Đề tài Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 2007 đến nay

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu :ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế . Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHNN VN (NHTW) thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền , tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).

docx34 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 2007 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ Khái niệm chính sách tiền tệ : Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô  do Ngân hàng trung ương  khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu :ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế . Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHNN VN (NHTW) thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng -chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền , tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền). Mục tiêu của chính sách tiền tệ : Ổn định giá trị đồng tiền : NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền(chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước)và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%. Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này : tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể  hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn  với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các NHTW phải chờ thời gian dài ( một năm –khi kết thúc năm tài chính). Các công cụ điều tiết Công cụ trực tiếp: Là các công tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông hoặc các mức lãi suất trung và dài hạn. Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến trong thời kỳ các hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ. Các công cụ được sử dụng đó là: Hạn mức tín dụng: Khái niệm:là việc NHTW quy định  tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phát, tiêu thụ..)sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định . Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM. Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá  cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên. Ấn định mức lãi suất: Khái niệm:NHTW đưa ra một khung lãi suất  hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình. Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo. Đặc điểm:Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định  đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. Công cụ gián tiếp: Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được lan truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Bao gồm: Côngcụ tái cấp vốn Khái niệm: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Cơ chế tác động: NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt. Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế. NHTW sẽ là chỗ dựa cuối cùng và rất chắc chắn cho các NHTM. Nhược điểm: NHTW không thể nắm chắc kết quả của sự điều tiết. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Khái niệm: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Cơ chế tác động: Sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng.  Ưu điểm: Tác động đến quá trình cung ứng tiền. Tăng quyền cho NHTW. Đảm bảo khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng Đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM. Tốn kém về chi phí quản lý. Có thể gây khó khăn về khả năng thanh toán với ngân hàng óc dự trữ vượt mức thấp. Gây tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng nếu thay đổi. Nhược điểm: Chi phí hoạt động cao có thể gây bất ổn cho ngân hàng. Bất lợi chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc là có thể khiến cho một số ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất "khả năng thanh toán ngay". Việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm phát sinh tăng chi phí. Công cụ lãi suất tín dụng Khái niệm: công cụ lãi suất tín dụng là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Cơ chế tác động: Gián tiếp: NHTM công bố mức lãi suất áp dụng với các khoản cho vay chiết khấu, cầm cố chứng từ có giá. Trực tiếp: Quy định mức lãi suất tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất thường công bố: Lãi suất chiết khấu. Lãi suất NHTW đối với nền kinh tế mang tính quản lý: khung lãi suất, trần lãi suất … Lãi suất mang tính tham lãi: lãi suất liên NH thị trường Singapore, London … Lãi suất công bố theo năm, kỳ, tháng, ngày. Công cụ tỷ giá hối đoái Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Cơ chế tác động: Tác động đến hoạt động kinh tế , từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. Vai trò:Vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Công cụ bổ trợ quan trọng của chính sách tiền tệ.: Chính sách hối đoái: NHTW trực tiếp mua bán ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Quỹ dự trữ bình quân hối đoái: dự trữ một lượng ngoại hối nhằm đối phó với những biến động của tỷ giá. Phá giá tiền tệ: Khủng hoảng àsức mua giảm mạnh à tỷ giá biến độngà xác định lại tỷ giá àphá giá. Đánh sụt sức mua danh nghĩa của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ. Kết quả: ảnh hưởng trực tiếp đến tăng giảm tỷ giá hối đoái. Nâng giá tiền tệ: Nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ. Khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, cản trở nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nước. Nghiệp vụ thị trường mở Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng thông qua hình thức đấu thầu nhằm tác động đến dự trữ của ngân hàng thương mại. Cơ chế tác động: -Tác động qua thị trường lãi suất. -NHTW mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ để điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá àtác động khả năng cung ứng tín dụng của NHTM àtăng hoặc giảm khối lượng tiền. Bán các giấy tờ có giá -> thu hẹp tín dụng. Mua các giấy tờ có giá -> mở rộng tín dụng. Ưu điểm: NHTW chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ. Có tính linh hoạt và chính xác cao. NHTW có thể thay đổi nếu sử dụng công cụ này không phù hợp. NHTW có thể thay đổi lượng dự trữ, khối lượng tiền tệ ngay trong phiên giao dịch. Nhược điểm:Tính tự nguyện của hoạt động giao dịch Chương II:Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2007-nay Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam Bối cảnh chung Bối cảnh kinh tế thế giới Những năm gần đây nền kinh tế thế giới đang vận động với tốc độ biến chuyển ngày càng nhanh, các chu kỳ kinh tế đang được rút ngắn lại với khoảng cách giữa tăng trưởng và suy thoái trở nên rất mong manh. Năm 2007 kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát bắt nguồn từ cú vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ và lan ra các nền kinh tế lớn, nhỏ toàn cầu. Cơn địa chấn tài chính nổ ra vào ngày 7/9 kkhi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được chính phủ tiếp quản đẻ tránh khỏi nguy cơ phá sản. Ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đô la. Cuộc khủng hoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thế giới và dẫn đến sự phá sản của hàng loạt định chế tài chính khổng lồ. Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm 2008 cũng chứng kiến các cơn sốt dầu , lương thực và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga – cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tại các quốc gia tăng cao. Những tháng đầu năm 2009 là thời kỳ suy thoái sâu nhất kể từ Đại suy thoái 1929-1933. Nhờ có các biện pháp cứu trợ kinh tế được thực hiện từ cuối năm 2008, từ quý II/2009 kinh tế thế giới đã dần phục hồi, đến năm 2010 đạt mức tăng trưởng khoảng 5% cao hơn kỳ vọng tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Năm 2011, châu Âu bất đắc dĩ trở thành tâm điểm của cả thế giới khi cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) biến thành cơn “bạo bệnh” đe dọa xóa sổ mọi thành quả khối này đạt được trong 1 thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ năm 2009 và trở nên trầm trọng hơn trong năm 2010 khi các nước thành viên Eurozone và IMF thông qua khoản vay khẩn cấp trị giá 110 tỷ euro cho Hy lạp và sau đó là Ailen với gói cứu trợ 85 tỷ euro. Đến cuối năm 201, cuộc khủng hoảng trầm trọng này đã diễn biến hết sức phức tạp và lan sang Italia, Tây Ban Nha, thậm chí cả nước Pháp. Bên cạnh đó, nền kinh tế Mỹ cũng hết sức èo uột khi tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, xếp hạng tín dụng lần đầu tiên bị hạ bậc sau 70 năm. Năm 2011 kết thúc trong bối cảnh kinh tế châu Âu đứng bên bờ vực thẳm, kinh tế Mỹ le lói phục hồi và một số nước trong khối Các nền kinh tế mới nổi (BRICS) như Braxin, Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái thì tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Á, nhất là khu vực Đông Á, được xem là những điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh nền kinh tế đầy u ám của thế giới. Năm 2012, châu Âu tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của các nước như Bồ Đào Nha, Italia, Ailen , Hy lạp và Tây Ban Nha đến kỳ đáo hạn. Kinh tế châu Á tăng trưởng chậm, châu Âu, châu Mỹ vẫn xấu đi từng ngày. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2012 đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và hậu quả nặng nề của nó khiến kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Giá cả hàng hóa dịch vụ leo thang, sản xuất đình trệ kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát tăng cao, châu Âu rơi vào khủng hoảng nợ công tồi tệ trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Bối cảnh kinh tế Việt Nam Kinh tế xã hội nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Điểm qua một số sự kiện nổi bật qua các năm từ 2007-2012: Năm 2007 là một năm quan trọng đánh dấu sự kiện Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO, đây là một cơ hội lớn và cũng là thách thức không nhỏ cho Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Năm 2008: không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, trong nước, giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu tăng vọt vào đầu năm, đến giữa năm lại có hướng giảm. Thị trường chứng khoán liên tục tuột dốc, nhiều công ty chứng khoán tuyên bố phá sản, thâm hụt cán cân thương mại đạt mức cao. Năm 2009: Các hoạt động sản suất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ, thị trường ngoại tệ căng thẳng, giá vàng tăng chóng mặt tuy nhiênViệt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương. Năm 2010: Tăng trưởng kinh tế khả quan, sản xuất công nghiệp hồi phục ấn tượng , áp lực lạm phát gia tăng gây bất ổn cho nền kinh tế. Năm 2011: tăng trưởng GDP ở mức thấp, lạm phát vẫn còn ở mức cao, sản xuất ách tắc. Năm 2012: sáu tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tốt, đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu phát triển trở lại. Thực tiễn đề ra yêu cầu cấp bách Chính phủ cần đưa ra những chính sách tập trung ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Diễn biến điều hành chính sách tiền tệ từnăm 2007 đến nay Giai đoạn năm 2007 Năm 2007 là năm thứ 2 cả nước phấn khởi triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, năm đầu tiên nước ta trở thành thành viên WTO, mở ra nhiều thời cơ, cơ hội mới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất trong thực thi CSTT của NHNN năm 2007 đó là nhập siêu ở mức cao làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, lạm phát có xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh kinh tế và thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động khó lường gây sức ép đối với điều hành tỷ giá và việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và tín dụng. Trong bối cảnh đó, NHNN đã thực hiện CSTT theo hướng điều hành CSTT linh hoạt đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Triển khia đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Điều tiết cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ chủ yếu để điều tiết vốn của các TCTD. Trong năm 2007, nghiệp vụ thị trường mở đã có những đổi mới như cố định phiên mua nhằm khắc phục hạn chế của thị trường tiền tệ, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm bám sát mục tiêu điều hành CSTT và diễn biến vốn bằng VND của các TCTD. Trong năm 2007, có 20 thành viên tham gia, gồm các NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tăng 20% so với năm trước, góp phần tăng khả năng điều tiết của nghiệp vụ này. Để thực hiện một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, thực hiện mục tiêu thu hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã tăng số phiên giao dịch tử 3 phiên/1 tuần lên thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày; tăng khối lượng tín phiếu NHNN bán ra, đa dạng hóa các kỳ hạn tín phiếu NHNN bán ra từ 14 ngày đến 364 ngày, xác định mức lãi suất hợp lý để rút tiền từ lưu thông về qua kênh này. Lãi suất trúng thầu bình quân trong các phiên chào bán là 4,35%/năm. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện định kỳ hàng tuần 1 phiên chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 14 ngày, nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các NHTM thực sự thiếu hụt vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Lãi suất chào mua bình quân khoảng 8,2%/năm. Về công cụ dự trữ bắt buộc: Từ giữa năm 2007, lạm phát có xu hướng tăng mạnh, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB gấp 1,5-2 lần (áp dụng từ tháng 6/2007) để thu hút tiền về, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán. Tỷ lệ DTBB áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 5% lên 10%; riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tăng từ 4% lên 8%; NHTM cổ phần nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 2% lên 4%. Tỷ lệ DTBB áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND và ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 2% lên 4%. Việc điều chỉnh DTBB của NHNN đối với TCTD mặc dù làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, do việc thực hiện điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB vào thời gian các TCTD có dư thừa vốn, nên các TCTD chuyển phần
Tài liệu liên quan