Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty Kính nổi Viglacera đến năm 2015

Yếu tốcon người từlâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thếcạnh tranh mà còn là yếu tốquyết định sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh nhưhiện nay, vấn đềnguồn nhân lực đã được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đó là làm sao xây dựng được một đội ngũcán bộ công nhân viên có chất lượng; làm sao tuyển dụng, thu hút cũng nhưgiữ được người tài giỏi, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”. Công ty Kính nổi Viglacera, một doanh nghiệp Nhà nước đang có tiềm năng phát triển lớn, sản phẩm của Công ty đang được thịtrường trong và ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên qua mấy năm hoạt động cho đến nay, vấn đềquản lý nhân sựnói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung của công ty đang gặp phải những khó khăn, luôn có sựxáo trộn cán bộ, công ty đang phải đối mặt với tình trạng”‘chảy máu chất xám”, người tài trẻ đến rồi đi, ảnh hưởng đến các mục tiêu sản xuất và kinh doanh của công ty. Vì vậy việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của công ty đang được ban lãnh đạo công ty quan tâm. Với kiến thức được trang bịqua khóa học và tích lũy kinh nghiệm qua các năm làm việc tại công ty, tôi chọn thực hiện đềtài ” Một sốgiải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty Kính nổi Viglacera đến năm 2015”. Trên cơsở đó giúp ban lãnh đạo Công ty xác định được những tồn tại trong chính sách quản trịnguồn nhân lực, nhằm có các đềxuất, giải pháp đúng đắn và kịp thời đểkhắc phục nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn tới.

pdf79 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty Kính nổi Viglacera đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KÍNH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ VÕ ĐÌNH VIỆT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC S Ĩ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KÍNH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ VÕ ĐÌNH VIỆT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC S Ĩ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH HỘI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, tài liệu sử dụng cho luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của cơ quan nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách báo… Các đề xuất, giải pháp và kiến nghị được bản thân tôi rút ra từ trong quá trình học tập, trong nghiên cứu lý luận và thực tiển tại công ty Kính nổi Viglacera. Người cam đoan Võ Đình Việt MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu và lý do chọn đề tài ............................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn ................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC .................................. 3 1.1. Giới thiệu .............................................................................................................. 3 1.2. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực .................................................................. 3 1.3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực .............................................. 6 1.3.1 Hoạch định nguồn nhân lực .............................................................................. 6 1.3.2 Phân tích công việc ........................................................................................... 7 1.3.3 Chiêu mộ và tuyển chọn nhân sự ...................................................................... 9 1.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực .................................................................................... 9 1.3.5 Đánh giá hoàn thành công việc ....................................................................... 10 1.3.6 Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ ............................................................. 12 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ............................................ 13 1.4.1 Nhóm yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ........................................ 13 1.4.2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên trong ......................................... 14 1.5. Một số vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đang phải đối mặt liên quan đến các hoạt động quản trị nhân sự ............................................................. 16 1.6. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở các nước .............................................. 19 1.6.1 Kinh nghiệm của Singapore ........................................................................... 19 1.6.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 20 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA .......................................................................................... 22 2.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 22 2.2. Giới thiệu tổng quan về Công ty Kính nổi Viglacera .......................................... 22 2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Kính nổi Viglacera ................. 22 2.2.2. Cơ cấu tổ chức................................................................................................. 23 2.2.3. Thống kê về lao động ...................................................................................... 24 2.2.4. Những tồn tại và thách thức lao động ............................................................. 28 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng quản về quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Kính nổi Viglacera ........................................................................................................ 28 2.3.1 Hoạch định nguồn nhân lực ........................................................................... 28 2.3.2 Công tác tuyển dụng ...................................................................................... 30 2.3.3 Bố trí, phân công sắp xếp và đề bạt nhân viên ............................................... 34 2.3.4 Đánh giá hoàn thành công việc ...................................................................... 37 2.3.5 Công tác đào tạo ............................................................................................. 38 3.3.5 Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ ............................................................ 40 2.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Kính nổi Viglacera ........................................................................................................ 45 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA ĐẾN NĂM 2015 ...................... 49 3.1. Định hướng và mục tiêu quản trị nguồn nhân lực của công ty đến 2015 ......... 49 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Kính nổi Viglacera đến năm 2015 ...................................................................................... 49 3.2.1. Thực hiện tốt công tác hoạch định nguồn nhân lực và cải tiến công tác tuyển dụng tạo điều kiện thu hút người lao động giỏi từ bên ngoài ....................... 49 3.2.2. Phân tích công việc trên cở sở đó sắp xếp, bố trí lại công việc, cải tiến các tiêu chuẩn đánh giá và điều chỉnh chính sách lương phù hợp ............................. 51 3.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo ......................................................................... 56 3.2.4 Các giải pháp khác ......................................................................................... 58 3.2.4.1 Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên ............ 58 3.2.4.2 Xây dựng tốt mối quan hệ cấp trên cấp dưới ......................................... 59 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................. 60 3.3.1. Kiến nghị với Tổng công ty Viglacera .......................................................... 60 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................ 61 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 63 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Thống kê số lượng lao động đến 2009 ........................................................ 24 Bảng 2.2: Thống kê về tuổi lao động ............................................................................ 25 Bảng 2.3: Thống kê về thâm niên công tác ................................................................... 26 Bảng 2.4: Thống kê về trình độ lao động qua các năm ................................................. 27 Bảng 2.5: Thống kê về sự thỏa mãn công việc đang đảm nhiệm ................................. 35 Bảng 2.6: Nhận xét đánh giá thỏa mãn của 99 người về công việc ............................. 35 Bảng 2.7: Thống kê sự thỏa mãn về cơ hội thang tiến .................................................. 36 Bảng 2.8: Nhận xét đánh giá thỏa mãn của 99 người về cơ hội thăng tiến .................. 37 Bảng 2.9: Thống kê sự thỏa mãn của công tác đào tạo ................................................. 40 Bảng 2.10: Nhận xét đánh giá thỏa mãn của 99 người công tác đào tạo ...................... 40 Bảng 2.11: Thống kê sự thỏa mãn về lương, thưởng và chính sách đãi ngộ ................ 45 Bảng 2.12: Nhận xét đánh giá thỏa mãn về lương, thưởng và chính sách đãi ngộ ....... 45 Hình 2.1: Biểu đồ thống kê về độ tuổi năm 2009 ......................................................... 25 Hình 2.2: Biểu đồ thống kê về thâm niên công tác tại công ty năm 2009 .................... 26 Hình 2.3: Biểu đồ thống kê về trình độ chuyên môn của người lao động năm 2009.....27 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình tuyển dụng tại Công ty Kính nổi Viglacera ......................... 30 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu và lý do chọn đề tài Yếu tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực đã được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đó là làm sao xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có chất lượng; làm sao tuyển dụng, thu hút cũng như giữ được người tài giỏi, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”. Công ty Kính nổi Viglacera, một doanh nghiệp Nhà nước đang có tiềm năng phát triển lớn, sản phẩm của Công ty đang được thị trường trong và ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên qua mấy năm hoạt động cho đến nay, vấn đề quản lý nhân sự nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung của công ty đang gặp phải những khó khăn, luôn có sự xáo trộn cán bộ, công ty đang phải đối mặt với tình trạng”‘chảy máu chất xám”, người tài trẻ đến rồi đi, ảnh hưởng đến các mục tiêu sản xuất và kinh doanh của công ty. Vì vậy việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của công ty đang được ban lãnh đạo công ty quan tâm. Với kiến thức được trang bị qua khóa học và tích lũy kinh nghiệm qua các năm làm việc tại công ty, tôi chọn thực hiện đề tài ” Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty Kính nổi Viglacera đến năm 2015”. Trên cơ sở đó giúp ban lãnh đạo Công ty xác định được những tồn tại trong chính sách quản trị nguồn nhân lực, nhằm có các đề xuất, giải pháp đúng đắn và kịp thời để khắc phục nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa thực tiển Các nghiên cứu của Luận văn nhằm: 2 Trình bày những vấn đề lý luận chung về quản trị nguồn nhân lực và nêu những kinh nghiệm của một số nước tiên tiến về quản trị nguồn nhân lực. Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Kính nổi Viglacera, nhằm đánh giá các mặt được, xác định những mặt tồn tại, hạn chế. Đưa ra các đề xuất, các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho công ty đến năm 2015. Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ mang lại ý nghĩa sau: Đề tài nghiên cứu giúp các nhà quản trị Công ty Kính nổi Viglacera thấy được thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị mình, đó là phát hiện những mặt hạn chế trong việc quản trị nguồn nhân lực nhằm có những đề xuất, giải pháp để hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với các mục tiêu chiến lược của công ty trong thời gian tới là cạnh tranh và hội nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Công ty Kính nổi Viglacera. Địa chỉ: Khu sản xuất Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về cơ sở lý luận và thực trạng quản trị nguồn nhân lực hiện tại của Công ty Kính nổi Viglacera. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này là kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo sát và điều tra thực tế, phương pháp thống kê. 5. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm : Chương mở đầu Chương 1: Trình bày tổng quan về quản trị nguồn nhân lực; Chương 2: Trình bày thực trạng về quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Kính nổi Viglacera. Chương 3: Trình bày giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho Công ty. Kết luận. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1 Giới thiệu Chương 1 này, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về quản trị nguồn nhân lực. Chương này gồm các phần chính: (1) Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực; (2) Các hoạt động cơ bản của quản trị nguồn nhân lực;(3) Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực; (4) Một số vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam đang phải đối mặt liên quan đến chức năng quản trị nhân sự; (5) Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở các nước. 1.2 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực Tùy theo cách hiểu và cách tiếp cận khác nhau mà có cách nhìn nhận khác nhau về nguồn nhân lực. Theo giác độ vĩ mô thì nguồn nhân lực là dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Tổng cục Thống kê khi tính toán nguồn nhân lực xã hội còn bao gồm cả những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Ở giác độ vi mô trong doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp do doanh nghiệp trả lương. “Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp do chính bản chất của con người. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của các quản trị gia, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trường xung quanh” 1. Từ hai giác độ vĩ mô và vi mô cho thấy nguồn nhân lực là tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp). Tất cả các 1 Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê. 4 thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Nguồn nhân lực bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ đào tạo và những sự tận tâm, nỗ lực hay bất cứ đặc điểm nào khác tạo giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho tổ chức của những người lao động. Luận văn nghiên cứu giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Do vậy khi nói về nguồn nhân lực trong luận văn thì đó là nguồn nhân lực doanh nghiệp. Theo Flippo thì: “Quản trị nhân sự (Personnel Management) là hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm tra các vấn đề thu hút, phát triển, trả công, phối hợp và duy trì con người nhằm thực hiện mục đích của tổ chức”. Còn Viện đại học Personnel Management cho rằng: “Quản trị nhân sự là trách nhiệm của tất cả các nhà quản trị và trách nhiệm theo Bảng mô tả công việc của những người được thuê làm các chuyên gia. Đó là một phần của quản trị liên quan đến con người tại nơi làm việc và các mối quan hệ của họ trong nội bộ doanh nghiệp”. Với quan điểm của Torrington và Hall: “Quản trị nhân sự là một loạt các hoạt động, trước hết cho phép những người làm việc và tổ chức thuê họ đạt được thỏa thuận về mục tiêu và bản chất của các mối quan hệ trong công việc, sau đó là bảo đảm rằng tất cả các thỏa thuận đều được thực hiện”. Khi đề cập đến quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) thì French và Dessler chú trọng yếu tố phạm vi và nội dung đang thực hiện. Theo French: “Quản trị nguồn nhân lực là triết lý, cuộc sống, thủ tục và thực tiễn liên quan đến việc quản trị con người trong phạm vi của tổ chức”. Một khái niệm khác là “Quản trị nhân sự là tổ hợp toàn bộ mục tiêu, chiến lược và công cụ mà qua đó, các nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp dùng làm nền tảng cho cung cách ứng xử để phát triển doanh nghiệp” hay “Quản trị nhân sự là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của nó. Quản trị 5 nhân sự đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với chiến lược hoạt động của công ty”. Ở đây danh từ “Quản trị” bao gồm các khía cạnh nhân sự liên quan đến cơ cấu, điều hành và phát triển. Nhìn chung trên thế giới hiện nay có ba quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực. Quan điểm thứ nhất cho rằng quản trị nguồn nhân lực được sử dụng đơn thuần thay thế cho khái niệm cũ là quản trị nhân sự. Quan điểm này nhấn mạnh vào phạm vi, đối tượng của quản trị con người trong các doanh nghiệp. Dù gọi quản trị nhân sự hay quản trị nguồn nhân lực thì quản trị con người trong một tổ chức, doanh nghiệp trong thế giới hiện đại không còn đơn thuần là kiểu quản trị hành chính nhân viên như trước đây. Quản trị nhân sự mang tên gọi mới vì đã tự hoàn thiện để phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Đại diện cho trường phái này có French W., Dessler G.,... Quan điểm này chưa phù hợp với nhu cầu thực tế vì chưa làm sáng tỏ hai mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực nguồn nhân lực và vai trò then chốt của yếu tố con người trong các tổ chức. Nếu chỉ nhấn mạnh vào phạm vi, đối tượng nghiên cứu thì không nhất thiết đổi tên gọi quản trị nhân sự. Quan điểm thứ hai thì quản trị nguồn nhân lực hoàn toàn khác biệt với quản trị nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực có quan điểm mới, triết lý mới và đề ra phương pháp mới, một cách tiếp cận mới cho quản trị. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức, nhấn mạnh phương pháp quản trị mới thông qua việc phối hợp các chức năng quản trị con người với quản trị chiến lược của doanh nghiệp và nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng đầy đủ, tốt nhất các nguồn lực của tổ chức. Tiêu biểu cho trường phái này có Nhóm nghiên cứu của Đại học Tổng hợp Michigan, Trường Quản trị Kinh doanh Harvard, Đại học Tổng hợp Stuttgart, các nhà nghiên cứu như: Staehle, Pierper. Guest, Walton, Carrel, Elbert, Hafield, Blyton, Turbull, M. Foot, C. Hook, Mabey và Graeme,... Với các nước phát triển có trình độ năng lực của cả lãnh đạo và nhân viên đều cao, người lao động có mức sống và nhu cầu cao, có tác phong công nghiệp, kỷ luật tốt, ý thức tự giác cao,... sẽ có điều kiện để 6 thực hiện quản trị nguồn nhân lực theo cách này. Thêm vào đó, trên thế giới từ những năm 1990 trở đi, khi lợi thế cạnh tranh hàng đầu của các doanh nghiệp đã thuộc về chất lượng quản lý và chất lượng nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp cần phải áp dụng quan điểm mới, phương pháp mới trong quản trị con người để nâng cao năng lực cạnh tranh. Quan điểm thứ ba cho rằng quản trị nguồn nhân lực không phải là cuộc cách mạng mà là giai đoạn phát triển tiếp theo, sự mở rộng thêm hay sự hoàn thiện lên của quản trị nhân sự. Theo trường phái này có Legge, Cherrington, Torrington và Hall, Wayne, Noe,... Đây được xem là quan điểm có tính chất trung hòa giữa hai quan điểm trên, đó là nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người trong doanh nghiệp, nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản trị con người nhưng lại không có những đòi hỏi khắc khe hoặc điều kiện hoạt động ở mức độ chuyên nghiệp cao,... phù hợp với yê
Tài liệu liên quan