Đề tài Mô hình sở giao dịch hàng hóa

Trong một những năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đã hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nó đã thúc đẩy xã hội phát triển, đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, kéo theo đó là sự phát triển rầm rộ của hoạt động thông thương, trao đổi hàng hóa. Trao đổi mua bán hàng hóa ngày nay không còn manh mún, nhỏ lẻ mà trở thành một hoạt động mang tính thương mại, đồng thời cũng là một cách thức thu lợi nhuận. Thu lợi nhuận từ việc môi giới mua bán hàng hóa cũng nhanh chóng trở thành một ngành nghề hấp dẫn, thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, phải xây dựng một trung tâm môi giới mua bán hàng hóa sao cho hiệu quả là câu hỏi được đặt ra và được thắc mắc nhiều nhất trong giới thương nhân ngày nay. Sở giao dịch hàng hóa (hay thường được gọi là sàn giao dịch hàng hóa) là một biện pháp được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Xây dựng tốt một sàn giao dịch hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển việc lưu thông, trao đổi hàng hóa trong ngành nghề mà sở giao dịch đó hướng đến, đồng thời cũng là điều cần thiết để thúc đẩy thương mại nội địa, cũng như liên thông với xuất khẩu Việc xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam những năm gần đây đang được chú trọng mạnh mẽ. Hàng loạt các trung tâm giao dịch được xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, làm sao để các trung tâm này hoạt động có hiệu quả mới là câu hỏi hóc búa và cần giải quyết nhất trong giai đoạn này. Tất nhiên, câu trả lời chỉ có một, đó là dựa vào sự điều tiết hợp lí của nhà nước và sự hợp tác của các nhà đầu tư.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình sở giao dịch hàng hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong một những năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đã hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nó đã thúc đẩy xã hội phát triển, đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, kéo theo đó là sự phát triển rầm rộ của hoạt động thông thương, trao đổi hàng hóa. Trao đổi mua bán hàng hóa ngày nay không còn manh mún, nhỏ lẻ mà trở thành một hoạt động mang tính thương mại, đồng thời cũng là một cách thức thu lợi nhuận. Thu lợi nhuận từ việc môi giới mua bán hàng hóa cũng nhanh chóng trở thành một ngành nghề hấp dẫn, thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, phải xây dựng một trung tâm môi giới mua bán hàng hóa sao cho hiệu quả là câu hỏi được đặt ra và được thắc mắc nhiều nhất trong giới thương nhân ngày nay. Sở giao dịch hàng hóa (hay thường được gọi là sàn giao dịch hàng hóa) là một biện pháp được quan tâm và chú ý nhiều nhất. Xây dựng tốt một sàn giao dịch hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển việc lưu thông, trao đổi hàng hóa trong ngành nghề mà sở giao dịch đó hướng đến, đồng thời cũng là điều cần thiết để thúc đẩy thương mại nội địa, cũng như liên thông với xuất khẩu Việc xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam những năm gần đây đang được chú trọng mạnh mẽ. Hàng loạt các trung tâm giao dịch được xây dựng, hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, làm sao để các trung tâm này hoạt động có hiệu quả mới là câu hỏi hóc búa và cần giải quyết nhất trong giai đoạn này. Tất nhiên, câu trả lời chỉ có một, đó là dựa vào sự điều tiết hợp lí của nhà nước và sự hợp tác của các nhà đầu tư. I. Sở giao dịch hàng hóa I.1. Khái niệm: Sở giao dịch hàng hóa: là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, các bên tiến hành mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế được lẫn nhau. Nó xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 14 và nó được phát hiện ở Nhật bản vào thế kỷ 17, Sở giao dịch hàng hóa hiện đại bắt nguồn ở Mỹ cuối thế kỷ 19a. Những trung tâm giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới là: - London, New York: kim loại màu. - Luân Đôn, New York, Rôtxtecđam, Amxtecđam: cà phê. - Bombay, Chicago, New York: bông - Vinipec, Rôtxtecđam, Milan, New York: lúa mì. I.2. Hình thức mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa chủ yếu diễn ra dưới hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. I.3. Ưu nhược điểm trong hoạt động của sở giao dịch hàng hóa I.3.1. Ưu điểm Khi giao dịch hàng hóa giao sau, người sản xuất ký hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng, giúp họ định hướng và tạo điều kiện cho việc triển khai kế hoạch sản xuất. Chúng ta biết rằng khi người nông dân bắt đầu gieo trồng hay nhà máy luyện thép bắt đầu đi vào hoạt động thì họ đều hy vọng đến khi thu hoạch sẽ có sản lượng cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá cả bằng hay tốt hơn thời vụ trước. Không ai lại cứ tiếp tục nuôi trồng các cây con hay tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm mà giá cả đã liên tục rớt trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, giá cả luôn luôn biến động theo quan hệ cung - cầu cũng như ảnh hưởng bởi giá cả đầu vào và các yếu tố bất lợi khác; trong đó có cả yếu tố do con người gây nên - đó là tình trạng sản xuất theo phong trào không tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới. Thậm chí khi người nông dân đã thu hoạch xong lúa, cà phê, hạt tiêu, thuốc lá, ngô, đậu tương, cao su… hay nhà máy luyện thép đã có sản phẩm trong kho để bán thì cũng gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc đó giá thị trường đang xuống mà chưa bán hết được hàng. Do vậy ngay từ khi nuôi trồng hay thu hoạch xong mà người nông dân không có hợp đồng bán trước (hay gọi là hợp đồng kỳ hạn) với giá ấn định thì thế nào cũng gặp rủi ro về giá, vì trong vòng vài tháng sau giá cả có thể tăng, giảm thất thường… Còn đối với thương lái, các chủ vựa, các doanh nghiệp chế biến, nhà xuất khẩu hay các nhà sản xuất công nghiệp cũng sẽ gặp rủi ro tương tự như người nông dân nếu như họ thu mua nông sản, thu mua nguyên liệu, chế biến rồi lưu kho để tiêu thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua trước nguyên liệu với người cung cấp với giá ấn định (vì lúc mua giá có thể đang lên) cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ với giá ấn định (vì lúc bán giá có thể đang xuống). Như vậy cả nông dân, các thương lái, nhà chế biến và nhà xuất khẩu cũng như các nhà sản xuất công nghiệp đều phải quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá đối với sản phẩm hàng hóa của mình để hạn chế thiệt hại đến mức tối đa và dành được lợi nhuận cao nhất (ngay cả các nhà đầu cơ trên thị trường cũng không phải là trường hợp ngoại lệ đối với rủi ro này). Chính nhờ có hợp đồng mua, bán trước với giá ấn định và giao hàng sau mà các bên có thể hạn chế đến mức tối đa rủi ro về biến động giá nhờ cơ chế hoán đổi và lựa chọn mà sàn sẽ trực tiếp điều hành. Điều này không thể có được trong thị trường truyền thống. Vì vậy muốn kinh doanh qua sàn giao dịch hàng hóa có hiệu quả thì các nhà đầu tư phải được đào tạo những kiến thức cơ bản về hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, các cơ chế hoán đổi và lựa chọn cũng như các chiến lược mua bán trên sàn. Còn nếu thực hiện việc giao hàng ngay theo phương thức mua đứt bán đoạn thì giá bán chỉ là giá cao vào thời điểm đó, nhưng sau đó các cơ hội giá có lợi hơn sẽ phải bỏ qua vì hàng đã bán rồi, hoặc nếu ký gửi để bán hộ thì người bán phải thanh toán tiền lưu kho, tiền bảo quản… và vẫn có thể bị ép giá do người mua cố tình gây ra. Như vậy nhờ chức năng quản lý rủi ro về giá (đây là chức năng quan trọng nhất mà sàn giao dịch thực hiện được) và nhờ kinh doanh tập trung có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn mà sàn sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Một ưu điểm nữa của sở giao dịch hàng hóa là phía doanh nghiệp khi ký được hợp đồng cũng sẽ dự tính được khối lượng, phẩm cấp và giá cả hàng hóa sẽ thu mua. Từ đó nhà chế biễn, xuất khẩu có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu và sản lượng của nhà máy mình. Đây cũng là phương thức định hình hiệu quả cho sản phẩm của nhà máy. Quan trọng hơn, giao dịch qua sàn sẽ giúp người sản xuất có thêm công cụ thị trường để bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa, tạo điều kiện tăng giá bán hàng nông sản xuất khẩu nhờ kết nối được thị trường quốc tế. I.3.2. Nhược điểm Sở giao dịch hàng hóa vốn là một phương thức kinh doanh hiện đại mà các nước đã và đang phát triển áp dụng thành công. Tuy nhiên còn một số nước mới phát triển thì chưa hiểu rõ được lợi ích của Sở giao dịch hàng hóa, chưa có những quy định rõ ràng vể Sở giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước nên họ sẽ bị những thiệt thòi, tạo khoảng cách trong kinh tế. Do giao dịch tập trung qua sàn (khác với thị trường truyền thống) nên người mua và người bán chưa quen, sự phối hợp của các đơn vị cùng tổ chức thị trường này chưa cao, chưa chuyên nghiệp; cán bộ quản lý sàn giao dịch chưa được đào tạo bài bản, chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho chương trình thí điểm chưa đồng bộ... Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trương Đình Hòe, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam, phân tích, phía doanh nghiệp không thích mua hàng hóa nhỏ lẻ của người dân, còn nông dân lại không hiểu về quy chế hoạt động “rắc rối” của các sàn. Vì thế, đến nay hai bên vẫn khó gặp nhau trong hình thức giao dịch hiện đại mua bán qua “sàn”. Một nhược điểm dễ nhận thấy trong việc giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa là có quá nhiều ràng buộc khi tham gia giao dịch, trong khi, chủ thế chủ yếu trong quan hệ trên là những người nông dân, thiếu hiểu biết trong các lĩnh vực pháp luật. Hơn nữa, giao dịch tại sở giao dịch đòi hỏi một lượng hàng hóa nhất định mà người tham gia sàn phải đáp ứng nếu muốn giao dịch trên sàn. Điều này vô hình chung đã đẩy những người sản xuất có lượng hàng hóa ít ra khỏi sở giao dịch. Mà đối với các nước đang phát triển, số lượng những nhà sản xuất này không hề nhỏ. Một yêu cầu đặt ra nữa cho kinh doanh các sở giao dịch hàng hóa là địa điểm, kho bãi và phương thức bảo quản. Hàng hóa một khi đã được chuyển đến sở giao dịch thì đòi hỏi phải được lưu kho và có phương pháp bảo quản thích hợp vì hàng hóa chủ yếu là nông sản. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu này không phải là dễ dàng. Với trình độ kĩ thuật khoa học công nghệ chưa cao, đây sẽ là trở ngại cho những sàn giao dịch ở các nước chưa phát triển. II. Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam – Con đường chông gai nhưng hứa hẹn nhiều thành công rực rỡ II.1. Sự cần thiết phải thành lập sở giao dịch hàng hóa Sự bùng nổ của các sàn giao dịch vàng, đi kèm với nó là khoảng trống pháp lý khi những quy định của cơ quan quản lý chưa ban hành kịp đang đẩy nhiều rủi ro về phía nhà đầu tư và kéo theo tình trạng lộn xộn trên thị trường. Nhìn rộng hơn, Việt Nam chưa có sàn giao dịch hàng hóa khác dù hiện rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới các mặt hàng như gạo, cà phê, ngô… Ý tưởng thành lập một Sở giao dịch hàng hóa, trước mắt thí điểm cho mặt hàng cà phê đang được đẩy nhanh thực hiện. Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ Pháp tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), UBND tỉnh Đắk Lắk. Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần việc chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về hàng hóa, kho bãi); Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)… Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (tên gọi của sàn giao dịch) đã được khánh thành nhưng kỳ thực chỉ nhằm lấy ngày và chưa chính thức hoạt động. Nguyên nhân được các thành viên nêu ra là hệ thống công nghệ kỹ thuật vận hành chưa thông suốt, đồng thời tổ chức bộ máy của sàn cũng chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị tham gia. Theo chủ trương mới của tỉnh Đắk Lắk, năm 2009 này Trung tâm sẽ được đưa vào hoạt động và theo mô hình công ty cổ phần (đơn vị nào tham gia sẽ góp vốn hoạt động) thay vì đơn vị hành chính sự nghiệp như trước kia. Việt Nam có lợi thế xuất khẩu đối với nhiều loại khoáng sản và nông sản, trong đó các mặt hàng có số lượng sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới như cà phê, gạo, điều, tiêu… Kim ngạch xuất khẩu cũng như việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng được cải thiện khi nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, còn một số tồn tại đối với sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam. Chẳng hạn, quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa vẫn theo kiểu truyền thống, sản xuất hàng hóa chưa bắt nhịp với nhu cầu thị trường nên điệp khúc "được mùa - mất giá" vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, do sản xuất còn tự phát, quy mô nhỏ và rủi ro thiên tai, tiêu chuẩn một số loại hàng hóa chưa thống nhất nên chất lượng không đồng đều. Việc này dẫn đến tiêu chuẩn hàng hóa của Việt Nam thường không được công nhận rộng rãi nên hàng hóa phải xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thế giới, chẳng hạn như: Sở giao dịch hàng hóa châu Âu, London… gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là người dân. Các nhà xuất khẩu Việt Nam luôn ở thế bất lợi, vì hầu như không có công cụ dự phòng và hạn chế biến động giá. Còn với người sản xuất, nguồn tài chính chủ yếu dựa vào tín dụng của Agribank và "ngân hàng dành cho người nghèo" hoặc các chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên, với hoạt động lưu thông hàng hóa, các ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng mang tính chất ngắn hạn… Nhìn chung, chưa có thị trường thứ cấp tập trung để người sản xuất huy động được vốn, người kinh doanh có thể mua đi bán lại hàng hóa và nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư. Hiện tại, khoảng 99% giao dịch của các doanh nghiệp vẫn theo cách truyền thống là mua hàng sau đó phân loại và thực hiện giao nhận. Các nhà phân tích cho rằng, cần chuyển đổi việc sản xuất hàng hóa từ sản xuất đến thị trường và sản xuất theo hợp đồng phải là một xu hướng tất yếu sớm được hình thành. Có nghĩa là, trước khi sản xuất phải có hợp đồng tiêu thụ, sau đó mới đến khâu lưu trữ và giao hàng, nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, cần thiết phải thành lập Sở giao dịch hàng hóa tập trung. Sở giao dịch hàng hóa ra đời sẽ kết nối trực tiếp sản xuất hàng hóa với nhu cầu thị trường, xóa bỏ tình trạng "được mùa - mất giá" hoặc được giá nhưng không có hàng để bán. Qua đó, chống đầu cơ giá, hiện tượng "tư thương ép giá người nông dân" cũng như chuẩn hóa các tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặt khác, khi thị trường có Sở giao dịch hàng hóa tập trung sẽ có sự tham gia trực tiếp của các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… giúp huy động vốn hiệu quả, nhanh chóng cho sản xuất. Quan trọng hơn, Sở giao dịch hàng hóa chính là trung gian để kết nối thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế. Sở Giao dịch hàng hoá: Nơi kết nối sản xuất với thị trường KTNT - Việt Nam có nhiều mặt hàng có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới như càphê, gạo, điều, tiêu... Tham gia trên các sàn quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chỉ là các nhà đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó, khả năng phân tích, tập hợp thông tin về thị trường thế giới có hạn, vì thế không ít doanh nghiệp đầu tư kiểu hợp đồng tương lai đã thua lỗ nặng. Một sân chơi tại Việt Nam, do doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam đứng ra tổ chức, được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn hơn, đồng thời tránh được tình trạng "chảy máu ngoại tệ" sang các sàn quốc tế. Nhìn ra khu vực, Thái Lan đã có sàn giao dịch gạo, Nhật Bản có sàn giao dịch cao su, Malaysia giao dịch dầu cọ, đậu nành… II.2. Cơ sở pháp lí trong việc thành lập sở giao dịch hàng hóa Sở giao dịch hàng hóa được mặc nhiên công nhận trong Mục 3, Chương II : Mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 2005 và được quy định chặt chẽ về cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của sở giao dịch hàng hóa trong Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 II.3. Quy mô, hình thức của sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam Việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa được quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 28/12/2006 về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá. Sở là một pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Cty TNHH, Cty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và của Nghị định này. Sở có chức năng lựa chọn loại hàng hóa để giao dịch và tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động giao dịch hàng hóa. Bộ Thương mại quyết định cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở, phê chuẩn điều lệ hoạt động của Sở. Với 4 điều kiện: Phải có ít nhất 150 tỷ đồng, người giữ chức giám đốc hoặc tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 5 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, các điều kiện khác cũng phải theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo nội dung nghị định, Sở giao dịch hàng hoá là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH và công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của nghị định số 158/2006/NĐ-CP . Thông tư 03/2009/TT-BCT quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung Giấy phép thành lập trên 1 tờ báo điện tử hoặc báo viết đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp. Trong trường hợp thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định. Ngoài ra, Sở Giao dịch hàng hóa phải thực hiện chế độ báo cáo Bộ Công Thương định kỳ hoặc đột xuất. Khi có diễn biến bất thường trong giao dịch, Sở Giao dịch hàng hóa phải gửi báo cáo đến Bộ Công Thương bằng biện pháp nhanh nhất có thể. Các thương nhân Việt Nam cũng sẽ được tham gia mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá ở nước ngoài. Khi tham gia hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá ở nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.Đối với các tổ chức và cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hoá có thể uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá. Việc uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giao dịch bằng văn bản. II.4. Thực tiễn hoạt động của sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam Là sàn hàng hóa giao dịch đầu tiên ở Việt Nam (khai trương năm 2002 tại TP HCM), sàn giao dịch điều chỉ thực hiện được đúng một phiên với một hợp đồng mua bán được ký “lấy may” rồi nhanh chóng lặn “mất tăm”. Không lâu sau, sàn giao dịch thủy sản được thiết lập tại Cần Giờ (TP HCM), nhằm mục đích hạn chế khâu trung gian, giúp doanh nghiệp và ngư dân có thể làm việc trực tiếp, cả hai cùng có lợi. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn hoạt động, sàn giao dịch này cũng nhanh chóng “giải tán”. Gần đây nhất là sự xuất hiện của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (Sàn giao dịch cà phê – còn được gọi là BCEC) vào năm 2004, được đầu tư một cách bài bản, tuy nhiên đang hoạt động trong tình trạng cầm chừng. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại: “Các sàn giao dịch hàng hóa ở nước ta hiện nay đều chưa đạt chuẩn, đều lỏng lẻo về cơ sở pháp lý, về thể lệ hoạt động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tránh chấp là khó tránh khỏi”. Thực ra, giao dịch hàng hóa không phải là khái niệm mới tinh tại Việt Nam. Giao Techcombank và Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk (Inexim Đắk Lắk) triển khai từ vài năm nay. Khi tham gia giao dịch tại thị trường kỳ hạn cà phê London (lệnh đặt qua Techcombank, thông qua một nhà môi giới khác tại sàn London), DN sẽ thực hiện việc mua - bán cà phê trên thị trường quốc tế với mức giá được DN "ưng ý" nhất, còn hàng thì giao sau, thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều quan trọng là, tại thời điểm giao cà phê, giá lên hay xuống thì vẫn giao theo giá đã được "chốt" lệnh từ trước. Khi chưa trực tiếp giao dịch tại thị trường kỳ hạn London, DN xuất khẩu cà phê phải chịu nhiều thua thiệt. Thông thường, chênh lệch giữa giá chào bán cà phê Việt Nam với giá giao dịch trên thị trường kỳ hạn London khá lớn, luôn ở mức trên 100USD/tấn. Nay nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, DN không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó DN chỉ phải chịu một khoản phí cho nhà môi giới (Techcombank), khoảng 3,5 USD/tấn. Ngoài việc bảo hiểm rủi ro về giá, hình thức mua bán kỳ hạn này còn được nhiều công ty tham gia như một kênh đầu tư (mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi từ chênh lệch giá) hoặc sử dụng hợp đồng tương lai như là mộ
Tài liệu liên quan