Đề tài Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông , xơ tại công ty dệt may Hà Nội

Hiện nay Dệt may Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.Là một trong các doanh nghiệp dệt may hàng đầu của Việt Nam, công ty Dệt may Hà Nội hiện đang có đóng góp quan trọng cho ngành dệt may Việt Nam.Công ty hiện có qui trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào cho đến hoạt động sản xuất thành phẩm xuất khẩu.

doc86 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông , xơ tại công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Các chỉ tiêu tổng hợp của công ty giai đoạn 2001-1006 22 Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 25 Bảng 3 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 27 Bảng 4 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường 29 Bảng 5 Thống kê và dự báo bông thế giới và bông Mĩ tháng 3/2007 41 Bảng 6 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng 42 Bảng 7 Kim ngạch nhập khẩu bông trong giai đoạn 2003-2006 46 Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu xơ trong giai đoạn 2003-2006 47 Bảng 9 Cơ cấu nhập khẩu bông giai đoạn 2003-2006 48 Bảng 10 Cơ cấu nhập khẩu xơ giai đoạn 2003-2006 49 Bảng 11 Kim ngạch nhập khẩu bông theo thị trường 51 Bảng 12 Kim ngạch nhập khẩu xơ theo thị trường 53 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay Dệt may Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.Là một trong các doanh nghiệp dệt may hàng đầu của Việt Nam, công ty Dệt may Hà Nội hiện đang có đóng góp quan trọng cho ngành dệt may Việt Nam.Công ty hiện có qui trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đầu vào cho đến hoạt động sản xuất thành phẩm xuất khẩu. Hiện nay khâu nhập khẩu nguyên liệu đang là vấn đề nổi cộm của ngành dệt may Việt Nam.Với mục đích đóng góp một phần lý luận của mình trong hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu phục vụ sản xuất cho ngành dệt may nói chung.Trong thờI gian thực tập tạI công ty Dệt may Hà NộI em đã lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU BÔNG ,XƠ TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI ” Bài viết bao gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu và khái quát về công ty Dệt may Hà Nội. Chương 2: Hoạt động nhập khẩu nhóm nguyên liệu bông xơ của công ty Dệt may Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu bông xơ của công ty Dệt may Hà Nội. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 1.1.Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu của công ty. 1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu. 1.1.1.1.Khái niệm hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu: trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...) Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi. 1.1.1.2.Vai trò của hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp về hàng tiêu dùng đồng thời đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động đồng thời qua đó tác động tích cực lại công tác xuất khẩu. Nhập khẩu có vai trò đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị, máy móc, phụ tùng, nguyên liệu phục vụ hoạt động của các ngành kinh tế trong nước.. Nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội về một số loại mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được. Nhập khẩu hàng hoá làm tăng khả năng lựa chọn sản phẩm hàng hoá cho người tiêu dùng,cho xã hội. 1.1.2.Các hình thức nhập khẩu. Hiện nay ở nước ta có những hình thức nhập khẩu sau 1.1.2.1.Nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác là việc một doanh nghiệp có vốn ,có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ nhưng không có quyền tham gia vào hoạt động nhập khẩu và uỷ thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng tiến hành nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hàng hoá cho mình và trả một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. 1.1.2.2.Nhập khẩu tự doanh. Nhập khẩu tự doanh là việc một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp hàng hoá với mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận.Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải tiến hành nghiên cứu thị trường ,tính toán chi phí để hoạt động khẩu hàng hoá sẽ mang lại lợi nhuận. 1.1.2.3.Nhập khẩu liên doanh. Hoạt động nhập khẩu liên doanh là sự liên kết một cách tự nguyện trong hoạt động nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động nhập khẩu theo hướng có lợi cho tất cả các bên đồng thờI giảm tỷ lệ rủI ro trong hoạt động nhập khẩu. 1.1.2.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng Đây là phương thức giao dịch kết hợp chặt chẽ giữa nhập khẩu với xuất khẩu trong đó người nhập khẩu cũng đóng vai trò là người xuất khẩu .Hoạt động này dựa trên nguyên tắc lượng hàng hoá trao đổI giữa các bên có giá trị ngang nhau. 1.1.2.5 Nhập khẩu tái xuất. Là việc một doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước nhưng không tiến hành lưu thông trong nước mà xuất tiếp hàng hoá đó (không qua chế biến tiếp tạI nước tái xuất) sang nước thứ ba nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.1.3 Nội dung của hoạt động nhập khẩu. 1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường và nhu cầu nhập khẩu nội địa. Đây là điểm xuất phát của hoạt động nhập khẩu.Nó có thể là việc phát hiện nhu cầu từ thị trường của doanh nghiệp thương mại hoặc là xuất phát từ nhu cầu sử dụng hàng hoá vật tư máy móc của một đơn vị sản xuất. Đối với doanh nghiệp thương mại : sau khi xuất hiện một nhu cầu hàng hoá vào một thời điểm nhất định, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường và dựa vào các kết quẻ đó đưa ra các quyết định về hoạt động nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hoạt động nhập khẩu chủ yếu là căn cứ vào nhu cầu phục vụ sản xuất để tiến hành hoạt động nhập khẩu. Đó có thể là các loại máy móc ,dây chuyền sản xuất hay nguyên phụ liệu đầu vào… 1.1.3.2 Lập phương án nhập khẩu. Căn cứ vào nhu cầu hàng hoá nhập khẩu doanh nghiệp sẽ lựa chọn các loại hàng hoá nhập khẩu ,tiến hành tìm đối tác nhập khẩu , chào mua hàng hoá với các đối tác trên thị trường thế giới,so sánh và lựa chọn nhà cung cấp,từ đó quyết định hình thức nhập khẩu cho thích hợp. 1.1.3.3 Tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu. Lựa chọn nhà cung ứng Chào mua hàng hoá với các nhà cung ứng hàng hoá trên thị trường quốc tế Nhận và kiểm tra thông tin chào bán của các nhà cung cấp hàng hóa. Tiến hành kí kết hợp đồng . Hợp đồng kí kết theo thoả thuận giữa hai bên phù hợp với pháp luận của nhà nước và luật quốc tế. Tiến hành theo dõi quá trình giao hàng của nhà cung cấp và thực hiện hoạt động thanh toán dựa trên các điều khoản trong hợp đồng đã kí. Tiến hành làm các thủ tục hải quan mở tờ khai và nhận hàng hoá từ các kho hải quan chuyển tới các địa điểm ,kho bãi của doanh nghiệp. Đưa hàng hoá nhập khẩu vào quá trình lưu thông hoặc sản xuất. 1.1.3.4 Đánh giá hoạt động nhập khẩu. Việc đánh giá hoạt động nhập khẩu được tiến hành sau khi hoạt động nhập khẩu đã kết thúc. Đánh giá hoạt động nhập khẩu được tiến hành dựa trên một số tiêu chí liên quan tới chất lượng hàng hoá nhập khẩu,tiến độ giao nhận hàng hoá nhập khẩu. 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.(Yếu tố khách quan). Giá nhập khẩu của nhiều vật tư, nguyên liệu trên thế giới có có xu hướng tăng cao theo các năm, điển hình là: xăng dầu, thép và ở hầu hết các chế phẩm dầu mỏ, đã góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá góp phần làm tăng khối lượng nhập khẩu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Thị trường trong nước tiếp tục phát triển, cầu tăng theo từng năm là nhân tố tích cực góp phần làm tăng nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa. 1.2 Khái quát về công ty Dệt may Hà Nội. 1.2.1 Khái quát quá trình phát triển của công ty. Công ty Dệt may Hà Nội – HANOSIMEX Địa chỉ :Số 1 Mai Động-Quận Hoàng Mai-Hà Nội Địa chỉ website : Địa chỉ email: hanosimex@hn.vnn.vn Tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn 1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Chính thức đi vào hoạt động từ 21 tháng 11 năm 1984 với cái tên ban đầu là nhà máy sợi Hà Nội. Đây là nhà máy đầu tiên ở miền Bắc có qui mô 10 vạn cọc sợi và một dây truyền hiện đại ,công nghệ tiên tiến của Tây Đức.Chỉ sau 3 năm hoạt động công ty đã đưa hoạt động sản xuất đi vào ổn định liên tục đầu tư thêm dây chuyền dệt kim may mặc nhằm mở rộng sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đã đạt tới 500 ngàn USD.Sau 7 năm hoạt động, để đáp ứng với tình hình mới và nhu cầu phát triển của công ty, ngày 30 tháng 4 năm 1991 Nhà máy sợi Hà Nội đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội lấy tên giao dịch quốc tế là Hanosimex.Và tới 19-06-1995 lại tiếp tục đổi tên thành Công ty Dệt Hà Nội.Từ đây doanh nghiệp có những bước phát triển vững chắc trong thời kì mới của đất nước.Trong giai đoạn này xuất khẩu chủ yếu của công ty là vào thị trường Nhật Bản với nhiều loại sản phẩm như Polo Shirt, T.Shirt…Tới năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp là 16 triệu USD, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp đã đạt con số 39 triệu USD. Là một doanh nghiệp ổn định và phát triển ,doanh nghiệp luôn ý thức được trách nhiệm đối với ngành đệt may Việt Nam.Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã lầm lượt tiếpa nhận Nhà máy sợ Vinh( 1993) và công ty dệt Hà Đông (1995) là hai doanh nghiệp yếu kếm của ngành dệt may Việt Nam đang có nguy cơ phá sản. Sau một thời gian nỗ lực với việc đầu tư vốn ,cải tạo ,xây dựng nhà xưởng nâng cấp đổi mới trang thiết bị ,sắp xếp tổ chức lại lao động,tình hình hai doanh nghiệp thành viên này đã đi vào ổn định, đã thực sự kinh doanh có lãi. Sau 20 năm hoạt động và phát triển sản xuất của công ty không ngừng đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.Năm 1985 doanh thu công ty mới chỉ là 200 triệu đồng thì đến năm 2003 đã đạt 868 tỷ đồng,tăng bình quân hàng năm trên 20%.Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1985 đạt 50 triệu đồng , đến năm 2003 đạt 807,4 tỷ đồng tăng bình quân trên 20% năm.Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 ,lần đầu tiên trực tiếp xuất khẩu đạt 500 ngàn USD , đến năm 2003 đạt hơn 28 triệu USD ,trong đó tỷ lệ hành FOB trên 90% ,tăng hàng năm đạt trên 20%.Lợi nhận hàng năm luôn hoàn thành kế hoạch đạt ra.Thu nhập của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao.Công ty luôn hoàn thành đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Từ năm 2005 đến nay doanh nghiệp đang tập trung chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình “ Công ty mẹ-công ty con” và tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên. 1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty. Công ty chuyên sản xuất – kinh doanh - xuất nhập khẩu hàng dệt may gồm : - Các loại nguyên liệu bông Xơ, sợi , vải dệt kim Các sản phẩm may mặc dệt kim Vải denim Các sản phẩm may mặc dệt thoi Các loại khăn bông Thiết bị phụ tùng,động cơ,vật liệu,điện tử Hóa chất,thuốc nhuộm,các mặt hàng tiêu dùng khác Cung cấp các dịch vụ Kinh doanh kho vận, vận tải Kinh doanh văn phòng ,nhà xưởng Kinh doanh nhà hàng,khách sạn,siêu thị Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí 1.2.4 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty. Hiện công ty đang tổ chức theo mô hình công ty mẹ công ty con. Tổng giám đốc PGĐ điều hành may GĐ điều hành GĐ điều hành dệt nhuộm GĐ quản trị hành chính GĐ tiêu thụ nội địa Các nhà máy may P. XNK P. KHTT P. KTTC P.Tổ chức hành chính Siêu thị Hà Đông P. Thương mại KCS Trung tâm y tế Công ty dệt may Hà Nội Hệ thống đại lý Các nhà máy dệt Các nhà máy may Các đơn vị phụ thuộc, các văn phòng đại diện 1.2.4.1 Các đơn vị thành viên. Nhà máy sợi Năng lực sản xuất : Sợi đơn: 12.000MT/năm - 112.000 cọc sợI. Sợi xe  :  1.500MT/năm -  6.080 cọc sợi. Các sản phẩm chính: Sợi đơn : + Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ Ne 16-40.   + Sợi T/C chải thô, chải kỹ Ne 20-60.   + Sợi CVC chải thô, chải kỹ Ne 20-40.   + Sợi 100% polyester Ne 20-60.   + Sợi lõi chun cotton + spandex. Sợi xe các loạI. Sợi Slub. Sợi Texture. Các nhà máy may dệt kim Năng lực sản xuất : 8.000.000 sản phẩm / năm. Các sản phẩm chính: Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em. Nhà máy may dệt thoi Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm /năm. Các sản phẩm chính: Quần Jean, Áo Denim, Quần Khaki, Váy…cho người lớn và trẻ em. Trung tâm dệt kim Phố NốI Năng lực sản xuất : Vải dệt kim thông thường:2.800 tấn/năm. Vải cào bông:                       500 tấn/năm. Các sản phẩm chính: Vải dệt kim các loại: Single Jersy, Interlock, Rib, Pique. Vải dệt kim cào bông. Nhà máy dệt vảI Denim Năng lực sản xuất : 9.000.000 m/năm. Các sản phẩm chính:     Vải denim các loại từ 4.5 OZ đến 14.5 OZ bao gồm vải Denim thướng, Slub denim, Fancy denim co giãn và không co giãn. Trung tâm cơ khí tự động hóa Sản xuất, chế tạo phụ tùng thiết bị dệt may. Sửa chữa, lắp ráp thiết bị điện tử - tự động hóa Sản xuất – Kinh doanh ống giấy Dịch vụ lắp đặt ,sửa chữa thiết bị Cơ - Điện - Nhiệt. Công ty CP dệt Hà Đông Năng lực sản xuất : 1.500 MT/năm. Các sản phẩm chính: Khăn các loại có trọng lượng từ 200gr/m2 - 800gr/m2 Công ty CP may Đông Mỹ Năng lực sản xuất : 1.500.000 sản phẩm/năm Các sản phẩm chính:   Áo Poloshirt, T.shirt, Hi-neck, quần áo thể thao, quần áo ngủ…cho người lớn và trẻ em Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan Công ty SX_XNK dệt may HảI Phòng Siêu thị Vinatex Hà Đông 1.2.4.2 Các phòng ban trực thuộc. Phòng thương mại Chức năng : Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm nội địa Nhiệm vụ : Công tác phát triển thị trường ,mở rộng mạng lưới bán hàng Kế hoạch sản xuất ,tiêu thụ sản xuất dệt kim bò nội địa Công tác quảng cáo,hội chợ ,giới thiệu thương hiệu sản phẩm của công ty Công tác giao dịch,thực hiện các kế hoạch đặt hàng ,bán hàng ,hợp đồng đại lý ,hợp đồng mua bán ,giải quyết bán hàng tồn kho . Đánh giá các đại lý trong hệ thống ,quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Thực hiện các qui định phòng cháy chữa cháy,an toàn và vệ sinh lao động theo kế hoạch của công ty. Phòng kế hoạch thị trường Chức năng : Tham mưu cho giám đốc về các công tác xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất,công tác cung ứng vật tư sản xuất và quản lý vật tư sản phẩm ,công tác Markrting tiêu thụ các sản phẩm của công ty. Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm theo phương hướng mục tiêu phát triển của toàn nghành ,phù hợp với năng lực sản xuất của công ty. Xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh hàng tháng theo định hướng của công ty và tập hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng ,quí ,năm. Triển khai công tác tiêu thụ sản phẩm sợi của công ty theo chức năng được phân công. Triển khai công tác gia công cơ khí ,phụ tùng cho toàn công ty. Tổ chức tiếp nhận các đơn hàng của khách hàng Dệt may xuất khẩu nội địa. Phòng xuất nhập khẩu Chức năng : Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác suất nhập khẩu Nhiệm vụ : Quản lý tài liệu gửi đến, gửi đi, nghiên cứu đánh giá thị trường ,bạn hàng vớI những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu sản phẩm may DENIM và dệt kim Nhập khẩu nguyên liệu ,thiết bị phụ tùng nhà máy dệt may. Giao dịch tiếp đón , đàm phán với các đoàn khách nước ngoài liên quan tới chức năng của phòng. Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục về hợp dồng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực trực tiếp phụ trách trình tổng giám đốc kí Theo dõi chặt chẽ các hợp đồng xuất nhập khẩu trong lĩnh vực phụ trách, giảI quyết kịp thời những thủ tục và những khiếu nại phát sinh . Cân đối tiến độ thanh toán chung các hợp đồng xuất nhập khẩu Nộp báo cáo xuất nhập khẩu Phòng kế toán tài chính Chức năng : Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích , đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục đạt hiệu quả. Nhiệm vụ : Tổ chức công tác kế toán phù hợp với các đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghệp. Tổ chức quản lý ,hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ghi chép, tính toán ,phản ánh ,phản ánh chính xác trung thực kịp thờI đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp .Chịu trách nhiệm về tính chính xác ,trung thực kịp thờI và đầy đủ của số liệu kế toán. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ. Phòng kỹ thuật đầu tư Chức năng : Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật đầu tư xây dựng cơ bản ,kỹ thuật an toàn lao động, định mức kinh tế kỹ thuật,lĩnh vực tin học và mạng máy tính toàn công ty Nhiệm vụ : Tổ chức xây dựng ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật ,qui trình công nghệ, phương án sử dụng nguyên liệu cho các nhà máy may. Giám sát các nhà máy thực hiện theo đúng các qui định các thiết bị đã ban hành. Tham gia nghiên cứu áp dụng công nghệ mới,sáng chế sản xuất thử các sản phẩm mới. Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc lập và thực hiện các kế hoạch lịch xích,tu sửa thiết bị của nhà máy. Xây dựng chiến lược tổng thể và lâu dài,xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm sửa chữa thiết bị ,phụ tùng. Tập hợp yêu cầu mua sắm phụ tùng lập kế hoạch hàng năm. Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ,tham gia thực hiện việc nâng bậc theo kế hoạch của công ty . Tổng kết đánh giá công tác ,công nghệ sản xuất hàng năm,xây dựng phương hướng chiến lược năm tiếp theo Trực tiếp điều hành công tác xây dựng cơ bản GiảI quyết khiếu nại của khách hàng phụ thuộc phạm vi công nghệ sản xuất. Phòng tổ chức hành chính Chức năng : - Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ , đào tạo đổI mới doanh nghiệp ,chế độ chính sách hành chính. Nhiệm vụ : Xây dựng các mô hình tổ chức trực thuộc công ty Tham mưu công tác đổI mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. tuyển chọn ,bố trí ,sắp xếp , điều chuyển , đề bạt ,bổ nhiệm ,miễn nhiệm cán bộ. Đánh giá ,nhận xét cán bộ thực hiện các chế độ ,chính sách liên quan dến cán bộ. Lập kế hoạch ,tổ chức thực hiện công tác đào tạo cán bộ công nhân viên. Qui hoạch , đào tạo ,bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận . Quản lý hồ sơ cán bộ và hồ sơ đào tạo của cán bộ quản lý theo phân cấp. Quản lý công tác hành chính pháp chế. Tham gia xây dựng ,chỉnh sử các văn bản thuộc hệ thống chất lượng liên quan tới hoạt động của phòng. Tham mưu đánh giá chất lượng nội bộ công ty ĐạI diện lãnh đạo về an toàn sức khoẻ ,xây dựng hệ thống để phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết các yếu tố gây mất an toàn và không đảm bảo về sức khoẻ. Chịu tránh nhiệm chung về an toàn phòng cháy chữa cháy ,an toàn máy móc thiết bị ,an toàn vệ sinh lao động. Trung tâm y tế Chức năng : Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngườI lao động Nhiệm vụ : Tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ trong lao động và trong sinh hoạt chủ động phòng chóng bệnh theo mùa ,phối hợp với trung tâm y tế quận để sử lý các ổ dịch phát hiện báo cáo kịp thời về tình hình dịch bệnh với cấp trên Thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động ,vệ sinh môi trường Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh ,cấp phát thuốc điều trị tạI chỗ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty Giải quyết cấp cứu tai chỗ cho cán bộ công nhân viên trong công ty Kết hợp điều tri đông tây y ,châm cứu bấm huyệt tai trung tâm y tế Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho cán bộ nhân viên trong công ty Tham mưu cho tổng giám đốc chỉ đạo tốt công tác dân số kế hoạch hoá của công ty. Trung tâm thí ng
Tài liệu liên quan