Đề tài Một số vấn đề hoàn thiện chính sách sản phẩm trong sản xuất hàng Mây Tre đan xuất khẩu của Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu của Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu Kiêu Kỳ Gia Lâm Hà Nội

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực các doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết và thực hành Marketing vào doanh nghiệp, Thị trường hàng mây tre trên thế giới là một thị trường mầu mờ nhưng đang diến ra những cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp của nhiều quốcgia và Xí nghiệp mây tre đan xuất khẩu cũng nằm trong cuộc cạnh tranh này.

doc36 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề hoàn thiện chính sách sản phẩm trong sản xuất hàng Mây Tre đan xuất khẩu của Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu của Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu Kiêu Kỳ Gia Lâm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế và khu vực các doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết và thực hành Marketing vào doanh nghiệp, Thị trường hàng mây tre trên thế giới là một thị trường mầu mờ nhưng đang diến ra những cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các doanh nghiệp của nhiều quốcgia và Xí nghiệp mây tre đan xuất khẩu cũng nằm trong cuộc cạnh tranh này. Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu là Xí nghiệp sản xuất hàng Mây Tre xuất khẩu và Xí nghiệp đại diện cho nhiều làng nghề thủ công truyền thống để xuất khẩu hàng Mây Tre. Để chiếm lĩnh được thị trường trên thế giới. Tiều chuẩn đầu tiên của Xí nghiệp cần đề ra là sản phẩm muốn vậy sản phẩm của Xí nghiệp cần đạt tiêu chuẩn thế giới về chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm thì mới tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường. Với sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy giáo Trần Văn Hoạch em đã chọn, đề tài “Một số vấn đề hoàn thiện chính sách sản phẩm trong sản xuất hàng Mây Tre đan xuất khẩu của Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu của Xí nghiệp Mây Tre đan xuất khẩu Kiêu Kỳ Gia Lâm Hà Nội ” Phần I: Một số lý luận về chính sách sản phẩm trong sản xuất và kinh I. Sản phẩm và vai trò của chính sách sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 1. Sản phẩm và vai trò của chính sách sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. * Khi nói về sản phẩm hàng hoá người ta thường quy về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được. Đối với các chuyên gia Marketing, họ hiểu sản phẩm hàng hoá ở phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Cụ thể là có định nghĩa về sản phẩm theo cơ sở Marketing: Sản phẩm hàng hoá là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường và mục đích thu hút sự chú ý mua sắm , sử dụng hay tiêu dùng. Theo quan điểm này sản phẩm hàng hoá bao hàm cả những yếu tố hữu hình và bô hình, vật chất và phí vật chất ngay cả những hàng hoá hữu hình, cũng bao hàm cả các yếu tố vô hình. Trong thực tế hàng hoá được xác định bằng các đơn vị hàng hoá “Đơn vị hàng hoá là một chính thể riêng biệt được đặc trưng bởi các thước đo khác nhau, có gia cả, hình thức bên ngoài và các ” * Cấp độ và các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm hàng hoá. Đơn vị sản phẩm hàng hoá vốn là một chỉh thể hoàn chỉnh chứa đựng yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về một sản phẩm hàng hoá. Những yếu tố, đặc tính thông tin đó có thể có những chức năng Marketing khác nhau. Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố tính và thông tin đó theo ba cấp độ có những chức năng Marketing khác nhau. Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm hàng hoá theo ý tưởng cấp sản phẩm hàng hoá theo ý tưởng có chức năng cơ bản nhất là trả lời câu hỏi về thực chất, sản phẩm hàng hoá này thoả mãn những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đua là gì? và chính đó là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn đó có tể thay đổi tuỳ những yếu tó hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân của các khách hàng nhóm khách hàng trong bối cảnh nhất định. Điều quan trọng đối với doanh nghiệp là phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòi hỏi và các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Chỉ có những vậy họ mà tạo ra những hàng hoá có những khả năng thoả mãn nhu cầumà khách hàng mong đợi. Cấp độ thứ hai là hàng hoá hiện thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm hàng hoá. Những yếu tố đó bao gồm. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng các đặc tính, bố cục bền ngoài, đặc thù, tên nhã hiệu cụ thể về đặc trưng bao gói. Trong thực tế khi tìm mua những lợi ích cơ bản. khách hàng dựa vào những yếu tố này và cũng nhừo đó các nhà sản xuất khẳng định sự có mặt hiện diện của mìh trên thị trường để người mua tìm đến doanh nghiệp họ phân biệt hàng hoá của hãng này với hãng khác. Cuối cùng là hàng hoá bổ xung. Đó là những yếu tố như tính tiện ích cho việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung saubán hàng, những điều kiện bảo hành và điền kiện hìh thức tín dụng… chính nhờ đó những yếu này tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác nhau, trong sự nhận thức của ngườitiêu dùng , về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ thể. KHi mua những lợi ích cơ bản củ một hàng hoá bất kỳ khách hàng nào cũng thích mua nó ở mức độ hoàn chỉh nhất. Đến lượt mình, chính mức độ hoàn chỉnh về lợi ích cơ bản màkhách hàng mong đợi lại phụ thuộc voài những yếu tố bổ sung mà nhà kinh doanh sẽ cung cấp cho họ. Vì vậy, từ góc độ nhà kinh doanh các yếu tố bổ sung trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh. Với những cấp độ các yếu tố cấu thành sản phẩm chúng ta, những nhà kinh doanh sẽ có những chính sách phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình. * Hoạt động và chiến lược Marketing khác nhau vì nhiều llý do tuỳ thuộc vào loại hàng hoá. Điều đó cũng có nghĩa là muốn có chiến lược Marketing thích hợp và có hệu quả các nhà quản trị Marketing cần phải biết mà doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại nào. Trong hoạt động Marketing các cách phân loại đáng chú ý là: - Phân loại theo thời gian sử dụng + Hành hoá lâu bền + Hàng hoá sử dụng ngắn hạn + Dịch vụ là những đối tượng đựơc bán chứa trong hoạt động ích lợi hay sự thoả mãn. * Phân loại hàng hoá Hoạt động và chiến lược marketing khác nhau vì nhiều lý do trong đó có lý do tuỳ thuộc voà loại hàng hoá. ĐIều đó cũng cónghĩa là muốn có chiến lược Marketing thích hợp và hoạt động Marketing có hiệu quả các nhà quản trị Marketing cần phải biết hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại nào. Trong hoạt động Marketing các cách phân loại có ý nghĩa đáng chú ý là: Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại Theo cách phân loại này thế giới hàng hoá có: + Hàng hoá lâu bền: Là những vật phẩm thường đựoc sử dụng nhiều lần. + Hàng hoá sử dụng ngắn hạn: Là những vật phẩm được sử dụng một lần hay mộtvài lần. + Dịch vụ là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động ích lợi hay sự thỏa mãn. Phân loại hàng tiêu dùng theo thói quen mua hàng Thói quen mua hàng là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cách thức hoạt động Marketing. Theo đặc điểm này hàng tiêu dùng được phân thành các loại sau: + Hàng hoá sử dụng thường ngày: Đó là hàng hoá mà người tiêu dùng mua cho việc sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt. + Hàng hoá mua ngẫu hứng: Đó là những hàng hoá được mua có kế hoạch trước và khách hàng cũng không chú ý tìm mua. + Hàng hoá mua khẩn cấp: Đó là những hàng hoá được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách vì một lý do bất thường nào đó. + Hàng hoá mua có lựa chọn: Đó là những hàng hoá mà việc mua diễn ra lâu hơn, đồng thời khi mua khách hàng thường lựa chọn, so sánh, cân nhắc về công dụng, kiểu dáng, chất lượng, giá cả của chúng. + Hàng hoá cho các nhu cầu đặc thù: Đó là những hàng hoá có những tính chất đặc biệt hay hàng hoá đặc biệt mà khi mua người ta sẵn sàng bỏ thêm sức lực, thời gian để tìm kiếm và lựa chọn chúng. + Hàng hoá cho các nhu cầu thụ động: Đó là những hàng hoá mà người tiêu dùng không hay biết và thường cũng không nghĩ đến việc mua chúng. Trường hợp này thường là những hàng hoá không có liên quan trực tiếp, tích cực đến nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như bảo hiểm… * Phân loại hàng tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất là những hàng hoá được mua bởi các doanh nghiệp hay các tổ chức. Chúng cũng bao gồm nhiều thứ, loại có vai trò và mức độ tham gia khác nhau vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức đó. Người ta chia chúng thành các loại như : - Vật tư và chi tiết: Đó là những hàng hoá được sử dụng thường xuyên và toàn bộ vào cấu thành sản phẩm được sản xuất ra bởi nhà sản xuất. Thuộc nhóm này có rất nhiều mặt hàng khác nhau: Có loại có nguồn gốc từ nông nghiệp, từ trong thiên nhiên hoặc vật liệu đã qua chế biến. - Tài sản cố định: Đó là những hàng hoá tham giá toàn bộ nhiều lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng được dịch chuyển dần vào giá trj sản xuất do doanh nghiệp sử dụng chúng tạo ra. - Vật tư phụ và dịch vụ: Đó là những hàng hoá dùng để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh hay hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp. II. Các quyết định Marketing về chiến lược sản phẩm 1. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiêu: Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hàng hóa. Các vấn đề cơ bản nhất họ thường giải quyết là: Có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không? Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong nhứng năm gần đây vấn đề gắn nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn. Tuy nhiên đôi khi một số loại hàng hóa được bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng. Việc gắn nhãn hiệu cho hàng hó a có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua và đặc biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống làm hàng giả. Ai là người chủ nhãn hiệu hàng hóa? Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn chính mình là chủ đích thực về nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau nhãn hiệu hàng hóa lại không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất. Có thể có 3 cách giải quết vấn đề này: * Tung hàng hóa ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất. * Tung hàng hóa ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà trung gian. * Vừa nhãn hiệu của nhà sản xuất vừa nhãn hiệu của nhà trung gian. Môi trường trên đều có ưu điểm và hạn chế nhất định Tương với nhãn hiệu đã chọn hàng hóa có ngững đặc trưng gì? Nhãn hiệu hàng hóa là để phản ánh sự hiện diện của nó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức đọ chất lượng đi liền với nó quyết định. Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào? Khi quyết định đưa một hàn hóa hoặc một nhóm hàng hóa ra thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn phải gặp vấn đề nên đặt tên cho nhãn hiệu hàng hóa như thế nào? Nừu một doanh nghiệp cỉ sản xuất duy nhấtmọi chủng loại hàng hóa đồng nhất thì vấn đề có thể đơn giản, nhưng quyết định trên trở nên phức tạp hơn khi doanh nghiệp dsản xuất cùng một chủng loại hàng hóa không đồng đồng chất hoặc nhiều mặt hàng mà trong đó bao gồm nhiều chủng loại không đồng chất. Những tình huống trên có thể có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu: * Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng ngưng có đặc tính khác nhau ít nhiều. * Tên nhãn hiệu đòng nhất cho tất cả các hàng hóa được sản xuất bởi công ty. * Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu của hàng hóa. * Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng họ hàng hóa ó(từng mặt hàng) do công ty sản xuất. Việc đặt tên cho nhãn hiệu hàng hóa theo mỗi cách thức trên có những ưu điểm nhất định. Việc gắn cho hàng hóa những tên nhãn hiệu nhãn hiệu riêng biệt, không gắn với tên thương mại của công ty, có ưu việt ở chỗ là không ràng buộc uy tín của công ty với việc một mặt hàng cụ thể có được thị trường chấp nhân hay không? Còn việc gắn tên với nhãn hiệu thống nhất cho tất cả các hàng hóa thì lại giảm được chi phí sản xuất khi tung ra một sản phẩm mới ra thị trường. Tuy nhiên nếu công ty sản xuất ngững mặt hàng hoàn toàn khác nhau thì việc có chung tên nhãn hiệu cho chúng có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khach hàng. Trong trường hợp này tên nhãn hiệu tập thể cho từng nhom hhàng hóa (dòng hangd hóa) có chất lượng khác nhau có thể sẽ thích hợp hơn. Cuối cùng việc đặt tên nhãn hiệu cho một hàng hóa bằng cách kết hợp giữa tên công ty với tên nhãn hiệu riêng cho hàng hóa vừa đem lại lại sức mạnh hợp pháp cho sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của hàng hóa. Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng khác nhaucủa khách hàng và tạo ra ngững khả năng hấp dẫn riêng cho từng hàng hóa. Nhờ vậy mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu riêng. 2. Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm- hàng hóa: Quyết đinh về bao gói: Một số hàng hóa đưa ra thị trường không cần phải bao gói. Đa số hàng hóa, bao gói là yếu tố rất quan trọng về các phương diện khác nhau. Bao gói thường có bốn yếu tốcấu thành điển hình: Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả hàng hóa trên bao gói. Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing bởi vì: Một là sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng; hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng; ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu; bốn là, tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm hàng hóa. Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một hàng hóa nhà quản trị marketing phải thông qua hàng loạt quyết định kế tiếp nhau như sau: Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp những thông tin gì về hàng hóa?... Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các quyết định này phải gắn các công cụ khác của marketing. Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thử nghiệm về hình thức, thử nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu dùng. Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân công ty. Quyết định về các thông tin trên bao gói. Tuỳ vào những điều kiện cụ thể mà các nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng lên như thế nào? Trong trường hợp những thông tin chủ yếu đựoc thể hiện qua bao gói là: * Thông tin về hàng hóa, chỉ rõ đó là hàng gì? * Thông tin về phẩm chất hàng hóa. * Thông tin về ngày tháng, người, nơi sản xuất và các đặc tính của hàng hóa. * Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng. * Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thước tiêu thụ. * Các thông tin do luật định. Các thông tin được đưa ra có thể bằng cách in trực tiếp lên bao bì hoặc in rời phôi dán lên bao bì. Gần đây cách thứ nhất được sử dụng phổ biến hơn. Quyết định về dịch vụ khách hàng: Một yếu tố khác cấu thành sản phẩm- hàng hóa hoàn chỉnh là dịch vụ khách hàng. Tuỳ vào từng loại hàng mà tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng sẽ khác nhau. Các nhà quản trị marketing phải quyết định ba vấn đề liên quan đến việc cụng cấp dịch vụ cho khách hàng. Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối của từng yếu tố dịch vụ đó. Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo cho khách hàng đến mức nào so với các đối thủ cạnh tranh. Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay theo mức giá cả nào. Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: Công ty tự tổ chức lực lượng cung cấp dịch vụ, dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian buôn bán, dịch vụ do tổ chức độc lập bên ngoài công ty cung cấp. 3. Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hóa: Định nghĩa về chủng loại hàng hóa: Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá. Quyết định về bề rộng của chủng loại hàng hóa: Mỗi công ty thường có cách thức lựa chọn bể rộng chủng loại hàng hóa khác nhau. Những tuỳ chọn này tuỳ thuộc vào mục đích mà công ty theo đuổi. Các công ty thiên về mục tiêu cung cấp một chủng loại đầy đủ hay phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mở rộng thị trường thường có chủng loại hàng hóa rộng. Trong trường hợp này họ sản xuất khẩu những chủng loại hàng hóa sinh lời ít. Ngược lại có những công ty quan tâm đến sinh lời cao của hàng hóa. Nhưng dù quyết định ban đầu của công ty như thế nào , thì hiện tại công ty cũng gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại hàng hóa bằng cách nào? Giải quyết được vấn đề này công ty có hai hướng lựa chọn. Một là, phát triển chủng loại. Phát triển chủng loại có thể được thực hiện bằng các cách thức khác nhau: Phát triển hướng xuông dưới. Phát triển hướng lên trên. Phát triển theo cả hai hướng trên. Hai là, bổ sung chủng loại hàng hóa. Cách làm này có nghĩa là theo bề rộng mà công ty đã lựa chọn, công ty cố gắng đưa thêm những mặt hàng trong khuôn khổ đó. Việc bổ sung hàng hóa được xuất phát từ các mục đích sau: Mong muốn có thể thêm lợi nhuận. Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có. Tận dụng năng lực sản xuất dư thừa. Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ. Khi bổ sung những sản phẩm mới trong cùng một chủng loại công ty phải tính đến khả năng giảm mức tiêu thụ của sản phẩm khác. Để làm giảm bớt ảnh hưởng này công ty phải đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm mới khác hẳn so với sản phẩm đã có. Quyết định về danh mục hàng hóa: Danh mục hàng hóa là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa và các đơn vị hàng hóa do một nhóm người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục hàng hóa được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hoà của nó. Bề rộng của danh mục hàng hóa là tổng số các nhóm chủng loại hàng hóa do công ty sản xuất. Mức độ phong phú của danh mục hàng hóa là tổng số những mặt hàng thành phẩm của nó. Bề sâu của danh mục hàng hóa là tổng số các hàng hóa cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của nhóm chủng loại. Ví dụ: thuốc đánh răng “Crest” là mặt hàng thuộc nhóm chủng loại thuốc đánh răng. Thuốc đánh răng “Crest” được chào bán trong ba kiểu đóng gói với hai loại hương vị (loại thường và bạc hà). Khi đó bề sâu của danh mục hàng hóa có sáu hàng hóa cụ thể. Mức độ hài hòa của danh mục hàng hóa phản ánh mức độ gần gũi của hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó. Bốn thông số đặc trưng cho danh mục hàng hóa mở ra cho công ty bốn hướng chiến lược mở rông danh mục hàng hóa. 4. Thiết kế và marketing sản phẩm mới: Khái quát về sản phẩm mới: Do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào những hàng hóa hiện có. Vì vậy, mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển với uy tín ngày càng tăng. Để có được sản phẩm mới công ty có thể có hai cách: + Mua toàn bộ công ty đó, mua bằng sáng chế hay giấy phép sản xuất hàng hóa của người khác. + Tự thành lập bộ phận nghiên cứu marketing và thiết kế sản phẩm mới. Ta sẽ tập trung nghiên cứu. Theo quan niệm marketing sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu mới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty. Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay không phải là sự thừa nhận của khách hàng. Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết nhưng có thể mạo hiểm đối với doanh nghiệp. Bởi vì chúng cóthể thất bại do những nguyên nhân khác nhau. Để hạn chế bớt rủi ro, các chuyên gia- những người sáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường. 5. Chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa: Khi đem bán sản phẩm của mình trên thị trường công ty nào cũng mong muốn nó được bán chạy và tồn tại lâu dài, khối lượng buôn bán đạt ở mức cao. Nhưng đó chỉ là kỳ vọng. Bởi vì hoàn cảnh môi trường và thị trường luôn biến đổi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm và đựoc phản ánh qua sự biến đổi của khối lượng và doanh số tiêu thụ sản phẩm. Để mô tả hiện tượng này người ta dùng thuật ngữ chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản ph
Tài liệu liên quan