Đề tài Luận cứ chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Quảng Trị đến năm 2020

- Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị. - Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. - Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Hoàng Xuân Long. - Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2008 đến 8/2009. - Mục tiêu của Đề tài: hình thành những cơ sở khoa học để xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các giải pháp phát triển KH&CN của Tỉnh trong thời gian từ nay đến năm 2020.

doc39 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luận cứ chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Quảng Trị đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đăng xin ý kiến trên mạng ĐỀ TÀI “LUẬN CỨ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020” ----------------------------------- A. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI - Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị. - Cơ quan chủ trì thực hiện đề tài: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. - Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Hoàng Xuân Long. - Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2008 đến 8/2009. - Mục tiêu của Đề tài: hình thành những cơ sở khoa học để xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các giải pháp phát triển KH&CN của Tỉnh trong thời gian từ nay đến năm 2020. - Báo cáo đề tài bao gồm các phần: (i) Cơ sở pháp lý và sự cần thiết xây dựng Chiến lược phát triển KH&CN Quảng Trị đến năm 2020; (ii) Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới phát triển KH&CN Quảng Trị; (iii) Hiện trạng KH&CN Quảng Trị; (iv) Quan điểm và mục tiêu phát triển KH&CN Quảng Trị; (v) Định hướng phát triển KH&CN Quảng Trị; (vi) Giải pháp thực hiện chủ yếu và các chương trình, dự án, chính sách cần xây dựng (vii) Tổ chức thực hiện Chiến lược. B. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN TẬP TRUNG XIN Ý KIẾN ĐÓNG GÓP I. Những tác động của bối cảnh đến sự phát triển KH&CN Quảng Trị thời gian tới Sau khi trình bày những xu hướng phát triển của thế giới và trong nước, Đề tài đã rút ra những tác động của bối cảnh đến sự phát triển KH&CN Quảng Trị thời gian tới trên các mặt: 1 Bối cảnh mở ra thời cơ cho phát triển KH&CN Quảng Trị: - Xu hướng phát triển và đổi mới hoạt động KH&CN của đất nước sẽ loại trừ những nguyên nhân từ phía quốc gia đang cản trở sự phát triển KH&CN Quảng Trị và tạo điều kiện quan trọng khắc phục nhiều hạn chế hiện nay trong hoạt động KH&CN trên địa bàn Tỉnh. - Bối cảnh mới mở ra những định hướng phát triển mới cho KH&CN Quảng Trị thời gian tới: + KH&CN đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội. KH&CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. + Có thể phát triển ở Quảng Trị nhiều lĩnh vực KH&CN mới xuất hiện trên thế giới và ở Việt Nam. + Có thể áp dụng ở Quảng Trị nhiều hình thức tổ chức KH&CN, hình thức liên kết KH&CN với sản xuất theo kinh nghiệp của thế giới và các địa phương khác ở Việt Nam. - Bối cảnh mới cho phép và đòi KH&CN Quảng Trị hội nhập mạnh mẽ với bên ngoài, phát triển và phát huy trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ với bên ngoài. Thông qua những hình thức liên kết, hợp tác có thể thu hút những nguồn lực KH&CN từ quốc tế, quốc gia, vùng vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; đồng thời KH&CN của Quảng Trị cũng có thể đóng góp vào sự phát triển chung của Vùng, quốc gia và quốc tế. Với xu hướng hội nhập trong bối cảnh mới, nhiều nguồn lực, quan hệ bên ngoài sẽ trở thành nhân tố KH&CN trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị. - Sự biến động mạnh mẽ của các xu thế bên ngoài đòi hỏi Quảng Trị phải có những chuẩn bị sẵn sàng và bám sát các diễn biến để tranh thủ tối đa những cơ hội mở ra. Mặc dù đang ở điểm xuất phát thấp và khả năng khiêm tốn về tiềm lực, KH&CN Quảng Trị hoàn toàn có thể phát triển vượt bậc, thay đổi vị thế của mình thông qua khả năng nắm bắt và tận dụng thành công các thời cơ từ bối cảnh bên ngoài. 2. Bối cảnh đặt ra thách thức đối với phát triển KH&CN Quảng Trị: - Sự phát triển mạnh mẽ bên ngoài đặt Quảng Trị trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa về KH&CN nếu không tạo ra được những bước tiến vượt bậc. Mọi chậm trễ trong nắm bất thời cơ phát triển sẽ khiến cho KH&CN Quảng Trị tiếp tục thua kém trong cạnh tranh với thế giới và các địa phương khác ở trong nước, và kéo theo sẽ là tụt hậu tương ứng về kinh tế - xã hội. - Những xu hướng của bối cảnh bên ngoài đặt ra một số vấn đề đòi hỏi KH&CN Quảng Trị phải giải quyết trong quá trình phát triển sắp tới. - Cạnh tranh với các địa phương trong Vùng và đặc biệt là với Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung trong việc thu hút nguồn lực. - Chuẩn bị những nguồn nội lực để hội nhập và khai thác các nguồn lực bên ngoài. - Xác định đối tác và đối thủ cạnh tranh, những quan hệ liên kết chiến lược cần xây dựng để phát triển KH&CN trong thời gian tới. - Trước sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, Chiến lược phát triển KH&CN Quảng Trị phải linh hoạt để phù hợp với sự biến đổi của đối tượng trong quy hoạch. Có thể khẳng định, bối cảnh quốc tế và trong nước đang đặt KH&CN Quảng Trị trước bước ngoặt trong sự phát triển. Từ đó đòi hỏi phải xây dựng chiến lược phát triển KH&CN của Quảng Trị phải phù hợp với điều kiện mới. Những cơ hội và thách thức không dành riêng cho bất cứ địa phương nào. Sự phát triển KH&CN Quảng Trị sẽ phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực bản thân của Tỉnh. II. Hiện trạng KH&CN Quảng Trị Những thành tựu Trong những năm qua, KH&CN Quảng Trị đã đạt được những kết quả nhất định trên nhiều mặt. KH&CN đã góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh - Về điều tra cơ bản: Tỉnh đã tiến hành nhiều dự án điều tra làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hoá: tiêu, cà phê, lúa chất lượng cao, sản xuất vật liệu; cung cấp các dữ liệu quan trọng để tham khảo tính toán trong quá trình xây dựng các công trình: Cảng Cửa Việt, Cầu Cửa Việt; xây dựng nhà máy xi măng, gạch Tuynel; hình thành các khu vực bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Bắc Hướng Hoá, Trằm Trà Lộc, Rú Lịnh... Thông qua điều tra đã xây dựng bản đồ đất tỉnh Quảng Trị và phân hạng đất theo FAO – UNESCO trên bản đồ 1/50.000, lập bản đồ đất 1/25.000 dọc tuyến hành lang đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng Trị, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp các luận cứ khoa học cho phát triển bền vững… Đó là những cơ sở quan trọng để lãnh đạo tỉnh, các ngành và các huyện-thị hoạch định các mục tiêu chiến lược, xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương; đó cũng là các cơ sở để hấp dẫn các nhà đầu tư từ bên ngoài đến với Quảng Trị. - Về khoa học xã hội và nhân văn: Trong thời gian qua, đã có nhiều nhiệm vụ khoa học xã hội và nhân văn tập trung vào việc phục vụ xây dựng các luận cứ khoa học cho các Nghị quyết của Đảng bộ, làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của tỉnh. Điển hình là các đề tài: “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”; “Những giải pháp chủ yếu để đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Trị”; “Tổng kết chủ trương chính sách của Đảng về công tác dân vận, tôn giáo, công tác Giáo dục-Đào tạo, công tác định canh, định cư-xoá đói giảm nghèo”, góp phần giữ trật tự trị an, nâng cao nhận thức và mức sống của cộng đồng các địa phương, tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hoá mới trên tuyến biên giới; “Xây dựng luận cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực đường 9”. Khoa học xã hội và nhân văn cũng chú trọng nhiệm vụ nâng cao nhận thức cho người dân. Các Đề tài: “Một số vấn đề cơ bản về lịch sử địa phương Quảng Trị và việc đưa vào giảng dạy, giáo dục truyền thống trong các trường THCS”; “Truyền thống lịch sử, văn hoá thị xã Đông Hà với sự phát triển văn hoá đô thị” đã có tác dụng góp phần giáo dục truyền thống trong các trường trung học cơ sở, làm cho thế hệ trẻ hiểu biết về truyền thống quê hương … - Về ứng dụng công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh: + Trong nông - lâm - thủy sản đã tiến hành thực nghiệm, tuyển chọn một số giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái. Việc sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh; bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; công tác khảo nghiệm, tuyển chọn và phục tráng các giống lúa chất lượng cao bước đầu đi vào nề nếp, đáp ứng được một phần yêu cầu giống tốt đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất đại trà, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung hơn và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Trong chăn nuôi, KH&CN đã góp phần cải tạo đàn bò, heo nhờ những giống mới, chất lượng, biện pháp phòng trừ dịch bệnh kịp thời, hiệu quả; chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ở hàng ngàn trang trại chăn nuôi. Việc du nhập nghề nuôi trồng thủy sản đã đưa diện tích nuôi tôm, cá đạt hàng ngàn ha. Về lâm nghiệp, nhiều giống cây rừng đã được đưa vào trồng phù hợp với điều kiện từng vùng, đã đưa diện tích che phủ từ 25% lên trên 40%. Nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã hình thành và phát triển như mô hình phát triển KT-XH trên vùng cát ven biển, hệ thống canh tác trên đất cát vàng, lúa chất lượng cao, chăn nuôi lợn hàng hoá, phát triển năng lượng khí sinh học Biogas, sản xuất tôm giống sú và cá rô phi đơn tính, ... Những mô hình này có tác dụng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất của ngành và tạo tiền đề phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống công trình thủy lợi được phát triển và ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật chống thấm tại các kênh mương xung yếu, sử dụng đập cao su thành công đầu tiên tại Việt Nam, với giá thành hạ, có thể mở rộng cho các công trình quy mô vừa và nhỏ ở miền Trung. Ứng dụng nhiều biện pháp kỹ thuật và công nghệ tiến bộ thi công các công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng, chủ động tưới tiêu. - Trong công nghiệp, xây dựng đã nghiên cứu, lựa chọn những dây chuyền công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại phục vụ định hướng đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị tạo ra các công trình, sản phẩm có năng suất chất lượng cao hơn. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư xây dựng mới và đầu tư trang thiết bị công nghệ đạt mức trung bình và tiên tiến. Nhà máy gạch tuynel lắp đặt hệ thống thiết bị hiện đại trong công đoạn tạo hình, nung đã giảm được 50% các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng, 37% nguyên vật liệu, năng suất lao động tăng lên 50%, tỷ lệ thu hồi sản phẩm đạt khoảng 97%. Nhiều mô hình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ có kết quả rõ nét như: ứng dụng công nghệ dùng nhiệt trực tiếp và bằng trống quay trong sấy cà phê nhân, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong chế biến ở nhà máy tinh bột sắn; ứng dụng công nghệ đúc phôi thép tạo nguyên liệu cho cán thép xây dựng, đúc gang để sản xuất chi tiết máy nông nghiệp; sử dụng công nghệ mới trong sản xuất than sạch và than tổ ong cháy nhanh …; công tác cơ giới hoá ngày càng được áp dụng rộng rãi: máy gặt đập liên hợp “qui mô nhỏ”, chế biến gạo đạt qui chuẩn xuất khẩu, được đưa vào áp dụng rộng rãi; khuyến khích áp dụng sáng kiến cải tiến có hiệu quả như máy tuốt tiêu, thái sắn, tách hạt ngô, cải tiến máy ly tâm tách nước trong chế biến tinh bột sắn... đã từng bước nâng cao giá trị sản xuất trong các lĩnh vực. Áp dụng KH&CN thời gian qua thực sự là một nhân tố đảm bảo cho công nghiệp Quảng Trị có sự phát triển ổn định, đóng góp tích cực vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trong ngành giao thông vận tải, nhiều công nghệ thi công tiên tiến được sử dụng để xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn như: sử dụng chất CON-AID gia cố mặt đường ô tô; thử nghiệm kết cấu mặt đường bê tông xi măng địa phương cho đường giao thông nông thôn, công nghệ thi công cọc khoan nhồi đường kính 1,5 km, chiều sâu từ 50m -70m, ... Trong quản lý, khai thác công trình giao thông đã ứng dụng phần mềm quản lý cầu đường HDM4, công nghệ đèn LED và bộ điều khiển lập trình sẵn trong hệ thống đèn tín hiệu giao thông, ... Trong công tác tư vấn khảo sát, thiết kế đã ứng dụng nhiều phần mềm tiên tiến như phần mềm khảo sát TOPO, phần mềm thiết kế NOVA, phần mềm dự đoán ACITT, ... Nhờ công nghệ mới, nhiều công trình mang tính kỹ thuật phức tạp đã được xử lý thành công, góp phần giảm giá thành xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm. - KH&CN cũng được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Các huyện đều đã được trang bị tổng đài kỹ thuật số, đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi. Có 393 trạm BTS mạng di động phủ sóng khắp toàn tỉnh. Các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng như kỹ thuật thông tin quang, ghép kênh SDH, chuyển mạch ATM, thông tin di động GSM, các dịch vụ điện thoại di động, điện thoại thẻ, internet, chuyển phát nhanh… Bên cạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào bưu điện, phát thanh truyền hình và hệ thống thông tin GIS, chương trình công nghệ thông tin đã nối mạng Văn phòng Tỉnh ủy với Văn phòng Trung ương Đảng, mạng cục bộ của một số ban ngành cấp tỉnh; xây dựng trang Website Quảng Trị kết nối mạng với hệ thống thông tin quốc gia, cung cấp các thông tin và dữ liệu phục vụ các cơ quan trung ương và bạn bè quốc tế nghiên cứu và tìm hiểu về Quảng Trị. - Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đã góp phần giải quyết vấn đề kết hợp sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. Các dự án chương trình xây dựng mô hình cải tạo môi sinh vùng cát ven biển cụ thể như: “Cải tạo môi sinh vùng cát ven biển miền Trung”; “Xây dựng mô hình làng sinh thái bãi ngang ngư nông lâm”, “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình nông-lâm –ngư trên vùng cát ven biển xã Triệu Lăng”, “Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng mô hình thâm canh cây điều ghép trên vùng cát ven biển huyện Triệu Phong”, tại địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, kết hợp với ứng dụng đánh bắt ven bờ kết hợp với xây dựng vườn hộ gia đình đã cho kết quả khả quan, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế nạn cát bay, cát lấp. Công tác quản lý KH&CN trên địa bàn được đổi mới về nhiều mặt Nhìn chung, công các quản lý hoạt động KH&CN những năm qua đã có nhiều đổi mới, phù hợp với xu thế xã hội hóa và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp. Cùng với việc tích cực triển khai các chính sách của Trung ương, Tỉnh đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho đổi mới hoạt động KH&CN… Một trong những điểm nổi bật trong đổi mới vừa qua là công tác kế hoạch hóa KH&CN ở địa phương đã từng bước đi vào nền nếp, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, các kỹ thuật tiến bộ, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống và góp phần tăng cường công tác quản lý KH&CN ở địa phương. Việc xây dựng kế hoạch NC&PT ở Tỉnh đã theo đúng quy định của luật KH&CN và dựa trên những căn cứ rõ ràng hơn, hệ thống hơn xuất phát từ: phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nhiệm vụ KH&CN đã ghi trong các nghị quyết về công tác KH&CN của tỉnh trong từng giai đoạn, tiềm lực KH&CN của địa phương (tài chính, nhân lực,…), hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ Khoa học và Công nghệ, kết quả việc thực hiện kế hoạch KH&CN của năm trước,... Mạng lưới quản lý KH&CN ở các ngành, các huyện được củng cố, bước đầu phát huy tác dụng trong việc chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đời sống và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Tỉnh. Hiện nay 100% huyện, thị xã thành lập phòng chuyên môn giúp việc cho UBND quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của địa phương; 3/10 huyện, thị xã thành lập Hội đồng; đa số các sở, ngành đã thành lập Hội đồng KHCN ... Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước, trên địa bàn Tỉnh cũng đã phát triển Hội liên hiệp Khoa học và kỹ thuật tỉnh, Hội liên hiệp Khoa học và kỹ thuật huyện, Hội khoa học kỹ thuật,... Ở một số nơi, các đoàn thể như Hội Nông dân, Đoàn Thành niên, Hội Phụ nữ,… đã tham gia tuyên truyền KH&CN. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các Hội được chú trọng. Việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ của Sở KH&CN được quan tâm chú trong, hiện tại có 5 cán bộ đạt trình độ trên đại học, chiếm tỷ lệ 12,5% so với tổng số nhân lực đang công tác, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với mức chung của 63 Sở Khoa học và Công nghệ trong cả nước là 8%. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của Quảng Trị đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Quảng Trị đã từng bước thoát khỏi tình trạng không ổn định về chất lượng, ngày càng đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã với bao bì đẹp và hấp dẫn, … Họat động sở hữu trí tuệ ở Quảng Tri đã đạt được một số kết quả bước đầu. Đến nay đã có 76 đơn đăng ký xác lập nhãn hiệu hàng hoá trong đó 53/76 đơn đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; 2 văn bằng kiểu dáng đã được cấp bảo hộ. Việc giải quyết xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang phát huy được tính hiệu quả, ngăn chặn kịp thời các vụ sai phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công tác quản lý an toàn bức xạ hạt nhân ở Quảng Trị đã bước đầu đi vào nề nếp. Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với Cục kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân tập huấn triển khai pháp lệnh, phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ, cấp chứng chỉ cho 100 nhân viên bức xạ, cán bộ quản lý; … Tiềm lực KH&CN đã được tăng cường và phát triển một bước Đội ngũ cán bộ KH&CN đã được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Nếu như ở thời điểm năm 2000, số cán bộ có trình độ cao đẳng-đại học trở lên của toàn tỉnh là 7.117 người thì đến nay, chỉ riêng đội ngũ cán bộ có trình độ đại học trở lên trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp đã tăng lên 11.458 người. Hiện tại có 15 Tiến sĩ (công chức hành chính là 7; viên chức sự nghiệp là 4), 301 CBCC có trình độ Thạc sĩ và tương đương (công chức hành chính là 32; viên chức sự nghiệp là 118). Một số ngành và địa phương có sự phát triển nhân lực KH&CN trình độ cao khá rõ như ngành giáo dục (3.279 người), kinh tế (658 người), công thương (519 người), y tế (503 người), nông – lâm - thủy sản (237 người). Đặc biệt, hàng chục thạc sỹ, tiến sỹ khoa học ở nhiều ngành đã được đào tạo và trưởng thành nhờ việc thực hiện các đề tài khoa học. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, đội ngũ cán bộ KH&CN của Tỉnh đã phát huy tác dụng khá tích cực vào việc thúc đẩy phát triển KH&CN và gắn kết nghiên cứu với sản xuất và đời sống. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đầu tư cho KH&CN vẫn được chú trọng. Kinh phí sự nghiệp KH&CN của Tỉnh đã tăng từ 3.600 triệu đồng năm 2000 lên 8.140 triệu đồng năm 2007. Tức là tăng 2,26 lần sau 7 năm. Hệ thống tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh được phát triển bao gồm: Trung tâm thông tin KH&CN và Tin học (Sở Khoa học và Công nghệ), Trung tâm sản xuất khoa học lâm nghiệp Bắc Trung bộ, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, Trung tâm khuyến công, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm, Trung tâm khuyến ngư, Trường cao đẳng sư phạm tỉnh, Trạm Nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ Cam Lộ, Trung tâm điều tra quy hoạch thiết kế nông lâm, Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Trường chính trị Lê Duẩn, Trường công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ giáo thông vận tải, Trường Trung học y tế Quảng Trị, Trường trung cấp nghề Quảng Trị, Trường trung học Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đại học Công nghệ Huế tại Quảng Trị. Trong đó có hai đơn vị thuộc Trung ương là Trung tâm sản xuất khoa học lâm nghiệp Bắc Trung bộ và Đại học công nghệ Huế tại Quảng Trị. Tiềm lực cơ sở vật chất của các tổ chức KH&CN cũng được nâng lên. Điển hình là: tạo dựng được hệ thống từ phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật đến nhà kính, nhà lưới hoàn chỉnh; Trung tâm Tin học- Thông tin KHCN của Sở đã thiết kế, lắp đạt thiết bị và cài đặt mạng tin học diện rộng kết nối 52 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh (theo đề án 112) và 14 đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy. Tích cực mở rộng quan hệ KH&CN với bên ngoài Trong những năm qua Quảng Trị đã tổ chức tốt hơn việc tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương, sự hợp tác với các cơ quan khoa học Trung ương để nâng cao năng lực KH&CN của địa phương. Tỉnh đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với hơn 30 viện, trung tâm KH&CN, các trường đại học trong nước (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa chất, Viện Khoa học Thủy lợi, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học Mỏ-Địa chất, Trường Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Huế…) để triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ KH&CN. Thực tế cho thấy đây là một trong những hình thức chuyển giao tiến bộ KH&CN hiệu quả và là động lực thúc đẩy KH&CN địa phương phát triển. Một số dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi được triển khai trên địa bàn Tỉnh và mang lại kết quả tích cực. Một số ngành trong Tỉnh cũng chủ động tranh thủ các nhiệm vụ KH&CN có nguồn kinh phí từ các Bộ chủ quản. Ngành y tế đã phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và ngoài nước để tiến hành công tác nghiên cứu như Bộ Y tế, các viện và các trường đại học, tổ chức Tầm nhìn th