Đề tài Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại trung tâm lưu trữ Quốc gia IIi

Tài liệu nghe - nhìn là một loại hình tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Tài liệu nghe - nhìn chiếm khối lượng lớn trong toàn bộ khối lượng trong Phông Lưu trữ Quốc Gia Việt Nam. Chính vì vậy, đây là loại hình tài liệu phản ánh các mặt đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần bằng hình ảnh động, hình tượng âm thanh, nên nó tác động trực tiếp và nhanh chóng đến thế giới quan của con người. Những âm thanh và hình ảnh của sự kiện được phản ánh trong tài liệu đúng thời điểm mà sự kiện diễn ra nên thời gian qua đi khi nghe và xem lại các hình ảnh, âm thanh về các sự kiện đó, ta vẫn hình dung được không khí ấy, con người ấy, sự kiện ấy như đang diễn ra trước mắt. Việc ghi lại những hình ảnh, âm thanh về các sự kiện như nó đang diễn ra là ưu điểm nổi trội mà tài liệu giấy không thể có được. Tài liệu nghe - nhìn được sản sinh ra trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, thông tin, tuyên truyền, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những người chụp ảnh, quay phim và ghi âm, ghi hình nghiệp dư có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn không kể thời gian, địa điểm sản sinh và trên những vật liệu gì mà nó mang tin, được nộp lưu và các kho (viện) Lưu trữ Nhà nước theo các chế độ nhất định. Do tính chất và tầm quan trọng của tài liệu nghe - nhìn được Nhà nước khẳng định như vậy, nên bảo quản an toàn, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu lưu trữ quốc gia nói chung và tài liệu nghe-nhìn nói riêng đã, đang và sẽ mãi mãi là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, phức tạp của toàn ngành lưu trữ. Vì muốn gìn giữ tài liệu lâu dài, vĩnh viễn để phục vụ các mục đích phát triển xã hội thì cần có những biện pháp bảo quản an toàn tài liệu khỏi sự phá hoại do tự nhiên hoặc do con người gây ra. Đặc biệt, vị trí nước ta lại nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nên tài liệu lưu trữ bị lão hoá và hư hỏng rất nhanh. Nếu không có biện pháp bảo quản tốt thì tài liệu lưu trữ có thể sẽ bị mất mát, hư hỏng toàn bộ.

doc66 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6800 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại trung tâm lưu trữ Quốc gia IIi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tài liệu nghe - nhìn là một loại hình tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Tài liệu nghe - nhìn chiếm khối lượng lớn trong toàn bộ khối lượng trong Phông Lưu trữ Quốc Gia Việt Nam. Chính vì vậy, đây là loại hình tài liệu phản ánh các mặt đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần bằng hình ảnh động, hình tượng âm thanh, nên nó tác động trực tiếp và nhanh chóng đến thế giới quan của con người. Những âm thanh và hình ảnh của sự kiện được phản ánh trong tài liệu đúng thời điểm mà sự kiện diễn ra nên thời gian qua đi khi nghe và xem lại các hình ảnh, âm thanh về các sự kiện đó, ta vẫn hình dung được không khí ấy, con người ấy, sự kiện ấy như đang diễn ra trước mắt. Việc ghi lại những hình ảnh, âm thanh về các sự kiện như nó đang diễn ra là ưu điểm nổi trội mà tài liệu giấy không thể có được. Tài liệu nghe - nhìn được sản sinh ra trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, thông tin, tuyên truyền, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những người chụp ảnh, quay phim và ghi âm, ghi hình nghiệp dư có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn không kể thời gian, địa điểm sản sinh và trên những vật liệu gì mà nó mang tin, được nộp lưu và các kho (viện) Lưu trữ Nhà nước theo các chế độ nhất định. Do tính chất và tầm quan trọng của tài liệu nghe - nhìn được Nhà nước khẳng định như vậy, nên bảo quản an toàn, kéo dài tuổi thọ cho tài liệu lưu trữ quốc gia nói chung và tài liệu nghe-nhìn nói riêng đã, đang và sẽ mãi mãi là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, phức tạp của toàn ngành lưu trữ. Vì muốn gìn giữ tài liệu lâu dài, vĩnh viễn để phục vụ các mục đích phát triển xã hội thì cần có những biện pháp bảo quản an toàn tài liệu khỏi sự phá hoại do tự nhiên hoặc do con người gây ra. Đặc biệt, vị trí nước ta lại nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nên tài liệu lưu trữ bị lão hoá và hư hỏng rất nhanh. Nếu không có biện pháp bảo quản tốt thì tài liệu lưu trữ có thể sẽ bị mất mát, hư hỏng toàn bộ. Thành tựu của các ngành khoa học hiện nay đang được ứng dụng vào công tác bảo quản an toàn cho tài liệu. Muốn bảo quản an toàn những tài liệu quý giá của đất nước, ngành lưu trữ còn rất nhiều việc phải làm như: Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ bảo quản cho các kho lưu trữ. Do vậy, muốn lưu giữ hàng trăm năm và lâu hơn thế nữa tài liệu lưu trữ nguồn di sản văn hoá quý báu của Đảng và Nhà nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, còn phải khai thác cả các kinh nghiệm cổ truyền của ông cha ta để lại. Nhiều năm qua, Nhà nước ta đã chi hàng chục tỉ đồng cho công tác bảo quản an toàn tài liệu như: Đầu tư xây dựng mới Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ở Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ở Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt và hàng chục Trung tâm Lưu trữ tỉnh như Hà Tây, Hà Tĩnh, Trà Vinh...Nhà nước cũng đã cho phép Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo quản tài liệu lưu trữ của Anh, Nhật Bản đến Việt Nam tập huấn cho cán bộ lưu trữ của chúng ta về nghiệp vụ bảo quản tài liệu. Đồng thời, cử nhiều đoàn cán bộ lưu trữ Việt Nam đi các nước để khảo sát, học tập kinh nghiệm. Hơn thế nữa, không ít cán bộ nghiệp vụ của Việt Nam cử sang Nhật Bản, Malaysia, Cộng hoà Pháp... để thực tập, tu nghiệp dài ngày về chuyên đề công tác bảo quản tài liệu. Mặc dù vậy, tài liệu lưu trữ vẫn đang hàng ngày, hàng giờ bị lão hoá, bị hư hỏng. Nhiều tài liệu lưu trữ thuộc danh mục tài liệu đặc biệt quý, hiếm đã bị ố vàng, giòn, mờ, cong, mối, mọt.. Trước tình hình đó, phải nghiên cứu những phương pháp bảo quản cụ thể để khắc phục, đặc biệt là tài liệu nghe – nhìn, do được cấu tạo bằng những vật liệu đặc biệt, nên chế độ bảo quản cũng khác so với tài liệu chữ viết. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cho thấy công tác lưu trữ ở đây nói chung và công tác bảo quản tài liệu nói riêng còn hạn chế. Mặc dù được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III chỉ mới xử lý được một số khối và phông tài liệu quan trọng còn trong tình trạng lộn xộn, chưa được phân loại, chỉnh lý, xác định, giá trị và bị hư hỏng đã tồn đọng nhiều năm qua. Số tài liệu còn lại, do những nguyên nhân như chiến tranh, thiên tai, môi trường, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện bảo quản không đáp ứng yêu cầu... nên phần lớn tài liệu nghe – nhìn cũng bị xuống cấp nghiêm trọng, một bộ phận đáng kể đã bị hư hỏng hoặc đang bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau. Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản đối với loại hình tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III do Phòng Phim-Ảnh-Ghi âm đang trực tiếp quản lý. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Cụ thể, với đề tài này chúng tôi hướng đến những mục đích cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát thành phần, nội dung tài liệu nghe – nhìn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; qua đó thấy được tình trạng tài liệu nghe-nhìn bị hư hỏng, mất mát và tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng đó; - Tìm hiểu tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Nghiên cứu và đưa ra các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn với mục đích nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe - nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Mục đích cuối cùng mà tác giả muốn đề cập là thông qua đề tài này sẽ được bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Công tác lưu trữ tài liệu nghe – nhìn nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác bảo quản làm tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ, một nguồn di sản văn hóa của dân tộc. Do vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên tạp chí ngành, các luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp, giáo trình giảng dạy, tập bài giảng ở bậc đại học chuyên ngành lưu trữ đã đề cập cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cụ thể: Về mặt lý luận: Công tác bảo quản đã được đề cập trong các sách chuyên khảo, giáo trình như: “Công tác Lưu trữ Việt Nam” của Cục Lưu trữ Nhà nước và Vũ Dương Hoan làm chủ biên, năm 1987 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội; “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của các tác giả Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm, năm 1990 của Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội; “Lưu trữ tài liệu nghe – nhìn” Tập bài giảng của PGS.TS Đào Xuân Chúc; tư liệu Khoa lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Qua giáo trình và tập bài giảng đã cung cấp những cơ sở lý luận chung nhất về công tác bảo quản tài liệu lưu trữ cũng như công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn các luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng đã đề cập và nghiên cứu với một số đề tài liên quan đến lưu trữ tài liệu nghe - nhìn như: Luận văn Thạc sĩ “Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thuý Bình năm 2002, “Ứng dụng chương trình photoshop để xử lý tài liệu ảnh lưu trữ bị hư hỏng” của Dương Mạnh Hùng năm 2004, “Tổ chức khoa học tài liệu ảnh tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của Nguyễn Minh Sơn năm 2003; khoá luận tốt nghiệp: “Tổ chức và quản lý tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở nước ta hiện nay” của sinh viên Lê Thị Vân Anh, “Công tác lưu trữ tài liệu nghe – nhìn ở Trung tâm Nghe nhìn thông tấn xã Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” của sinh viên Nguyễn Thị Việt Hoa, “Công tác lưu trữ tài liệu ghi âm ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - Thực trạng và giải pháp” của sinh viên Nguyễn Lan Phương, “Bước đầu tìm hiểu về tài liệu ghi âm và quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của sinh viên Đỗ Thị Thơm, “Bước đầu xây dựng những nguồn tài liệu ảnh cần giao nộp vào Kho Lưu trữ Trung ương” của sinh viên Nguyễn Thị Bích Vi. Các đề tài của các tác giả trên chủ yếu tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về tổ chức khoa học lưu trữ tài liệu nghe – nhìn, ứng dụng công nghệ thông tin trong tài liệu nghe – nhìn. Đối với công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn có một đề tài cũng đề cập một phần nhỏ trong đề tài nghiên cứu của mình, còn tìm hiểu sâu về vấn đề này thì có ít tác giả nghiên cứu. Ngoài ra, trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam còn có một số bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả đề cập cũng liên quan ít nhiều tới nội dung của khoá luận tốt nghiệp như: “Công tác bảo quản và phục vụ khai thác băng ghi âm từ tính” của tác giả Đặng Anh Đào, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 01/1978; “Bảo quản phim điện ảnh” của tác giả Xuân Lâm, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 3/1979; “Cần quan tâm hơn nữa đến công tác lưu trữ tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm” của tác giả Đào Xuân Chúc, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 3/1983; “Một số lưu ý trong việc bảo quản các tư liệu ảnh” của Joref Hanus do Nguyễn Ngọc Hường dịch theo Tạp chí ATLANTI số 5, được đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2/1998... Những bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả được đăng trên tạp chí ngành đã góp phần khẳng định công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo quản an toàn và sử dụng tài liệu lưu trữ có hiệu quả. Công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Những công trình và các bài viết chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể. Chính vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực bảo quản, chúng tôi đã nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 4. Nguồn tài liệu tham khảo và phương pháp nghiên cứu: Do tài liệu nghe – nhìn có giá trị đặc biệt về nội dung nên bảo quản và phát huy giá trị của loại hình tài liệu này là rất quan trọng. Tuy nhiên, nguồn tài liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu còn chưa nhiều, nên quá trình viết khoá luận, chúng tôi chỉ tập trung vào những nguồn tài liệu tham khảo sau: - Các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác lưu trữ; - Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước; - Tài liệu giảng dạy của lớp tập huấn về bảo quản và tu bổ tài liệu của Cục Lưu trữ nhà nước năm 1995; - Luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp liên quan đến tài liệu nghe – nhìn - Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam; - Tư liệu khảo sát thực tế ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và phương pháp luận của Lưu trữ học, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra, khảo sát để nắm được số lượng, thành phần, nội dung của tài liệu nghe – nhìn cũng như tình trạng vật lý của tài liệu nghe – nhìn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 5. Bố cục khoá luận: Khoá luận ngoài phần lời nói đầu và kết luận, phần nội dung chính được chia thành 3 chương: Chương 1: Tình hình tài liệu nghe-nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Chương này sẽ tập trung trình bày tình hình tài liệu nghe-nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cụ thể là tìm hiểu thành phần, nội dung; đặc điểm của tài liệu nghe-nhìn; tình trạng vật lý của tài liệu nghe-nhìn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; từ đó tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng, xuống cấp tài liệu nghe-nhìn và đưa ra những nhận xét về tình hình tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Chương 2: Thực trạng bảo quản tài liệu nghe-nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Chương này, chúng tôi tập trung nêu tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, cụ thể là nghiên cứu tìm hiểu các văn bản về chế độ bảo quản, kho bảo quản, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản, hệ thống thiết bị chống cháy... Chính vì vậy, chương này chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Đây là chương quan trọng nhất mà khoá luận hướng tới, trong chương này, chúng tôi tập trung trình bày các phương pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn nhằm mục đích hoàn thiện công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Để đưa ra những phương pháp bảo quản đối với tài liệu nghe – nhìn, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế và cùng một số kinh nghiệm của các chuyên gia bảo quản, các nước trên thế giới...Từ đó đưa ra những kiến nghị về công tác bảo quản để công tác lưu trữ nói chung và công tác bảo quản tài liệu nghe – nhìn nói riêng ngày càng hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình hoàn thành khoá luận, do hạn chế về mặt thời gian và nhận thức, khóa luận không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và đặc biệt cảm ơn PGS.TS Đào Xuân Chúc - Người thầy đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi làm khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2007 Sinh viên Trần Thị Thu Hà CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH TÀI LIỆU NGHE – NHÌN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III 1.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được thành lập theo Quyết định số 118/TCCB-TC ngày 10 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội vụ). Tại Quyết định số 35/QĐ-VTLTNN ngày 06/4/2004 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III như sau: 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ: Về chức năng: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là tổ chức sự nghiệp của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có chức năng sưu tầm, thu thập, bổ sung; bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức Trung ương; các nhân vật lịch sử, cá nhân, gia đình và dòng họ tiêu biểu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc; các cơ quan, tổ chức cấp kỳ, cấp liên khu, cấp khu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ năm 1945 đến năm 1976; hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp theo quy định của pháp luật. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có trụ sở tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Về nhiệm vụ: - Thu thập, bổ sung tài liệu, tư liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước thuộc thẩm quyền được giao; - Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc nguồn nộp lưu chuẩn bị hồ sơ tài liệu nộp vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản tài liệu, tư liệu lưu trữ đã nộp vào Trung tâm; - Phối hợp với Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia lập bản sao bảo hiểm đối với tài liệu lưu trữ đặc biệt quý, hiếm thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Phối hợp với Trung tâm Tu bổ phục chế tài liệu lưu trữ thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước để thực hiện việc tu bổ, phục chế và khử nấm mốc, khử trùng, khử axít đối với tài liệu lưu trữ bảo quản ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Xây dựng và quản lý hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu, tư liệu lưu trữ; thực hiện thống kê và báo cáo thống kê lưu trữ lên Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; - Thực hiện việc thông báo, giới thiệu, công bố và phục vụ sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin vào thực tiễn công tác của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; - Quản lý tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp của Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước bổ nhiệm. Cơ cấu tổ chức gồm: - Phòng Thu thập, Bổ sung tài liệu; - Phòng Chỉnh lý tài liệu; - Phòng Tin học và Công cụ tra cứu; - Phòng Bảo quản tài liệu; - Phòng Tổ chức sử dụng tài liệu; - Phòng Phim, Ảnh, Ghi âm; - Phòng Hành chính - Tổ chức Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III được qui định tại Quyết định số 69/QĐ-TTIII ngày 28/5/2004 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 1.2. Thành phần, nội dung tài liệu nghe – nhìn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III: Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III hiện đang bảo quản hơn 6.000 mét giá tài liệu với bốn loại hình tài liệu chính là: Tài liệu quản lý hành chính với khoảng 145 phông của các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương; tài liệu khoa học kỹ thuật của hơn 60 công trình trọng điểm quốc gia; tài liệu văn học - nghệ thuật của gần 50 văn nghệ sĩ, các nhà khoa học tiêu biểu; tài liệu phim, ảnh, ghi âm và ghi hình. Qua tài liệu nghe – nhìn chúng ta thấy được một cách tổng thể những hình ảnh, âm thanh sống động và chân thực về nhiều sự kiện lịch sử quan trọng; phản ánh tinh thần anh dũng, quật cường của nhân dân ta trong chiến đấu; phản ánh đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta… 1.2.1. Thành phần, nội dung tài liệu ảnh: Theo báo cáo số liệu thống kê của năm 2006 đến nay, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang bảo quản tài liệu ảnh với tổng số ảnh là 111.463 tấm trong đó đã thống kê biên mục 25.205 tấm ảnh; tổng số phim âm bản là 53.891 chiếc trong đó đã thống kê biên mục 12.150. Khối tài liệu ảnh này được chia thành hai thời kỳ: Trước Cách mạng và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Khối tài liệu ảnh này rất đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung. Tài liệu ảnh được phân thành 3 thể loại chính: - Ảnh sự kiện; - Ảnh chân dung; - Ảnh phong cảnh. Nội dung chính của khối tài liệu ảnh phản ánh những hoạt động của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phản ánh các cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân ta; trong đó đáng chú ý là khối tài liệu ảnh thể hiện những ngày lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 như: Lễ Tuyên ngôn độc lập 2- 9-1945 ở Vườn hoa Ba Đình - Hà Nội; nhân dân cả nước đi bầu cử Quốc Hội; những bức ảnh ghi lại Kỳ họp thứ I Quốc hội khoá I năm 1946 tại Nhà hát Lớn Hà Nội; những hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đón tiếp phái đoàn thanh niên Nam Bộ tại Việt Bắc năm 1949; ảnh về Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III năm 1960 tại Hà Nội; khối ảnh về Khu Tự trị Việt Bắc như các Hội nghị Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các hội nghị nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục… Ảnh về những ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 với những hình ảnh oai hùng của tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ảnh về hoạt động quân sự với nhiều chiến dịch quân sự qua