Đề tài Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960

Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Lúc này, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là xu thế hoà hoãn đang tác động tiêu cực đến chiến lược của các nước đồng minh của ta. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng thống nhất đất nước, mà đi vào xu thế hoà hoãn nhằm giữ nguyên trạng Châu Âu và nguyên trạng thế giới. Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc phân tích tình hình, xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng. Có thể nói, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1960 đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại, đồng thời từng bước triển khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối đối ngoại của Đảng nói riêng trong giai đoạn 1954-1960 tạo cơ sở vững chắc, đồng thời để lại những kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau này. Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960” làm đề tài Luận văn của mình.

doc118 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 0 Phần mở đầu3 1. Tính cấp thiết của đề tài3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4 3.1. Mục đính4 3.2. Nhiệm vụ5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5 4.1. Đối tượng5 4.2. Phạm vi nghiên cứu5 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu6 5.1. Nguồn tài liệu6 5.2. Phương pháp nghiên cứu6 6. Bố cục của luận văn6 Chương 18 Quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước việt nam trong giai đoạn 1954-19608 1.1. Điều kiện lịch sử8 1.1.1. Bối cảnh trong nước và nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam8 1.1.2. Bối cảnh quốc tế – một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng (1954-1960) 14 1.2. Quá trình hình thành đường lối đối ngoại31 1.2.1.Những chủ trương mới của Đảng về đối ngoại (từ 7-1954 đến 7/1956) 31 1.2.2. Chủ trương đối ngoại của Đảng trong thời gian từ 7-1956 đến 195839 1.2.3. Đường lối đối ngoại của Đảng hình thành về cơ bản (1959-1960) 42 Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước việt Nam51 giai đoạn 1954-196051 2.1.Đấu tranh đòi thi hành hiệp thương, thống nhất nước nhà51 2.1.1. Thời gian 300 ngày (từ 20-7-1954 đến 20-5-1955) 51 2.1.2. Tình hình thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam từ 20-5-1955 đến 20-7-195654 2.1.3. Tình hình thi hành hiệp định Giơnevơ về Việt Nam (từ 20/7/1956 đến 1960) 66 2.2. Củng cố và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc. 76 2.3. Cải thiện quan hệ với Lào và Campuchia80 2.4. Mở rộng quan hệ với các nước độc lập dân tộc và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, Châu Phi và khu vực Mỹ Latinh83 Một số Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử87 3.1. Một số nhận xét88 3.1.1. Những cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1954-196088 3.1.2. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và chủ trương, chính sách đối ngoại trong giai đoạn 1954-1960 nói riêng. 94 3.2. Một số kinh nghiệm95 3.2.1. Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng phải được xây dựng trên cơ sở độc lập, tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại 95 3.2.2. Tư tưởng ngoại giao hoà bình, hoà hiếu là truyền thống nhân văn Việt Nam97 3.2.3. Phải có những đối sách, hoạt động đối ngoại phù hợp với tình hình mới, đúng đắn, sáng tạo97 3.2.4. Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước láng giềng; quan tâm xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn98 3.2.5. Ngoại giao nhân dân đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Đảng99 Kết luận101 Tài liệu tham khảo103 Phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Lúc này, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là xu thế hoà hoãn đang tác động tiêu cực đến chiến lược của các nước đồng minh của ta. Tất cả các nước trên thế giới, kể cả Liên Xô và Trung Quốc đều chưa ủng hộ Việt Nam dùng đấu tranh cách mạng thống nhất đất nước, mà đi vào xu thế hoà hoãn nhằm giữ nguyên trạng Châu Âu và nguyên trạng thế giới. Chính trong bối cảnh đó, Đảng đã phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc phân tích tình hình, xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung, đường lối đối ngoại nói riêng. Có thể nói, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1960 đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại, đồng thời từng bước triển khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Sự hình thành đường lối cách mạng Việt Nam nói chung và đường lối đối ngoại của Đảng nói riêng trong giai đoạn 1954-1960 tạo cơ sở vững chắc, đồng thời để lại những kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau này. Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960” làm đề tài Luận văn của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 như: “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi (Nhà xuất bản Công an nhân dân 1998); “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” của Nguyễn Dy Niên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2002); “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”, tập 1 (Nhà xuất bản Sự thật 1990)...; Ngoài ra, còn một số bài báo như: “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến cứu nước (1954-1975)” của Khắc Huỳnh (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4/2005); “Nhìn lại quan hệ Xô-Việt thời kỳ 1945-1975” của Nguyễn Ngọc Mão, Vũ Thị Hồng Chuyên (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1925)... Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của nước ngoài về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam cũng đa dạng và phong phú như: “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabrien Côncô, (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1991); “Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày” của Maicơn Máclia, (Nhà xuất bản Sự thật, 1990)... Những công trình trên đều đề cập đến đường lối đối ngoại của Đảng ở những khía cạnh khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960 một cách rõ nét và có hệ thống. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đính - Làm sáng tỏ quá trình hình thành và nội dung đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn 1954-1960. - Làm rõ kết quả và bước đầu tổng kết, đánh giá, rút ra một số kinh nghiệm trong việc xác định đường lối và chỉ đạo thực hiện của Đảng. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp đầy đủ và hệ thống hoá những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân đoạn lịch sử làm rõ tiến trình nhận thức cũng như sự hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới. - Trình bày toàn bộ điều kiện lịch sử có tác động đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Đảng trong mỗi thời đoạn trên; những nội dung của đường lối đối ngoại cũng như biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương đó. - Khái quát kết quả đạt được trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, làm rõ những thành công và hạn chế của từng thời đoạn lịch sử đó. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng - Quá trình nhận thức và xác định chính sách đối ngoại của Đảng từ 1954-1960, luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này trong giới hạn từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7-1954) đến năm 1960. -Việc thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng trong giai đoạn này. - Kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong việc xác định đường lối đối ngoại và tổ chức triển khai thực hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Bối cảnh quốc tế và trong nước, trong đó có chiến lược của các nuớc lớn ảnh hưởng đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng. - Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành chính sách đối ngoại. - Việc thực hiện chính sách đối ngoại và những thành công bước đầu trong quá trình thực hiện. 5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nguồn tài liệu - Các Văn kiện Đảng giai đoạn 1954-1960. - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên quan đến đường lối đối ngoại của Đảng giai đoạn này. - Các tác phẩm và công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, bao gồm các sách đã xuất bản, các bài đăng trên tạp chí khoa học... - Tài liệu đang được lưu trữ trong cơ quan lưu trữ của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử nhằm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời đoạn khác nhau. - Đồng thời, sử dụng phương pháp logic nhằm làm rõ những vấn đề mang tính quy luật, nguyên tắc trong việc xác định và chỉ đạo thực hiện chính sách đối ngoại. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh để có cái nhìn tổng thể về quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Đảng. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Quá trình hình thành đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960. Chương 2: Quá trình thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1960 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ 1.1.1. Bối cảnh trong nước và nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam Cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của nhân dân Việt Nam mà đỉnh cao thắng lợi là chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (7-1954), công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Đây là một thắng lợi lớn của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Thắng lợi đó đã mở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới, với những điều kiện thuận lợi mới, nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc, căn bản hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Ở miền Nam, chính quyền Aisenhao đã kiên quyết biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng, là “thành trì chống chủ nghĩa cộng sản”, là “cơ sở để chứng minh cho nền dân chủ ở châu Á của Mỹ” theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Đalet: Điều quan trọng nhất không phải là khóc than cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn cản không để mất miền Nam Việt Nam, để cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản có ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Để thực hiện được âm mưu trên, Mỹ đã áp đặt ở miền Nam Việt Nam chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà đặc điểm của nó là ở chỗ “được thực hiện không phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo “dân tộc dân chủ giả hiệu”[12;tr.18]. Ngày 7-7-1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng chính quyền Sài Gòn, ngày 17-7-1955, theo sự chỉ đạo của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Ngày 23-10-1955, với những biện pháp mua chuộc và lừa bịp, Ngô Đình Diệm đã tổ chức “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và tự lên ngôi Tổng thống nguỵ quyền. Hoàn cảnh mới của thế giới và tình hình Việt Nam lúc bấy giờ không cho phép đế quốc Mỹ cai trị miền Nam theo lối của thực dân Pháp trước đây. Áp dụng chính sách thực dân kiểu mới, đế quốc Mỹ lừa bịp nhân dân thế giới và nhân dân ta bằng cách dựng lên một chính quyền bản xứ có đủ hình thức thức cần thiết, mà chúng coi là độc lập. Chỉ trong vòng gần một năm, Mỹ đã hoàn thành việc thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chính quyền mới ra đời là kết quả của sự đầu hàng của Pháp đối với Mỹ, khẳng định thất bại của đế quốc Pháp về quân sự và chính trị trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Tuy nhiên, tư cách pháp lý của chính quyền miền Nam không vì thế mà thay đổi: Ngô Đình Diệm kế nghiệp Bảo Đại, chính quyền miền Nam vẫn chỉ có nhiệm vụ cùng với Pháp phụ trách việc quản lý hành chính ở miền Nam để chờ đợi tổng tuyển cử, đồng thời cùng với Pháp thi hành triệt để các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Như vậy, đứng về mặt pháp lý cũng như thực tế lịch sử, không có một cơ sở nào để bè lũ Ngô Đình Diệm thiết lập một nhà nước riêng biệt ở miền Nam Việt Nam. Và cái “nhà nước” mà Mỹ – Diệm đã dựng lên ở miền Nam và đặt tên là “nước Việt Nam cộng hoà” là kết quả trực tiếp của việc chúng phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Nhà nước đó hoàn toàn bất hợp pháp. Để che đậy bản chất thuộc địa đã lỗi thời, lừa phỉnh nhân dân và dư luận thế giới, Mỹ đã khoác cho chính quyền Ngô Đình Diệm một hình thức độc lập quốc gia giả hiệu, có quốc hội, có hiến pháp, có quân đội...nhưng thực tế, chính quyền miền Nam lúc bấy giờ không phải là một chính quyền độc lập. Đế quốc Mỹ đặt cố vấn khắp nơi, nắm các ngành hoạt động quan trọng, liên tiếp đưa các phái đoàn nhân viên quân sự và vũ khí nhằm lập căn cứ quân sự ở miền Nam. Mỹ lấy danh nghĩa là giúp đỡ Diệm những thực chất Mỹ dùng viện trợ để “buộc” chặt chính quyền Ngô Đình Diệm vào Mỹ. Chúng ra sức tuyên truyền lừa bịp quần chúng nhân dân từng nơi, từng lúc với những thủ đoạn mị dân như “chống tứ đổ tường", "diệt dốt", "phục hồi văn hoá Á Đông", "cộng đồng hương thôn”... Những luận điệu tuyên truyền của chúng trái ngược với thực tế của một xã hội thối nát, vì vậy, Mỹ - Diệm không thể che giâú bộ mặt phản dân tộc của một chính quyền ngoại lai bán nước, không thể tìm được chỗ dựa trong các tầng lớp nhân dân. Ngay sau khi lên nắm chính quyền, Mỹ - Diệm liên tiếp tiến hành những hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ ngày càng nghiêm trọng và có hệ thống. Ngô Đình Diệm công khai nhận viện trợ của Mỹ về vũ khí, dụng cụ chiến tranh và nhân viên quân sự, để cho Mỹ lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Trái với những điều 16,17 của Hiệp định đình chiến, chúng đàn áp phong trào cách mạng, mở những cuộc hành quân càn quyét, các chính sách tố cộng, diệt cộng với phương châm “đạp lên oán thù, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian từ 1954-1960, Mỹ-Diệm đã giết hại hơn 90.000 người yêu nước, bắt bớ, tra tấn, giam cầm hơn 800.000 người khác trong hơn 1000 nhà tù. Điều hết sức nghiêm trọng là chúng phá hoại các điều khoản chính trị của Hiệp nghị Giơnevơ không thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước (7-1956). Âm mưu và bản chất xâm lược miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ đã được bộc lộ rõ. Chính trong thời gian này, Đa-lét và Ngô Đình Diệm đã hình thành một cương lĩnh hành động chung chống chủ nghĩa cộng sản. Theo cương lĩnh đó, những nghị quyết của Hội nghị Giơnevơ nhằm tiến hành tổng tuyển cử ở Việt Nam vào tháng 7/1956 hoàn toàn không phù hợp với đường lối của họ nhằm duy trì sự chia cắt đất nước hoặc biến miền Nam thành một nước được Mỹ bảo hộ hoàn toàn. Tờ báo Anh Thế giới Phương Đông hồi đó có viết: Mỹ đang cố hết sức biến miền Nam Việt Nam thành pháo đài chống cộng. Chế độ Diệm là do Mỹ dựng lên, tổ chức và trả lương để nhằm ngăn trở việc thi hành Hiệp định Giơnevơ. Các tác giả đăng tài liệu mật trên tờ Thời báo – Mặt trời Chi-ca-gô những người lãnh đạo ở Oa-sinh-tơn đã hết sức thán phục việc Ngô Đình Diệm biết cách đàn áp nhanh chóng và có hiệu quả đến như vậy. Chính vì vậy mà Aisenhao và Đa-lét đã tìm mọi cách duy trì chế độ Ngô Đình Diệm mặc dù theo nhận xét của Cục tình báo Trung ương Mỹ về tình hình miền Nam Việt Nam cho biết triển vọng thiết lập một “chế độ vững chắc” “hết sức nhỏ” và điều chắc chắn hơn là tình hình hiện nay sẽ tiếp tục xấu dần trong năm tới. Chủ trương can thiệp và xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ không được sự nhất trí ủng hộ ngay trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ. Vì lý do này hay lý do khác, nhiều người đã sớm nhận ra hậu quả của sự can thiệp này. Ngày 23-10-1954, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Uynxơn đã lên tiếng phản đối việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam và cho rằng Mỹ nên rút khỏi khu vực này. Đó là những tiếng nói thức thời, có lương tri, biết cân nhắc đâu là lợi ích thực sự của nước Mỹ. Việc Mỹ quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành một phòng tuyến chống cộng bằng cách trực tiếp nắm lấy bộ máy nguỵ quyền, nguỵ quân từ cơ sở, (do các cố vấn Mỹ quyết định mọi vấn đề), còn tạo ra mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Mỹ và chính quyền tay sai. Mặc dù, chính quyền Ngô Đình Diệm phải dựa vào Mỹ để tồn tại nhưng trong suốt một thời gian dài, tập đoàn Ngô Đình Diệm vẫn tìm mọi cách đấu tranh, hạn chế sự lấn át của Mỹ để vớt lại một phần quyền lực tương đối độc lập của mình. Như vậy, rõ ràng đế quốc Mỹ âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ từ khi nó được ký kết như lời Tổng thống Aixenhao tuyên bố ngày 22-7-1954: Hoa Kỳ không dự vào những quyết định của hội nghị và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy. Cũng như Tổng thống của mình, khi còn là thượng nghị sĩ, Kennơdy đã nhấn mạnh “Việt Nam là hòn đá tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể từ bỏ nó”[41; tr.43]. Chính vì lẽ đó, trong học thuyết Đôminô của mình, Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm của chính sách xâm lược. Nếu mất Việt Nam, Mỹ có thể mất nhiều nơi trên thế giới, trước hết là khu vực Đông Nam Á. Đánh bại Việt Nam, Mỹ sẽ đánh bại được phong trào giải phóng dân tộc, đánh bại được chủ nghĩa xã hội ở vùng này. Và Mỹ chắc rằng với một lực lượng nguỵ quyền, nguỵ quân cùng khối lượng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại mà Mỹ đem đến Việt Nam, chiến thắng sẽ nhanh chóng thuộc về Mỹ. Nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại bi thảm của Mỹ ở Việt Nam đó là Mỹ đã đánh giá thấp đất nước, xã hội và con người Việt Nam, không hiểu biết lịch sử Việt Nam như lời nhận định của chính Mc Namara “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt Cộng) đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó. Chúng ta đã đánh giá nhân dân và các nhà lãnh đạo Nam Việt Nam theo kinh nghiệm của chính chúng ta. Chúng ta đã nhìn thấy họ niềm khát khao và quyết tâm chiến đấu giành tự do và dân chủ. Chúng ta đã đánh giá hoàn toàn sai các lực lượng chính trị trong nước”[41;tr.316]. Sau chín năm kháng chiến, miền Nam chưa có ngày hoà bình. Một lần nữa, cách mạng miền Nam lại đứng trước những thử thách tưởng chừng khó vượt qua. Tình hình trên cho thấy đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến đây chưa hoàn thành. Cuộc đấu tranh vì nước Việt Nam độc lập, hoà bình, dân chủ chưa kết thúc. Lúc này, trách nhiệm lịch sử lại một lần nữa đặt lên vai Đảng Lao động Việt Nam. Cách mạng Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề phải giải quyết như: miền Bắc chờ miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội? Nếu chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa thì biện pháp, hình thức, bước đi nên như thế nào? Miền Nam trường kỳ kháng chiến, chịu chia cắt lâu dài hay tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn? Đưa cách mạng miền Nam tiến lên bằng con đường hoà bình hay bạo lực cách mạng? Con đường giải phóng miền Nam làm thế nào để giữ vững hòa bình ở miền Bắc, không để lan thành chiến tranh khu vực hoặc chiến tranh biên giới? Trước tình hình đó, đường lối cách mạng của Đảng đề ra trong thời kỳ này được triển khai qua các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng và được hoàn thiện tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng (9-1960). Đại hội đã xác định: “Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước”[21;tr.916]. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có mối quan hệ mật thiết và gắn bó khăng khít với nhau. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau