Đề tài Cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá ở Việt Nam

Đất nước ta hiện nay đang thực hiện công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI(1986). Trong công cuộc đổi mới này, vấn đề phát triển một nền Kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo là một mục tiêu hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, qua gần 15 năm phát triển kinh tế theo đường lối này, nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, nền kinh tế của chúng ta vẫn còn là một nền kinh tế thị trường ở dạng sơ khai và trước mắt còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Một trong những khó khăn, bất ổn mà chúng ta cần phải nói tới đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung mà nói riêng là là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước(DNNN). Có thể nói trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã thực sự bộc lộ những yếu kém của mình như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút. Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước như cổ phần hoá một bộ phận DNNN, sắp xếp lại các DNNN, giải thề các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như nhiều bộ phận xã hội khác. Chính vì vậy việc nghiên cứu về cổ phần hoá trong thời điểm hiện nay tuy không phải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết, đặc biệt là đối với những sinh viên ngành Kinh tế & Quản trị kinh doanh. Thông qua việc tìm hiều nội dung của chính sách cổ phần hoá và các vấn đề có liên quan, chúng ta sẽ có những đánh giá khách quan hơn về những hiệu quả cũng như những khó khăn hạn chế của cổ phần hoá, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế đó.

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên