Đề tài Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kĩ thương Techcombank Việt Nam

Trên thế giới hiện nay, khái niệm quản trị tri thức là một khái niệm khá phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các doanh nghiệp.Việc áp dụng quản trị tri thức đã đưa lại cho họ khá nhiều thành công. Tuy vậy ở Việt Nam hiện nay thì khái niệm này còn khá là mới mẻ và được áp dụng ở một số ít các doanh nghiệp. Không chỉ vậy mà trong quá trình áp dụng các doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn. Vậy các doanh nghiệp cần làm thế nào để cho việc quản trị tri thức trở nên hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm chọn đề tài: “Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kĩ thương Techcombank Việt Nam”.

doc31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kĩ thương Techcombank Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kĩ thương Techcombank Việt Nam. Các thành viên nhóm 9: Ngô Thị Thu Thùy (NT) Nguyễn Anh Tuấn (TK) Lê Hùng Trường Lê Đức Tiến Trần Văn Trung Trần Hoàng Toại Nguyễn Hà Trang Trần Khánh Trang Lê Văn Triển MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới hiện nay, khái niệm quản trị tri thức là một khái niệm khá phổ biến và được áp dụng trên hầu hết các doanh nghiệp.Việc áp dụng quản trị tri thức đã đưa lại cho họ khá nhiều thành công. Tuy vậy ở Việt Nam hiện nay thì khái niệm này còn khá là mới mẻ và được áp dụng ở một số ít các doanh nghiệp. Không chỉ vậy mà trong quá trình áp dụng các doanh nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn. Vậy các doanh nghiệp cần làm thế nào để cho việc quản trị tri thức trở nên hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm chọn đề tài: “Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kĩ thương Techcombank Việt Nam”. Trong quá trình ngiên cứu, do thời gian và kiến thức có hạn nên bài thảo luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để những bài thảo luận sau được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận 1.1.Khái niệm quản trị tri thức Có nhiều cách hiểu về quản trị tri thức, dưới đây là một số định nghĩa đã được đưa ra: Quản trị tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức. Quản trị tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới. Quản trị tri thức là hoạt động mà hoạt động này quan tâm tới chiến lược và chiến thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con người (human center assets). Quản trị tri thức là quá trình hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện. Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản trị tri thức, McAdam và McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng chúng thể hiện một miền rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới quan điểm thiên về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ chức thông qua những quan hệ xã hội). Các định nghĩa về quản trị tri thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau: Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và thực tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực. Quản trị tri thức không phải là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin chỉ là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị tri thức. Quản trị tri thức lấy yêu tố con người làm trọng tâm. 1.2.Tại sao doanh nghiệp cần QTTT Xuất phát từ nhu cầu nhân sự Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng khả năng xử lý của nhân viên trong các tình huống phức tạp và lưu giữ những tri thức khi các nhóm làm việc tan rã hay tái lập cũng khiến việc xây dựng hệ thống QTTT trở nên cần thiết. Thứ nhất, nhu cầu về việc đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động ngày càng lớn hơn. Lí do là vì các công ty đang có xu hướng kết hợp với nhau để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, nhân viên trong các công ty khác nhau thường xuyên phải làm việc với nhau. Hơn nữa, để phát triển một sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau (thiết kế, kĩ thuật, marketing, v.v.). Nói cách khác, thành viên của một nhóm làm việc phải từ các bộ phận khác nhau, mà họ thường chỉ biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình mà thiếu những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực khác. Sự khác biệt về văn hóa cũng có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm. Vì vậy, việc tăng khả năng và hiệu quả làm việc nhóm, mà điển hình là việc chia sẻ và trao đổi, của các thành viên trong nhóm là vô cùng cần thiết. Quản trị tri thức có thể trở thành lời giải tối ưu cho bài toán này, bởi vì nó thúc đẩy thảo luận và chia sẻ tri thức trong nhóm và tổ chức. Lí do thứ hai là về việc các nhóm làm việc được thành lập và giải tán . Hiện nay, các nhóm làm việc thường được thành lập để giải quyết những vấn đề, những dự án trong thời gian ngắn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm này thường được giải tán, thành viên trở về với công việc thường ngày hoặc tham gia các nhóm làm việc khác, nơi mà khả năng chuyên môn của họ có giá trị hơn là tri thức thu được ở các lĩnh vực khác trong dự án. Điều quan trọng là, những tri thức đó lại không được lưu trữ lại, trở thành “tài sản cá nhân” của nhân viên. Khi nhân viên đó ra đi, tri thức của công ty cũng mất đi theo. Quản trị tri thức có thể giúp công ty giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, bởi vì trong đó có quá trình “nắm bắt” các tri thức ẩn – qua các quá trình trao đổi trực tiếp và việc lưu trữ tri thức ẩn dưới dạng hiện. Ngoài ra, trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi về kĩ năng và khả năng ra quyết định của nhân viên ngày càng cao hơn. Ngày nay, thời gian chính là yếu tố cạnh tranh quyết định giữa mọi công ty. Bạn có thể phải đối mặt với những thay đổi, những sáng tạo bất ngờ từ phía đối thủ, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường không ổn định. Công ty của bạn rất có thể sẽ không bắt kịp được những bước tiến của môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc phản ứng và ra quyết định trước một tình huống của nhân viên cần phải không những chính xác mà còn phải càng nhanh càng tốt. Điều này đòi hỏi trình độ tri thức của nhân viên phải cao hơn và thông tin phải được cung cấp nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu quản trị tri thức tốt, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này. Xuất phát từ nhu cầu kinh tế Lý thuyết kinh tế cũ cho rằng mọi tài sản đều dễ bị giảm giá trị khi thu hồi, nhưng điều này không đúng với tri thức. Những quy luật chi phối tri thức thì khác hẳn những quy luật chi phối thế giới vật chất. Nhưng với tri thức, khi một người đang dùng, những người khác cũng có thể sử dụng được. Và tri thức càng sử dụng nhiều thì càng tăng giá trị. Các nhà kinh tế học gọi đó là quy luật tăng lợi nhuận: càng sử dụng, càng cung cấp nhiều giá trị - từ đó tạo ra một chu trình tự tăng cường. Tri thức là biến số duy nhất lý giải nguyên nhân có một khoảng cách ngày càng lớn giữa giá trị thị trường và cơ sở tài sản của một công ty thành đạt. Không như các tài nguyên có giới hạn như đất, vốn, và nhân công, tài sản tri thức và trí tuệ là những nguồn tài khuyên không giới hạn có thể sinh ra nhiều lợi nhuận qua hệ thống sử dụng và ứng dụng chúng. Tri thức rộng giúp bạn có cái nhìn đa chiều về cùng một hiện tượng, một biến đổi bất thường trên thị trường. Từ đó vừa có khả năng chống đỡ, vừa có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Muốn có được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo không ngừng nghỉ để bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Cứ như thế tri thức ngày càng gia tăng. Quản trị tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúp công ty của bạn tạo ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục, tạo ra giá trị kinh tế và giá trị thị trường không thể chối cãi được. Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn công việc. Hiện nay chúng ta có thể thu thập và lưu trữ một khối lượng lớn thông tin dễ dàng, truyền tải chúng một cách nhanh chóng. Các công việc được hoàn thành dựa vào công nghệ, đặc biệt là máy tính, ngày càng nhiều. Sự quan trọng của công nghệ là không thể phủ nhận. Nhưng, công nghệ không tạo ra yếu tố cạnh tranh cho công ty của bạn. Bạn vừa sở hữu một công nghệ hoàn toàn mới, giúp công ty bạn vượt lên trên đối thủ của mình. Nhưng, thời gian sau đó, khi mà đối thủ tạo ra công cụ tương tự, hoặc cũng mua công nghệ đó, thì yếu tố cạnh tranh của bạn sẽ bị mất đi. Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một cuộc chạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, chúng ta không thể coi công nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài. Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại cho phép ta xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả, công ty có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài của mình. Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vòng đời của sản phẩm, từ lúc được nghiên cứu, sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại. Các sản phẩm cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thay đổi. Do vậy, thời gian cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn đối với công ty, các quyết định ngày càng phải được đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Vậy yếu tố nào khiến cho công ty làm được điều này? Công nghệ có thể giúp chúng ta thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả, nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con người và kiến thức, kinh nghiệm của họ. Tri thức chứ không phải công nghệ trực tiếp giúp nhân viên sở hữu nó ra quyết định. Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất, v.v. Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức Cũng giống như công nghệ, cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh.Chính những thay đổi về cơ cấu tổ chức này đã đặt chúng ta vào tình thế không thể không có một hệ thống quản trị tri thức hữu hiệu. Ngày nay, các công ty làm việc theo định hướng dự án. Mỗi thành viên được nhặt ra từ các bộ phận chức năng khác nhau để tạo ra một đội duy nhất. Các đội sau khi hoàn thành xong dự án thường chuyển lên một dự án khác cao hơn hoặc phân tán sang các dự án khác. Các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu được trong suốt quá trình phát triển sản phẩm , dịch vụ lại không được chuyển đến các đội dự án phụ trách việc phát triển các phiên bản sau trong quá trình tiến hoá dịch vụ sản phẩm đó . Ngoài ra với cơ cấu tổ chức làm việc theo đội và dự án, các kỹ năng được phát triển trong quá trình hợp tác thưòng sẽ bị mất đi khi đội đó tan rã và các tri thức qui trình mà đội thu được sẽ không có điều kiện để sử dụng lại trong tương lai. Một hệ thống quản tri tri thức trong trường hợp này sẽ giúp công ty bạn nắm bắt được các tri thức dự án, cho phép bạn sử dụng lại nó trong tương lai. Toàn cầu hoá tạo ra một sân chơi phẳng, cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bên cạnh toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn khi các nước đang dần dần dỡ bỏ các quy định, để thị trường tự điều chỉnh theo những quy luật vốn có của nó. Trong môi trường cạnh tranh như vậy, bạn không thể nói “Tôi có sản phẩm tốt? Vậy thì tại sao tôi lại cần quan tâm đến marketing cơ chứ?”. Để phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo của nhiều lĩnh vực khác nhau từ marketing, nghiên cứu, thiết kế, sản xuất đến tài chính....Khi có quá nhiều người từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tham gia vào một dự án rất dễ gây ra sự hiểu lầm cũng như bất đồng ý kiến về lợi ích . Quản trị tri thức trả lời câu hỏi về tài sản tri thức, về quyền sở hữu, về niềm tin trước và sau khi công việc kết thúc. 1.3.Vai trò của QTTT trong doanh nghiệp Cạnh tranh: Bằng việc chú ý hơn tới giá trị gia tăng mà tri thức của tổ chức cớ thể mang lại. Các chuyên gia KM, TT là nguồn lực duy nhất mà đối thủ không thể dễ dàng bắt chước. KM chú trọng sáng tạo và ứng đụng duy trì ưu thế. Sáng tạo: Thúc đẩy quá trình sáng tạo và tạo ra những sản phẩm mới và dịch vụ mới Tốc độ: Bằng việc xác định cách làm việc thông minh hơn để để tiết kiệm thời gian và rút ngắn chu trình và thời gian thực hiện chu trình. Tăng chất lượng: áp dụng những bài học tốt để cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp. Giảm chi phí: bằng việc giảm bớt các lỗi cũng như các tiến trình không cần thiết. Tăng doanh thu và lợi nhuận 1.4.Những khó khăn trong việc QTTT trong doanh nghiệp Điều khó khăn nhất để triển khai KM có lẽ chính là vấn đề nhận thức. Chỉ khi nhìn nhận tri thức là tài sản thì lãnh đạo tổ chức đó mới có ý thức bảo vệ giữ gìn,bảo vệ, đầu tư và tái tạo chúng thành những khối tài sản lớn hơn. Nhận thức còn nằm ở văn hóa công ty, ở mỗi nhân sự của tổ chức. Bởi việc xâ dựng bộ máy KM, bản thân nó không phải là một dự án mà là một quá trình tích lũy không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Do vậy nếu không bắt đầu xây dựng KM ngay từ bây giờ, có thể một ngày nào đó chính tổ chức, doanh nghiệp này sẽ trở thành một bộ máy trống rỗng, nghèo nàn và thất bại trên thương trường. Khó khăn trong việc hình thành một hệ thống quản trị tri thức: Ngày nay, các công ty làm việc theo định hướng dự án. Mỗi thành viên được nhặt ra từ các bộ phận chức năng khác nhau để tạo ra một đội duy nhất. Các đội sau khi hoàn thành xong dự án thường chuyển lên một dự án khác cao hơn hoặc phân tán sang các dự án khác. Các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu được trong suốt quá trình phát triển sản phẩm , dịch vụ lại không được chuyển đến các đội dự án phụ trách việc phát triển các phiên bản sau trong quá trình tiến hoá dịch vụ sản phẩm đó . Ngoài ra với cơ cấu tổ chức làm việc theo đội và dự án, các kỹ năng được phát triển trong quá trình hợp tác thưòng sẽ bị mất đi khi đội đó tan rã và các tri thức qui trình mà đội thu được sẽ không có điều kiện để sử dụng lại trong tương lai. Một hệ thống quản tri tri thức trong trường hợp này sẽ giúp công ty bạn nắm bắt được các tri thức dự án, cho phép bạn sử dụng lại nó trong tương lai. Khó khăn về vấn đề quản lý lao động tri thức: Các cá nhân có quan điểm mất đi lợi thế khi chia sẻ tri thức và họ chỉ chia sẻ tri thức khi đem lại lợi ích cho họ. “Chảy máu chất xám” là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp hiện nay. Việc giữ chân những người có tài năng, kinh nghiệm cho doanh nghiệp hết sức khó khăn bởi sức ép và những lợi ích mà đối thủ đưa ra để lôi kéo nhân viên của bạn. Quản trị tri thức trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có những CKO có phẩm chất và năng lực. Doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để tìm được CKO giỏi, nhiều kinh nghiệm. Sức ép thời gian, công việc không phù hợp với năng lực và chưa có mức động viên thích đáng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lao động tri thức tại các doanh nghiệp. 1.5.Giải pháp QTTT có hiệu quả trong doanh nghiệp Khi chúng ta nắm bắt tri thức để sáng tạo, diển giải và ứng dụng trên phạm vi rộng hoặc kết hợp, tổng hợp chúng với những tri thức khác nhau ở dạng “thô” khác thì con người là công cụ tốt nhất (biến thông tin thành tri thức, quyết định phải cần đến con người). Để nắm bắt và phổ biến tri thức trên diện rộng thì công nghệ tỏ ra hữu hiệu hơn cả (công nghệ hỗ trợ thu thập, lưu trữ, chia sẻ hiệu quả hơn). Trong một số lĩnh vực thì con người tỏ ra rất giỏi nhưng trong một số lĩnh vực thì máy tính lại tỏ ra vượt trội hơn. Chính vì vậy để quản trị tri thức hiệu quả đòi hỏi những giải pháp kết hợp giữa con người và công nghệ. Thiết lập và thường xuyên cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu, tri thức phục vụ cả cho sản xuất - kinh doanh lẫn cho quản lý. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin có hiệu quả, từ thu thập, xử lý, phân loại, chọn lọc, lưu trữ… các thông tin. Gắn kết chặt chẽ tri thức với quá trình kinh doanh, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin chủ yếu trong quá trình sản xuất, tổ chức trao đổi kinh nghiệm thường xuyên giữa cán bộ quản lý với các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Xây dựng các “đầu mối thông tin” và qui trình chia sẻ thông tin/tri thức, tăng cường các kỹ năng chia sẻ thông tin/tri thức cho cán bộ, nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp. Chia sẻ thông tin/tri thức với khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận thông tin về doanh nghiệp một cách nhanh chóng (qua Internet và các hình thức khác), đồng thời hợp tác, hỗ trợ khách hàng trong việc ứng dụng quản lý tri thức trong tổ chức của họ, nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và mở rộng hệ thống quản lý tri thức, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn xã hội. Việc quản trị và khai thác tri thức một cách có hiệu quả trực tiếp góp phần nâng cao năng suất của doanh nghiệp (cả năng suất tổng hợp, năng suất của từng yếu tố sản xuất cũng như yếu tố năng suất tổng hợp) và nâng cao lợi thế so sánh của doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể là: Thúc đẩy quá trình chia sẻ tri thức và thông tin trong doanh nghiệp, thu hút người lao động tham gia nhiều và có hiệu quả hơn vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ đó cho phép doanh nghiệp khai thác có hiệu quả hơn nguồn nhân lực của mình, thường xuyên cải tiến công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực nói chung và tạo nguồn cán bộ kế cận cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp. Việc ứng dụng những tri thức mới cho phép doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận này không chỉ xuất phát từ việc doanh nghiệp sớm đưa ra những sản phẩm, dịch vụ, mà còn từ chỗ doanh nghiệp thường xuyên nâng cao hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp cần có những động viên phù hợp và kịp thời để khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động. Chương 2 : Giải pháp để quản trị tri thức có hiệu quả tại ngân hàng kỹ thương Techcombank Hà Nội 2.1: Tổng quan về ngân hàng kĩ thương Techcombank Hà Nội 2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 Các cột mốc lịch sử 1994-1995 Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. 1996 Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. 1998 Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. 1999 Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. 2000 Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. 2001 Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2002 Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi. Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng. Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng. Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng. 2003 Chính thức phát hành thẻ thanh toán mailto:F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. 2004 Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới