Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xuất nhập khẩu lắp máy thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam

Hoạt động thương mại quốc tế với nội dung chủ yếu là xuất nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Xuất Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới và thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước phát triển kịp với trình độ chung của thế giới.

doc68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty Xuất nhập khẩu lắp máy thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hoạt động thương mại quốc tế với nội dung chủ yếu là xuất nhập khẩu chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Xuất Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới và thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước phát triển kịp với trình độ chung của thế giới. Nước ta đang trong quá trình đổi mới, nhiều nhà máy và công trình lớn được xây dựng. Song song với việc xây dựng ngày càng phát triển đã làm cho nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng lên. Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước đã cho phép Công ty XNK lắp máy thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho ngành lắp máy nói riêng và cho đất nước nói chung. Có thể nói rằng nhập khẩu máy móc thiết bị đã kịp thời đáp ứng được phần nào nhu cầu về xây dựng và lắp máy trong nước, giữ cho ngành lắp máy kinh doanh ổn định và phát triển. Qua thời gian thực tập tại Công ty XNK lắp máy, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và cơ quan thực tập, tôi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị tại Công ty XNK lắp máy thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam”. Do thời gian hạn hẹp và trình độ của người viết còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của tiến sĩ: Lê Công Hoa cùng các thầy cô khoa QTKDCN&XDCB, xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc và cán bộ Công ty XNK lắp máy đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chương I nội dung và yêu cầu đối với quản lý nhập khẩu của doanh nghiệp I/ Sự cần thiết của việc nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị đối với nền kinh tế Việt Nam. 1./ Xuất phát từ sự cần thiết của việc nhập khẩu hàng hoá,máy móc thiết bị ở nước ta hiện nay Bất cứ nơi nào có hoạt động thương mại mà đặc biệt là thương mại quốc tế hoạt động mạnh thì những nơi đó có nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển, tuy nhiên vấn đề này không phải lúc nào cũng được quán triệt đầy đủ, áp dụng triệt để. Nước ta và một số nước khác trên thế giới cũng có lúc xem độc lập kinh tế, xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp như là một yêu cầu khách quan để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế và lý luận đã chứng minh rằng không một quốc gia nào dù giàu có như Mỹ , Trung quốc hay Nhật … có đủ sức xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp vì nó vô cùng tốn kém cả về vật chất lẫn thời gian. Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đổi moứi nền kinh tế, xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành của nghiệp vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu là một mặt không tách rời của hoạt động thương mại quốc tế. Có thể hiểu đơn giản đó là sự mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích kinh tế - lợi nhuận. Nhập khẩu thể hiện sự gắn bó với nhau giữa nền kinh tế của một nước với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sống còn đối với nền kinh tế. Vị trí này đã được khẳng định cùng với sự phát triển và đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay là xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang ngày càng được nhân rộng thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên rất quan trọng và cụ thể: - Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước làm tăng mức sống của nhân dân. - Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, qui cách cho phép thoả mãn các nhu cầu trong nước. - Nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển xã hội. - Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh của hàng hoá nội và ngoại tức là tạo ra động lực bắt buộc của các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất. - Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cung tự cấp đồng thời giải quyết được nhu cầu các loại hàng hoá trong nước không sản xuất được. - Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. Trong thời đại ngày nay, hoạt động kinh doanh đối với mặt hàng nhập khẩu đang giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả thương mại đối với lĩnh vực nhập khẩu là một việc làm cấp bách mang tính thời sự to lớn. Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ ổn định và phát triển trong chặng đường đầu tiên cũng như sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành nhanh hay chậm phụ thuộc vào phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Thông qua việc phát triển kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu thì chúng ta mới có điều kiện mở mang dân trí, tiếp thu các tiến bộ khoa học mới đem ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống. Có làm như vậy chúng ta mới kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở phân công lao động quốc tế, hợp tác và liên kết kinh tế quốc tế đẩy mạnh sự kết hợp giữa công nghiệp với cuộc sống văn minh của nhân loại, nhằm tạo đIều kiện khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của đất nước. Nước ta khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng trong nước không sản xuất được. Việc nhập khẩu hàng hoá đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các mặt hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Do đó, các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải có chiến lược phát triển cho phù hợp. 2./ Xuất phát từ yêu cầu hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế Việt Nam tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với cơ sở hạ tầng còn lạc hậu và yếu kém. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam hầu hết được xây dựng từ trước năm 1980, các nhà máy sản xuất công nghiệp đã quá cũ và số lượng rất hạn chế, không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Mặt khác, Việt nam muốn thu hút được các nguồn vốn đầu tư FDI và ODA, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam, không còn cách nào khác là phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng cho thật tốt, hiện đại, xây dựng thêm các công trình lớn như đường Hồ Chí Minh (đã khởi công ngày 04/04/2000) và các nhà máy thuỷ điện để phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Có như vậy chúng ta mới có khả năng nâng cao thu hút vốn đầu tư trên cơ sở lợi thế so sánh về nhân công. Hơn nữa, chỉ khi chúng ta có cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại thì chúng ta mới có thể phát huy được hết mọi nguồn lực trong xã hội, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 3./ Thực trạng phát triển công nghiệp chế tạo máy móc ở nước ta. Bức tranh chung về tình hình chế tạo máy móc của nước ta là hết sức ảm đạm. Hàng loạt các nhà máy làm ăn thua lỗ bị đóng cửa, công nhân bị nghỉ việc hoặc chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác. Số doanh nghiệp còn tồn tại chỉ sản xuất cầm chừng. Sản phẩm cơ khí làm ra thì hết sức đơn giản, chất lượng không bảo đảm. Cho đến nay chúng ta mới chỉ chế tạo được các máy móc công cụ nhỏ, hàm lượng chất xám trong sản phẩm ít. Danh mục máy móc được sản xuất ở nước ta: Tên máy 1998 1999 2000 Máy công cụ 1.235 844 1.288 Máy bơm thuỷ lợi 412 330 360 Máy kéo bông sen 2.279 770 2.500 Bơm thuốc trừ sâu 47 53 ... Máy tuốt lúa 39.461 30.153 30.250 Máy xay xát gạo 657 706 820 Máy nghiền thức ăn gia súc 483 624 ... (Nguồn: Tài liệu của Bộ công nghiệp) Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: - Các nhà máy cơ khí có trang thiết bị máy móc hết sức nghèo nàn, lạc hậu và không đồng bộ. Phần lớn các máy móc này đều được sản xuất cách đây 25 năm, công nghệ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Với trang thiết bị như vậy thì các nhà máy cơ khí không thể có khẳ năng sản xuất các máy móc và dây chuyền hiện đại phụcvụ cho nền kinh tế sản xuất hàng hoá nói chung và ngành lắp máy nói riêng. - Thiếu vốn để hoạt động sản xuất là vấn đề rất khó khăn đối với các nhà máy này. Trước kia, làm ăn bao cấp thì vốn kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp. Nay, hoạt động theo cơ chế thị trường, tự hạch toán kinh doanh lỗ lãi, sản xuất lại không hiệu quả nên các nhà máy cơ khí không được hoặc khó khăn trong việc vay vốn Ngân hàng. - Đội ngũ công nhân kỹ thuật vừa thừa vừa thiếu. Thiếu các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, thừa các công nhân kỹ thuật có tay nghề kém nên năng suất lao động không cao, lương thấp. Do ngành chế tạo máy móc trong nước không sản xuất được nên phần lớn các trang thiết bị máy móc phục vụ cho ngành lắp máy đều phải nhập khẩu. Trước kia, các loại máy móc nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô cũ và các nước Đông Âu. Qua thời gian sử dụng dài nên các máy móc thiết bị đều đa hỏng hóc, tính năng kỹ thuật không đảm bảo. Hơn nữa, nhiều máy đã lạc hậu. Vì vậy, không thể đáp ứng được cho ngành lắp máy ở Việt Nam hiện nay. 4./ ý nghĩa kinh tế – xã hội của nhập khẩu máy móc thiết bị Như đã phân tích ở trên, nhu cầu xây dựngcơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế ở Việt Nam là hết sức cấp bách. Trong khi đó các máy móc trang thiết bị ở Việt Nam lại cũ kỹ và lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu. Đứng trước thực trạng như vậy, việc nhập khẩu máy móc thiết bị là hết sức cần thiết. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị là hoàn toàn phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước: Nhập khẩu phải đi trước một bước, phục vụ cho ngành sản xuất vật chất ... Nhập khẩu phải giúp thay đổi cơ cấu sản xuất với phương châm đón đầu các công nghệ hiện đại. Xét trên tổng thể hai mặt kinh tế - xã hội thì nhập khẩu máy móc thiết bị đều mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. * Về mặt kinh tế: Nhanh chóng tiếp thu được máy móc, công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào sản xuất trong nước, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng trong nước. * Về mặt xã hội: Đã tao được công ăn việc làm cho hàng ngàn người trong ngành lắp máy Việt nam nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Đây là việc làm hết sức thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, nó đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của nước ta và phần nào làm ổn định được đời sống xã hội. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1./ Các chế độ, chính sách, luật pháp quốc tế. Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện, bởi vì nó là sự thống nhất chung của quốc tế trong đó có Việt Nam. Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau bởi vậy nó chịu sự điều chỉnh của các quốc gia đó. Do đó, luật pháp quốc tế buộc các nước vì lợi ích chung phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong nhập khẩu, vì thế tạo nên được sự thống nhất mang lại hiệu quả cao trong công tác nhập khẩu. 2./ ảnh hưởng tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Nhân tố này quyết định việc xác định mặt hàng, phương án kinh doanh, quan hệ kinh doanh của không chỉ doanh nghiệp kinh doanh mà tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung. Sự biến đổi của nhân tốnày sẽ gây ra sự biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu, chẳng hạn tỷ giá hối đoái của đồng tiền bản tệ của một nước thuận lợi cho xuất khẩu thì lại bất lợi cho công tác nhập khẩu. Trong nhập khẩu, tỷ suất ngoại tệ là tổng số tiền bản tệ có thể thu được khi chi ra một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ. Nếu tỷ suất ngoại tệ mặt hàng đó lớn hơn tỷ giá hối đoái công bố chính thức ở Ngân hàng TW thì việc chọn mặt hàng đó nhập khẩu là có hiệu quả. Nên khi tỷ suất ngoại tệ thay đổi giữa các mặt hàng thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ chuyển hướng mặt hàng cũng như phương án kinh doanh của mình. 3./ ảnh hưởng của sự biến động thị trường trong cũng như ngoài nước. Có thể hình dung hoạt động nhập khẩu như một cầu nối thông thường giữa hai thị trường tạo ra sự phù hợp gắn bó cũng như phản ánh sự tác động qua lại giữa chúng, phản ánh sự biến động của một thị trường. Cụ thể như sự tồn động hàng hoá, giảm nhu cầu về một mặt hàng trong nước sẽ làm giảm ngay lập tức lượng hàng đó thông qua nhập khẩu và ngược lại. Cũng như vậy, thị trường nước ngoài quyết định sự thoả mãn các nhu cầu trên thị trường trong nước, sự biến đổi của nó về khả năng cung cấp, về sản phẩm mới, về sự đa dạng của hàng hoá dịch vụ cũng được phản ánh qua chiếc cầu nhập khẩu để tác động trên thị trường nội địa. 4./ ảnh hưởng của nền sản xuất cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước. Sự phát triển của nền sản xuất, của các doanh nghiệp sản xuất trong nước tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, tạo ra sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, do vậy làm giảm nhu cầu nhập khẩu và nếu như sản xuất kém phát triển không đáp ứng được nhu cầu trong nước thì nhu cầu nhập khẩu hàng hoá đó lại tăng lên để bù đắp sự thiếu hụt của hàng hoá. Ngược lại, sự phát triển của nền sản xuất ở các nước xuất khẩu làm tăng khả năng cung ứng cũng như cạnh tranh của hàng hoá. Do đó làm tăng cường hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp mà nhiều nước để tránh độc quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng đã khuyến khích nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Cũng như sản xuất, sự phát triển của hoạt động thương mại trong và ngoài nước, của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu quyết định tới sự chu chuyển, lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế hay giữa các nền kinh tế, bởi vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy nhập khẩu. Mặt khác, do chủ thể của các hoạt động nhập khẩu chính là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, sự phát triển của các doanh nghiệp này đồng nghĩa với sự thực hiện có hiểu quả các hoạt động nhập khẩu. Trong một nước mà các doanh nghiệp không tự chủ được sự phát triển, bị sự can thiệp quá sâu của Nhà nước thì hoạt động nhập khẩu không thể phát huy hết hiệu quả của nó. 5./ ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể thành công và có hiệu quả nếu không cần có sự trợ giúp của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Nhờ có sự thông tin liên lạc hiện đại mà các bên có thể tiến hành giao dịch với nhau một cách dễ dàng, các bên có thể tiến hành thu thập các thông tin cần thiết như nhu cầu của thị trường, tình hình cạnh tranh ... để tiến hành xử lý và đưa ra các phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Thực tế đã cho thấy rằng, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc như Fax, Telex, EMS, DHL, E-mail, Internet ... đã làm đơn giản hoá các công tác kinh doanh nói chung và công tác nhập khẩu nói riêng đi rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi phí, thu thập kịp thời các thông tin. Việc hiện đại hoá các công việc vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản ... cũng đã góp phần làm nhanh chóng, an toàn hàng hoá nhập khẩu. Cho nên có thể nói rằng, sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải là nhân tố không thể thiếu được cho sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu. 6./ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng. Hiện nay, hệ thống tài chính Ngân hàng phát triển hết sức mạnh mẽ, các nghiệp vụ của nó đã tác động rất lớn tới mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò to lớn của Ngân hàng thể hiện trong việc quản lý, cung cấp vốn, đảm bảo cho việc thanh toán an toàn, thuận lợi và nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh sẽ kém hiệu quả nếu không có sự trợ giúp của Ngân hàng. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu khi có trợ giúp của Ngân hàng sẽ có được rất nhiều lợi ích. Nhiều trường hợp do có uy tín lớn đối với Ngân hàng mà các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu được Ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho vay vốn, kịp thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế cao. 7./ Các nhân tố thuộc về môi trường của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự biến động của môi trương kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội, điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật ... đều buộc các doanh nghiệp phải nắm rõ và tuân thủ. Những nhân tố này là khách quan mà bản thân doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và có phương hướng kinh doanh cho phù hợp chứ không tự mình tác dộng lên chúng làm thay đổi chúng. III/ Các hình thức nhập khẩu thông dụng trong kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị. Trước đây, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngày nay, trong thực tế do tác động của điều kiện khách quan Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất nhập khẩu. Cụ thể là Nghị định 57/CP của Chính Phủ ra đời cho phép tất cả các doang nghiệp đều được quyền xuất nhập khẩu những mặt hàng có trong đăng ký kinh doanh của mình (trừ những mặt hàng cấm và các mặt hàng được quản lý bởi giấy phép, hạn ngạch) với một điều kiện duy nhất là doanh nghiệp phải đăng ký mã số hải quan ở Tổng cục Hải quan. Nhà nước đã tạo ra nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau. Sau đây là một vài hình thức nhập khẩu đang được áp dụng trong kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị. 1/ Nhập khẩu tự doanh. Khái niệm: Hoạt động nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như quốc tế. Đặc điểm: - Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp phải đứng mũi chịu sào tất cả. Đây là hoạt động inh doanh cần phải xem xét kỹ lưỡng từ bước nghiên cứu thông tin thị trường cho đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng, bởi doanh nghiệp phải tự bỏ vốn của mình đồng thời chịu mọi chi phí phí tổn cho hoạt động kinh doanh của mình : Chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho, chi phí tiêu thụ hàng hoá, các loại thuế ... - Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp - Thông thường doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại với nước ngoài còn hợp đồng tiêu thụ hàng hoá trong nước sau khi hàng về sẽ lập sau. 2/ Nhập uỷ thác. Khái niệm: Nhập uỷ thác là một hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số hàng hoá nhưng lại không có quyền tham gia quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho một doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương có chức năng giao dịch tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải đàm phán với nước ngoài để tiến hành thương vụ mình được uỷ thác và được huưởng thù lao gọi là phí uỷ thác. Đặc điểm: - Trong hoạt động nhập khẩu này doang nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu cần), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ, không phải tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm đại diện bên uỷ thác để tìm và giao dịch với khách hàng nước ngoài ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác cũng như thay cho bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường nếu có tổn thất xẩy ra. - Khi tiến hành nhập uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính chi phí uỷ thác chứ không được tính vào doanh thu, không phải chịu thuế VAT. - Khi nhập uỷ thác thì các doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng ngoại mua bán với nước ngoài; một hợp đồng nội uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác. 3/ Nhập liên doanh. Khái niệm: Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó ít nhất phải có một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng thực hiện giao dịch, thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển theo hướng có lợi cho cả hai bên, lỗ lãi cùng chịu. Đặc điểm: - So với nhập tự doanh, doanh nghiệp chịu bớt rủi ro hơn
Tài liệu liên quan