Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh đường ruột của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam

Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn nuôi thú y đang từng bước phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản suất, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của xã hội, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng có một vị trí quan trọng ở các nước trên thế giới cũng như nước ta. Các sản phẩm của gia cầm có tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng và chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, do đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, đồng thời còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh và xuất khẩu. Các phụ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm cũng được sử dụng có hiệu quả cao. Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nguyờn nhân do giá thức ăn cao, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu sự tập trung của người dân làm dịch bệnh thường xuyên xảy ra và lây lan thành những ổ dịch lớn trên cả nước, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, làm giá cả không được ổn định, từ đó làm cản trở quá trình phát triển số lượng đàn gia cầm ở Việt Nam. Để tăng nhanh đàn gia cầm cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu thịt trong nước và xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào chăn nuôi gà để đạt kết quả cao. Hiện nay có nhiều sản phẩm sinh học được sản xuất ra có tác dụng kích thích sinh trưởng vật nuôi, làm giảm một số bệnh ỏ gia súc, gia cầm, giảm chất độc hại trong chất thải của vật nuôi. Để đánh giá vai trò tác dụng của men phytase đến quá trình sinh trưởng của gà thịt cũng như trong phòng bệnh chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề : "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh đường ruột của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam".

doc51 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh đường ruột của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -----------š ² š----------- LƯƠNG THUÝ HẰNG Tên chuyên đề NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG MEN PHYTASE ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CỦA GÀ SASSO TẠI Xà THANH THUỶ - THANH LIÊM - HÀ NAM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sư phạm Kỹ thuật Khoa : Sư phạm KTNN Lớp : 39- SPKT Khoá học : 2007-2011 Giỏo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Liên Thỏi Nguyên, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm cũng như các thầy cô giỏo khỏc trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn đó dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS.Nguyễn Thị Liờn đó trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn gia đình bác Trần Quý Nghị, UBND xã Thanh Thủy – Thanh Liêm – Hà Nam cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho em trong suốt quá trình thực tập. Với thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót rất mong được sự thông cảm, những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp. Em xin trân thành cảm ơn, kính chúc các thầy cô giáo trong Khoa và nhà trường luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hà Nam, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lương Thúy Hằng MỤC LỤC Trang Phần 1. MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Tính cấp thiết của chuyên đề Điều kiện thực hiện chuyên đề Điều kiện bản thân Điều kiện cơ sở Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế xã hội Tình hình sản suất nông nghiệp 1.3.3. Đánh giá chung 1.3.3.1. Thuận lợi 1.3.3.2. Khó khăn 1.4. Mục tiêu cần đạt được khi kết thúc chuyên đề. 1.4.1. Mục đích 1.4.2. Ý nghĩa 1.4.2.1. Ý nghĩa khoa học 1.4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 1.5. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học 1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 1.5.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của gà 1.5.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 1.5.1.3. Một số bệnh đường ruột thường gặp ở gà 1.5.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng men (enzyme) trong chăn nuôi 1.5.1.5. Thành phần của men Phytase sử dụng trong thí nghiệm 1.5.2. Tình hình nghiên cứu việc bổ sung men phytase trong chăn nuôi 1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Phần 2. Đối tượng, nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 2.2. Nội dung chuyên đề 2.2.1. Công tác phục vụ sản suất 2.2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 2.2.2.2. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 2.2.2.3. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng phòng bệnh của gà thí nghiệm 2.2.2.4. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng men phytase 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.3.2. Theo dõi tỷ lệ nuôi sống 2.3.3. Theo dõi khả năng tăng trọng của gà 2.3.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm 2.3.5. Theo dõi tình hình mắc bệnh của gà 2.3.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng 2.4. Xử lý kết quả Phần 3. Kết quả và phân tích kết quả 3.1. Kết quả phục vụ sản suất 3.2. Tỷ lệ nuôi sống 3.3. Ảnh hưởng của men Phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 3.4. Ảnh hưởng của men Phytase đến tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của gà khảo nghiệm 3.6. Sơ bộ xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng men Phytase Phần 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận 4.2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Bảng 3.1. Kết quả công tác phục vụ sản suất Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm (g/con) Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm (g/con/ngày) Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm (%) Bảng 3.6. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà khao nghiệm Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh của gà khảo nghiệm Bảng 3.8. Sơ bộ hạch toán thu – chi cho 1kg khối lượng gà xuất bán Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn nuôi thú y đang từng bước phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản suất, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của xã hội, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng có một vị trí quan trọng ở các nước trên thế giới cũng như nước ta. Các sản phẩm của gia cầm có tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng và chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, do đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, đồng thời còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh và xuất khẩu. Các phụ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm cũng được sử dụng có hiệu quả cao. Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nguyờn nhân do giá thức ăn cao, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu sự tập trung của người dân làm dịch bệnh thường xuyên xảy ra và lây lan thành những ổ dịch lớn trên cả nước, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, làm giá cả không được ổn định, từ đó làm cản trở quá trình phát triển số lượng đàn gia cầm ở Việt Nam. Để tăng nhanh đàn gia cầm cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu thịt trong nước và xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào chăn nuôi gà để đạt kết quả cao. Hiện nay có nhiều sản phẩm sinh học được sản xuất ra có tác dụng kích thích sinh trưởng vật nuôi, làm giảm một số bệnh ỏ gia súc, gia cầm, giảm chất độc hại trong chất thải của vật nuôi. Để đánh giá vai trò tác dụng của men phytase đến quá trình sinh trưởng của gà thịt cũng như trong phòng bệnh chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề : "Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh đường ruột của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam". 1.2. Tính cấp thiết của chuyên đề Thực hiện phương châm: Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất . Để củng cố lại kiến thức đã học, nâng cao tay nghề và năng lực bản thân. Mặt khác trong điều kiện ngành chăn nuôi ngày càng phát triển đặc biệt là chăn nuôi gà, người chăn nuôi đã thu được nhiều nguồn lợi từ chăn nuôi do đó nhiều trang trại tư nhân đã được xây dựng . Tuy nhiên các trang trại có hệ thống trang thiết bị chưa đồng bộ, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi thực hiện chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam. 1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 1.3.1. Điều kiện bản thân Bản thân có sức khoẻ tốt, đã được học các môn học chuyên ngành Chăn nuôi Thú y như : Sinh lý động vật, Giống vật nuôi, Thức ăn dinh dưỡng, Chăn nuôi chuyên khoa,… Có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên môn nhằm bổ sung và hoàn thiện kiến thức để thực tập đạt kết quả tốt. Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của bản thân để phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra. Tích cực học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm của các cán bộ chuyên môn giàu kinh nghiệm. 1.3.2. Điều kiện cơ sở 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên *Vị trí địa lý Xã Thanh Thuỷ là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thanh Liêm cách thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam 10km về phía Tây Nam. + Phía Đông giỏp xó Thanh Phong + Phía Bắc giáp thị trấn Kiện Khê + Phía Nam giỏp xó Thanh Tân + Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình * Điều kiện khí hậu thủy văn Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, xã Thanh Thủy nằm trong địa phận tỉnh Hà Nam vì vậy nó mang những đặc thù của vùng khí hậu nóng ẩm và nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa hè: có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thường tập trung vào tháng 5, 6, 7 với lượng mưa bình quân 1900mm. Độ ẩm tương đối cao ( 72 – 92% ) Mùa đông: thường có gió mùa kèm theo mưa phùn. Điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp song lại nảy sinh những vấn đề bất lợi cho ngành chăn nuôi. Sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dịch bệnh qua đó ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng kháng bệnh của gia súc, gia cầm. *Điều kiện đất đai Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã: 345,7ha. Diện tích khu công nghiệp 47,4ha. Diện tích đồi núi, dân cư 1251ha trong đó diện tích đồi núi là 769ha. Diện tích đất đai của xã khá lớn nhưng chủ yếu là đồi núi độ dốc lớn lại thường xuyên bị xói mòn, rửa trụi nờn độ màu mỡ kém dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm, gây khó khăn cho việc chăn thả gia súc. Do vậy trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ để quy hoạch phát triển cân đối giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt trong việc nuôi con gì và trồng cây gì? *Điều kiện địa hình Xã Thanh Thuỷ là xã miền núi nên diện tích đất chủ yếu là đồi núi đá, xã có con sụng Đỏy chảy qua chia xã thành 2 vựng Đụng đỏy và Tõy đỏy thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, ngoài ra xó cũn cú tuyến đê dài 3km nối liền giữa thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Tân tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá nói chung và hàng nông sản núi riờng… 1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội *Tình hình kinh tế Thanh Thuỷ là xã miền núi cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động : Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luụn cú mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Về sản suất nông nghiệp: tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo tưới tiêu, củng cố hoạt động của 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đảm bảo tốt các dịch vụ gieo cấy. Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được tiến hành cách đây 10 năm, hiện nay đã thực hiện tốt việc bảo vệ 769ha rừng khoanh nuôi tái sinh, hàng năm trồng được trên 5000 cõy cỏc loại. Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô sản xuất chưa lớn, chưa có quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của xã. Đối với sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân lương thực là 576kg/người/năm. Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nõng cao rõ rệt, hầu hết các gia đình đó cú cỏc phương tiện nghe nhìn, xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội của nhân dân. *Tình hình xã hội: Tổng số dân là: 7549 người chủ yếu là dân tộc kinh. Tổng số hộ gia đình: 2113 hộ bao gồm 9 thôn và 1 khu dân cư Mỹ Tho. Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu công nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn xó cú 20 công ty doanh nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng tạo việc làm ổn định cho trên 1000 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 1,5-2 triệu đồng/người/thỏng ngoài ra còn một nhà máy xi măng Hoà Phát với công suất 1,2 triệu tấn/ năm, 2 làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở 2 thụn, thụn Đỡnh Hậu và thôn Trung Thứ trong đó thụn Đỡnh Hậu đã được công nhận là làng có nghề vào năm 2008, thôn Trung Thứ công nhận năm 2010. Trên địa bàn xã có trường: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia…Những điều kiện đú đó giỳp cho dân trí của xã được nâng cao rõ rệt, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Nhìn chung mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, hệ thống điện được nâng cấp, cung cấp tới tất cả các hộ dân, đường giao thông được bê tông hoá tới từng ngừ, xúm. Trạm y tế xó đó được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác chữa bệnh đảm bảo theo quy định chuẩn quốc gia về y tế xã, đội ngũ nhân viên của trạm đã được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, làm tốt công tác dự phũng… Tuy nhiên việc dân cư phân bố không đều gây ra không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy, trường học tập trung dân cư đụng, dõn từ nhiều nơi đến làm việc, học sinh từ cỏc xó về học… Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban ngành thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống, đồng thời phối kết hợp với các địa phương khác đưa nếp sống văn hoá phổ biến trong toàn xã tiến tới xây dựng con người văn hoá, gia đình văn hoá, thôn xã văn hoá. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những người lao động dư thừa từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội. 1.3.2.3. Tình hình sản suất nông nghiệp Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy mức sống của nhân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều đó là nhờ chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Xó cú chủ trương tăng thu nhập trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển chăn nuôi, trồng trọt,tuy nhiên lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Xã thực hiện tốt công tác phục vụ sản xuất cải tạo tu bổ hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cho vay vốn phát triển sản xuất, cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng. *Tình hình phát triển ngành trồng trọt Xó có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào sản xuất. Bên cạnh đú cũn trồng xen canh với các cây lương thực khác như ngô, sắn… Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung, lẫn nhiều cây tạp, lại chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vấn đề trước mắt là quy hoạch lại vùng trồng cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý. Trong mấy năm gần đây trong xó cũn phát triển nghề trồng cây cảnh. Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã. Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới nay các hộ gia đình đã tạo sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích rừng trồng này được chăm sóc, quản lý tốt. *Tình hình phát triển ngành chăn nuôi Chăn nuôi là ngành sản suất đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của xó. Nú vừa đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, cung cấp sức cày kéo vừa thúc đẩy ngành trồng trọt và các ngành khác phát triển. Đồng thời nó là ngành góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Từ sự nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành chăn nuôi. Hiện nay các gia đình trong xã ngày càng chú trọng tới công tác phát triển chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng. *Chăn nuôi trâu bò: Tổng đàn trâu bò trong toàn xã là 1190 con trong đó chủ yếu là bò, đàn bò được chăm sóc khá tốt song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sản xuất thức ăn và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu bò còn bị đói rét. Công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài năm trở lại đõy nờn không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y xó cỏc trang trại đã được xây dựng tương đối khoa học, đồng thời công tác vệ sinh đã được tăng cường, giúp đàn trõu, bũ của xó ớt mắc bệnh ngay cả trong vụ đụng xuõn. Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa được người dân chú ý. Xó cú tiềm năng về chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công tác chọn và lai tạo giống chưa được chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế. * Chăn nuôi lợn Tổng đàn lợn hiện có của xã là 5880 con. Trong đó công tác giống lợn được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống nhằm chủ động cung cấp các con giống và cung cấp lợn cho nhõn dõn xung quanh. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt nên năng suất chăn nuôi không cao. Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại. * Chăn nuôi gia cầm. Tổng đàn gia cầm của xã là 37000 con, trong đó gà là chủ yếu. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất chưa cao, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn cho nên hiệu quả thấp. Hiện nay một số gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất chăn nuôi. Mô hình sản xuất đa canh trang trại kết hợp chăn nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng tiếp tục được đẩy mạnh đến nay toàn xó đó cú 8 mô hình trang trại với diện tích 25,7 ha có hiệu quả tốt, giá trị sản x uất trên 1ha canh tác đạt trên 60 triệu đồng/ năm. * Công tác thú y. Công tác thú y có vai trò then chốt trong chăn nuôi, nó quyết định sự thành bại của người chăn nuôi, đồng thời nú cũn ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay do trình độ nhận thức còn hạn chế, công tác thú y ít được quan tâm, đôi khi còn xem nhẹ. Thể hiện: Công tác kiểm dịch còn lỏng lẻo, còn nặng nề về hình thức, công tác tiêm phòng chưa được triệt để, sát sao và đặc bịờt là ý thức của người dân trong việc tiêm phòng chưa cao, các sản phẩm của động vật ốm, chết vẫn được bán ra thị trường, đõy chính là nguồn lây lan bệnh tật và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Nhận thức được điều này nên gần đây công tác thú y đã được các cấp lãnh đạo rất quan tâm. Hàng năm xã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc như: Lở mồm long móng, tụ huyết trựng, phũng dại… một cách triệt để hơn, chặt chẽ hơn. Nhiều gia đình đã ý thức được tầm quan trọng của công tác thú y nên mua vacxin về để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao lợi ích kinh tế và giảm đáng kể dịch bệnh trong chăn nuôi. 1.3.3. Đánh giá chung 1.3.3.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước. - Xó có diện tích rộng, mật độ dân số không cao, các vấn đề về giao thông, thuỷ lợi khá tốt rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt cũng như chăn nuôi. - Xó có một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, trí thức đây là ưu điểm rất lớn trong việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi. - Mặt khác phía Bắc giáp thị trấn Kiện Khê, đây là một thị trấn có mật độ dân số tương đối cao, tập trung nhiều ngành công nghiệp nhẹ nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm lớn. 1.3.3.2. Khó khăn - Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do nên hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. - Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sin
Tài liệu liên quan