Đề tài Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng

Đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Thị trường điều tiết thay thế cho kế hoạch hoá tập trung đã giúp cho sự vận động của nền kinh tế không còn cứng nhắc, thụ động theo kiểu quan liêu bao cấp. Trong môi trường của một nền kinh tế mở, (như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khi tiếp xúc với các giới doanh nghiệp nước ngoài) các doanh nghiệp đã được toàn quyền chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh theo sự điều tiết của thị trường. Chính thị trường đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cung cách sản xuất cũng như kinh doanh. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư và huy động nguồn lực nói chung và nguồn vốn nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thay đổi cách tư duy, cách làm và đặc biệt là cần nâng cao tính năng động, nhậy bén để tận dụng triệt những cơ hội, nhưng cũng phải biết đối mặt và vượt qua những thách thức do chính nền kinh tế thị trường đặt ra. Thực tiễn cho thấy từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, những doanh nghiệp tồn tại và phát triển được đều là những doanh nghiệp biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả, biết đầu tư đúng lúc, đúng chỗ khi cơ hội đến. Đó cũng chính là bí quyết quan trọng trong mọi bí quyết đưa đến sự thành công của một doanh nghiệp.

docx112 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMĐT : tổng mức đầu tư TCT : tổng Công ty CTCP : Công ty cổ phần BCNCTKT : báo cáo nghiên cứu tiền khả thi SXKD : sản xuất kinh doanh XMVN : xi măng Việt Nam VTVT : vật tư vận tải ĐT : đầu tư ĐHĐCĐ : đại hội đồng cổ đông HĐQT : hội đồng quản trị HĐKD : hoạt động kinh doanh ĐTXD : đầu tư xây dựng XDCB : xây dựng cơ bản TNBQ : thu nhập bình quân XDCB : xây dựng cơ bản BTCT : bê tông cốt thép TCVN : tiêu chuẩn Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của năm 2006-2007………16 Bảng 1.2: Các dự án đã thực hiện trước khi cổ phần hóa……………..20 Bảng 2.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008…………………..75 Bảng 2.2 : Kế hoạch đầu tư năm 2008 của Công ty……………………76 LỜI MỞ ĐẦU Đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Thị trường điều tiết thay thế cho kế hoạch hoá tập trung đã giúp cho sự vận động của nền kinh tế không còn cứng nhắc, thụ động theo kiểu quan liêu bao cấp. Trong môi trường của một nền kinh tế mở, (như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khi tiếp xúc với các giới doanh nghiệp nước ngoài) các doanh nghiệp đã được toàn quyền chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh theo sự điều tiết của thị trường. Chính thị trường đã buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cung cách sản xuất cũng như kinh doanh. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu tư và huy động nguồn lực nói chung và nguồn vốn nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thay đổi cách tư duy, cách làm và đặc biệt là cần nâng cao tính năng động, nhậy bén để tận dụng triệt những cơ hội, nhưng cũng phải biết đối mặt và vượt qua những thách thức do chính nền kinh tế thị trường đặt ra. Thực tiễn cho thấy từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, những doanh nghiệp tồn tại và phát triển được đều là những doanh nghiệp biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả, biết đầu tư đúng lúc, đúng chỗ khi cơ hội đến. Đó cũng chính là bí quyết quan trọng trong mọi bí quyết đưa đến sự thành công của một doanh nghiệp. Nói về đầu tư, là nói về một quá trình huy động nguồn lực nhằm tạo thêm lợi nhuận nhiều hơn nữa. Một dự án đầu tư có thể có nhiều mục tiêu cần phải đạt tới, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn phải là sinh lợi. Với quan niệm như vậy, để sinh lợi, doanh nghiệp có thể bỏ đồng vốn của mình vào hình thức đầu tư gián tiếp (còn gọi là đầu tư tài chính) hoặc đầu tư trực tiếp tuỳ theo khả năng, điều kiện và cơ hội mà doanh nghiệp đó có được. Để bảo đảm sinh lợi một cách tối đa khi đã quyết định bỏ vốn đầu tư trực tiếp, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện quá trình đầu tư theo một trình tự có hệ thống, có phương pháp khoa học. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập dự án đầu tư đối với sự thành công của một quá trình đầu tư và cũng do thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp có hạn, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng”. Trong đề tài này cũng chỉ giới hạn trong phạm vi các dự án đầu tư trực tiếp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 2 chương : Chương I: Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng. Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 1.1. Khái quát về Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng là Xí nghiệp cung ứng Vật tư vận tải thiết bị xi măng. Khi đó Xí nghiệp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng- Bộ Xây dựng. Đến ngày 05 tháng 01 năm 1991, Xí nghiệp cung ứng Vật tư vận tải thiết bị xi măng được sát nhập với Công ty vận tải xây dựng thành Công ty kinh doanh Vật tư Vận tải xi măng. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1993, Bộ Xây dựng có Quyết định thành lập Công ty Vật tư Vận tải Xi măng trên cơ sở Công ty kinh doanh Vật tư Vận tải xi măng. Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng được chuyển đổi từ Công ty Vật tư Vận tải Xi măng theo Quyết định số 280/QĐ-BXD, ngày 22/2/ 2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Là doanh nghiệp cổ phần do Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam nắm cổ phần chi phối, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng và Luật doanh nghiệp Nhà nước. Tên Công ty: Công ty Cổ phần vật tư vận tải xi măng Tên giao dịch quốc tế: Materials Transport Cement Joint Stock Company Tên viết tắt : COMATCE Trụ sở chính 21B Cát linh – Đống Đa – Hà Nội Vốn điều lệ 65.000.000.000 đồng Trong đó: Nhà nước (Tổng Công ty xi măng Việt Nam ) nắm giữ 55,37% cổ phần. Các cổ đông là người lao động trong Công ty và các cổ đông khác nắm giữ 44,63%. Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 24/04/2006 theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011963 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. 1.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là : - Kinh doanh các loại vật tư dùng cho ngành xi măng ; - Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu (xăng, dầu, khí đốt) ; - Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải ; - Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng sửa chữa ô tô ; - Kinh doanh khai thác, chế biến các loại phụ gia và xỉ thải phục vụ cho sản xuất xi măng và các nhu cầu khác của xã hội. Các hoạt động kinh doanh chính của Công ty như sau: - Kinh doanh than: Công ty tiến hành thu mua than của Tổng Công ty than Việt Nam tại các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh. Than được vận chuyển bằng đường biển và giao nhận trực tiếp cho các nhà máy xi măng tại cảng như Xi măng Hải Phòng, Xi măng Hoàng Thạch; đối với các nhà máy xi măng khác, Công ty tiến hành kết hợp vận chuyển bằng cả đường thủy; đường bộ bằng ô tô và đường sắt. Hiện nay khách hàng của Công ty là các nhà máy xi măng lớn trong cả nước, bao gồm: Xi măng Hải Phòng, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bút Sơn, Xi măng Hoàng Mai, Xi măng Tam Điệp và Xi măng Hà Tiên 2. Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp 100% nhu cầu than cho tất cả các nhà máy xi măng nêu trên. Chủng loại than cung cấp của Công ty là loại 3B, 3C. - Kinh doanh các loại phụ gia xi măng: Ngoài than, Công ty còn tiến hành kinh doanh các loại vật liệu phụ gia xi măng khác phục vụ cho việc sản xuất xi măng của các nhà máy như đá bô xít, đá bazan, đá đen, đá xilíc, quặng sắt. Tương tự như kinh doanh than, các loại phụ gia này được Công ty tiến hành thu mua, tổ chức vận chuyển và bán lại cho các nhà máy sản xuất xi măng. - Kinh doanh vận tải: Công ty hiện có một đội 03 sà lan với trọng tải 800 tấn/1 sà lan chuyên vận tải đường thủy. Đối với các hợp đồng vật tải lớn, Công ty tiến hành thuê thêm các phương tiện vận tải ngoài. Công ty chủ yếu thực hiện dịch vụ vận tải cho Công ty Xi măng Vật liệu Xây dựng Xây lắp Đà Nẵng (đây cũng là một Công ty con của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, chịu trách nhiệm phân phối và tiêu thụ xi măng tại thị trường khu vực miền Trung). Công ty tiến hành vận chuyển Xi măng từ các nhà máy phía Bắc như Bút Sơn, Hoàng Thạch vào các cảng miền Trung bằng đường thủy. Ngoài ra Công ty còn tiến hành thực hiện các dịch vụ vận chuyển khác như: Vận chuyển Clinker giữa các nhà máy xi măng, thực hiện dịch vụ trung chuyển than từ cảng ra các tàu lớn phục vụ mục đích xuất khẩu than. - Sản xuất và kinh doanh xỉ: Công ty có một Xí nghiệp Tuyển xỉ Phả Lại đặt tại Chí Linh, Hải Dương. Xí nghiệp có nhiệm vụ thu mua xỉ phế liệu của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, tiến hành phân loại thành than phế liệu và xỉ, sấy và đóng bao. Các sản phẩm xỉ này được sử dụng làm chất phụ gia chế tạo bê tông, chủ yếu cung cấp phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện tại miền Trung. - Kinh doanh kho bãi: Công ty hiện đang tiến hành kinh doanh dịch vụ kho bãi tại khu vực Trung Hòa - Nhân Chính Hà Nội trên diện tích khoảng 6.500 m2 trong thời gian tới, Công ty sẽ có kế hoạch nhằm tận dụng tốt hơn diện tích kho bãi nêu trên. 1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH QUẢNG NINH Phòng Kinh tế - Kế hoạch ĐOÀN VẬN TẢI CHI NHÁNH KIÊN GIANG VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH PHÚ THỌ CHI NHÁNH HOÀNG MAI CHI NHÁNH BỈM SƠN CHI NHÁNH NINH BÌNH CHI NHÁNH HÀ NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH PHẢ LẠI CHI NHÁNH HOÀNG THẠCH Phòng Đầu tư và phát triển Phòng Kinh doanh phụ gia Phòng Kinh doanh vận tài Văn phòng Công ty Phòng Kỹ thuật Phòng Tài chính Kế toán Thống kê Phòng Tổ chức lao động Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ đông nhấnhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau: - Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, ĐHĐCĐ sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại HĐQT của Công ty có 05 thành viên. Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Giám đốc Công ty. - Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty. Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. - Ban Giám đốc : gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Giám đốc do HĐQT thuê là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Văn phòng Công ty: Là đơn vị quản lý công tác, hành chính quản trị; hậu cần an ninh; an toàn cơ quan; mua sắm và quản lý các tài sản thuộc cơ quan Công ty; phục vụ và chăm lo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các quyết định về công tác kế hoạch hóa, công tác quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Phòng chịu trách nhiệm kinh doanh mặt hàng than cám. Giúp Giám đốc Công ty tổng hợp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Kinh doanh Phụ gia: Tham mưu cho Giám đốc Công ty xây dựng, tổ chức thực hiện và triển khai phương án kinh doanh các mặt hàng phụ gia cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. - Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện công tác quản lý về chất lượng sản phẩm hàng hóa, quản lý kỹ thuật xe máy, thiết bị máy móc; quản lý chi nhánh tuyển xỉ Phả Lại; tham mưu quản lý toàn bộ hệ thống định mức kỹ thuật, quy định giao nhận, hao hụt vật tư, định mức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, vật tư trong Công ty; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh. - Phòng Đầu tư và phát triển: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty. - Phòng Kinh doanh vận tải: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác vận tải và kinh doanh vận tải nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty; tổ chức thực hiện công tác vận tải và kinh doanh vận tải. - Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý trong Công ty, công tác lao động tiền lương và thực hiện chế độ chính sách đối vơi người lao động theo quy định của Nhà nước và Công ty. - Phòng Kế toán thống kê tài chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty trong việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán – thống kê – tài chính trong toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán.  1.2. Khái quát về họat động đầu tư của Công ty 1.2.1. Năng lực tài chính Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2006-2007của Công ty Đơn vị : triệu đồng Quý IV (2007) Năm (2007) Năm (2006) Doanh thu thuần 205,169 684,189 369,443 Lợi nhuận gộp 42,041 141,244 71,246 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,547 8,118 2,469 Lợi nhuận ròng 1,933 6,285 1,926 Tài sản 173,293 173,293 84,393 Tài sản ngắn hạn 165,779 165,779 75,946 Nợ phải trả 60,476 60,476 59,132 Nợ ngắn hạn 60,330 60,330 59,013 Nguồn vốn chủ sở hữu 112,817 112,817 25,261 Nguồn:Báo cáo tài chính các năm 2006,2007 của CTCP VTVT xi măng Qua bảng 1.1, ta có thể thấy tình hình tài chính của Công ty được thể hiện một cách khái quát qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Doanh thu thuần của Công ty năm 2007 tăng 314,746 triệu đồng, tăng 85% so với năm 2006, đồng thời lợi nhuận gộp tăng 69,998 triệu đồng, tương ứng với tăng 98% so với năm 2006. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp ngoài việc tăng trưởng mạnh mẽ còn thực hiện được việc giảm giá thành sản phẩm (giảm khoản mục giá vốn hàng bán) khiến tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gộp đều rất cao, trong đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận ròng tăng tương ứng 5,649 triệu đồng và 4,359 triệu đồng, tức 228% và 226%. Đây là các con số rất ấn tượng sau khi cổ phần hóa cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty sau cổ phần hóa đã đạt được rất nhiều thành công. Về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, trong tháng 1 năm 2007, Công ty đã tiến hành phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn và tiến hành niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 18/12/2006, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ 25 tỷ lên 65 tỷ và thặng dư vốn cổ phần từ 0 tăng thành 40 tỷ. Tại thời điểm 31/12/2007, Công ty mới sử dụng phần vốn tăng thêm này chủ yếu để dưới dạng tiền gửi ngân hàng (khoảng 40 tỷ) và một phần đầu tư vào tài chính ngắn hạn (30 tỷ). 1.2.2. Lĩnh vực đầu tư - Đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu giải trí cao cấp (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); - Đóng mới các phương tiện vận tải thủy phục vụ vận chuyển. - Đầu tư xây dựng cơ bản nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng của đơn vị - Đầu tư phát triển đa dạng hóa các ngành nghề của Công ty. - Đầu tư xây lắp các dây chuyền công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác đầu tư Những năm trước, do Công ty chưa triển khai nhiều dự án, nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đầu tư chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong phòng đầu tư. Từ năm 2005, để phát triển bền vững Công ty trong xu thế mở cửa để hội nhập, Công ty cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng đã thành lập Phòng Đầu tư và phát triển. Phòng đầu tư được biên chế 10 người và có chức năng tham mưu giúp Giám đốc và tổ chức thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực XDCB, đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty. Nhiệm vụ của phòng đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty quy định cụ thể như sau: - Chủ trì và phối hợp với các phòng ban chức năng trong Công ty để xây dựng kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Công ty trình các cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Nghiên cứu, đề xuất và lập các BCNCTKT, khả thi, các báo cáo đầu tư theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty và kế hoạch đầu tư được cấp trên phê duyệt, phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. - Xây dựng kế hoạch phát triển đa dạng hóa ngành nghề của Công ty như xây dựng nhà xưởng, các công trình kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình đầu tư khai thác chế biến mỏ, dự án liên doanh liên kết… - Tổ chức triển khai các dự án đã được phê duyệt theo đúng các quy định của Nhà nước và cấp trên trong từng thời kỳ, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng có hiệu quả. - Thẩm định các dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, quy chế xét thầu, đấu thầu (khi có nhu cầu). - Chỉ đạo và cùng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các phương án đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Soạn thảo các hợp đồng và thanh lý hợp đồng để trình ký hoặc ký kết khi được ủy quyền của Giám đốc Công ty theo đúng Pháp luật. Quản lý hồ sơ, giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng, sở hữu các công trình xây dựng cơ bản, xưởng, kho tàng của Công ty. - Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế của Công ty, chế độ chính sách của Nhà nước trong quản lý và thực hiện đầu tư. Phối hợp với các đơn vị trong Công ty để thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch Công ty giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. 1.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Công ty 1.3.1. Giai đoạn trước khi cổ phần( từ khi thành lập đến 24/04/2006) Trước khi cổ phần hoá, Công ty chỉ tập trung đầu tư vào lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh của Công ty là kinh doanh vận tải, kho bãi và các loại vật tư xây dựng cho ngành xi măng. Trước khi chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần, Công ty đã thực hiện xong các dự án đầu tư như trong bảng 1.2 dưới đây. Bảng 1.2: Các dự án đã thực hiện trước khi cổ phần hóa TT Dự án Năm ĐT Vốn ĐT(đồng) 1 Trụ sở Chi nhánh Hoàng Thạch 1983 62.063.613 2 Trụ sở Chi nhánh Bỉm Sơn 1987 41.196.595 3 Trụ sở Chi nhánh Lâm Thao 1987 46.405.363 4 Trụ sở Chi nhánh Hải Phòng 1987 19.928.684 5 Xưởng tuyển xỷ Phả Lại 1993 2.875.387.183 6 Kho xi măng số 1 1995 137.593.644 7 Kho xi măng số 2 1996 445.638.846 8 Kho xi măng số 3 1996 1.127.317.960 9 Trụ sở Chi nhánh Ninh Bình 1997 187.636.603 10 Trụ sở làm việc 2 tầng 1997 356.893.000 11 Đoàn sà lan số 1 1997 2.462.139.360 12 Trụ sở Chi nhánh Hà Nam 1999 572.441.874 13 Đoàn sà lan số 2 2000 1.846.472.607 14 Đoàn sà lan số 3 2003 2.144.343.700 15 Trụ sở Chi nhánh Quảng Ninh 2003 786.347.352 16 Nâng tầng nhà làm việc 2003 290.000.000 17 Dây chuyền sấy tro bay Phả Lại 2006 2.485.000.000 Nguồn: Báo cáo công tác đầu tư các năm của CTCP VTVT Các dự án đã thực hiện trước khi cổ phần hoá chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty và đều do Công ty lập dự án. Tất cả các dự án trước khi được đầu tư đều có trong danh mục ĐTXD được Tổng Công ty phê duyệt. Nhìn chung, việc đầu tư các dự án đều có hiệu quả. Công tác đầu tư xây dựng tại Công ty đã đảm bảo tuân thủ triệt để mọi quy định của Luật Đấu thầu, nghị định 16/2005/NĐ-CP và của Tổng Công ty. Trong quá trình thực hiện các bước của quá trình đầu tư, Công ty đã tuân thủ đúng phân cấp của Tổng Công ty trong từng giai đoạn. 1.3.2. Giai đoạn sau khi chuyển thành Công ty cổ phần( từ 24/04/2006 đến cuối năm 2007) - Tiếp tục thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sấy công nghiệp tro bay Phả Lại công suất 4 tấn/giờ. - Dự án nâng cao năng lực của đoàn vận tải đó được phê duyệt. Tổng mức đầu tư 41.900.000.000 đồng. Giai đoạn 1 Công ty đang đóng mới 3 sà lan tự hành 800 tấn/ sà lan; - Đang làm thủ tục phê duyệt dự án đầu tư đội tầu vận tải biển 40.000 tấn. Tổng mức đầu tư 100.000.000.000 đồng - Đang lập dự án đầu tư xây dựng toà nhà COMATCE tại Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tổng mức đầu tư khoảng 400.000.000.000 đồng. Ở giai đoạn sau cổ phần hoá, các dự án của Công ty chủ yếu nhằm mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh (dự án nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải) và mở rộng đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh (dự án đội tàu vận tải biển và dự án toà nhà COMATCE). Tr
Tài liệu liên quan