Đề tài Giới thiệu phân miền địa lý động vật biển thế giới

Trên bề mặt trái đất có 71% diện tích được bao phủ bởi các Đại Dương, đây cũng là môi trường phát sinh của sự sống đầu tiên trên trái đất và chứa đựng một lượng lớn các loài động vật nói riêng và sinh vật nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu địa lý động vật học trên thế giới, cần phải nghiên cứu phân vùng địa lý động vật trên đại dương. Tuy nhiên, việc phân chia các ranh giới này gặp một số khó khăn nhất định: Đường ranh giới giữa các vùng không được rõ ràng như trên lục địa vì môi trường ở biển gần như đồng nhất Tuyệt đại đa số động vật ở đại dương, có vùng phân bố rất rộng. Mỗi nhóm động vật có cách phân bố rất khác nhau. Do đó không thể biết có thể lấy nhóm động vật nào làm cơ sở cho việc phân vùng. Mặc dù gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng nhất thiết cần có sự phân vùng địa lý động vật trong đại dương.

doc14 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giới thiệu phân miền địa lý động vật biển thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU PHÂN MIỀN ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT BIỂN THẾ GIỚI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN THỰC HIỆN GS.TSKH. THÁI TRẦN BÁI LÊ ANH TUẤN Huế, tháng 10 năm 2011 Phần I: Mở đầu Trên bề mặt trái đất có 71% diện tích được bao phủ bởi các Đại Dương, đây cũng là môi trường phát sinh của sự sống đầu tiên trên trái đất và chứa đựng một lượng lớn các loài động vật nói riêng và sinh vật nói chung. Vì vậy, khi nghiên cứu địa lý động vật học trên thế giới, cần phải nghiên cứu phân vùng địa lý động vật trên đại dương. Tuy nhiên, việc phân chia các ranh giới này gặp một số khó khăn nhất định: Đường ranh giới giữa các vùng không được rõ ràng như trên lục địa vì môi trường ở biển gần như đồng nhất Tuyệt đại đa số động vật ở đại dương, có vùng phân bố rất rộng. Mỗi nhóm động vật có cách phân bố rất khác nhau. Do đó không thể biết có thể lấy nhóm động vật nào làm cơ sở cho việc phân vùng. Mặc dù gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng nhất thiết cần có sự phân vùng địa lý động vật trong đại dương. Phần II: Nội dung I. Một số nguyên tắc cơ bản phân vùng địa lý động vật đại dương Giữa ba vùng sinh thái của biển: Vùng ven bờ thềm lục địa (littoral), vùng biển khơi đại dương (oceanic) và vùng biển sâu (deep sea) có các đặc trưng phân bố của các loài động vật khác nhau. Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu trong một chuyên đề riêng. Đối với động vật biển thì lịch sử địa chất có ý nghĩa quan trọng được dùng để giải thích quy luật phân bố lưỡng bắc, lưỡng bờ và lưỡng cực. Những yếu tố sinh thái là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật biển. Vì vậy trong nghiên cứu phân vùng địa lý động vật đại dương cần chú ý đến nguyên nhân sinh thái của biển. II. Các vùng địa lý động vật đại dương Dựa vào điều kiện sinh thái và động vật giới ở các miền Đại Dương có thể chia Đại Dương thành 6 miền địa lý động vật: Miền nước lạnh phía bắc hay miền Bắc cực (Arctic) Miền nước ôn hòa Bắc Thái Bình Dương hay miền Bắc Thái Bình Dương (Boreo - Pacific). Miền nước ôn hòa Bắc Đại Tây Dương hay miền Bắc Đại Tây Dương (Boreo - Atlantic). Miền nước ấm Ấn Độ - Thái Bình Dương hay miền Ấn Độ - Thái Bình Dương nhiệt đới (Tropical – Indo - Pacific). Miền nước ấm Đại Tây Dương hay miền Đại Tây Dương nhiệt đới (Tropical – Atlantic). Miền nước lạnh phía nam hay miền Nam cực (Antartic) III. Giới thiệu các miền địa lý động vật đại dương 1. Miền Bắc cực (Arctic) 1.1. Giới hạn của miền Bắc cực: Miền Bắc cực chủ yếu là Bắc Băng Dương, gồm khu Bắc và Đông của biển Bering, Bạch Hải, Vịnh Baffin và Hudson, theo bờ phía Đông của Groenland và Bắc Mỹ xuống đến Terre Neuve, theo dòng hải lưu Gulf Stream đến tận Spitsbergen và đảo Novaya Zemlya, theo dòng hải lưu Labrador, giới hạn vùng còn bao trùm cả Đông Bắc Bắc Mỹ. 1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên: - Nhiệt độ nước luôn thấp, thường dưới 00C, hầu như quanh năm có băng bao phủ, lác đác từng nơi mới có những hồ nước trống không bao giờ đóng băng. - Do có nhiều sông lớn chảy vào vùng Bắc cực, nên nồng độ muối ở đây tương đối thấp. 1.3. Đặc điểm đặc trưng về động vật Ở rìa các khối băng có thể gặp các loài chim Hải âu trắng (Pagophila eburnea), Hải âu hồng (Phodostetia rosea), chim cánh cụt. Thú biển có Hải cẩu (Phicidae), Voi biển (Odobaenus), Cá voi trắng (Delphinapterus), Cá voi (Balaena), Gấu trắng (Ursus maritimus). Cá có một số loài Bắc cực điển hình như Myoxocephalus, Gymnelis, Lycodes, Aspidophoroides, Liopsetta, Boreogadus, Arctogadus và một số loài ôn đới như Eleginus, Mallotus. Ở vùng duyên hải có các nhóm điển hình như: Các loài cá thu (Gadiformes), cá Gadus navaga. Ở vùng viễn hải, điển hình nhất là cá voi địa cực (Balaena mysticetus, Monodon monoceros và Delphinapterus leucas), những loài cá mập địa cực (Somniosus và Malcotus viollosus), thân mềm có một số loài Gastropoda, giáp xác và thủy mẫu thuộc Coelenterata. Ở lớp nước sâu có nhiệt độ ấm hơn nên có tới 40% động vật địa phương như Thân mềm biện mang Eulamellibranchia, cá Rodichthys regina thuộc họ Liparidae. Hình 2: Một số động vật ở Bắc cực 2. Miền nước ôn hòa Bắc Thái Bình Dương (Boreo-Pacific) và miền nước ôn hòa Bắc Đại Tây Dương (Boreo - Atlantic) 2.1. Giới hạn địa lý của từng miền 2.1.1. Miền Bắc Thái Bình Dương Từ biển Bering đến phía nam khoảng 400 vĩ độ Bắc, phía Bắc chạy qua các đảo Aleoutes và Kouriles, phía nam chạy qua Tokyo của Nhật Bản và Sandiego của Bắc California. 2.1.2. Miền Bắc Đại Tây Dương Gồm phần lớn biển Barents, Biển Na Uy, Ban tích, Bắc Hải, phần phía đông Groenland và Đông Bắc Đại Tây Dương và vịnh Gascogne. 2.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên - Đặc điểm chung + Nhiệt độ dao động lớn theo mùa và ấm hơn Bắc cực. Vì thế mặt băng chỉ xuất hiện rải rác ở từng nơi trong khoảng thời gian ngắn hơn so với vùng Bắc cực. Nhiệt độ lớp nước mặt và lớp nước sâu chênh lệch khá lớn, nhất là vào mùa hè. + Giải triều lên xuống trong những phần của hai vùng này không bị băng “cào quét” - Đặc điểm riêng: Do các chướng ngại lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ chia vùng nước ôn hòa bắc bán cầu ra thành hai vùng và có sự khác nhau về thành phần loài động vật. + Miền nước ôn hòa Bắc Thái Bình Dương: Phần phía Bắc và phía Tây lạnh hơn nên thường đóng băng vào mùa đông. Có dòng hải lưu ấm Curo – sivo chia thành hai nhánh: Aleoutes và California. + Miền nước ôn hòa Bắc Đại Tây Dương: Nhiệt độ phân bố đều hơn. Có dòng hải lưu Gulf Stream. 2.3. Đặc điểm đặc trưng của động vật ở từng miền 2.3.1. Động vật miền nước ôn hòa Bắc Thái Bình Dương Sự sống ở đây phong phú và giàu động vật địa phương. - Thú: Sư tử biển đầu tròn (Arctocephalus ursinus), Sư tử biển bờm (Otaria byronia), rái cá biển (Enhydra lutris), Cá voi Nhật Bản (Balaena japonica), Cá voi xám (Rhachianectes glaucus), Cá heo (Delphinus), Cá heo trắng (Phocoena). - Chim: Nhiều loài chim cánh cụt (Adelidae) - Cá: Gồm nhiều loài cá đặc hữu thuộc Zoarcidae, Laparidae, Cotlidae, Agonidae (Dạng Bắc cực), Limanda, Pleuronectes, Lepidoselta, Platichthys (Dạng ôn đới điển hình), Clupanodon, Sphyraena, Trichiurus, Clupea, Theragra, Sardinops (Dạng cận nhiệt đới), nhiều loài cá hồi thuộc giống Oncorhynehus và cá Hồi viễn đông trong họ Salmonidae, cá trích viễn đông Sardiella. - Giáp xác: Cua Nhật Bản. Hình3: Một số động vật dặc trưng khu vực nước ôn hòa Bắc Thái Bình Dương 2.3.2. Miền nước ôn hòa Bắc Đại Tây Dương Động vật giới của vùng có các dạng địa phương vùng duyên hải như Xoang tràng, San hô, một số giáp xác như tôm hùm (Homarus), tôm rồng (Panulirus), thân mềm. Về cá có 25% loài địa phương, điển hình có cá viên khẩu (cá miệng tròn - Cyclostomata), cá mập lớn (Cetorhinus), Cá trích (Clupea harengus), cá thu (Gadus callarius) phân bố Lưỡng Bắc, cá tuyết (Gadus aegliphinus), các loài cá bơn khác nhau (Pleuronectes, Solea, Hippoglossus). Về phía nam của có cá đối (Mugillidae), cá phèn (Mullidae). Về chim địa phương có một số loài mòng biển (Larus), Bộ Hải âu (Alcidae), trong đó có hai loài là Alca torda và Alca impennis đã bị tuyệt diệt vào cuối thế kỷ XIX; Chim cánh cụt (Aldelidae) cũng khá phổ biến như Uria, Alle, nhiều chim Fratercuala. Về thú: Hải cẩu không tai (Histriophoca), Hải cẩu mõm dài (Halichoerus), Cá heo mõm trắng (Lagenorhynchus), Hải cẩu Groenland (Phoca groenandica). Hình 4: Một số động vật dặc trưng khu vực nước ôn hòa Bắc Đại Tây Dương 3. Miền nước ấm Ấn độ - Thái Bình Dương và miền nước ấm Đại Tây Dương 3.1. Giới hạn địa lý từng miền 3.1.1. Miền nước ấm Ấn độ - Thái Bình Dương: có giới hạn nằm ở khoảng giữa từ 400 vĩ độ Bắc đến 400 vĩ độ Nam. Như vậy, vùng này chiếm hầu hết Thái Bình Dương và Ấn độ dương. 3.1.2. Miền nước ấm Đại Tây Dương: Phía Bắc giáp với vùng Bắc Đại Tây Dương, phía Nam bắt đầu từ bờ biển Châu Mỹ dưới 400 vĩ độ Nam chạy xuống đến 450 vĩ độ Nam, rồi vòng lên bờ biển Châu Phi ở 20 – 150 vĩ độ Nam. 3.2. Đặc điểm chung của miền nước ấm Hai vùng địa lý động vật nước ấm đại dương nằm ở dải nhiệt đới có những điều kiện tương tự nhau: - Nhiệt độ của lớp nước trên mặt thường xuyên cao và ổn định, dao động trong năm không quá 20C. Nhiệt độ lớp nước trên mặt và tầng dưới rất khác nhau. - Ở ven biển thường có có rừng sú vẹt, còn trong đại dương có nhiều đảo san hô hình thành các hệ sinh thái đặc biệt tạo điều kiện sống cho nhiều loài động vật. - Về động vật rất đa dạng về hình thể, giàu về số lượng loài, giống, họ và số lượng cá thể tuy có ít hơn vùng nước lạnh và ôn hòa. 3.2. Đặc điểm chung của miền nước ấm Động vật không xương sống rất phong phú, nhất là ở vùng duyên hải, có đủ các nhóm từ thấp lên cao: Trùng lỗ (Foraminifera), Chân cánh (Pteropoda), Sứa ống (Siphonophora), Giun (Annelida). Về cá rất đa dạng về hình dạng kỳ dị, màu sắc sặc sỡ. Nhiều cá nhám, cá đuối, cá chuồn (Dactylopterus), cá mặt trăng (Mola), cá nhím (Diodon), cá hòm (Ostracion) Về bò sát có nhiều rùa biển và rắn biển. Chim có số loài không nhiều, điển hình là Phaethontidae và Fregatidae. Thú biển cũng nghèo, chỉ có cá nhà táng (Physeter), bò nước (Sirenia), cá cúi (Halicora dugong). 3.3. Đặc điểm khu hệ động vật đặc trưng cho từng miền 3.3.1. Miền nước ấm Ấn Độ - Thái Bình Dương - Giàu san hô - Khoảng 600 loài thân mềm - Có nhiều rắn biển - Cá phong phú nhất, bao gồm nhiều loài nguyên thủy. Nơi đây được coi là trung tâm phát sinh của nhiều nhóm cá biển hiện nay. Nhiều loài cá sống ở các rạn san hô như Chaetodontidae, Pomacentridae, Labridae, Ở các bãi sú vẹt có họ cá chuyên hóa Periophthalmidae. Số lượng loài cá ở vùng này khá nhiều (1250 loài), có nhiều loài địa phương như cá Kiếm Thái Bình Dương (Histiophorus gladius). - Giáp xác có loài cua dừa (Birgus latro) là loài địa phương. - Thú biển chỉ có một vài loài như cá cúi, cá nhà táng nhỏ (Kogia breviceps, Baleanoptera indica) 3.3.2. Miền nước ấm Đại Tây Dương Động vật vùng này nghèo hơn động vật vùng Ấn độ - Thái Bình Dương. Vùng duyên hải có các loài địa phương sau: Giàu san hô Gorgonaria, 300 loài cua, bò nước. Vùng viễn hải có các loài cá voi Balaenoptera là loài địa phương. Đặc biệt ở biển Sargasses có cá ngựa, hải tiêu (Ascidia), nhiều giun, thân mềm, ngoài ra, ở Đại Tây Dương còn thấy Hải cẩu mõm trắng (Monachus). 4. Miền Nam cực (Antarctic) 4.1. Ranh giới tự nhiên Vùng nước lạnh Nam bán cầu hay vùng Nam cực bao gồm hai đới nước lạnh và đới ôn hòa, từ vĩ tuyến 60 – 500 Nam. Chia làm hai phân vùng: Phân vùng nam cực và phân vùng gần Nam cực tương ứng với hai đới. 4.2 Động vật giới miền nam cực + Về Thú: Cá voi phương nam, cá voi lùn, một số loài hải cẩu (Ogmorhinus, Ommatophoca, Weddell), sư tử biển bờm phương nam, sư tử biển (Macrorhinus leoninus). + Về chim: có nhóm chim pinguin đặc trưng. + Về cá: có nhóm cá Nototheniidae đặc trưng cho Nam cực, giống với họ cá rồng của Bắc cực (Trachinidae), cá đặc hữu có Bovichthyidae, Muraenolepidae, Galaxiidae, Gempylidae . 4.2.1. Phân miền Nam cực Có điều kiện tự nhiên gần giống với Bắc cực. Động vật giới nghèo về thành phần loài, nhưng có nhiều loài địa phương. Ví dụ: Trong số 290 loài Amphipoda có tới 74% loài địa phương. Ở phân vùng này không có Hải tượng như vùng Bắc cực. 4.2.2. Phân miền gần Nam cực Phân vùng này được chia làm 3 khu vực: Nam Châu Úc, Nam Châu Mỹ và Nam Châu Phi. Ba khu vực này có thành phần động vật không giống nhau. Phân vùng này nhìn chung có thành phần động vật phong phú hơn phân vùng Nam cực, đặc biệt là tảo giàu hơn cả vùng Bắc cực. Ở đây có nhiều cá voi không răng (Mystacia). Ở vùng duyên hải có sự trộn lẫn giữa Nam và Bắc. Nhiều dạng động vật ở nước của Nam cực có kiểu phân bố lưỡng cực như cá voi, cá nục (Sebastes), cá nhám gai (Acavithias vulgaris). PHẦN III: KẾT LUẬN Có 6 miền địa lý động vật đại dương, mỗi vùng đều có hệ động vật mang tính chất địa phương. Giữa các vùng gần nhau hoặc có điều kiện tương tự nhau thường có những loài chung hoặc có họ hàng gần nhau. Ở các vùng cực, khí hậu khắc nghiệt, thành phần loài thường nghèo nhưng số lượng cá thể của mỗi loài rất phong phú. Giữa hai vùng có một số loài phân bố theo kiểu lưỡng cực. Vùng nhiệt đới là vùng có thành phần loài phong phú nhất, nhiều loài đặc hữu. TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------- 01. ĐỊA LÝ SINH VẬT – ĐẶNG NGỌC LÂN DỊCH – NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NỘI, 1976. 02. ĐỊA LÝ SINH VẬT – LÊ VŨ KHÔI, NGUYỄN NGHĨA THÌN – NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2001. MỤC LỤC ---------------------------------------- Phần I. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 2 Phần II. NỘI DUNG..........................................................3 I. Một số nguyên tắc cơ bản phân vùng địa lý động vật đại dương..............................................................................................................3 II. Các vùng địa lý động vật đại dương........................................................ 3 III. Giới thiệu các miền địa lý động vật đại dương...................................... 4 1. Miền Bắc cực (Arctic)................................................................................ 4 2. Miền nước ôn hòa Bắc Thái Bình Dương (Boreo-Pacific) và miền nước ôn hòa Bắc Đại Tây Dương (Boreo - Atlantic...............................................6 3. Miền nước ấm Ấn độ - Thái Bình Dương và miền nước ấm Đại Tây Dương.............................................................................................................9 4. Miền Nam cực (Antarctic).......................................................................11 Phần III. KẾT LUẬN................................................................................ 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................13
Tài liệu liên quan