Đề tài Đặc tính địa kỹ thuật và giải pháp gia cố nền đất Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hiện đại hoá các cảng, cụm cảng hiện có, đồng thời xây dựng thêm nhiều cảng mới nhằm nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Với những ưu điểm nổi bật của phương thức vận tải container và sự phát triển hết sức Ên tượng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua là nguyên nhân chính làm cho hàng hoá container Việt Nam ở gia tăng mạnh mẽ. Hội đủ những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dự án xây dựng Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng sẽ được xây dựng tại xã Cổ Bi - Gia Lâm trên diện tích 120ha. Từ ngày 25/2/2003 đến ngày 31/5/2003 tôi được bộ môn Địa kỹ thuật và Địa chất môi trường cử tới Công ty Tư vấn xây dựng Cảng- Đường Thuỷ thực tập với mục đích tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu chuyên môn viết khoá luận tốt nghiệp. Sau khi kết thúc thực tập, tôi đã được bộ môn giao viết khoá luận với đề tài: Đặc tính địa kỹ thuật và giải pháp gia cố nền đất Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội”. Nội dung khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: Phần I: - Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội nhân văn - Chương 2: Đặc điểm cấu trúc địa chất - Chương 3: Đặc điểm địa chất thủy văn - Chương 4: Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình Phần II: - Chương 5: Các phương pháp nghiên cứu - Chương 6: Đặc tính Địa kỹ thuật nền đất khu vực xây dựng công trình - Chương 7: Các giải pháp gia cố nền đất phục vụ xây dựng bãi container.

doc68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc tính địa kỹ thuật và giải pháp gia cố nền đất Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hiện đại hoá các cảng, cụm cảng hiện có, đồng thời xây dựng thêm nhiều cảng mới nhằm nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Với những ưu điểm nổi bật của phương thức vận tải container và sự phát triển hết sức Ên tượng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua là nguyên nhân chính làm cho hàng hoá container Việt Nam ở gia tăng mạnh mẽ. Hội đủ những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dự án xây dựng Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng sẽ được xây dựng tại xã Cổ Bi - Gia Lâm trên diện tích 120ha. Từ ngày 25/2/2003 đến ngày 31/5/2003 tôi được bộ môn Địa kỹ thuật và Địa chất môi trường cử tới Công ty Tư vấn xây dựng Cảng- Đường Thuỷ thực tập với mục đích tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu chuyên môn viết khoá luận tốt nghiệp. Sau khi kết thúc thực tập, tôi đã được bộ môn giao viết khoá luận với đề tài: Đặc tính địa kỹ thuật và giải pháp gia cố nền đất Trung tâm phân phối hàng hoá cảng container Phù Đổng - Gia Lâm - Hà Nội”. Nội dung khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: Phần I: - Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội nhân văn - Chương 2: Đặc điểm cấu trúc địa chất - Chương 3: Đặc điểm địa chất thủy văn - Chương 4: Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực công trình Phần II: - Chương 5: Các phương pháp nghiên cứu - Chương 6: Đặc tính Địa kỹ thuật nền đất khu vực xây dựng công trình - Chương 7: Các giải pháp gia cố nền đất phục vụ xây dựng bãi container. Trong giai đoạn thực tập và viết khoá luận, nhờ sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường Thuỷ, sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Địa Chất cùng các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy Chu Văn Ngợi và Đỗ Minh Đức. Qua đây, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới các thầy Chu Văn Ngợi, Đỗ Minh Đức, các thầy cô trong bộ môn Địa kỹ thuật và Địa chất môi trường - khoa Địa chất, trường ĐHKH tự nhiên - ĐHQG Hà Nội và các cô chú, anh chị của công ty Tư vấn Xây dựng Cảng Đường Thuỷ cùng bạn bè đồng nghiệp. Do khả năng và thời gian hạn chế nên khoá luận tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Chương 1 đặc điểm địa lý tự nhiên-kinh tế nhân văn khu vực Hà nội 1.1. đặc điểm địa lý tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu Thủ đô Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một thành phố có vị trí và địa thế đẹp trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước. Thành phố Hà Nội nằm ở hai bên sông Hồng trên vùng đồng bằng màu mì, ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giới hạn bởi các toạ độ địa lý 105016’30”-106001’30” kinh độ Đông 20030’0”- 21035’00” vĩ độ Bắc Hà Nội gốm có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành; có ranh giới giáp các tỉnh Phía Bắc giáp Vĩnh Phóc, Thái Nguyên. Phía Đông - Đông Nam giáp Bắc Ninh- Hưng Yên. Phía Tây - Tây Nam giáp Hà Tây. Vị trí công trình trung tâm phân phối hàng hoá - cảng container Phù Đổng nằm ở phía Đông Nam thành phố thuộc địa phận xã Cổ Bi- Gia Lâm. 1.1.2. Địa hình Khu vực Hà Nội có địa hình khá bằng phẳng (trừ khu vực Đông Anh, Sóc Sơn). Địa hình nhìn chung có xu thế hơi nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cao độ địa hình khu vực phía Bắc thành phố thường từ 7-12m, ở trung tâm thành phố 5-7m, nơi thấp nhất từ 3-4m. Căn cứ vào vị trí và nguồn gốc thành tạo địa hình có thể phân chia ra các kiểu địa hình sau: a. Dạng địa hình trong đê Dạng địa hình này hình thành trong quá trình tích tô , chiếm khoảng 90% diện tích và nằm phía trong của đê sông Hồng, sông Đuống, ở đây quá trình tích tụ không còn được tiếp diễn do có các hệ thống đê. Địa hình trong đê chỉ còn bị tác dụng của nước mặt do xâm thực nhẹ, địa hình bị san phẳng, cao độ địa hình thay đổi từ 3- 8,5m. b. Dạng địa hình ngoài đê Dạng địa hình này gồm các bãi bồi phân bố dọc sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ. Sau khi có hệ thống đê các bãi bồi chỉ phát triển trong phạm vị giữa hai đê dọc theo sông, tại đây diễn ra quá trình bồi đắp phù sa liên tục. Có hai dạng bãi bồi chính là: Bãi bồi ven lòng Bãi bồi giữa sông Bãi bồi giữa sông không ổn định, sau mỗi mùa lũ bãi bồi giữa sông luôn thay đổi hình dạng có khi bị mất hẳn. Bãi bồi ven lòng hàng năm được đắp thêm phù sa, tuy nhiên cũng bị sụt lở do tác động của dòng nước (nh­ bãi bồi Phóc Xá, Long Biên). 1.1.3 . Khí hậu thuỷ văn. + Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng Èm, mưa nhiều. Một năm có hai mùa rõ rệt với các đặc điểm riêng biệt. - Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lạnh nhất là tháng 1 đến tháng 2 với nhiệt độ trung bình 160c có khi nhiệt độ hạ thấp tới 5-70c. Vào mùa này lượng mưa thường không đáng kể, tháng có lượng mưa lớn nhất trong mùa khô chỉ 112,6mm (11/1993). - Mùa nóng mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nóng nhất vào tháng 6 và tháng 8 với nhiệt độ trung bình là 290c khi cao nhất có thể đạt 35-400c. Lượng mưa mùa này thường chiếm 80-90% tổng lượng mưa cả năm. + Thuỷ văn: Hà Nội có mạng lưới sông, hồ dày đặc với nhiều hệ thống sông lớn nhỏ có trắc diện khác nhau. - Sông Hồng là con sông lớn chảy qua theo hướng Bắc Nam, có đoạn chảy theo hướng Tây Đông chảy ra sông Đuống. Động thái của sông rất phức tạp, dao động theo mùa, mùa mưa có lúc dâng cao trên báo động 3 (14m). Hàng năm con sông này vận chuyển một lượng lớn phù sa ra biển, trung bình 96,40 triệu tấn/năm. Hàm lượng phù sa trung bình 1,4 kg/m3(mùa khô đạt 0,5kg/m3, mùa mưa đạt 3-3,5 kg/m3) - Sông Đuống nằm ở phía Bắc thành phố Hà Nội là sông phân luồng chính của sông Hồng, nó nối với hệ thống sông Thái Bình là chi lưu của sông Hồng nên động thái của sông Đuống phụ thuộc chặt chẽ vào sông Hồng. - Sông Nhuệ nằm ở phía Tây thành phố chảy qua địa phận thuộc huyện Từ Liêm. Ngày nay Sông Nhuệ phụ thuộc rất Ýt vào động thái của sông Hồng mà chủ yếu phụ thuộc vào sự tác động của con người qua hệ thống cống Liên Mạc . - Sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét là các con sông nhỏ chảy trong thành phố. Động thái phụ thuộc vào nguồn nước thải và nước mưa. Hệ thống sông này làm nhiệm vụ tiêu nước thải cho thành phố. - Hồ ao. Hà Nội có khá nhiều ao, hồ, nhiều hồ lớn có nguồn gốc sông, hồ tập trung nhiều ở nội thành và ngoại thành nh­ Thanh Trì , Tây Hồ, Hoàn Kiếm và một số ở Từ Liêm. Tổng diện tích khoảng 630ha. Hồ ao lớn là nơi thoát nước của thành phố. Các hồ lớn như Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Hoàn Kiếm, trong đó Hồ Tây lớn nhất nằm ở phía Tây Bắc với diện tích 358 ha, sâu trung bình 1-3m. Hồ là một thắng cảnh, nơi điều hoà khí hậu cuả thành phố. 1.2. đặc điểm kinh tế - nhân văn 1.2.1. Dân cư Thủ đô Hà Nội có dân số tập trung rất đông, theo tài liệu thống kê dân số năm 2000 tổng dân số Hà Nội là 2.840.700 triệu người trong đó nội thành là 1.460.700 người. Mật độ dân số 2993 người/km2, người Hà Nội chủ yếu là dân téc Kinh. 1.2.2 Kinh tế Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và với vai trò là một vùng kinh tế quan trọng của cả nước, kinh tế Hà Nội đang phát triển mạnh và cân đối với nhiều hình thức hoạt động. Các khu công nghiệp, khu chế xuất được quy hoạch và xây dựng với nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đa nghành nghề. Trong cơ cấu kinh tế các nghành nông nghiệp, dịch vụ, thương mại đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng thị trường kinh tế Hà Nội đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. 1.2.3 Văn hoá- Giáo dục Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước. Với hệ thống giáo dục khá hoàn thiện, nhiều trường đại học lớn đào tạo nhiều ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Hà Nội còn là nơi giao lưu văn hoá của nhiều dân téc trong và ngoài nước không những thế Hà Nội đang tích cực chủ động hội nhập với các nền văn hoá thế giới, chọn lọc và định hướng phát triển những nét tiến bộ của các nền văn hoá khác đồng thời luôn luôn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân téc Việt Nam. 1.2..4. Hệ thống giao thông vận tải Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, không kể các hệ thống mạng lưới đường phố dày đặc phân bố trong nội thành, Hà Nội có hơn 800km đường ô tô chủ yếu gồm các quốc lé 1, 2, 3, 5, 6. Thành phố có 86km đường sắt và các ga trung tâm đi các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, mạng lưới giao thông đường thuỷ được phân bố dọc theo sông Hồng, sông Đuống, đường hàng không có sân bay quốc tế Nội Bài. Chương 2 đặc điểm cấu trúc địa chất 2.1. đặc điểm trầm tích đệ tứ khu vực hà nội Nền móng của hầu hết các công trình ở đồng bằng Bắc Bộ đều đặt trên trầm tích Đệ Tứ bở rời, yếu, được hình thành từ 1,6 triệu năm trở lại đây. Chóng có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và bền vững của công trình. Theo các nhà địa chất Việt Nam trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và khu vực Hà Nội nói riêng được thành tạo trong 5 giai đoạn liên quan với 5 quá trình biển tiến, biến thoái, bắt đầu từ Pleistocen và được đặc trưng bởi năm hệ tầng từ dưới lên như sau: 2.1.1.Thống Pleistocen dưới + Hệ tầng Lệ Chi (aQ1lc) Đây là một phân vị mới, lần đầu tiên được đoàn địa chất Hà Nội xác lập. Hệ tầng Lệ Chi không lé ra ở vùng nghiên cứu do các trầm tích trẻ phủ lên, chỉ quan sát thấy trong các hố khoan sâu trung bình 45-69,5m, các tuyến cắt qua nội thành trong khu vực nghiên cứu tầng Lệ Chi phân bố hầu khắp và phát triển chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam theo hướng chảy của sông Hồng, bề dày của tầng đạt lớn nhất là 25m. Tầng Lệ Chi tách ra từ phần dưới của hệ tầng Hà Nội và phần trên của hệ tầng Vĩnh Bảo trước đây. Trầm tích tầng Lệ Chi từ dưới lên hạt thô chuyển dần sang hạt mịn được chia thành 3 tập. - Tập 1. Thành phần cuội, sỏi cát và Ýt bột sét. Cuội sỏi cuả tầng này rất sạch, độ mài tròn tốt, chủ yếu là cuội thạch anh và silic. Thỉnh thoảng gặp cuội đá vôi, cuội có kích thước 2-3cm có khi đạt 3-5cm. Chiều dày trung bình 20m. - Tập 2: Thành phần chủ yếu là bột cát, cát hạt nhỏ màu xám có độ chọn lọc và mài tròn tốt, chiều dày trung bình 3m. - Tập 3: Thành phần là bột sét màu xám, xám vàng, xám đen chứa tảo nước ngọt, thuộc trướng bãi bồi, chiều dày thay đổi từ 0,2-1,5m. Sự thành tạo đất đá của hệ tầng Lệ Chi có liên quan đến thời kỳ bóc mòn xâm thực, rửa trôi vùng đá gốc thời kỳ Pleistocen sớm. Chúng có nguồn gốc aluvi và phủ trực tiếp lên trên các thành tạo Neogen. 2.1.2. Thống Pleistocen giữa + Hệ tầng Hà Nội (ap-a Q1hn) Qua các tài liệu nghiên cứu, nguồn gốc trầm tích hệ tầng này gồm các trầm tích sông, sông lũ. Mặt cắt hệ tầng Hà Nội được đặc trưng bởi 2 kiểu - Kiểu mặt cắt vùng lé - Kiểu mặt cắt vùng phủ a. Kiểu mặt cắt vùng lé Xuất hiện ở vùng ven rìa như Vệ Linh, Phù Cường với trầm tích sông lũ có chiều dày 1-2m. Gồm cuội, sỏi sạn lẫn Ýt bột sét màu vàng nằm phủ trên bề măt phong hoá các đá cổ hơn. b. Kiểu mặt cắt vùng bị phủ Mặt cắt vùng bị phủ quan sát được qua các lỗ khoan sâu 35,5-69,5m với chiều dày 34m. Vật liệu trầm tích được phân ra làm ba tập từ dưới lên như sau: - Tập 1: Thành phần cuội, cuội tảng, sỏi sạn có Ýt cát, bét. Chủ yếu là cuội thạch anh, silic, có Ýt đá phun trào andezit, cuội tectit. Cuội có độ mài tròn kém, kích thước 2-5cm có khi tới 10cm, bề dày tầng từ 10-20m. - Tập 2: thành phần cát bột, vàng xám, nâu gạch. Thành phần chính là thạch anh và Ýt silic. Bề dày trung bình 10m, tập thuộc tướng lòng sông miền núi hoặc chuyển tiếp. - Tập 3: Thành phần là bột sét màu xám vàng, vàng gạch nâu xám chứa bào tử phấn hoa, tảo nước ngọt. Chiều dày khoảng 4m. 2.1.3. Thống Pleistocen trên + Hệ tầng Vĩnh Phóc (al-lbQvp) Trầm tích tầng Vĩnh Phóc trong khu vực nghiên cứu lé ra ở Đông Anh kéo dài về phía Bắc cầu Thăng Long, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Mai Dịch và một phần khu vực Nghĩa Đô, Cầu Giấy. Các tài liệu lỗ khoan ở khu vực này cho thấy thường gặp đất đá của tầng Vĩnh Phóc ở độ sâu rất khác nhau, đôi khi thay đổi rất đột ngột, nhất là ở Thành Công, Giảng Võ, Ngọc Khánh. Tại Yên Hoà, Trung Kính gặp tầng này ở độ sâu 5-10m. Ở Thanh Nhàn gặp ở độ sâu 10-15m, còn ở Tứ Hiệp, Thanh Liệt gặp ở độ sâu 15-20m hoặc sâu hơn nữa nh­ ở Thịnh Yên (35m). Đặc điểm và dấu hiệu chủ yếu để nhận biết tầng Vĩnh Phóc là bề mặt của chúng thường bị laterit hoá có màu đỏ hoặc loang lổ. Tầng Vĩnh Phóc có nguồn gốc lục địa, gồm trầm tích sông, hồ, đầm lầy và được chia làm 4 tập từ dưới lên nh­ sau: - Tập 1: Thành phần cuội, sỏi, cát có Ýt sét màu vàng xám xen Ýt di tích tảo nước ngọt. Bề dày đạt 10m. - Tập 2: Thành phần chủ yếu là cát bột, Ýt sét, cát màu vàng thỉnh thoảng gặp Ýt thấu kính sỏi màu vàng, nâu xám. Trầm tích có chứa di tích bào tử phấn hoa và thường có cấu tạo phân líp xiên chéo, bề dày tới 33m. - Tập 3: Đặc trưng là sét kaolin màu xám trắng, sét bột xám vàng, tích tụ dạng bề sót. Trầm tích có chứa di tích tảo nước ngọt. Khoáng vật sét chủ yếu là hydromica, kaolinit. Bề dầy từ 2-10m. - Tập 4: Thành phần sét màu đen, bột sét nâu đen xám vàng. Có nguồn gốc tích tụ đầm lầy. Ở Sóc Sơn, Đông Anh còn có thấu kính cuội sỏi nhỏ và Ýt than bùn với độ dày khoảng 0,5m. Chứa di tích thực vật. Bề dày thay đổi từ 3-8m. 2.1.4. Thống Holocen dưới giữa + Hệ tầng Hải Hưng (mlbQ 21-2hh) Trầm tích hệ tầng Hải Hưng được các nhà địa chất ghép từ tầng Giảng Võ và tầng Đống Đa mà các tác giả Đoàn địa chất 204 và một số tác giả khác đã xác lập trước đây. Trầm tích hệ tầng Hải Hưng được chia làm 3 phụ tầng có nguồn gốc thành tạo khác nhau. a. Phụ tầng dưới (lbQ hh1) Trầm tích hệ tầng này thuộc Giảng Võ trước đây chúng có nguồn gốc hồ, đầm lầy, được thành tạo vào trước thời kỳ biển tiến và gặp phổ biến trong khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu là sét, sét bột kết chứa hữu cơ màu đen, xám đen. Nhiều nơi phần trên của hệ tầng có líp than bùn dầy 1-2m. Các trầm tích của phụ tầng này phân bố trực tiếp trên bề mặt bào mòn, bị phong hoá loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phóc. Chính đặc điểm này đã làm bề dày của phụ tầng này biến đổi mạnh mẽ. Phía trên bề mặt của phụ tầng được các trầm tích trẻ hơn phủ trực tiếp. Bề dày của phụ tầng này biến đổi từ 2-6m, có khi tới 20m. b. Phụ tầng giữa (lmQ 1-22hh2) Các trầm tích của phụ tầng này trước đây được gọi là tầng Đống Đa, phụ tầng này xác định bởi hai thành tạo có nguồn gốc khác nhau. - Trầm tích nguồn gốc hồ lục địa có thành phần sét bột, sét màu xám vàng, xám xanh, Ýt sạn sỏi là kết vón ô xít sắt. Bề dày từ 2-4m, trong thành phần có chứa tảo nước ngọt. - Trầm tích nguồn gốc biển: Thành phần chủ yếu là sét, có Ýt sét bột, màu xám xanh, xanh lơ, có Ýt mùn thực vật, trong trầm tích có chứa nhiều hoá thạch biển. c. Phụ tầng trên (b Q1-2 2hh3) Trầm tích phụ tầng này có nguồn gốc đầm lầy sau biển tiến và hầu nh­ không bắt gặp trong khu vực nội thành. Thành phần trầm tích là sét bột, có Ýt cát màu xám đen, nâu đen chứa Ýt than bùn. Thực vật bị mùn hoá, phân huỷ kém trong trầm rích có chứa tảo nước ngọt. 2.1.5. Thống Holocen trên. + Hệ tầng Thái Bình (a Q32 tb) Các trầm tích thuộc hệ tầng Thái Bình là những trầm tích trẻ nhất và phân bố hầu hết trên bề mặt vùng nghiên cứu. Chúng có nguồn gốc sông và được chia làm 2 phụ tầng. a. Phụ tầng dưới (aQ32tb1) Trầm tích phụ tầng dưới được chia thành 4 tập: - Tập 1: Thành phần là cuội sỏi nhỏ, cát lẫn Ýt bột sét máu xám nâu nhạt, bề dày thay đổi từ 1-9m. - Tập 2: Thành phần là cát bột màu nâu xám nhạt có lẫn Ýt mùn thực vật, bề dầy thay đổi từ 3-18m. - Tập 3: Thành phần là bột sét lẫn mùn thực vật màu xám, bề dày từ 1-3m. Các trầm tích thuộc tập 1, 2, 3 có nguồn gốc trầm tích sông. - Tập 4: Trầm tích có nguồn gốc sông, hồ đầm lầy hỗn hợp. Thành phần gồm sét lẫn mùn thực vật màu nâu xám, có chứa di tích ốc xoắn hiện đại, bề dày 1m và Ýt gặp trong vùng nghiên cứu. Đất, đá của phụ tầng dưới phân bố chủ yếu ở khu vực trong đê sông Hồng tổng bề dày 31m. b. Phụ tầng trên (aQtb2) Các trầm tích của phụ tầng này có nguồn gốc aluvi trẻ, phân bố ở khu vực ngoài đê. Chúng là các trầm tích hiện đại phân bố ở bãi bồi và lòng sông. Phụ tầng này chia làm 2 tập: -Tập 1: Thành phần là cuội, sỏi, cát lẫn Ýt bột sét màu xám vàng bề dày từ 3-10m. -Tập 2: Thành phần là bột sét màu nâu nhạt chứa ốc, hến, trai nước ngọt và mùn thực vật. Khoáng vật sét chủ yếu hydromica, kaolinit, clorit. Bề dày từ 2-5m. 2.2. ĐặC ĐIểM KIếN TạO Và TÂN KIếN TạO 2.2.1. Đặc điểm kiến tạo Diện tích thành phố Hà Nội nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc Bộ. Trong miền có các đới kiến tạo khác nhau như: -Đới An Châu: Chiếm diện tích khá rộng ở phía Bắc huyện Sóc Sơn của tầng kiến trúc Mezosoi. -Đới Hà Nội: Chiếm hơn 1/2 diện tích thành phố với thành tạo Neogen-Đệ Tứ (phủ bất chỉnh hợp lên các trầm tích cổ hơn) diÖn tÝch thµnh phè víi thµnh t¹o Neogen-§Ö Tø (phñ bÊt chØnh hîp lªn c¸c trÇm tÝch cæ h¬n) Phạm vi Hà Nội có các đứt gãy sâu sông Chảy, sông Lô theo phương Tây Bắc-Đông Nam. Ngoài ra còn có các đứt gãy nội đới phương Tây Bắc-Đông Nam, á vĩ tuyến. 2.2.2. Tân kiến tạo Thành phố Hà Nội là một phần thuộc Tây Bắc võng Hà Nội. Trong giai đoạn tân kiến tạo, phía Đông Bắc của võng Hà Nội là vùng nâng cao trung bình và yếu, còn phía Tây Nam là vùng nâng trung bình Theo đặc điểm hoạt động tân kiến tạo Hà Nội có thể phân ra: -Vùng nâng trung bình, yếu là bộ phận đầu mót phía Đông Nam của đới nâng địa luỹ Tam Đảo với độ nâng đạt 300m, tại đây quá trình bóc mòn chiếm ưu thế. Vùng nâng điều hoà là đới chuyển tiếp giữa vùng sụt và vùng nâng Vùng sụt lún tương đối chiếm phần lớn huyện Sóc Sơn và một phần Đông Anh, với biên độ 10mm ở Sóc Sơn và 100-200mm ở thung lũng sông Cầu. Vùng sụt lún trung tâm, giới hạn bởi các đứt gãy sông Lô ở Đông Bắc và đứt gãy sông Chảy ở Tây Nam (nh­ khối sụt Nội Bài, Tây Hồ..) Các đứt gãy kiến tạo trẻ (sông Hồng, sông Lô) và các đứt gãy khác có hướng khác nhau, hoạt động trong giai đoạn tân kiến tạo, biểu hiện địa chất không rõ ràng, hoặc chỉ mang tính cộng hưởng dưới tác động chi phối của các đứt gãy sâu khu vực . Chương 3 đặc điểm địa chất thuỷ văn Song song với việc nghiên cứu đặc điểm địa chất, việc nghiên cứu đặc điểm địa chất thuỷ văn cũng được tién hành đồng thời nhưng ở mức độ còn hạn chế. Qua tài liệu của nhiều lỗ khoan từ năm 1969 đến nay trong khu vực nội thành và năm huyện ngoài thành, tài liệu địa chất thuỷ văn thu được chỉ gồm: Mực nước ổn định, mực nước xuất hiện trong từng lỗ khoan và kết quả các mẫu thí nghiệm thành phần hoá học tại những điểm định sẵn trong ô mạng các lỗ khoan. Việc quan trắc động thái của nước dưới đất nói chung cũng như việc phân tích thành phần hoá học ,khả năng ăn mòn của nước... trong mỗi tầng chứa nước riêng biệt chưa được nghiên cứu chi tiết và đầy đủ. Trên cở tài liệu địa chất thuỷ văn như vậy nên việc đành giá về địa chất thuỷ văn và ảnh hưởng của nó với công tác xây dựng còn hạn chế. Theo bản đồ địa chất thuỷ văn 1: 50.000 vùng Hà Nội do Liên đoàn Địa Chất Thuỷ văn-Địa chất công trình miền Bắc thành lập thì trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ có ba đơn vị chứa nước chủ yếu và phức hệ chứa nước Neogen. 3.1. Tầng chứa nước Holocen (tầng Thái Bình) Thành phần chủ yếu là đất, đá chứa nước là cát pha, cát hạt nhỏ có nơi gặp sạn, sỏi nhỏ. Các thành tạo đất đá này có nguồn gốc aluvi tầng Thái Bình. Mái của tầng chứa nước có líp cách nước thành phần là sét pha-tầng trên của hệ tầng Thái Bình. Đáy cách nước là các thành tạo sét, sét pha thuộc tầng Hải Hưng. Tầng chứa nước Holocen phân bố rộng rãi trong khu vực nghiên cứu, có thể gặp chóng theo tuyến kéo dài từ khu vực Hồ Tây dọc theo đê sông Hồng xuống phía Nam. Ở trung tâm thành phố có thể gặp ở khu vực Bờ Hồ, Chợ Trời, Bách Khoa, Kim Liên, Trung Tù, Kim Giang, Thanh Xuân…bề dày của tầng chứa nước biến đổi khá mạnh từ 3-29m. Trung bình là 14m. Đặc tính thuỷ lực của tầng chứa nước là không áp hoặc có áp nhưng cục bộ và yếu. Hệ số dẫn nước thay đổi từ 200-400m2/ng. Do phân bố gần mặt đất nên chiều sâu mực nước của tầng này thường 2-4m. Kết quả hót nư
Tài liệu liên quan