Đề tài Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam

Trong tất cả các hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quết định đến các hoạt động.ràng, chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động của khác của doanh nghiệp mới có thể diễn ra một cách liên tục, mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường.

doc61 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong tất cả các hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường thì công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quết định đến các hoạt động.ràng, chỉ có tiêu thụ được sản phẩm thì các hoạt động của khác của doanh nghiệp mới có thể diễn ra một cách liên tục, mới có thể đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Mặt khác, môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động luôn luôn biến động, thị trường luôn vận động theo những qui luật của vốn có của nó. do vậy chỉ có nắm vững các xu thế vận động của thị trường, đưa ra được các quyết định sán xuất kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của thị trường nói riêng và của môi trường nói chung thì doanh nghiệp mới có các cơ hội để thành công trong lĩnh vực mình hoạt động. Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận hợp thành quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh là sản xuất ra những loại sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai và ở đâu để một mặt tăng cường được thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường, và mặt khác giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng đến mức cao nhất các ưu thế về nguồn lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh. Được may mắn công tác và làm việc tại một công ty TNHH sản phẩm xây dựng BHP thép Việt Nam (là chi nhánh của công ty Broken Hill Propriaryty Ltd, một công ty được thành lập tại úc cũng là một công ty nắm giữ đa số cổ phần ) trong những năm nền kinh tế của nước ta chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, bản thân đã được chứng kiến những thăng trầm của công ty trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy chỉ có tập trung vào công tác thị trường, coi thị trường là động lực của sản xuất kinh doanh, lấy việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng về hàng hoá và dịch vụ, tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm....Có những ứng xử phù hợp với những thay đổi của thị trường sản phẩm để hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ thị trường ngày càng tốt hơn thì mới đưa doanh nghiệp đến chỗ làm ăn có hiệu quả ngày càng cao, đóng góp ngày càng nhiều vào Ngân sách Nhà nức và nâng cao đời sống của nhân viên trong Công ty. Tuy nhiên, những thành tích trong quá khứ không phải là chìa khoá bảo đẩm cho những thành công trong trong tương lai, vì vậy công tác chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm được xác định đúng đắn sẽ là tiền đề giúp cho doanh nghiệp có được các chính sách, các quyết định, các ứng xử phù hợp nhằm giành được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh và tăng phần thị trường của mình. Chính vì lẽ đó, trong thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình : “Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam”. Phần thứ nhất Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm Một yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. I - Thị trường tiêu thụ sản phẩm - yếu tố cơ bản trong quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp. 1 Khái niệm về quá trình tái sản xuất. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng - do vậy sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra phải trở thành hàng hoá để phục vụ cho quá trình tiêu dùng của xã hội, nên doanh nghiệp không thể ngừng sản xuất. Do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó thì đồng thời là quá trình tái sản xuất. Như vậy, tái sản xuất xã hội hay tái sản xuất cá biệt (tái sản xuất của các doanh nghiệp) đều là quá trình sản xuất được lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. Tái sản xuất của các doanh nghiệp là một bộ phận của tái sản xuất xã hội và có mối liên hệ biện chứng với nhau. Xét về qui mô thì tái sản xuất có 2 loại: 1.1. Tái sản xuất giản đơn. Là quá trình tái sản xuất được lặp lại với qui mô không thay đổi của năm sau so với năm trước. Loại hình tái sản xuất này thường diễn ra ở các doanh nghiệp có trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, và đối với các nền kinh tế nhỏ. 1.2. Tái sản xuất mở rộng. Là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại với qui mô năm sau lớn hơn năm trước. Loại hình tái sản xuất này diễn ra ở các doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao, năng suất lao động cao, có sản phẩm thăng dư. Sản phẩm sản xuất ra không những đủ bù đắp được những chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận để đầu tư phát triển. Lợi nhuận thực hiện qua tiêu thụ sản phẩm được giữ lại là điều kiện để thực hiện tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp. Có 2 loại tái sản xuất mở rộng là: - Một là: Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng. Thể hiện ở chỗ tổng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra tăng hơn năm trước do tăng vốn và tăng khối lượng lao động trong quá trình sản xuất mà không liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn lao động. - Hai là: Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Thể hiện ở chỗ tổng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra năm sau tăng lên do năng suất lao động tăng lên và hiệu quả tương đối của việc sử dụng vốn và lao động tăng lên còn khối lượng vốn và lao động có thể không thay đổi, hoặc có thể giảm xuống hay tăng lên nhưng tổng mức độ tăng hay giảm của hai nhân tố này phải nhỏ hơn tổng mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. 2. Các khâu cơ bản của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ bao gồm bốn khâu cơ bản là: Sản xuất - Phân phối - Lưu thông - Tiêu dùng. Trong các khâu của quá trình tái sản xuất, mỗi khâu có một ý nghĩa nhất định nhưng giữa bốn khâu cơ bản đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sản xuất là khâu đầu tiên và cũng là khâu cơ bản quyết định nhất - vì nếu không có sản xuất thì sẽ không có các khâu khác, không có sản phẩm hàng hoá để phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Nhưng sản xuất là để tiêu dùng, tiêu dùng là khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất, tiêu dùng là mục đích của sản xuất và có tác dụng tích cực trở lại đối với sản xuất, nó định ra khối lượng, cơ cấu, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là thượng đế, do đó sự phát triển đa dạng của nhu cầu người tiêu dùng là động lực quan trọng đối với sự phát triển sản xuất của các doanh nghiệp. Mặt khác, sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra là để bán trên thị trường. Do vậy thị trường nằm ở khâu lưu thông. Phân phối. lưu thông chính là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng do đó thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Lưu thông là khâu tiếp tục hoàn thành sự phân phối. Nó làm cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy lưu thông trở thành môi giới giữa một bên là sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Lưu thông làm cho sự phân phối trở lên cụ thể hoá thích hợp với mọi nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất ra đối với mọi tầng lớp dân cư và mọi nghành sản xuất chính tại khâu này mà giá trị hàng hoá của một doanh nghiệp sản xuất ra được thực hiện còn lợi ích của người mua là giá trị sử dụng của hàng hoá được thoả mãn phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Tóm lại, sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng hợp thành một thể thống nhất của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thị trường nằm trong khâu lưu thông, nó vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp có các điều kiện để mua các yếu tố chuẩn bị cho quá trình sản xuất (thị trường đầu vào) vưà là nơi để các doanh nghiệp tiến hành bán các sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm thu được giá trị của sản phẩm hàng hoá để có điều kiện thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo. Như vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng và là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, mà nếu thiếu nó thì quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ, sản phẩm sản xuất ra không đến được người tiêu dùng, hoặc không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của họ... do đó nó là mục tiêu của quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, là động lực của quá trình tái sản xuất của mọi doanh nghiệp. 3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm - yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 3.1. Khái niệm về thị trường: Thuật ngữ thị trường, lúc ban đầu được hiểu là một địa điểm cụ thể mà ở đó người bán và người mua gặp gỡ nhau để trao đổi hàng hoá. Ngày nay sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc bằng nhiều hình thức khác nhau. Do đó, khái niệm về thị trường đã có nhiều thay đổi. - Đối với nhà kinh tế học thị trường bao gồm mọi người mua và mọi người bán trao đổi với nhau về hàng hoá và dịch vụ. Họ quan tấm đến cấu trúc của thị trường, sự thực hiện trao đổi và tiến trình hoạt động của mỗi loại thị trường. - Đối với một người làm công tác maketing của doanh nghiệp, thì thị trường là tập hợp những người hiện mua bán và những người sẽ mua một mặt hàng nào đó, những người bán khác cũng bán một loại hàng hoá cạnh tranh với hàng hoá của doanh nghiệp mình. Do đó, trên thị trường hình thành nên các quan hệ giữa người bán với người mua, giữa người bán với nhau và quan hệ giữa những người mua với nhau để thực hiện quá trình trao đổi hàng hoá. Vì vậy, có thể thấy rằng, để thị trường hình thành và tồn tại phải có các điều kiện sau: + Đối tượng trao đổi: là sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. + Đối tượng tham gia trao đổi: Người bàn và người mua. + Điều kiện để thực hiện trao đổi: khả năng thanh toán. Như vậy, điều kiện quan tâm của các doanh nghiệp là tìm ra nơi trao đổi tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của sản phẩm mà doanh nghiệp dự định cung ứng cho thị trường để thực hiện giá trị của sản phẩm, còn đối với người tiêu dùng họ lại quan tâm đến việc so sánh những sản phẩm và dịch vụ mà nhà sản xuất cung ứng thoả mãn đúng nhu cầu của họ đến đâu. Họ quan tâm đến giá trị sử dụng của sản phẩm do doanh nghiệp cung ứng. 3.2 Vai trò của thị trường. - Do thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các cá nhân, gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và các quyết định của công nhân về việc làm cho ai và bao lâu đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, nên quá trình điều chỉnh giá cả hàng hoá và dịch vụ trên thị trường sẽ khuyến kích các nhà sản xuất sử dụng các nguồn lực cho sản xuất tiết kiệm hơn, có hiệu quả hơn để sản xuất ra đúng loại sản phẩm mà thị trường cần. Trên góc độ này để xem xét thì thị trường chỉ chấp nhận những loại hàng hoá có chi phí xã hội hợp lý bằng mức chi phí trung bình của xã hội và có giá trị sử dụng phù hợp với người tiêu dùng thôi. Ngược lại thì hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ra sẽ không được thị trường chấp nhận sẽ bị ứ đọng và không bán được. Với ý nghĩa đó thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là nơi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, là nơi kiểm nghiệm giá trị sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra có đáp ứng nhu cầu của thị trường hay không?. Thị trường là nơi kết hợp giữa cung và cầu, nó cho biết số lượng người bán và số lượng người mua. Hoạt động của các nhân vật này, mối quan hệ giữa họ theo những qui luật riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Số lượng người mua, người bán trên thị trường nhiều hay ít phản ánh của thị trường. Việc mua hay bán sản phẩm với khối lượng và giá cả bao nhiêu là do cung và cầu thị trường quyết định. Do vậy qui mô của thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định qui mô sản xuất, hiệu quả của hoạt động thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,... vì số lượng sản phẩm tiêu thụ giá cả là hai nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô doanh số và qui mô lợi nhuận của doanh nghiệp... ảnh hưởng đến hiệu quả của qui trình sử dụng các nhân tố sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc xác định nhu cầu trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao thế lực của doanh nghiệp trên thị trường phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được mục tiêu đặt ra. - Thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp tìm cách giải quyết các vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh như sau: - Cơ cấu mặt hàng. + Phải sản xuất mặt hàng gì ? cho ai ? + Số lượng bao nhiêu ? - Chất lượng hàng hoá. + Mẫu mã, kiểu dáng, nhãn hiệu, biểu tượng, bao gói... của sản phẩm. + Các đặc tính cụ thể của sản phẩm hàng hoá. - Giá bán là bao nhiêu ? - Bán sản phẩm ở đâu ? và phương thức bán như thế nào ? - Làm thế nào để khách hàng có ấn tượng tốt về sản phẩm và về doanh nghiệp ? để lôi kéo họ vào việc mua hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra.. 4. Phân loại thị trường. Để thành công trong cuộc cạnh tranh trên thị trường thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hiểu tính chất, các mối quan hệ từng loại trên thị trường. Phân loại thị trường có ý nghĩa quan trọng giúp cho các doanh nghiệp nhận thức được điều đó. Có nhiều cách phân loại thị trường. Mỗi cách phân loại có một ý nghĩa riêng. ở đây chúng tôi xin đề cập đến cách phân loại thị trường dựa vào tính chất của thị trường và cách phân loại dựa vào vai trò của người mua và người bán trên thị trường. 4.1. Phân loại theo tính chất của thị trường thì có: - Thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh. - Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. - Thị trường nông thôn và thị trường thành thị. a) Thị trường vừa cạnh tranh vừa độc quyền: Là hình thái thị trường mà ở đó có một người bán và nhiều người mua. Trên loại thị trường này bất kỳ một người bán nào cũng có thể là người cạnh tranh hoặc là người độc quyền hoặc là nhóm độc quyền đối với loại sản phẩm nào đó và số lượng và chất lượng sản phẩm thường khác nhau chút ít. Ví dụ trên thị trường thuốc lá có một số doanh nghiệp tham gia sản xuất thuốc lá nhưng với số lượng chất lượng và nhãn hiệu khác nhau. ở đây các doanh nghiệp vừa là người cạnh tranh với nhau nhưng họ lại được độc quyền đối với phẩm chất và nhãn hiệu sản phẩm. Trong trường hợp này mỗi doanh nghiệp vừa có quyền định giá bán vừa phải cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh trên loại thị trường này muốn dành được thắng lợi thì phải làm sao đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng mẫu mã đẹp trên cơ sở giá thành thấp ddể có thể bán với giá thấp hơn đối thủ của mình mà vẫn thu được lợi nhuận cao từ đó có thể mở rộng được phần thị trường của mình nhờ sự thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. b) Thị trường đầu ra của doanh nghiệp : Đây là loại thị trường rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trên thị trường đầu vào doanh nghiệp đóng vai trò người mua các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như: Tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, lao động vốn... với ý nghĩa đó thị trường là điều kiện đảm bảo cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với thị trường nguyên liệu của một doanh nghiệp công nghiệp đặc biệt là thị trường nông sản có ý nghĩa rất quan trọng. Vì nguyên liệu vừa ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vừa ảnh hưởng đến tổ chức các quá trình sản xuất... do đó việc định ra một chiến lược phát triển vùng nguyên liệu, chính sánh định giá mua nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta. Doanh nghiệp LĐ Sản phẩm hàng hoá. CN NVL Dịch vụ. Vốn Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra. Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm). Đây là thị trường quan trọng nhất để bảo đảm cho quá trình tái sản xuất sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Thị trường này xác định nhu cầu cho sản xuất kinh doanh định hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy thị trường đầu ra là thước đo là động lực củ sản xuất kinh doanh. c). Đối với thị trường nông thôn và thị trường thành thị. Do đặc điểm ở nước ta dân số sinh sống ở các vùng nông thôn chiếm tới 80 - 85% dân số cả nước nhưng hiện tại mức thu nhập thấp nên việc khai thác và mở rộng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. - Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường này phải đưa ra được các loại sản phẩm không chỉ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng mà còn phải có mức giá phù hợp với nhu cầu của đại đa số gia đình nông dân. Đối với thị trường thành thị: Đây là thị trường quy mô lớn tính chất cạnh tranh cao cả về số lượng chất lượng mẫu mã và giá cả về quy mô số lượng hàng hoá tiêu thụ lẫn tổng giá trị của thị trường. Do đó các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường này mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn. 4.2. Phân loại vai trò của người mua và người bán. Theo cách phân loại này có thị trường người bán và thị trường người mua. Trên thị trường người bán có vai trò quyết định thuộc về người bán hàng. Nhưng trên thị trường người mua thì quan hệ mua bán trên thị trường do người mua quyết định. Chính vì vậy mà thị trường là yếu tố quyết định của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Do các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với phương châm: Chỉ bán những sản phẩm và dịch vụ thị trường cần chứ không bán những sản phẩm và dịch vụ mà mình có. Đối với thị trường người mua các doanh nghiệp phải có thái độ khôn khéo phải tiếp cận nhận thức qua nghiên cứu thị trường để có thể thâm nhập và khai thác thị trường phù hợp với các quy luật của nó đặc biệt là nghiên cứu về cung cầu để có thể đưa ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tóm lại thị trường có nhiều loại nếu đứng trên các góc độ khác nhau để xem xét. Đối với doanh nghiệp thì thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra là quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là thị trường chủ yếu của doanh nghiệp, nhờ vào nó mà doanh nghiệp có thể mua sắm các loại vật tư kỹ thuật các yếu tố đầu vào khác phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi. 5. Nghiên cứu thị trường. Như đã trình bầy ở phần trên quy mô của thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn liền với số lượng người mua với một loại sản phẩm hàng hoá nào đó sự quan tâm của họ gắn liền với 3 đặc điểm quan trọng là: Sự quan tâm lợi ích và khả năng tiếp cận... Dựa 3 đặc điểm cơ bản đó của người tiêu dùng doanh nghiệp có các loại thị trường sau. 5.1. Thị trường tiềm tàng (The Potential Market). Là tập hợp các người tiêu dùng tỏ ra có ít nhiều quan tâm đến một loại sản phẩm nào đó nhưng sự quan tâm của người tiêu dùng chưa đủ để hình thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, họ cần có điều kiện là khả năng thanh toán để mua lại hàng hoá đó. Do đó quy mô của thị trường tiềm tàng là hàm số của sự quan tâm lẫn khả năng thanh toán và còn phụ thuộc vào các hàng rào ngăn cách thị trường có quan hệ với việc khách hàng tiếp cận với sản phẩm. 5.2. Thị trường ắt có (The Available Market). Là tập hợp các khách hàng có sự quan tâm có khả năng thanh toán và có thể tiếp cận được với sản phẩm của doanh nghiệp. 5.3. Thị trường ắt có và có đủ điều kiện (The qualified Available Market). Là tập hợp của khách hàng có quan tâm, có khả năng tiếp cận và có những điều kiện để mua một loại sản phẩm nào đó. Do mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một chiến lược theo đuổi toàn bộ thị trường ắt có và đủ điều kiện hay chỉ tập chung vào một phân đoạn của thị trường thôi. 5.4. Thị trường trọng điểm (The Target Market). Là một phần của thị trường ắt có đủ điều kiện mà doanh nghiệp quyết định theo đuổi còn gọi là thị trường phục vụ (The Served Market). 5.5. Thị trường đã thâm nhập (The Penetrated Market). Là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm của doanh nghiệp. Những định nghĩa về các loại thị trường như trên là một công cụ quan trọng
Tài liệu liên quan