “sức khoẻ” của các doanh nghiệp đểcó các biện pháp xửlý kịp thời, hạn chếkhủng hoảng trong hệthống ngân hàng. Tuy nhiên, tựdo hoá không nhất thiết phải kéo theo tưnhân hoá toàn bộcác hoạt động tín dụng và cấp vốn. Điều này hoàn toàn tuỳthuộc vào việc quản lý hài hoà giữa các thành phần kinh tế, một nền kinh tếmuốn phát triển phải có động lực cạnh tranh nhưng phải là cạnh tranh lành mạnh dựa trên khảnăng lãnh đạo, quản lý và thực lực của từng đơn vị. Vấn đề đặt ra là liệu việc tựdo hoá có đồng nghĩa với việc mởcửa cho cạnh tranh nước ngoài? Mởcửa cho tựdo cạnh tranh tức là cho phép các định chếtài chính nước ngoài hoạt động trên lãnh thổquốc gia và tạo những điều kiện hoạt động nhưnhững định chếtrong nước. Nhưvậy, tuỳtheo tiềm lực của từng quốc gia mà chính phủcó những sách lược nhất định. Riêng Việt Nam, chúng ta có thểtựdo hoá hệthống tài chính quốc gia trong thời điểm này và đẩy mạnh từng bước tiến tới cạnh tranh hoàn toàn đối với các định chếtài chính nước ngoài. Vềphương pháp có thểtiến hành tựdo hoá tài chính nội bộ đi kèm tựdo hoá tài chính quốc tế. Tựdo hoá có thểdừng lại trong lĩnh vực ngân hàng hay chỉnhằm thiết lập thịtrường vốn nội địa. Từ đó, mỗi quốc gia phài quyết định mức độvà các hình thức tựdo hoá mà họmong muốn. Đểlàm được việc này đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải phân tích làm rõ những lợi ích và những rủi ro khi tiến hành quá trình tựdo hoá tài chính.

pdf87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp đẩy mạnh tựdo hóa tài chính và một số công cụ phòng ngừa rủi ro trong quá trình đó ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MUÏC LUÏC CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH 1.1 TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH ........................................................................................1 1.2 CÁC LỢI ÍCH TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.......................................................................................................3 1.3 CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.......................................................................................................6 1.3.1 Dòng vốn chảy vào ồ ạt ...................................................................................8 1.3.2 Sự đảo ngược của dòng vốn ............................................................................9 1.3.3 Tính biến động và xu hướng bầy đàn............................................................10 1.4 TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH - NỘI DUNG CHỦ YẾU LÀ TỰ DO HOÁ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 12 1.4.1 Cơ hội từ quá trình tự do hoá dịch vụ tài chính ............................................12 1.4.2 Thách thức của quá trình tự do hoá đối với các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính ......................................................................................................................17 1.5 NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH ......................................................................19 1.5.1 Một số đặc điểm cơ bản về thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam và mức độ mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài ................................................................19 1.5.2 Những bài học kinh nghiệm của các nước đối với việt Nam trong quá trình tự do hóa tài chính...........................................................................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .......25 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................25 2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng.......................................................................................26 2.1.3 Lao động và việc làm ....................................................................................26 2.1.4 Thu chi ngân sách Nhà nước .........................................................................27 2.1.5 Tiết kiệm và đầu tư........................................................................................28 2 2.2 DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ.........................30 2.2.1 Những yếu tố chủ yếu để lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái......................30 2.2.2 Diễn biến quá trình điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam .......................31 2.3 QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT...................................................................34 2.4 THỰC TRẠNG VỀ TỰ DO HOÁ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH ...................................36 2.4.1 Các dịch vụ bảo hiểm ....................................................................................36 2.4.2 Các dịch vụ ngân hàng ..................................................................................38 2.4.3 Dịch vụ tài chính khác...................................................................................41 2.4.4 Thực trạng về các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính .................................41 2.5 NHỮNG KẾT QUẢ, HẠN CHẾ TRONG THỰC THI TỰ DO HOÁ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 54 2.5.1 Kết quả 54 2.5.2 Hạn chế 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH ĐÓ Ở VIỆT NAM 3.1 CÁC QUAN ĐIỂM CẦN NHẤT QUÁN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH 57 3.1.1 Các nước đang phát triển cần theo đuổi một cách mạnh mẽ những chính sách cho phép nước mình thu lợi từ dòng vốn toàn cầu và tránh được những nguy hiểm tự do hoá 57 3.1.2 Đối phó với dòng chảy vốn ồ ạt trong thời kỳ đầu tự do hoá 58 3.1.3 Quản lý vấn đề bùng nổ cho vay song song với việc chỉnh đốn tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng 59 3.1.4 Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn vận hành tốt sẽ giảm được rủi ro của sự bất ổn cũng như thu hút được đầu tư gián tiếp 60 3.1.5 Cần xây dựng những thiết bị giảm sốc tốt hơn và triển khai cơ chế để đối phó với những bất ổn vì những nước này có thể bị tổn thương cao độ do sự rối loạn kinh tế 61 3.1.6 Kết hợp mang tính quốc tế giữa khuôn khổ pháp lý với việc công khai thông tin để đảm bảo cho thị trường được an toàn và hiệu quả 62 3 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH 62 3.2.1 Nhóm các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ phía Chính phủ 62 3.2.1.1 Chính sách quản lý tài chính công 64 3.2.1.2 Chính sách tiền tệ và tỷ giá 65 3.2.1.3 Hoàn thiện chính sách điều hành tỷ giá hối đoái nhằm khuyến khích xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài 66 3.2.2 Nhóm các giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện thị trường tài chính và lành mạnh hệ thống ngân hàng 69 3.2.2.1 Hoàn thiện thị trường tài chính 69 3.2.2.2 Lành mạnh hệ thống ngân hàng 72 3.2.2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống ngân hàng 75 3.2.2.4 Khuyến khích và hỗ trợ các NHTM hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế đất nước 78 3.2.2.5 Hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường tính minh bạch thông tin thị trường và tạo dựng môi trường đầu tư thân thiện 79 3.3 MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH 80 3.3.1 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá 80 3.3.2 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN CHUNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 CHÖÔNG I KHAÙI QUAÙT TÖÏ DO HOÙA TAØI CHÍNH 1.1 TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Tự do hoá tài chính là sự xoá bỏ các hạn chế, định hướng hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng. Sự điều tiết về số lượng này sẽ được thay thế bởi một cơ chế tỷ giá. Tự do hoá mang lại cho các định chế tài chính quyền tự do xác định các mức lãi suất tiền gửi, cho vay và tự do sử dụng công cụ lãi suất. Theo lý thuyết thì tự do hoá dẫn đến chấm dứt các mức trần lãi suất, cũng như các ràng buộc trong việc sử dụng các nguồn vốn huy động, không còn tồn tại các kênh cấp vốn ưu đãi1. Tự do hoá đồng nghĩa với mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, với khả năng chấm dứt sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế một quốc gia. Tuy vậy, tự do hoá không có nghĩa là không tồn tại các quy định hay việc giám sát các hoạt động tài chính. Hơn thế nữa, tự do hoá đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng quy chế2 và các cơ quan giám sát. Việc can thiệp vĩ mô hợp lý là cần thiết để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của các thị trường tài chính và ngân hàng. Tự do hoá tài chính, tuỳ theo từng quốc gia, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau phản ánh những hạn chế khác nhau theo đánh giá mỗi nước. Tổng quan có 5 yếu tố quan trọng nhất: tự do hoá lãi suất và giá cả; tự do hoá hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổ chức tín dụng nhà nước; linh hoạt hoạt động ngoại hối; tự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính; giảm thuế, thâm hụt và lạm phát trên thị trường tài chính quốc gia. 1 Báo cáo của Jean-Pierre Landau, Tổng thanh tra tài chính, Tổng giám đốc Hiệp Hội Ngân Hàng Pháp trong chương trình hội thảo “Tự do hoá và an ninh tài chính” ngày 10/01/2001 tại Hà Nội. 2 J.Stiglit trong “Vai trò của hệ thống tài chính trong quá trình phát triển”, HộI nghị thường niên về phát triển ở Châu Mỹ Latin và Caribbean, 29/06/1998. 5 ƒ Tự do hoá lãi suất và giá cả là cho phép các định chế tài chính, ngân hàng tự do xác định các mức lãi suất tiềngân hàng gửi, lãi suất cho vay, tự do ấn định các mức phí trong phạm vi hoạt động tài chính. ƒ Tự do hoá hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổ chức tín dụng nhà nước là việc xoá bỏ các hạn chế, định hướng chủ quan hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời phải cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính đang xảy ra đối với các đơn vị tín dụng nhà nước, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. ƒ Điều hành linh hoạt hoạt động ngoại hối chính là xoá bỏ các hạn chế về quản lý ngoại hối và thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái theo qui luật thị trường. ƒ Tự do hoá hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính là tiến hành mở rộng tự do cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính thông qua việc xoá bỏ các hạn chế trong phạm vi hoạt động, phạm vi kinh doanh của các tổ chức tài chính. ƒ Giảm thuế, kiềm chế thâm hụt và lạm phát trên thị trường tài chính là tạo ra một môi trường ổn định vĩ mô về thuế, pháp lý, công khai tình hình tài chính giúp các tổ chức tín dụng đánh giá chính xác “sức khoẻ” của các doanh nghiệp để có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tự do hoá không nhất thiết phải kéo theo tư nhân hoá toàn bộ các hoạt động tín dụng và cấp vốn. Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc quản lý hài hoà giữa các thành phần kinh tế, một nền kinh tế muốn phát triển phải có động lực cạnh tranh nhưng phải là cạnh tranh lành mạnh dựa trên khả năng lãnh đạo, quản lý và thực lực của từng đơn vị. Vấn đề đặt ra là liệu việc tự do hoá có đồng nghĩa với việc mở cửa cho cạnh tranh nước ngoài? Mở cửa cho tự do cạnh tranh tức là cho phép các định chế tài chính nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia và tạo những điều kiện hoạt động như những định chế trong nước. Như vậy, tuỳ theo tiềm lực của từng quốc gia mà chính phủ có những sách lược nhất định. Riêng Việt Nam, chúng ta có thể tự do hoá hệ thống tài chính quốc gia trong thời điểm này và đẩy mạnh từng bước tiến tới cạnh tranh hoàn toàn đối với các định chế tài chính nước ngoài. 6 Về phương pháp có thể tiến hành tự do hoá tài chính nội bộ đi kèm tự do hoá tài chính quốc tế. Tự do hoá có thể dừng lại trong lĩnh vực ngân hàng hay chỉ nhằm thiết lập thị trường vốn nội địa. Từ đó, mỗi quốc gia phài quyết định mức độ và các hình thức tự do hoá mà họ mong muốn. Để làm được việc này đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải phân tích làm rõ những lợi ích và những rủi ro khi tiến hành quá trình tự do hoá tài chính. 1.2 CÁC LỢI ÍCH TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động dịch vụ tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của việc tự do hoá các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số giác độ sau: a. Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa có điều kiện cải thiện năng lực quản lý. b. Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất. c. Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. d. Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở, trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới. Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích đề cập trên đây là thực tế. Một nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc Ban thư ký của WTO (năm 1997) đã kết luận rằng việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở các nước theo đuổi chính sách mở cửa đã có tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả. Do đó, chi phí dịch vụ giảm đi đáng kể, chất lượng dịch vụ được nâng cao, các loại hình dịch vụ được đa dạng hoá và khách hàng được tiếp cận với các loại hình dịch vụ một cách nhanh nhất. Việc mở cửa thị trường tài chính tại các nước này cũng đồng thời góp phần 7 củng cố lại các tổ chức trung gian tài chính và tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư, thông qua việc nâng cao hiệu lực quản lý và giảm nhiều rủi ro. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở hầu hết các nước cũng góp phần thúc đẩy chính phủ các nước chủ nhà cải tiến phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện hàng lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của chính phủ đối với những lĩnh vực dịch vụ này. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng sở dĩ tự do hoá tài chính có tác động tích cực đến nền kinh tế chính là nhờ tác động lợi thế của kinh tế quy mô (Economy of scale), do vậy các tổ chức tài chính có thể hạ giá thành phục vụ. Bên cạnh đó, việc loại bỏ yếu tố độc quyền, tăng cường sự cạnh tranh là nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và mở rộng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ nhằm xem xét tác động của cải cách trong lĩnh vực Ngân hàng theo hướng mở cửa thị trường vào những năm 1970 và 1980 cho thấy: việc cải cách đó đã góp phần làm tăng trưởng khoảng 0,5 đến 1,2% tổng sản phẩm quốc nội trong khoảng thời gian 10 năm sau khi cải cách được thực hiện (theo Jayaratune và Strahan, 1996). Năm 1997, Bộ trưởng ngân khố Mỹ - Robert E. Rubin đưa ra kế hoạch nhằm hiện đại hoá hệ thống dịch vụ tài chính ở Mỹ và phác thảo những lợi ích của kế hoạch dựa trên những tính toán thực tế như sau: Thời gian trước đây, khi chúng ta cho phép cạnh tranh mạnh hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, người tiêu dùng đã được hưởng những lợi ích đang kể... Năm 1995 giới tiêu dùng Mỹ chi phí vào khoảng 300 tỷ đôla vào các hoạt động bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và môi giới chứng khoán. Giả sử rằng, do kết quả cạnh tranh của kế hoạch hiện đại hoá hoạt động dịch vụ tài chính mà chi phí dịch vụ đối với người tiêu dùng có thể giảm đi 1% thì cũng đã tiết kiệm được khoảng 3 tỷ đôla một năm. Tuy nhiên dựa trên những cơ sở thực tế, tỷ lệ tiết kiệm chi phí hoàn toàn có thể đạt đến mức 5% - tức là vào khoảng 15 tỷ đôla mỗi năm - một con số hoàn toàn không nhỏ đối với nền kinh tế, (Robin, 1997). Tương tự như vậy, một loạt các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu và Mỹ cũng chỉ ra rằng: ngành ngân hàng có thể giảm bớt chi phí, nâng cao lợi nhuận khoảng từ 20 đến 50% thông qua việc nâng cao hiệu quả của các loại dịch vụ được cung cấp. Các cơ quan 8 quản lý và kiểm soát ngân hàng quốc gia cũng có thể nâng cao hiệu quả với mức độ tương tự do phát huy lợi thế của kinh tế quy mô trong hoạt động chi trả và thanh toán (Berger, Hunterr và Timme 1993). Cho đến nay những nghiên cứu về hiệu quả của các tổ chức tài chính ở những thị trường mới nổi chưa có nhiều. Song, một số kết quả điều tra đã cho thấy, tiềm năng nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí thông qua mở rộng cạnh tranh là rất lớn. Khả năng lợi ích mang lại càng cao nếu hệ thống tài chính có khả năng cạnh tranh càng lớn. Về phương thức các lợi ích mang lại từ tự do hoá tài chính gia tăng theo hai phương thức chính như sau: Thứ nhất, tự do hoá tài chính có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng do gia tăng mức độ đầu tư và nâng cao tỷ suất sinh lợi của đầu tư thông qua việc các nước này tiếp cận được với kinh nghiệm quản lý hiện đại, các thành quả khoa học trên thế giới và đặc biệt tiếp cận được tác động của thị trường hiệu quả là thị trường mà các thông tin được phản hối một cách đầy đủ và kịp thời vào trong giá đối với các nhà đầu tư (thị trường hiệu quả dạng mạnh). Thứ hai, tự do hoá tài chính cho phép mọi cá nhân tự bảo hiểm chống lại sự phát triển không cân đối của nền kinh tế bằng cách đa dạng hóa đầu tư và khai thác thị trường toàn cầu để làm dịu đi sự suy giảm tạm thời trong thu nhập. Tự do hoá tài chính có thể thúc đẩy đầu tư ở các nước đang phát triển bằng cách giải bài toán nan giải giữa tiết kiệm và đầu tư trong một quốc gia. Những kết quả tiềm ẩn từ đầu tư biến đổi từ quốc gia này đến quốc gia khác tuỳ thuộc vào tỷ suất sinh lợi của các cơ hội đầu tư và sự khác biệt giữa chi phí sử dụng vốn trong nước, thường rất cao trước khi tự do hoá so với chi phí sử dụng vốn quốc tế. Mức độ thành quả này có thể thấy từ minh họa sau đây: nếu dòng vốn vào đạt từ 3% đến 4% GDP (đây là con số điển hình cho những nước nhập khẩu vốn lớn hiện nay) thì tốc độ tăng trưởng dựa trên vốn cổ phần và chỉ số lợi nhuận trên vốn sẽ gia tăng khoảng 1,5% (theo World Bank). Hiệu ứng tăng trưởng nhất thời này rất đáng kể, tốc độ tăng trưởng từ tăng 1,5% đến 2% sẽ làm rút ngắn thời gian thu hồi vốn gấp đôi khoảng 12 năm. Tuy nhiên theo thống kê cho thấy những con số trên vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển. Điều này chứng tỏ sự khai thác thành công của thị trường vốn nước ngoài chỉ là một trong nhiều thành phần chiến lược phát triển. 9 Mặt khác, tự do hoá tài chính cũng thúc đẩy tăng trưởng do khuyến khích các nhà đầu tư chuyển hướng vào đầu tư những dự án có rủi ro cao hơn (vì nhà đầu tư có thể đa dạng hoá các danh mục đầu tư của mình) để hưởng được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Đó là điều mà các nhà đầu tư khó có thể thực hiện được trong thời kỳ trước tự do hoá. Mức độ chuyển dịch vào các cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao phụ thuộc vào 3 nhân tố: sự tụt hậu về kỹ thuật, mức độ rủi ro quốc gia và mức độ phát triển của thị trường vốn. Một kênh thứ ba và có thể làm gia tăng tự do hoá tài chính một cách nhanh chóng hơn là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo World Bank, 1 đôla của FDI sẽ làm gia tăng tổng số đầu tư trong nước và nước ngoài hơn 1 đôla. Vì thế, FDI bổ sung chứ không làm giảm đi đầu tư nội địa. Quan trọng hơn, thực tế tại các nước cho thấy FDI hiệu quả đáng kể hơn nhiều so với đầu tư trong nước. Nói chung lợi ích tăng trưởng có được chủ yếu thông qua kênh này tập trung vào chất lượng hơn là số lượng đầu tư. Tóm lại, lợi ích tối thượng của tự do hoá tài chính là tạo ra một sự cạnh tranh bình đẳng trong một thị trường trước đây vốn được đặc trưng bằng những yếu tố độc quyền. Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy việc giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ, phân tán rủi ro và tạo cơ hội phát huy lợi thế kinh tế quy mô, tăng cường chuyển giao công nghệ và tạo môi trường thay đổi chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực cạnh tranh và sẵn sàng đối phó với những bất thường có thể xảy ra trên bình diện quốc tế. 1.3 CÁC RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Tiềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chính cũng có những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điều kiện xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu. Những rủi ro của tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai giác độ: Thứ nhất: Tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Mở cửa thị trường tài chính và khủng hoảng tài chính ngân hàng đã từng là nỗi ám ảnh tưởng như có mối quan hệ nhân quả đối với các nước thi hành chính sách n
Tài liệu liên quan