Đề tài Đông cung hoàng tử Cảnh qua Đại Nam Thực Lục

Lịch sử Việt Nam qua suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã trải nhiều triều đại phong kiến. Mỗi triều đại đều mang dấu ấn riêng nhưng gặp nhau ở điểm chung là luôn lập ngôi Thái tử là người kế vị vương quyền khi vua cha qua đời hoặc nhường ngôi. Quan niệm thế tục được duy trì từ đời này qua đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Các vị hoàng đế thường chọn trong số các con trai của mình một người có đủ tài trí lập lên làm thái tử, sau khi vua cha nhường ngôi sẽ lên làm vua, tiếp tục cai trị đất nước, duy trì vương quyền của dòng họ. Đông cung Cảnh là một trong số những hoàng tử có những nét khác biệt so với các hoàng tử khác. Hoàng tử đã qua đời khi chưa một ngày lên ngai vàng. Cuộc đời hoàng tử không dài, và vì chưa lên ngôi vua nên sử sách ghi lại về hoàng tử cũng rất hạn chế. Vấn đề đặt ra ở đây gây khá nhiều tranh cãi: cuộc đời và di nghiệp của ông như thế nào? Bản thân tôi là thế hệ hậu thế, quan tâm đến vấn đề cha ông, muốn góp phần nhỏ sức mình vào dòng chảy chung tìm về nguồn cội. Sử sách ghi lại diễn biến thời kỳ này khá đầy đủ, do nhà Nguyễn sau khi giành chính quyền đã quan tâm đến việc chép lại sử cha ông. Một cơ quan chuyên về việc này được thành lập, biên soạn cuốn Đại Nam Thực Lục-bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn, mục đích là ghi lại chân thực về lịch sử triều đại nhà Nguyễn từ thời chúa Nguyễn Hoàng di dân khai hoang vùng Thuận Quảng đến năm Gia Long thứ 18, 1819.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đông cung hoàng tử Cảnh qua Đại Nam Thực Lục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử Việt Nam qua suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã trải nhiều triều đại phong kiến. Mỗi triều đại đều mang dấu ấn riêng nhưng gặp nhau ở điểm chung là luôn lập ngôi Thái tử là người kế vị vương quyền khi vua cha qua đời hoặc nhường ngôi. Quan niệm thế tục được duy trì từ đời này qua đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Các vị hoàng đế thường chọn trong số các con trai của mình một người có đủ tài trí lập lên làm thái tử, sau khi vua cha nhường ngôi sẽ lên làm vua, tiếp tục cai trị đất nước, duy trì vương quyền của dòng họ. Đông cung Cảnh là một trong số những hoàng tử có những nét khác biệt so với các hoàng tử khác. Hoàng tử đã qua đời khi chưa một ngày lên ngai vàng. Cuộc đời hoàng tử không dài, và vì chưa lên ngôi vua nên sử sách ghi lại về hoàng tử cũng rất hạn chế. Vấn đề đặt ra ở đây gây khá nhiều tranh cãi: cuộc đời và di nghiệp của ông như thế nào? Bản thân tôi là thế hệ hậu thế, quan tâm đến vấn đề cha ông, muốn góp phần nhỏ sức mình vào dòng chảy chung tìm về nguồn cội. Sử sách ghi lại diễn biến thời kỳ này khá đầy đủ, do nhà Nguyễn sau khi giành chính quyền đã quan tâm đến việc chép lại sử cha ông. Một cơ quan chuyên về việc này được thành lập, biên soạn cuốn Đại Nam Thực Lục-bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn, mục đích là ghi lại chân thực về lịch sử triều đại nhà Nguyễn từ thời chúa Nguyễn Hoàng di dân khai hoang vùng Thuận Quảng đến năm Gia Long thứ 18, 1819. Với niềm đam mê tìm hiểu về nhà Nguyễn cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các bạn, đặc biệt là, đã giúp tôi thực hiện đề tài: Đông cung hoàng tử Cảnh qua Đại Nam Thực Lục. Do khuôn khổ của một bài niên luận và lượng kiến thức của cá nhân chưa thật đầy đủ, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và trao đổi của mọi người để bài viết hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG 1. Vài nét về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771-1802 Trong lịch sử Việt Nam, thế kỷ XVIII được mệnh danh là"Thế kỷ chiến tranh nông dân". Cuộc khủng hoảng trầm trọng bắt đầu từ Đàng Ngoài. Chính quyền Lê Trịnh tỏ ra hoàn toàn bất lực trước các vấn đề kinh tế xã hội. Triều chính mục nát suy đồi. Sự bất bình của mọi tầng lớp nhân dân cuối cùng đã tụ hội lại dưới ngọn cờ khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn đã đạt tới một tầm cao mới, trở thành lực lượng đại diện cho lợi ích của dân tộc. Đất nước đang phát triển đi lên trong một tư thế mới thì Quang Trung đột ngột qua đời vào năm 1792, khi mới 39 tuổi, bỏ lại cả một sự nghiệp lớn còn dang dở. Người kế vị ông là Quang Toản đã không đủ sức gánh vác trọng trách được giao phó. Trước đó, ngay từ năm 1788, lợi dụng sự bất hoà trong anh em Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã bí mật đưa lực lượng trở lại Gia Định. Thất vọng trước sự bất lực của quân Xiêm, Nguyễn Ánh tăng cường tìm kiếm sự giúp đỡ của người Pháp. Ý đồ cầu viện Pháp xuất hiện từ 1777. Trong khi lẩn trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn Nguyễn Ánh gặp gỡ và được sự che chở của cha cố Georges Pigneau de Behaine (trong sử thường gọi là Bá Đa Lộc). Năm 1784, trong khi còn đang cầu cạnh vua Xiêm, Nguyễn Ánh đã nhờ Bá Đa Lộc mang thư cùng người con trai 4 tuổi của mình là hoàng tử Cảnh làm con tin sang cầu cứu nước Pháp. Đựợc sự uỷ nhiệm của Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc đã ký với triều đình Pháp một bản hiệp ước vào năm 1787. Theo đó vua Pháp cam kết giúp Nguyễn Ánh về quân sự để khôi phục lại đất đai, đổi lại họ được quyền lợi ở cảng Hội An và đảo Côn Lôn. Dựa vào sự giúp đỡ của Pháp và các thế lực đại địa chủ Gia Định, lực lượng của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh. Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ ngày càng nặng nề của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã dần chiếm được vương quyền. Tháng 6 năm 1801, Nguyễn Ánh chiếm được thành phú Xuân, quân Tây Sơn tan vỡ, quang Toản phải bỏ chạy ra Thăng Long. Tháng 7, thành Thăng Long rơi vào tay quân Nguyễn Ánh. Triều đại Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, tiếp tục thời kỳ trị vì bị đứt quãng của các chúa Nguyễn trước đây. Đóng góp vào sự nghiệp chung ấy phải kể đến công lao của rất nhiều vị danh tướng, sự viện trợ của phương Tây trong đó nổi lên vai trò của Bá Đa Lộc. Dưới danh nghĩa truyền giáo, Bá Đa Lộc như là "sứ giả của hai nước". Cho nên khi phong trào giao thương Âu-Á vẫn tiếp tục mà nhà Tây Sơn bị ném sang bên lề một phần nào thì Gia Định thay mặt Đại Việt nhận lãnh tất cả những ưu thế được đưa đến. Tất nhiên họ đến và mang theo cả văn hoá của họ. Bá-đa-lộc mang hoàng tử Cảnh đi cầu viện, đem về Gia Định không phải chỉ một hiệp ước tuy không thi hành nhưng cũng kêu gọi người tới mà còn một ông hoàng trừ nhị biết đọc kinh và quả quyết hứa rằng sứ mệnh của ông là'làm cho dân chúng tôi trở lại đạo". Đặt trong bối cảnh chung của lịch sử lúc này, cuộc đời Hoàng tử Cảnh đã có những biến động, nhất là từ khi ông theo Bá-đa-lộc. Tuy mất sớm nhưng những năm tháng tuổi trẻ ông cũng đã đóng góp rất nhiều trong quá trình giành lại vương triều Nguyễn. Cùng lật lại sách sử cũ, mà chính yếu ở đây là qua Đại Nam Thực Lục chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn. 2. Đông cung Hoàng tử Cảnh 2. 1. Cuộc đời và thân thế hoàng tử Đại Nam Thực Lục có chép về hoàn cảnh ra đời của hoàng tử Cảnh khá rõ nét: "Năm Canh Tý, lại năm thứ 1 [1780] (Lê - Cảnh Hưng năm thứ 41, Thanh -Càn Long năm thứ 45, năm ấy vua mới lên ngôi nên lại chép năm thứ 1) mùa xuân, tháng Giêng, ngày Quý Mão, vua lên ngôi vương. Tháng 3, ngày Tân Tỵ, hoàng tử cả Cảnh (tức là Anh Duệ Hoàng thái tử) sinh, do nguyên phi Tống thị (tức là Thừa thiên Cao hoàng hậu ;phi là con gái ngoại tả chưởng dinh Tống Phước Khuông, tổ tiên là người Bùi Xá, huyện Tống Sơn, buổi đầu theo Thái tổ vào Nam trấn, ở tại An Quán dinh Quảng Nam. Khi Duệ Tông vào Nam, phi theo Phước Khuông vào Gia Định. Năm Mậu tuất vua sửa lễ cưới, tấn phong làm nguyên phi). " Đại Nam Thực Lục đã trích dẫn "Bá Đa Lộc là người Phú Lãng Sa, thường qua lại khoảng Chân Lạp và Gia Định, nhân đến yết kiến vua và xin giúp sức. Vua lấy lễ khách mà đãi. Đến đây vua mời đến, dụ rằng : “Hiện nay giặc Tây Sơn chưa dẹp được, bốn mặt kinh đô còn nhiều đồn lũy mà đảo Thổ Châu và đảo Phú Quốc không chỗ nào ở yên được, vận nước ta gặp bước gian truân, khanh đã rõ rồi. Khanh có thể vì ta đi sứ sang Đại Tây, nhờ đem quân sang giúp ta được không ?”. Bá Đa Lộc xin đi. Hỏi lấy gì làm tin. Vua nói : “Đời xưa các nước giao ước cùng nhau, lấy con làm tin. Ta lấy con là Cảnh làm tin. Cảnh 4 tuổi, mới lìa lòng mẹ, ta đem ủy thác cho khanh, mong khanh khéo bảo hộ. Non sông cách trở, đường sá gian nan, nếu có biến cố thì khanh nên giữ Cảnh mà tránh”. Như vậy, hoàng tử Cảnh đi theo cha cố Bá-đa-lộc từ khi còn là một đứa trẻ 4 tuổi. Tiếp xúc với văn minh nước ngoài và đạo Thiên Chúa mà các vua nhà Nguyễn sau này vẫn dùng với chữ "tả đạo"- hoàng tử chắc chắn có sự ảnh hưởng mạnh nếu không muốn nói là đã tiếp thu. Sau khi trở về quê hương, hoàng tử được chính thức sắc phong làm Đông cung hoàng tử. Vua sắc rằng : “Cha có con như trời có nguyên khí. Nguyên khí lớn lên, thì đạo trời mới thịnh. Họ có ngành như sông có nhánh, nhánh trên mà sâu, thì dòng sông càng xa. Cho nên thánh đế minh vương, đương lúc thái bình, còn nghĩ lập ngôi thái tử; huống nay đánh đông đánh tây, đương lúc dẹp loạn, há quên dựng người nối ngôi ! Nguyễn Phúc Cảnh là con cả của nhà, là vua sau của nước. Học thì lo cầu văn chương lễ nhạc, gần theo những bực hiền lương; đạo thì lo tìm tâm pháp thánh hiền, nhờ cậy các quan sư phó. Tuy trạc tuổi hãy còn non trẻ, việc nên chăng chẳng khác mọi người; nhưng gian hiểm đã từng trải quan, lịch số trời tất ở con đó. Nay lập làm Đông cung Cảnh quận công, để thống nhất lòng dân, hợp lời nghị luận. Phải làm cho tâm đức xứng ánh sáng của Tiền tinh(1); khiến cho người đời thấm ơn sâu của Tiểu hải(2). Mưu hay để cho con cháu, hoa vàng rõ như nhật nguyệt sáng thêm; điềm lành vun đắp cơ đồ, lịch ngọc dài như càn khôn muôn thuở”. Rõ ràng việc Hoàng tử Cảnh được sắc phong làm hoàng tử là mong muốn của Nguyễn Ánh dựa trên thực tế con người và tài năng ,cả những thăng trầm đã có trong cuộc đời của ông. Việc để ông làm con tin đi cùng Bá-đa-lộc sang cầu cứu vua Pháp cũng chứng tỏ tầm quan trọng của ông trong con mắt vua Nguyễn Ánh, là người được chọn sẽ nối nghiệp cơ đồ sau này. 2.2. Sự nghiệp của Đông cung Hoàng tử Cảnh Những năm tháng sống trên đất khách quê người, tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn xa lạ so với khuôn phép đạo lý của vương triều, Hoàng tử Cảnh đã tiếp thu đạo giáo-thứ đạo bị coi là"tả đạo" ở xứ An Nam này, mà biểu hiện rõ nhất, gây bàng hoàng cho cả vương triều Nguyễn Ánh là việc ông nhất định không chịu quỳ lạy trước tổ tiên. Chính vì vậy việc quan trọng nhất lúc này là làm sao kéo hoàng tử trở về với nguồn cội bản gốc cha ông và ngăn cách bớt sự gần gũi với các cha cố, cha đạo (ở đây người có ảnh hưởng lớn nhất đến hoàng tử chính là Bá-đa-lộc). Sau những nỗ lực nhất định, ông cũng đã quay trở lại đúng với bản chất của một ông hoàng Đông phương, học kinh thư lễ nghĩa và có 3 vợ - thay vì tuyên bố theo đạo và sẽ đưa đất nước này theo đạo như ban đầu mới trở về. Hoàng tử dần được vua cha ban cho quyền lực và tham gia trực tiếp vào các trận đánh với quân Tây Sơn như trận đánh Chiêm Dinh,La Qua thu nhiều thắng lợi. Ông được giao trấn giữ thành Diên Khánh, là nơi hiểm yếu mà trước khi đi vua đã căn dặn “ Đất Diên Khánh bốn mặt đều là chiến trường, dân chúng lầm than lắm rồi. Ta ngày đêm vất vả, nếm đủ đắng cay mới giành được miếng đất ấy. Con nên chuyên tâm, trong giữ yên dân, ngoài lo chống giặc, để đáp tấm lòng mong mỏi của dân và khiến quân giặc phải sợ. Con phải gắng làm như chính ta trông thấy”. Như thế đã thấy phần nào vị trí của hoàng tử trong vua.Việc chăm lo để Đông cung xa rời dần đạo, quay về với nếp cũ gia phong cũng được coi trọng .Vua lại nói : “Đế vương từ xưa chưa ai là không học. Thế cho nên Thái Giáp làm được cháu hiền của Vua Thang, Thành Vương làm được vua giỏi của nhà Chu, cũng đều nhờ học mà nên đức. Khi việc binh rỗi con nên vâng theo sư phó, chăm đọc kinh sách, khiến cho sự học được sáng tỏ, nghiệp đức được tiến lên. Đến như đối với xung quanh thì nên gần người ngay thẳng, xa kẻ gian tà, thế mới gọi là sáng suốt biết người". Hoàng tử còn tham gia viết sách Hiển trung chư thần liệt truyện nhằm khích lệ lòng binh sĩ, hay dâng tấu lên vua những việc không phải và cũng có thể coi là người khá quan tâm đến đời sống nhân dân. Đại Nam Thực Lục trích dẫn: "Hà Tiên đói, Mạc Tử Thiêm sai dân đong thóc ở Kiên Giang, viên quản thủ không cho. Tử Thiêm xin ở Gia Định. Đông cung Cảnh nói: “Buôn thóc ra ngoài biển thì có lệnh cấm. Nhưng dân ở Hà Tiên cũng là con đỏ của triều đình, sao nỡ thấy đói kém mà không cứu?”. Bèn hạ lệnh cho đạo Long Xuyên bán cho 10 xe thóc. Gia Định được mùa, trong cõi yên ổn. Đông cung Cảnh dâng sớ tâu và nói: “Nhân nay mùa rỗi, xin bắt 10. 000 dân phu và số người đồn điền lấy ba phần mười, ủy cho Công bộ Trần Văn Thái đem đi Quang Hóa lấy gỗ ván chở về, đóng thêm 50 chiếc thuyền đi biển, để sẵn cho quân dùng”. "Đông cung Cảnh cho quân đi đánh giặc ở La Qua, giết được voi giặc, giặc vỡ chạy. Báo tin thắng trận" Bộ binh của Đông cung từ thượng đạo đánh úp phá được ba bảo Hà Nha, Thị Dã và Chủ Sơn, bắt được hơn 2. 000 quân giặc. Sau vua truyền ông về trấn Gia Định. Cuộc đời ông chỉ kéo dài được đến năm 22 tuổi thì mất, truy đặt thụy là Anh duệ hoàng thái tử (năm Gia Long thứ 4). KẾT LUẬN Có thể thấy cuộc đời hoàng tử Cảnh không dài so với một đời người nhưng ông cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, tham gia trực tiếp vào cuộc chiến giữa triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh, được sắc phong làm Đông cung hoàng tử chờ ngày lên ngôi kế vị ngai vàng. Những tưởng Hoàng tử Cảnh qua 4 năm tuổi thơ sống bên Bá-đa-lộc (đồng thời cũng là một cố vấn trực tiếp mang đến cho Nguyễn Ánh những thành tựu của phương Tây), cũng như bao đứa trẻ khác đã theo khuynh hướng tự nhiên mà hướng về Thiên Chúa giáo. Nhưng cuối cùng ông vẫn trở về đúng nghĩa một ông hoàng Đông phương. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được, theo như lời bà Thái hậu: "Có gì lạ đâu, thằng bé vừa mới về chưa nhận được chút giáo dục phong tục của ta, chỉ thấy toàn những điều trái lại thì làm sao nó làm theo lời ta bảo được. Để yên rồi lâu ý tưởng nó sẽ giống như của chúng ta." Đóng góp của ông vào cuộc chiến của quân Nguyễn Ánh cũng không phải là nhỏ. Ông cũng được vua cha giao phó rất nhiều trọng trách và giao cho trấn giữ những vị trí hiểm yếu như thành Diên Khánh, đất Gia Định. Bên cạnh việc chỉ đạo Đông cung việc quân cơ,vua còn chú ý dạy ông cách cai quản tướng lĩnh,khuyên dạy cách tu thân thành tài. Hoàng tử có thể coi là người đầu tiên trong số các hoàng tử triều đại phong kiến ra nước ngoài,mà ra đi từ rất sớm - năm 4 tuổi. Với thân phận của mình, tuổi thơ ông sống trong sự dạy bảo, chở che của một vị cha cố đạo Thiên chúa thay vì vòng tay cha mẹ -hay vua và hoàng hậu. Đây là điều kiện khách quan để hoàng tử tiếp xúc sớm với phương tây và đi theo Đạo thay vì các lễ nghi phong kiến. Để rồi chính việc ông theo Đạo đã kéo theo hàng loạt các sự kiện triều chính, mà tiêu biểu là vụ viên đại thần Tống Phúc Đạm trước vốn là người sùng Nho mà nay xin theo được theo đạo Thiên chúa. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các nhà truyền giáo vào Việt Nam, đặc biệt là thời gian này. Thiên chúa giáo đã có chỗ đứng khá vững chắc trong dân chúng. Nó xâm nhập vào chính những vị hoàng thân quốc thích, và từ đó lan rộng ra theo mô hình dây truyền, người này truyền người kia. Hoàng tử Cảnh chính là một trong những vị hoàng thân quốc thích ấy,nếu không muốn nói là người chủ đất nước của nhà Nguyễn trong tương lai.Những đặc tính của đạo đe doạ đến quyền hành tối cao của vua nên việc để hoàng tử Cảnh tiếp tục theo đạo là điều không tưởng, mà dần đưa ông về với phong tục tập quán cha ông là điều cấp thiết.Để trả ơn công lớn của Bá-đa-lộc, vua vẫn để ông ta bên cạnh hoàng tử nhưng cũng dần tách ông,tách khỏi ảnh hưởng của đạo với đông cung Cảnh.Điều đó lỳ giải vì sao traong thời gian đầu ông ta luôn cận kề hoàng tử, về sau lại ít xuất hiện hoặc tìm cớ thoái thác đi theo Đông cung Cảnh hành quân chinh chiến. Có thể nói cuối cùng thì truyền thống vẫn chiến thắng sự du nhập mới,hoàng tử vẫn trở về theo Nho gia. PHỤ LỤC Hoàng tổ ta là Thánh tổ Nhân hoàng đế, ngửa trông công trước, tỏ rõ phép đời, năm Minh Mệnh thứ 2 mở đặt Sử quán, sai quan soạn sách Liệt thánh thực lục, chia ra từng kỷ, từ Thái tổ Gia dụ hoàng đế đến Hiếu định hoàng đế làm Tiền biên, tỏ rõ nguyên ủy của đức nhà ; từ Thế tổ Cao hoàng đế trung hưng về sau làm Chính biên, để nêu lớn cái nghĩa nhất thống. Cân nhắc thể lệ, quyết định tự ý trên, thật là cách đúng đắn của nghìn xưa, để làm phép cho muôn đời noi theo vậy. Hoàng khảo ta là Hiến tổ Chương hoàng đế, xa noi lòng hiếu, lo rạng gương xưa, khi mới lên ngôi, rộng tìm sách cũ, đầu mở Sử cục, sai nho thần vào quán biên chép cho có chuyên trách, các tổng tài đại thần qua lại sửa chữa cho chóng thành công. Mấy lần đã soạn dạng bản dâng trình, và kính vâng sửa định càng được tinh tế. Thiệu Trị năm thứ 4 [1844], sách Liệt thánh thực lục tiền biên hoàn thành. Sai đem khắc in, đóng thành từng quyển, đã đem chứa vào kho sách Hoàng sử rồi. Duy bộ Thực lục chính biên về Thế tổ Cao hoàng đế đã hai ba lần sắc bảo, gia công cứu xét nhuận chính, để đợi in tiếp. Tính từ năm Minh Mệnh thứ 2 cho đến năm Triệu Trị thứ 7, trải 27 năm, mấy lần soạn chép mới được thành biên, nay đã hoàn bị. Nhận thấy thánh nhân lưu ý việc soạn chép sử sách, thực là thận trọng đến thế ! Nay ta đức mỏng gánh chịu nghiệp to, nghĩ công sách nghiệp đã khó khăn, lo việc thủ thành cũng không dễ. Kính nghĩ, bộ sử này trải từ hoàng tổ và hoàng khảo ta trước sau xét định, đối với bao nhiêu mối lớn phép lớn trong sự sáng nghiệp, bao nhiêu công đức thần thánh rất cao rất dày của Thế tổ Cao hoàng đế ta, thực đã rõ như trăng sao, vang lừng trời đất, cần phải khắc in để rạng rỡ mãi mãi, ngõ hầu thỏa chút lòng hiếu thảo của ta. Gần đây bộ Thực lục về Hoàng tổ Thánh tổ Nhân hoàng đế và Hoàng khảo Hiến tổ Chương hoàng đế biên soạn đã xong, lần lượt kính đem khắc in, để vào kho sách, dùng để sáng tỏ thêm những văn mô võ liệt của nước Đại Nam ta tới muôn muôn đời không cùng. Nước Việt Nam ta từ Đinh, Lý, Trần, Lê dấy lên, không triều nào là không có sách ghi chép, nhưng tìm được công lao gây dựng ở trước, sự nghiệp rạng rỡ ở sau, để nối dòng chính thống, so sánh thịnh vượng với nhà Thương nhà Chu, thực chưa có triều nào tốt đẹp bằng triều này. Nhà nước ta chịu mệnh trời cho, Thái tổ Gia dụ hoàng đế dựng nghiệp cõi Nam, thần truyền thánh kế hơn 200 năm, chứa đức chồng nhân kể đã lâu lắm. Từ thuở Tây Sơn nổi loạn, nhà Lê mất ngôi, thì trời mở đường cho thánh nhân dấy lên. Kính nghĩ, Thế tổ Cao hoàng đế ta, ứng mệnh trời thuận lòng người, dẹp tắt mối loạn, xoay lại đường chính, khôi phục kinh cũ, thống nhất nước nhà, dư đồ nhất thống, quy mô rộng xa, vừa trung hưng vừa sáng nghiệp, tỏ công trước để về sau, cơ nghiệp lâu dài hàng ức muôn năm của nước Đại Nam ta gây nền từ đó, đẹp tốt biết chừng nào ! DNTL tập 1, phần 5, trang 193-194. Năm Canh Tý, lại năm thứ 1 [1780] (Lê - Cảnh Hưng năm thứ 41, Thanh -Càn Long năm thứ 45, năm ấy vua mới lên ngôi nên lại chép năm thứ 1) mùa xuân, tháng Giêng, ngày Quý Mão, vua lên ngôi vương. Tháng 3, ngày Tân Tỵ, hoàng tử cả Cảnh (tức là Anh Duệ Hoàng thái tử) sinh, do nguyên phi Tống thị (tức là Thừa thiên Cao hoàng hậu ;phi là con gái ngoại tả chưởng dinh Tống Phước Khuông, tổ tiên là người Bùi Xá, huyện Tống Sơn, buổi đầu theo Thái tổ vào Nam trấn, ở tại An Quán dinh Quảng Nam. Khi Duệ Tông vào Nam, phi theo Phước Khuông vào Gia Định. Năm Mậu tuất vua sửa lễ cưới, tấn phong làm nguyên phi). DNTL tập 1, phần 5, trang 208. Quý Mão, năm thứ 4 [1783] (Lê - Cảnh Hưng năm thứ 44, Thanh - Càn Long năm thứ 48), mùa xuân, tháng Giêng. Tháng 2, giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ vào đánh phá. Thuyền Tây Sơn từ cửa biển Cần Giờ ngược dòng mà lên. Mùa thu, tháng 7, Nguyễn Văn Huệ nghe tin vua ở đảo Côn Lôn, sai người đảng là phò mã Trương Văn Đa đem hết thủy binh đến vây ba vòng, tình thế rất nguy cấp. Bỗng mưa gió nổi lớn, bốn bề mây mù kín mít, người và thuyền cách nhau gang tấc cũng không thấy nhau. Sóng biển nổi lên dữ dội. Thuyền giặc tan vỡ chìm đắm không xiết kể. Thuyền vua bèn vượt các vòng vây, đến đậu ở hòn Cổ Cốt, rồi lại trở về đảo Phú Quốc. Quân lương thiếu thốn, binh sĩ đến nỗi phải hái cỏ tìm củ mà ăn. Có người đàn bà buôn bán ở Hà Tiên tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng. Vua khen ngợi hồi lâu. Thuyền vua gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm gồi đến dâng. Vua nghe tin Bá Đa Lộc ở Chan Bôn(1) (đất Xiêm), sai người đến mời. Bá Đa Lộc là người Phú Lãng Sa, thường qua lại khoảng Chân Lạp và Gia Định, nhân đến yết kiến vua và xin giúp sức. Vua lấy lễ khách mà đãi. Đến đây vua mời đến, dụ rằng : “Hiện nay giặc Tây Sơn chưa dẹp được, bốn mặt kinh đô còn nhiều đồn lũy mà đảo Thổ Châu và đảo Phú Quốc không chỗ nào ở yên được, vận nước ta gặp bước gian truân, khanh đã rõ rồi. Khanh có thể vì ta đi sứ sang Đại Tây, nhờ đem quân sang giúp ta được không ?”. Bá Đa Lộc xin đi. Hỏi lấy gì làm tin. Vua nói : “Đời xưa các nước giao ước cùng nhau, lấy con làm tin. Ta lấy con là Cảnh làm tin. Cảnh 4 tuổi, mới lìa lòng mẹ, ta đem ủy thác cho khanh, mong khanh khéo bảo hộ. Non sông cách trở, đường sá gian nan, nếu có biến cố thì khanh nên giữ Cảnh mà tránh”. Bá Đa Lộc lạy xin vâng mệnh. Vua và phi cầm nước mắt đưa con. Sai bọn Phó vệ úy Phạm Văn Nhân và Cai cơ Nguyễn Văn Liêm cùng đi. Cảnh đi rồi, vua bỏ ra một thoi vàng (vàng mười tuổi, 20 lạng) chặt đôi trao cho phi một nửa dặn rằng : “Con ta đi rồi, ta cũng đi đây. Phi ở lại phụng thờ quốc mẫu, chưa biết sau này gặp nhau ở nơi nào, ngày nào, hãy lấy vàng này làm tin” (Năm Minh Mệnh thứ 1, kính khắc và thoi vàng những chữ Thế tổ đế hậu quý mão bá thiên nhật tín vật(2), tôn cất ở điện Phụng Tiên). DNTL tập 1, phần 5, trang 216-218. Tháng 12 Phạm Văn Nhân và Nguyễn Văn Liêm cùng Bá Đa Lộc đem hoàng cả
Tài liệu liên quan