Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ những người cốt cán, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò to lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ. Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy, thông suốt. Chương trình tổng thể Cái cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đề ra mục tiêu “đến năm 2010 đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệ, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ nay đến 2010 là phải đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước đạt trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học, ngoại ngữ phù hợp với chuẩn chức danh và ngạch bậc công tác; có năng lực thực thi các nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì những lý do đó, để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhân đợt thực tập tại Phòng Nội vụ quận 12, tôi chọn đề tài thực tập “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp”

pdf36 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 5884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.HanhChinhvn.com MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt 6 Lời mở đầu 7 Phần một : Quá trình thực tập 8 Chương I : Mục đích, phương pháp thực tập 8 Chương II : Quá trình thực tập 9 Phần hai: Báo cáo quá trình thực tập 10 Chương I : Tổng quan về quận 12 10 Chương II : Mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức và quy trình đào tạo - bồi dưỡng 18 Chương III: Công tác đào tạo – bồi dưỡng Cán bộ công chức quận 12 – Thực trạng và giải pháp 27 Kết luận : 40 Tài liệu tham khảo 41 Báo cáo thực tập 5 www.HanhChinhvn.com DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân CBCC, VC : Cán bộ công chức, Viên chức TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CCHC : Cải cách hành chính LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo thực tập 6 www.HanhChinhvn.com Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ những người cốt cán, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò to lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ. Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất đạo đức thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy, thông suốt. Chương trình tổng thể Cái cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đề ra mục tiêu “đến năm 2010 đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệ, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân”. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ nay đến 2010 là phải đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước đạt trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tin học, ngoại ngữ phù hợp với chuẩn chức danh và ngạch bậc công tác; có năng lực thực thi các nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì những lý do đó, để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhân đợt thực tập tại Phòng Nội vụ quận 12, tôi chọn đề tài thực tập “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp”. PHẦN MỘT : QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Chương I: MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, ĐỀ TÀI THỰC TẬP Báo cáo thực tập 7 www.HanhChinhvn.com I. Mục đích thực tập Trong chương trình đào tạo cử nhân Hành chính hệ chính quy của Học viện Hành chính, bên cạnh những kiến thức lý luận đã được học tại trường, Sinh viên phải tham gia đợt thực tập do Học viện tổ chức. Mục đích của đợt thực tập là nhằm: - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hành chính nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức tại nơi thực tập. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước. - Bổ sung và nâng cao kiến thức đã học thông qua sự giúp đỡ, trao đổi với cán bộ nơi thực tập. II. Phương pháp thực tập Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu văn bản pháp luật, các tài liệu có liên quan đến nơi thực. Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của cán bộ nơi thực tập kết hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập. III. Tên đề tài “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn quận 12 – Thực trạng và giải pháp ” Chương II: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP I. Thời gian, địa điểm thực tập 1. Thời gian thực tập : Thời gian thực tập 02 tháng Báo cáo thực tập 8 www.HanhChinhvn.com Từ ngày 24/3/2008 đến ngày 23/5/2008. 2. Địa điểm thực tập : Phòng Nội vụ quận 12 – thành phố Hồ Chí Minh II. Quá trình thực tập Thời gian Nội dung công việc - Liên hệ xin thực tập - Học tập Quy chế của cơ quan Tuần 1 - Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động của UBND Quận 12 - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ - Xác định và xây dựng đề cương chuyên đề thực tập - Tập hợp, phân loại, sắp xếp và lưu trữ văn bản Tuần 2 - Nghiên cứu những văn bản về công tác cán bộ, chế độ Tuần 3 chính sách đối với cán bộ công chức - Trao đổi với cán bộ chuyên môn để nâng cao kiến thực lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ - Cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý cán bộ công Tuần 4 chức Tuần 5 - Tìm hiểu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại quận 12 - Tìm hiểu thực trạng cán bộ công chức - Tìm hiểu sâu hơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tuần 6 công chức Tuần 7 - Thu thập tài liệu, số liệu chuẩn bị viết báo cáo thực tập. - Viết báo cáo thực tập - Hoàn chỉnh báo cáo thực tập Tuần 8 - Xin ý kiến lãnh đạo Phòng Nội vụ về quá trình thực tập - Nộp báo cáo thực tập. PHẦN HAI : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 I. Vị trí địa lý Quận 12 được thành lập ngày 01/4/1997 theo Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Là một trong năm quận mới được thành lập trên cơ Báo cáo thực tập 9 www.HanhChinhvn.com sở tách ra từ huyện Hóc Môn cũ, với tổng diện tích 5.274,89 ha và hơn 307.499 dân (theo số liệu thống kê tháng 3/2006). Nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một phần Quốc lộ 1A và hệ thống giao thông dày đặc và cũng là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm, Quận 12 có vị trí và cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua địa bàn quận như quốc lộ 1A nối miền Tây, miền Đông Nam Bộ và quốc lộ 22 đi Tây Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn Quận có một số dự án về công nghiệp, đô thị đã và đang hình thành sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận. Địa giới hành chính quận như sau: - Phía Đông giáp: Huyện Thuận An -Tỉnh Bình Dương, quận Thủ Đức- TP.HCM - Phía Tây giáp: Huyện Hóc Môn và quận Bình Tân - TP.HCM - Phía Nam giáp: Quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân Phú và quận Bình Tân - TP.HCM. - Phía Bắc giáp: Huyện Hóc Môn - TP.HCM. Hiện nay quận 12 gồm có 11 phường, bao gồm: - Phường Đông Hưng Thuận - Phường Tân Chánh Hiệp - Phường Tân Thới Hiệp - Phường Tân Thới Nhất - Phường Tân Hưng Thuận - Phường Hiệp Thành - Phường Thới An - Phường Trung Mỹ Tây - Phường An Phú Đông - Phường Thạnh Lộc - Phường Thạnh Xuân II. Tình hình kinh tế - xã hội - Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, kinh tế quận đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên một cách rõ rệt. Tốc độ phát triển bình quân 10 năm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là Báo cáo thực tập 10 www.HanhChinhvn.com 19,68%; thương mại dịch vụ là 19,59%. Tốc độ phát triển các ngành được đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. - Công tác xã hội hóa giao thông được thực hiện có hiệu quả. Người dân tích cực tham gia hiến đất làm đường góp phần đẩy mạnh việc nhựa hóa các tuyến đường trên địa bàn quận. - Công tác quản lý đô thị ngày càng được chấn chỉnh, vai trò quản lý nhà nước trong quản lý đô thị được nâng cao, bộ mặt đô thị quận dần được hình thành. Quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt khoảng 95% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn quận, 5% diện tích đất nông nghiệp còn lại theo bản đồ quy hoạch chung của quận thuộc đất công viên cây xanh. Nhìn chung quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 của quận đã phủ kín. - Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư được quận quan tâm đẩy mạnh từng bước đi vào nề nếp. Cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. - Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã đạt được những kết quả khả quan góp phần chăm lo đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân. Việc xã hội hóa các lĩnh vực trên ngày càng được quan tâm. Công tác xóa đói giảm nghèo được các ngành các cấp đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ quan trọng và được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận từng nhiệm kỳ và triển khai thực hiện hơn 19 năm qua. - Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, ổn định, không để xảy ra điểm nóng về an ninhc hính trị trên địa bàn. Tình hình phạm pháp hình sự được kéo giảm, công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm ma túy đạt mục tiêu giữ vững địa bàn không còn điểm phức tạp về ma túy. Tích cực đấu tranh phát hiện kịp thời các đối tượng nghiện trên địa bàn để xử lý. - Công tác điều hành của Thường trực UBND quận đã có những chuyển biến mạnh mẽ đem lại diện mạo mới cho UBND quận. Xây dựng chương trình công tác từng lĩnh vực, bộ máy phòng ban được chấn chỉnh nề nếp, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của bộ máy. - Công tác cải cách hành chính được quan tâm thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Quy trình thủ tục hành chính được rà soát và điều chỉnh theo hướng thuận tiện cho người dân. III. Khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của UBND quận 12 1. Cơ cấu tổ chức của UBND Quận 12 Hiện nay Ủy ban nhân dân quận 12 có 09 thành viên, bao gồm: - Chủ tịch UBND - Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế - Phó Chủ tịch UBND phụ trách quản lý đô thị Báo cáo thực tập 11 www.HanhChinhvn.com - Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội - Ủy viên UBND phụ trách Công an là trưởng Công an quận - Ủy viên UBND phụ trách Quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận - Ủy viên UBND phụ trách Thanh tra là Chánh Thanh tra - Ủy viên UBND phụ trách Nội vụ là Trưởng phòng Nội vụ - Ủy viên UBND phụ trách Văn phòng là Chánh Văn phòng HĐND và UBND. Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận 12: - Phòng Nội vụ - Văn phòng HĐND và UBND - Thanh tra Nhà nước - Phòng Tài chính – Kế hoạch - Phòng Kinh tế - Phòng Văn hóa – Thông tin và Thể thao - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội - Phòng Quản lý đô thị - Phòng Tài nguyên – Môi trường - Phòng Tư pháp - Phòng Y tế - Phòng Giáo dục - Ban Tôn giáo - Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em. Ngoài ra, quận 12 đã thành lập Thanh tra Xây dựng quận (thực hiện theo Quyết định số 133/2007/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của UBND thành phố về thành lập Thanh tra Xây dựng cấp quận, phường.) Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận 12 đang tổ chúc thực hiện việc sắp xếp cơ cấu tổ chức UBND quận theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/208 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ 2.1- Chức năng Báo cáo thực tập 12 www.HanhChinhvn.com Phòng Nội vụ quận 12 là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận 12, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, tòan diện của ủy ban nhân dân quận đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong các mặt công tác thuộc phạm vi, trách nhiệm Sở Nội vụ thành phố. Phòng Nội vụ có chức năng giúp Ủy ban nhân dân quận thống nhất quàn lý Nhà nước về các hoạt động thuộc lĩnh vực Nội vụ theo các qui định của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố. Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính Phủ đã ban hành nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó phòng Nội vụ có vị trí và chức năng là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng. 2.2- Nhiệm vụ a/ Nhiệm vụ chung: - Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý công tác, biên chế và tiền lương theo quy định của pháp luật, phân cấp của thành phố và phân công của Ủy ban nhân dân quận. - Tham mưu việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân quận quản lý. - Thực hiện các công tác chuyên môn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận và Sở nội vụ thành phố. b/ Nhiệm vụ cụ thể: - Giúp Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bầu cử Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu thành viên Ủy ban nhân dân quận và phường theo phân công của Ủy ban nhân dân quận và hướng dẫn của Sở Nội vụ thành phố. - Giúp Ủy ban nhân dân quận cụ thể hóa các quy định về chế độ hoạt động, nội quy làm việc, phân công, phân nhiệm đối với thành viên Ủy ban nhân dân quận và phường. - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận việc xử lý kỷ lậut đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quận quản lý. Hướng dẫn và giám sát về qui trình, thủ tục thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Báo cáo thực tập 13 www.HanhChinhvn.com - Phối hợp cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý công tác địa giới hành chính phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ về mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của quận. - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận đề án thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính đối với tổ dân phố, khu phố và phường để trình Hội đồng nhânh dân quận thông qua trước khi trình cấp trên xem xét, quyết định. - Theo dõi, tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân quận về tổ chức bộ máy và nhân sự các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận theo phấn cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và quy định của pháp luật. Giúp Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn và giám sát việc thực hiện bố trí, tổ chức hoạt động bộ máy nhân sự của Ủy ban nhân dân các phường. - Hướng dẫn, thẩm định việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc quận theo hướng dẫn của sở ngành thành phố trình Ủy ban nhân dân quận ban hành. Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định về quy chế ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đối với thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuôc quận. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các phường xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động. - Nghiên cứu, thẩm định và đề xuất phê duyệt các đề án về tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân quận hoặc tham mưu xây dựng đề án theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận trong thành lập mới, sáp nhập, giải thể, thay đổi chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động hoặc tiếp nhận, chuyển giao tổ chức với các sở ngành thành phố. - Hướng dẫn các đơn vị xây dựng quyết định và cơ cấu thành viên trong các Ban Chỉ đạo theo yêu cầu nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm, sau đó thẩm định và trình Ủy ban nhân dân quận xem xét thành lập. - Theo dõi tổng hợp tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của quận và phường giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác cán bộ trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được phân cấp. - Tham mưu quy trình, thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, nâng lương niên hạn, đề bạt, bổ nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, kỷ luật, phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân các phường… trong phạm vi trách nhiệm được giao và theo các quy định pháp luật khác. - Hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện việc bố trí cán bộ, công chức, viên Báo cáo thực tập 14 www.HanhChinhvn.com chức theo quy định. Tham mưu việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu công tác, theo chủ trưởng của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận. - Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức quận và phường. Kịp thời đề xuất biện pháp hoặc xin ý kiến giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về công tác nội vụ trên địa bàn. - Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác quy hoạch, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quận quản lý. 2.3- Quyền hạn: Phòng Nội vụ có các quyền hạn như sau: - Được quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuôc quận, Ủy ban nhân dân các phường báo cáo, cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện tốt việc quản lý hành chính Nhà nước đối với công tác nội vụ trên địa bàn. - Triệu tập các cuộc họp để hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc triển khai, phổ biến các quy định Nhà nước liên quan đến lĩnh vực phòng phụ trách. - Được giám sát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc quận trong các lĩnh vực phòng phụ trách hoặc do Ủy ban nhân dân quận yêu cầu. - Được ký các văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hướn dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách theo Quyết định ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. - Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn trên, phòng Nội vụ còn được Ủy ban nhân dân quận ủy quyên thực hiện thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn nếu thấy cần thiết và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quy định cụ thể bằng văn bản. 2.4- Cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ quận 12 hiện nay do Trưởng phòng là Ủy viên UBND quận phụ trách và có 01 Phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND quận quyết định bổ nhiệm. Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận về toàn bộ kết quả hoạt động của phòng mình, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ thành phố. Báo cáo thực tập 15 www.HanhChinhvn.com Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng mô hình tổ chức, phương án họat động, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ phòng. Đề ra kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ và bố trí công việc đối với từng thành viên của phòng. Phó trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số công việc cụ thể, liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được phân công phụ trách và được ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể khi Trưởng phòng đi vắng. Ngoài ra phòng Nội vụ còn có 04 chuyên viên phụ trách từng lĩnh vực theo sự phân công của Trưởng phòng. Chuyên viên 1: Theo dõi công tác địa giới hành chính. Tổ chức hoạt động công đoàn, chăm lo đời sống cho CBCC. Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao. Chuyên viên 2: Theo dõi quản lý biên chế lao động, tiền lương các đơn vị thuộc UBND quận. Theo dõi chất lượng và biến động đội ngũ CBCC,VC trực thuộc UBND quận. Tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác thi đua khen thưởng, nghỉ việc, nghỉ hưu. Thực hiện chính sách tiền lương theo quy định, khoán biên chế kinh phí hành chính quận. Đánh giá CBCC, VC hàng năm. Thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng phòng, phó phòng giao. Chuyên viên 3: Theo dõi thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tham mưu lãnh đạo phòng quản lý theo dõi hoạt động về khoán biên chế, công tác thi đua, nghỉ việc, nghỉ hưu, xử lý kỷ luật
Tài liệu liên quan