Đề tài Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản

Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng: cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một diư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng với khả năng của mình. Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa hoc cho rằng cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lơi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào” của chu trình sản xuất- kinh doanh và nâng cao giá “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất. Như vậy trên qui mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh tế thích nghi được các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá trong từng ngành,vùng, quốc gia Các khái niệm cạnh tranh kể trên chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có nhiều hình thức cạnh tranh không chỉ bằng giá. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ khác nhau. Như vậy, cạnh tranh là một sự tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tim moi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, dành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu thụ là lợi ích tiêu dùng

docx52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Nghiên cứu thị trường Nhật Bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản. Lý thuyết: Năng lực cạnh tranh Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Thực trạng xuất khẩu gỗ và năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản: Thực trạng xuất khẩu gỗ sang thị trường Nhật Bản Tổng quan xuất khẩu gỗ của Viêt Nam: ( Tình hình xuất khẩu đồ gỗ, và các đối tác của Việt Nam…) Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản( giá trị, cơ cấu mặt hang) Thực trạng về năng lực cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản Các đối thủ cạnh tranh và thị phần đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam (đánh giá ưu nhược điểm về đồ gỗ nội thất của Việt Nam) Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam Các yếu tố bên trong quốc gia Các nguồn lực ( nguồn nguyên liệu đầu vào, nhân công, vốn, công nghệ) Các chính sách phát triển chế biến đồ gỗ của Việt Nam Các thuận lợi do mối quan hệ tốt đẹp của hai nước đem lại ( các cam kết song phương, hợp tác, ưu đãi cho hàng đồ gỗ Việt Nam) Các yếu tố xuất phát từ phía thị trường Nhật Bản. qui mô thị trường thị hiếu người tiêu dung tiêu chuẩn môi trường, chất lượng đối với đồ gỗ hệ thống phân phối nhiều tầng Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng đồ gỗ Việt Nam Triển vọng Phương hướng Các biện pháp chủ yếu Chương 1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Cạnh tranh Khái niệm về cạnh tranh Từ lâu, khái niệm về cạnh tranh được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng: cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một diư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng với khả năng của mình. Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh một số nhà khoa hoc cho rằng cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá- dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lơi thế để hạ thấp giá các yếu tố đầu vào” của chu trình sản xuất- kinh doanh và nâng cao giá “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất. Như vậy trên qui mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh tế thích nghi được các điều kiện thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng với thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hoá trong từng ngành,vùng, quốc gia… Các khái niệm cạnh tranh kể trên chưa thực sự đầy đủ, bởi vì có nhiều hình thức cạnh tranh không chỉ bằng giá. Ngoài ra, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì quan niệm và nhận thức cạnh tranh là khác nhau và phạm vi cũng như cấp độ khác nhau. Như vậy, cạnh tranh là một sự tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tim moi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, dành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu thụ là lợi ích tiêu dùng. Phân loại cạnh tranh Xét theo chủ thể cạnh tranh: Cạnh tranh giữa người bán và người mua Cạnh tranh giữa những người mua với nhau Cạnh tranh giữa những người bán với nhau Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể: Cạnh tranh dọc Cạnh tranh ngang Xét theo hình thái cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo, hay còn gọi là cạnh tranh thuần tuý Cạnh tranh không hoàn hảo Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh lành mạnh Cạnh tranh không lành mạnh Xét theo công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hoá: Cạnh tranh trước khi bán hàng Cạnh tranh trong khi bán hàng Cạnh tranh sau khi bán hàng Ngoài các hình thức cạnh tranh nêu trên, người ta còn xét theo một số chỉ tiêu khác nữa: Điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên, nhân lực, đặc điểm, tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hoá… ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới; cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau. Vai trò của cạnh tranh. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là một nền kinh tế năng động, có tính cạnh tranh cao. Vì nói đến kinh tế thị trường là nói tới cạnh tranh, không có cạnh tranh không còn gọi là nền kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và qui luật của nó. Chính vì vậy, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện một cách rõ nét. Một số vai trò chủ yếu của cạnh tranh được thể hiện như sau: Thứ nhất: cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tối ưu và đồng thời khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vảo sản xuất. Vì tài nguyên sử dụng làm đầu vào cho sản xuất không phải là vô hạn mà là hữu hạn, thậm chí còn khan hiếm theo thời gian. Nên việc tạo ra cạnh tranh một cách tối đa có mục đích nhằm đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp những loại hàng hoá và dịch vụ họ mong muốn ở mức giá mà nó phản ánh những chi phí cơ hội để sản xuất ra những hàng hoá dịch vụ đó. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm, các nhà sản xuất không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành thấp hơn. Như vậy, cạnh tranh sẽ dẫn đến kết quả là làm cho giá cả hàng hoá ngày càng có xu hướng giảm, lượng hàng hoá trên thị trường ngày càng tăng phù hợp vởi mong muốn, nguyện vọng của người tiêu dùng. Thứ hai, cạnh tranh làm cho người tiêu dùng gắn liền với sản xuất, sản xuất ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Tức là sản xuất ngày càng xuất phát từ chính nhu cầu của người tiêu dùng. Do cạnh tranh mà ngày nay các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích nhu cầu để từ đó lập kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất. Sản xuất với năng suất số lượng ngày càng tăng. Điều này có ảnh hưởng rất tốt đến người tiêu dùng vì họ được tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao, với giá cả lại phải chăng, chủng loại cũng phong phú hơn dẫn đến sự lựa chọn dễ dàng hơn. Cạnh tranh đã góp phần thay đổi một quan niệm cổ điển: “sản xuất được cái gì thì bán cái đó” sang một quan điểm hiện đại và đúng đắn hơn: “sản xuất cái mà thị trường cần” Thứ 3, Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. Trong quá trình cạnh tranh, những doanh nghiệp nào kinh doanh kém hiệu quả, chi phí bình quân cao sẽ loại ra khỏi thị trường. Ngược lại, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chi phí bình quân thấp sẽ tạo môi trường tốt để phát triển. Điều này tạo ra một áp lực lớn buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, tối ưu hoá đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì phải không ngừng phấn đấu vươn lên. Mặt khác tổng sức cạnh tranh các doanh nghiệp của một nước tạo thành sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Điều đó có nghĩa la cạnh tranh sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế bởi lẽ nền kinh tế chỉ có sức cạnh tranh cao khi có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao. Một lần nữa cần khẳng định rằng: cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, là động lực cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ có những ưu điểm, mà nó còn có những nhược điểm cố hữu mang đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh một mặt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tùnh trạng phân hoá trong xã hội một cách ghê gớm. Kẻ thắng, người bại dễ dàng hình thành trong thị trường tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền trên thị trường.Do vậy, cần có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh, có hiệu quả. Sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. Khái niệm sức cạnh tranh của hàng hoá và các cấp độ của sức cạnh tranh. Khái niệm về sức cạnh tranh: Cạnh tranh ở đây là nói đến hành vi của chủ thể, vì vậy có hành vi của doanh nghiệp kinh doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế, không có hành vi của hàng hóa. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành lợi thế về phía minh, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của minh trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn chỉ một sức mạnh một khả năng duy trì được vị trí của một hàng hoá nào đó trên thị trường (hàng hoá này là của một doanh nghiệp nào đó, một quốc gia nào đó) thì ta cũng dùng thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hoá”, hoặc sức cạnh tranh của hàng hoá cũng thể hiện mức độ hấp dẫn của hàng hoá đó đối với khách hàng. Sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Các cấp độ của sức cạnh tranh Sức cạnh tranh có thể phân chia thành 4 cấp độ khác nhau: Sức cạnh tranh cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, cấp độ doanh nghiệp, và cấp độ sản phẩm hàng hoá. Sức cạnh tranh của bốn cấp độ trên đây có mối liên hệ tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ sức cạnh tranh trên. Một sản phẩm hàng hoá được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu hàng hoá về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng độc đáo hay khác biệt về thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và sức cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì sức cạnh tranh của hàng hoá có được thường là do sức cạnh tranh của chủ thể doanh nghiệp. Điểu này cho thấy tầm quan trọng của chủ thể doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, cũng như việc xây dựng một thương hiệu hàng hoá mạnh, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường đó. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá. Sức cạnh tranh của sản phẩm trong thương mại quốc tế là tổng hoà sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Như vậy có thể nói các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế bao hàm các yếu tố từ phạm vi doanh nghiệp, ngành công nghiệp đến phạm vi quốc gia. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế có thể được tập hợp thành 4 nhóm cơ bản: Nhóm các yếu tố thuộc về lợi thế so sánh Đối với trường hợp này, sức cạnh tranh được xem là sức cạnh tranh thực sự và bằng lợi thế so sánh. Trước hết đó chính là sự dồi dào các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lực con người (lao động) và nguồn vốn. Các yếu tố này được thể hiện qua các mức giá bình quân thấp và đó cũng chính là cơ sở căn bản của lợi thế so sánh và sức cạnh tranh. Một yếu tố khác là năng suất lao động của nhà sản xuất được phản ánh bằng các hế số đầu vào thấp. Lợi thế so sánh giúp một nước xác định được mặt hàng cần sản xuất và nên xuất khẩu. Có thể coi lợi thế so sánh là điều kiện cần để có được khả năng cạnh tranh quốc tế về sản phẩm xuất khẩu nhưng đây chưa phải là điều kiện đủ. Lợi thế so sánh không phải là yếu tố tĩnh như nhiều quan điểm vẫn thường đưa ra, mà có thể thay đổi năng động do lợi thế so sánh của một nước không thể phụ thuộc vào các yếu tố tương đối tĩnh như tài nguyên thiên nhiên và đất đai mà nó còn phụ thuộc vào các yếu tố động là lao động và vốn (công nghệ, máy móc, thiết bị,…) vì vậy lợi thế so sánh có thể thay đổi nhờ vào ứng dụng những công nghệ mới thông qua R&D, FDI và liên kết sản xuất qua biên giới để vận dụng lợi thế so sánh về tài nguyên của các nước và lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Ngoài ra, phân tích lợi thế so sánh còn cần tính khả năng nâng cao trình độ thành thạo của công nhân và thay đổi mô hình sản xuất của các nước. Micheal E.Porter đã đưa ra: “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia” để giải thích tại sao một quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định. Lý thuyết này cho rằng khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Hình 1.1: Các yếu tố qui định lợi thế cạnh tranh của quốc gia Chiến lược cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty Điều kiện các yếu tố sản xuất Điều kiện cầu Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan Nguồn: Giáo trình Kinh doanh Quốc tế( tập 1 ) Ông đã xác định bốn nhóm yếu tố mà mỗi một quốc gia đều có sẵn, nhưng với mức độ khác nhau và các yểu tố đó hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia, đó là: (1) các điều kiện về yếu tố sản xuất; (2) điều kiện cần; (3) các ngành có liên quan và các ngành hỗ trợ; (4) Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty. (Hình 1.1) (Thực tế về năng lức canh tranh quốc gia của Việt Nam) Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước Sức cạnh tranh quốc tế là khả năng cạnh tranh của một đất nước trong việc nhận thức ró mục đích của chính sách kinh tế tập trung. đặc biệt là đối với tăng trưởng thi nhập và việc làm ma không gặp phải các khó khăn trong cán cân thanh toán. Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xác định bởi năng suất của nền kinh tế quốc gia đó, trong khi đó năng suất là yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để mở rộng qui mô sản xuất. Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế đất nước có 3 yếu tố đặc biệt là liên quan đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế đất nước và tạo ra khả năng cạnh tranh: tài trợ và nợ nước ngoài, tiết kiệm và đầu tư, tỷ giá hối đoái. Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh vĩ mô Nhóm các yếu tố trong môi trường nội địa Môi trường nội địa bao gồm: (1) môi trường luật pháp, chính trị, sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật đầy đủ nghiêm minh, chính sách thương mại sẽ có ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích xuất khẩu, rào cản thương mại trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài. Chính sách tỷ giá liên quan đến tỷ gia hối đoái thực và tỷ giá hối đoái so sánh giữa các nước xuất khẩu và nước bạn hàng; (2) môi trường kinh tế: là sự ổn định và phát triển của nền kinh tế trong nước; (3) cấu trúc cạnh tranh: là sự đa dạng nhiều hình thức kinh doanh, sự tham gia các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Nhóm các yếu tố thị trường nước ngoài Đó là các yếu tố tương tự như những yếu tố trong môi trường nội địa; ngoài ra, còn kèm theo các yếu tố khác: (4) trình độ công nghệ; sự chênh lệch về trình độ va hiệu quả ứng dụng công nghệ; (5) cấu trúc phân phối: là khả năng phân phối ra thị trường có hiệu quả sản phẩm ra thị trường nước ngoài;(6) yếu tố địa lý, cơ sở hạ tầng của nước ngoài; (7) yếu tố văn hoá: là sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo, con người dẫn đến những thói quen tiêu dùng, tập quán kinh doanh khác nhau Môi trường kinh doanh vi mô Theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của micheal E. Porter thí các yếu tố tham gia quyết định cường độ cạnh tranh: - Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo cho mức lợi nhuận được cao nhất có thể. Thường thỉ cạnh tranh trở nên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hoà, suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh tranh băng vai phải lứa với các chiến lược kinh doanh đa dạng và do những rào cản kinh tế làm cho các doanh nghiệp khó sự di chuyển sang ngành khác. - Nguy cơ đe doạ nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn Khi các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh ở một lĩnh vực, một ngành hoặc một thị trường sẽ mang theo năng lực sản xuất mới với mong muốn chiếm lĩnh thị phần thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải đủ khả năng vượt qua những cản trở nhất định. Theo quan điểm của ME.porter, các rào cản ngăn sự xâm nhập của một công ty bao gồm: (1) Hiệu quả kinh tế do qui mô; (2) Sự khác biệt hay ấn tượng vế sản phẩm; (3) Yêu cầu về vốn; (4) Chi phí chuyển đổi; (5) Kênh phân phối; (6) Chính sách của Chính phủ; (7) Sự phản ứng của các nhà cạnh tranh. - Quyền thương lượng của người mua: Đối với doanh nghiệp bất kỳ thì mọi việc chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lãi. Chính vì vậy, sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản có giá trị quan trọng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có được điều đó là do biết cách thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Còn người mua luôn muốn trả giá cho sản phẩm thấp, vì vậy họ sẽ thực hiện ép giá, gây áp lực đòi chất lượng cao hơn hoặc được phục vụ tốt hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện và điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. - Quyền thương lượng của người cung ứng Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều nhất lợi nhuận có thể, vì vậy khi có điều kiện họ có thể đe doạ tăng giá hoặc giảm giá chất lượng sản phẩm đặt mua nhằm làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn phải ứng phó một cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp, có thể đó là lực lượng lao động, đặc biệt với những lao động có trình độ cao vì khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là một tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. - Nguy cơ đe doạ từ những sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế luôn có tác động lớn đến mức lợi nhuận tiềm năng của ngành, nhất là những sản phẩm luôn có chu kỳ sống ngắn. Vì phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của việc đổi mới công nghệ nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao so với các sản phẩm hiện có bán trên thị trường. Biện pháp chủ yếu được sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng cường đầu tư cho R&D, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…nhằm đáp ứng giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường tính độc đáo khác biệt của sản phẩm trên thị trường. Nhóm các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp Nhân tố vốn hay tư bản bao gồm tiền và tài sản để mua trng thiết bị, vật tư công nghệ, lao động và các nhu cầu khác cho sản xuất. Trong nhân tố này cũng cần các tri thức vể quản lý tư bản sao cho việc sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, trong kinh doanh luôn tồn tại nhu cầu về vốn. Doanh nghiệp nào tìm được biện pháp để giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và dễ dàng chiếm được ưu thế trong cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Nhân sự Ngày nay tất cả các doanh nghiệp dù là mới thành lập, hay hoạt động lâu năm, dù là có xuất khẩu hay không xuất khẩu hàng hoá thỉ nhân sự vẫn là vấn đề then chốt đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn có những chiến lược cạnh t
Tài liệu liên quan