Đề tài Công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện, hoàn thành và những kiến thức cần có của cán bộ quản lý sản xuất

Sản xuất công nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đáp nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện, hoàn thành và những kiến thức cần có của cán bộ quản lý sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sản xuất công nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng đáp nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. Trong điều kiện nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, để tạo ra bước chuyển biến đột phá cho nền kinh tế theo xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, chúng ta không chỉ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô của nhà nước, mà trong từng doanh nghiệp - tế bào của nền kinh tế, công tác quản lý sản xuất phải được đặt thành một hướng ưu tiên đặc biệt cùng với việc đổi mới công nghệ sản xuất. Từ những kiến thức về khoa học quản lý và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn quản lý sản xuất kinh doanh, với sự giúp đỡ của các Thầy giáo trong Khoa kinh tế và quản lý, với tư cách là một học viên, xin được nêu ra một số vấn đề về "Công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện, hoàn thành và những kiến thức cần có của cán bộ quản lý sản xuất". Do trình độ và điều kiện thời gian hạn chế, rất mong được sự giúp đỡ của các thầy trong Khoa Kinh tế và Quản lý. I. Kinh doanh và quản lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại 1.1. Kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh Kinh doanh trong cơ chế thị trường là "Các hoạt động của chủ thể kinh doanh được công nhận một cách hợp pháp có mục đích chuyên sản xuất các hàng hoá vật chất hay dịch vụ để tiêu thụ trên thị trường nhằm thu lợi nhuận để thoả mãn tối đa lợi ích của các thành viên của doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và các nghĩa vụ xã hội khác, tôn trọng pháp luật và tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng". Như vậy hoạt động kinh doanh thực chất là các hoạt động tổ chức sản xuất, cung ứng, trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường của các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích cho người tiêu dùng, thông qua đó mà tối đa hoá lợi nhuận lợi ích của chủ thể kinh doanh, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu chính trị xã hội. Chủ thể thực hiện các hành vi kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, các tổ chức kinh tế đó được gọi là các Doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất của con người được thực hiện trong một nền kinh tế nhất định với một hệ thống các nhân tố về thể chế, về cơ chế định hướng hoạt động kinh doanh, về cơ chế điều khiển hoạt động kinh doanh và về cách thức tiến hành các hoạt động kinh tế trong môi trường đó. Lịch sử phát triển của loài người đã trải qua các nền kinh tế khác nhau từ thấp đến cao, từ nền kinh tế tự nhiên sản xuất mang tính tự cung - tự cấp, tự sản - tự tiêu phát triển lên mức cao hơn là nền kinh tế hàng hoá giản đơn với đặc trưng là trao đổi hàng hoá lấy hàng hoá, chưa xuất hiện tiền tệ; khi sản xuất hàng hoá phát triển, nền kinh tế sản xuất hàng hoá giản đơn phát triển và chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do với sự xuất hiện của tiền tệ làm vật trung gian cho việc trao đổi hàng hoá, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, đặc biệt kinh tế tư nhân phát triển một cách mạnh mẽ. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển ở mức cao nhất, vượt ra ngoài phạm vi từng quốc gia trên cơ sở sự phát triển cao của công nghệ, của trí tuệ và với sự hình thành các công ty đa quốc gia, nền kinh tế hàng hoá đã chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại với đặc trưng là tự do cạnh tranh tự do có sự can thiệp của nhà nước thông quan các công cụ pháp luật. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện đại là hiện tượng khách quan không phụ thuộc vào ý trí của các nhà quản lý, nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, đối với mọi người và mọi doanh nghiệp. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường làm cho các doanh nghiệp cũng như từng thành viên trong xã hội phải không ngừng tự hoàn thiện đạt được những lợi thế cho mình do vậy nó đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất và xã hội phát triển. Đặc điểm chủ yếu của một doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường là: - Về tính chất sở hữu, doanh nghiệp là các tổ chức kinh tế thuộc nhiều thành phần, không phân biệt chủ sở hữu vốn (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, ...vv); - Về hình thức tổ chức, doanh nghiệp là các tổ chức kinh tế được tổ chức dưới các hình thức khác nhau phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm và loại hình kinh doanh như (mô hình Công ty mẹ, công ty con; mô hình Tổng công ty và mô hình Công ty độc lập, ...vv) có đầy đủ tư cách pháp nhân và thực hiện các hành vi kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp là các hoạt động sản xuất sản phẩm hàng hoá để bán trên thị trường (bao gồm các loại sản phẩm hàng hoá là tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng), là các hoạt động cung cấp dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng xã hội và các hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận cho các chủ sở hữu vốn từ các hoạt động kinh doanh đó, đồng thời thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội và các quy định về bảo vệ môi trường của nhà nước. - Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp (chủ thể kinh doanh) phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thông qua việc thực hiện các Luật thuế hiện hành phù hợp với loại hình kinh doanh và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế tài nguyên, ...vv). - Kinh doanh trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tuân theo các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại (quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các quy luật khác của nền kinh tế hàng hoá), mặt khác doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo các quyền và lợi ích của người tiêu dùng theo các quy định của nhà nước và các thoả thuận của doanh nghiệp với người tiêu dùng (các quy định về bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, các thoả thuận về bảo hành sản phẩm, về các dịch vụ hậu bán hàng của doanh nghiệp, ...vv). 1.2. Quản lý sản xuất và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Xét trên góc độ quản lý, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay được quản lý từ hai góc độ là hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (quản trị doanh nghiệp) và hoạt động quản lý của nhà nước về kinh tế. - Quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp "Là phương thức tác động (bao gồm nguyên tắc, phương pháp, tổ chức và công nghệ tác động) của chủ thể (hay chủ thể lãnh đạo) quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm liên kết, phối hợp và điều hoà tất cả các bộ phận hợp thành của hệ thống sản xuất và kinh doanh để thực hiện mục tiêu chung đề ra một cách tốt nhất trong những điều kiện ràng buộc và hạn chế nhất định của hệ thống cũng như trong những điều kiện nhất định của môi trường của hệ thống". Quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là các phương thức tác động của các nhà quản lý doanh nghiệp nên các đối tượng bị quản lý trong doanh nghiệp nhằm liên kết, điều hoà và phối hợp tất cả các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu chung của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất trong điều kiện những giàng buộc của các định chế pháp luật hiện hành và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường (quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị, ...vv). - Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại là yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia. Nhà nước là một thiết chế quyền lực, thống trị và quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội, do vậy một nội dung quản lý quan trọng nhất của nhà nước là quản lý về kinh tế. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế; đảm bảo phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong mối quan hệ với việc thực hiện các chính sách xã hội và các vấn đề về an ninh quốc phòng; đảm bảo việc điều tiết thu nhập để thực hiện phân phối và phân phối lại trong nền kinh tế và trong toàn xã hội; đảm bảo xu thế phát triển, lộ trình hoà nhập kinh tế trong mối quan hệ cạnh tranh quốc tế. Công cụ của nhà nước để thực hiện quản lý các doanh nghiệp được sử dụng là hệ thống các chính sách, chế độ thể hiện dưới hình thức các định chế pháp luật (Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác) và các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước trong từng giai đoạn; là hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương và các lực lượng kinh tế đặc thù khác của nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước, lực lượng hàng hóa dự trữ, ...vv). Sự can thiệp bằng các công cụ quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp luôn mng tính hai mặt, nó kích thích, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển nếu sự can thiệp và các chính sách của nhà nước là đúng đắn; nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, làm dối loạn thị trường nếu sự can thiệp và các chính sách của nhà nước sai lầm và không đúng thời điểm. II. Sản xuất công nghiệp và sản phẩm công nghiệp Hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng luôn gắn liền với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với đặc điểm và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh và tính chất, đặc điểm sản phẩm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả mong muốn của hoạt động quản lý nói chung và quản trị sản xuất của doanh nghiệp chỉ đạt được khi chủ thể quản lý nắm vững nội dung cụ thể và chi tiết mang tính đặc trưng của đối tượng quản lý. Vì vậy trong công tác quản lý sản xuất, cán bộ quản lý sản xuất muốn cho hoạt động quản lý của mình đạt hiệu quả cao, trước hết phải nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải được trang bị những kiến thức một cách đầy đủ và có hệ thống về khoa học quản lý nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng. Sản xuất công nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Ngành sản xuất công nghiệp cùng với các ngành sản xuất và kinh doanh khác hình thành nên cơ cấu kinh tế thống nhất của nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp là các loại tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Xét theo tính chất tiêu dùng của sản phẩm, sản phẩm công nghệp chia thành sản phẩm công nghiệp là tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ, phương tiện vận tải, ...vv) và sản phẩm công nghiệp là tư liệu tiêu dùng (các loại sản phẩm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân). Sản phẩm công nghiệp có tác dụng quan trọng trong nền kinh tế xét trên cả hai góc độ là tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho các nhu cầu cá nhân. - Xét ở góc độ là tư liệu tiêu dùng cho sản xuất, sản phẩm công nghiệp bao gồm các loại máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật sử dụng trong tất cả các ngành kinh tế. Đối với ngành sản xuất nông nghiệp sản xuất công nghiệp cung cấp các loại máy móc thiết bị như: máy làm đất, máy bơm nước, phun thuốc trừ sâu, các loại máy để thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, ...vv và các loại vật tư kỹ thuật như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn trong chăn nuôi, ...vv. Đối với ngành xây dựng cơ bản sản xuất công nghiệp cung cấp sản phẩm là các loại máy trộn bê tông, các loại máy đào đất, máy ủi, máy súc, các loại cần cẩu chuyên dùng, các phương tiện vận chuyển, ...vv và các loại vật tư thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như sắt, thép, xi măng, gạch, và các loại vật tư, thiết bị xây dựng khác. Đối với ngành giao thông vận tải ngành công nghiệp cung cấp sản phẩm là các loại phương tiện vận tải như: ô tô, tầu hoả, các loại tầu thuyền dùng cho vận tải biển, máy bay, và các thiết bị máy móc khác, ...vv và các loại nhiên liệu, động lực dùng cho phương tiện vận tải, các loại vật tư, phụ tùng thay thế khác. Đối với ngành khai thác khoáng sản, ngành công nghiệp cung cấp sản phẩm là các loại máy móc thiết bị dùng trong khai thác (máy đào, máy xúc, dây truyền công nghệ sàng tuyển, chế biến quặng, phương tiện và thiết bị vận chuyển, ...vv và các loại vật tư kỹ thuật khác (vật liệu nổ, các loại công cụ cầm tay, phụ tùng thiết bị thay thế, các loại nhiên liệu và động lực, ...vv). Đối với ngành thương mại và dịch vụ khác, ngành công nghiệp cung cấp lượng hàng hoá chủ yếu và ổn định đảm bảo cho các ngành này cung cấp đến tay người tiêu dùng và cung cấp các loại vật tư thiết bị công tác, ...vv để duy trì hoạt động của các ngành thương mại, dịch vụ. Sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp có vai trò quan trọng trong chính các ngành sản xuất công nghiệp thông qua việc cung cấp máy móc thiết bị và các loại nguyên vật liệu đầu vào, các loại phụ tùng thay thế, các loại nhiên , động lực lẫn nhau. Như vậy có thể thấy đối với các ngành sản xuất vật chất, các ngành thương mại, dịch vụ, sản phẩm công nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng và có tính quyết định đến trình độ sản xuất của các ngành này thông qua việc cung cấp các loại tư liệu sản xuất các loại vật tư kỹ thuật. - Xét ở góc độ sản phẩm công nghiệp là tư liệu tiêu dùng cá nhân không thể thiếu trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong điều kiện nước ta, nền công nghiệp còn đang ở giai đoạn phát triển thấp so với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới, sản phẩm công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhân dân, định hướng tiêu dùng xã hội. Trong điều kiện thu nhập của đại đa số nhân dân lao động còn thấp việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp để phục vụ tiêu dùng của xã hội không chỉ góp phần cải thiện đời sống nhân dân mà còn là điều kiện tiên quyết để các ngành sản xuất công nghiệp đứng vững trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh mở cửa ở nước ta. ở Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, các sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cho các lĩnh vực sản xuất xã hội, đáp ứng các nhu cầu về vật tư thiết bị cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho xã hội và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao tỷ trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, giá trị sản lượng sản xuất công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng gia tăng đáng kể, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và từng bước cải thiện đời sống xã hội. Ngành công nghiệp được cơ cấu bởi nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất, mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác nhau có tính chất và đặc điểm khác nhau. Để xác định những công việc cụ thể một cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp cần làm, trước hết cán bộ quản lý cần tìm hiểu và nắm vững những tính chất, đặc điểm chung của sản phẩm công nghiệp và những đặc điểm đặc trưng của sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp mình sản xuất. - Sản phẩm công nghiệp là những sản phẩm có tính năng tác dụng cụ thể, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao: + Sản phẩm công nghiệp có tính năng tác dụng cụ thể: Một sản phẩm công nghiệp thường chỉ nhằm đạt đến một hoặc một số mục đích tiêu dùng cụ thể nào đó, nếu doanh nghiệp sản xuất không đáp ứng được những tính năng tác dụng đó thì thị trường không thể chấp nhận và doanh nghiệp không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất ô tô, sản phẩm của họ chỉ có thể dùng cho các hoạt động vận tải hàng hoá và vận tải hành khách bằng đường bộ, doanh nghiệp có thể cải tiến về hình thức mẫu mã, công xuất vận chuyển, và tính năng tác dụng theo chiều hướng ngày càng tiện ích cho người sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của từng vùng mà không thể cải tiến sản phẩm theo hướng sử dụng đa chức năng hoặc để sử dụng sản phẩm vào hoạt động khác ngoài hoạt động vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khách. + Sản phẩm công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao: Về kết cấu sản phẩm, sản phẩm công nghiệp thường rất phức tạp, có tính chất lý hoá học mang tính đặc trưng. Mỗi sản phẩm công nghiệp được cấu tạo bởi nhiều chi tiết, nhiều bộ phận do vậy nếu các chi tiết sản phẩm, các bộ phận của sản phẩm không đảm bảo về quy cách, kích cỡ và những tiêu chuẩn chất lượng quy định thì không thể tạo ra một sản phẩm đồng bộ và có chất lượng như mong muốn. Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô, một sản phẩm hoàn chỉnh là những chiếc xe ô tô xuất xưởng được kiểm định theo tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp được chấp nhận), sản phẩm ô tô xuất xưởng được cấu tạo bởi nhiều bộ phận như: khung xe, vỏ xe, máy tổng thành, gầm xe, thiết bị truyền lực, thiết bị điều khiển, thiết bị giảm tốc độ (phanh, chân ga, ...) các thiết bị hỗ trợ và các thiết bị nội thất, ...vv trong mỗi bộ phận trên của sản phẩm lại được cấu tạo bằng nhiều chi tiết khác nhau (đối với phần máy tổng thành bao gồm các chi tiết như tay biên, trục cơ, chế hoà khí, bầu lọc gió, pitông, xi lanh, bộ phận làm mát, ...vv; đối với phần vỏ xe gồm các chi tiết bằng kim loại, các chi tiết bằng nhựa, sơn, ...vv); mỗi chi tiết, mỗi bộ phận đòi hỏi có tính chính xác nghiêm ngặt về kích cỡ, về mẫu mã, công xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác để đảm bảo cho một sản phẩm cuối cùng là chiếc xe xuất xưởng có thể lưu hành được, một chi tiết không đảm bảo các tiêu chuẩn trên không những xe không hoạt động được bình thường mà còn phá vỡ các chi tiết khác. - Sản phẩm công nghiệp được sản xuất trong điều kiện chuyên môn hoá cao so với các ngành sản xuất vật chất khác: Do yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất, một sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đưa ra thị trường tiêu thụ đòi hỏi phải có sự liên kết sản xuất giữa nhiều đơn vị khác nhau, bằng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, một sản phẩm của hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường cần được lựa chọn và sản xuất từ những bộ phận, những chi tiết mang tính đồng bộ cao do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp xe ô tô không thể sản xuất tất cả các bộ phận của xe (hoặc sản xuất không có hiệu quả về kinh tế) do vậy muốn có một sản phẩm là xe ô tô xuất xưởng phải lựa chọn phương án tự sản xuất bộ phận nào của xe, bộ phận nào mua của doanh nghiệp khác về lắp giáp để đảm bảo được tính hiệu quả về kinh tế mà vẫn đảm bảo được công suất thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (doanh nghiệp có thể sản xuất khung xe, gầm xe, các thiết bị nội thất, ...vv và lựa chọn mua máy tổng thành của các hãng chuyên sản xuất máy, săm và lốp xe mua của các hãng chuyên sản xuất sản phẩm cao su, ...vv). - Sản phẩm công nghiệp được sản xuất theo một công nghệ nhất định xác định trước, do vậy chất lượng, giá cả và sản lượng sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ sản xuất do doanh nghiệp lựa chọn. + Công nghệ sản xuất sản phẩm lạc hậu hay tiến bộ; tự động hoá, bán tự động hay công nghệ thủ công quyết định đến chất lượng và sản lượng của sản phẩm sản xuất ra. Do vậy việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, phù hợp với trình độ điều hành và quản lý, phù hợp với trình độ của công nhân sản xuất có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất ô tô phải căn cứ vào mục tiêu sản xuất vào tiêu chuẩn sản phẩm lựa chọn sản xuất để quyết định các công nghệ sản xuất như công nghệ chế tạo máy, công nghệ sản xuất cơ khí, công nghệ sơn, công nghệ lắp giáp và công nghệ kiểm tra chất
Tài liệu liên quan