Đề tài Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty Cổ phần Kiềm Nghĩa (phân xưởng Củ Chi)

Sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người đã làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách phát triển không thân thiện với môi trường. Nước ta đang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổi lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời cũng để lại nhiều hậu quả về mặt môi trường. Đóng góp vào sự thay đổi đó chính là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất. Có thể nói các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm bao giờ cũng kèm theo các nhược điểm, thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hiện nay phần lớn là do chất thải từ hoạt động sản xuất, khu công nghiệp. Chính vì thế, việc xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý môi trường hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết. Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa cải thiện hiện trạng môi trường cho các doanh nghiệp. Đây chính là bài toán nan giải không chỉ riêng ở Việt Nam mà hiện nay các nước trên thế giới rất quan tâm đặc biệt trong xu thế mà thế giới đang tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. Để giải quyết các vấn đề môi trường, giải pháp trước đây mà các cơ sở vừa và nhỏ thường tiếp cận là giải pháp xử lý cuối đường ống (End of pipe-EOP), tức là chỉ chú trọng xử lý các dòng thải sau khi nó được tạo ra. Cách tiếp cận này mang tính bị động, xử lý không đem lại hiệu quả cao và không mang lại lợi ích cho các cơ sở. Hiện nay sản xuất sạch hơn là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế và môi trường cho công ty mình, tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị, giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải, cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, và đặc biệt là tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn. Với triết lý kinh doanh “Chất lượng là sự sống còn của thương hiệu”, Kiềm Nghĩa luôn mong muốn trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp những dụng cụ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Ngày nay làm đẹp là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng cuộc sống, khi đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp cho chị em phụ nữ là không thể thiếu. Nắm bắt nhu cầu trên không ít công ty, nhà máy ra đời. Vì thế để đứng vững trên thị thường đòi hỏi Kiềm Nghĩa phải không ngừng hoàn thiện, cải tiến thiết bị, xây dựng các biện pháp nhằm nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động sản xuất kiềm đang là vấn đề cấp thiết, trong đó tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng là hướng đi tích cực nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch cho công ty Kiềm Nghĩa là hết sức cần thiết, là một trong những phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình kinh tế và môi trường cho công ty. Từ những yêu cầu cấp thiết trong thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty Cổ phần Kiềm Nghĩa (phân xưởng Củ Chi)”.

doc51 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty Cổ phần Kiềm Nghĩa (phân xưởng Củ Chi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của con người đã làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách phát triển không thân thiện với môi trường. Nước ta đang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổi lớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời cũng để lại nhiều hậu quả về mặt môi trường. Đóng góp vào sự thay đổi đó chính là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất. Có thể nói các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm bao giờ cũng kèm theo các nhược điểm, thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hiện nay phần lớn là do chất thải từ hoạt động sản xuất, khu công nghiệp. Chính vì thế, việc xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý môi trường hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết. Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa cải thiện hiện trạng môi trường cho các doanh nghiệp. Đây chính là bài toán nan giải không chỉ riêng ở Việt Nam mà hiện nay các nước trên thế giới rất quan tâm đặc biệt trong xu thế mà thế giới đang tiến đến mục tiêu phát triển bền vững. Để giải quyết các vấn đề môi trường, giải pháp trước đây mà các cơ sở vừa và nhỏ thường tiếp cận là giải pháp xử lý cuối đường ống (End of pipe-EOP), tức là chỉ chú trọng xử lý các dòng thải sau khi nó được tạo ra. Cách tiếp cận này mang tính bị động, xử lý không đem lại hiệu quả cao và không mang lại lợi ích cho các cơ sở. Hiện nay sản xuất sạch hơn là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp cho một tổ chức vừa cải thiện kinh tế và môi trường cho công ty mình, tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị, giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải, cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, và đặc biệt là tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn. Với triết lý kinh doanh “Chất lượng là sự sống còn của thương hiệu”, Kiềm Nghĩa luôn mong muốn trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp những dụng cụ, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Ngày nay làm đẹp là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng cuộc sống, khi đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu làm đẹp cho chị em phụ nữ là không thể thiếu. Nắm bắt nhu cầu trên không ít công ty, nhà máy ra đời. Vì thế để đứng vững trên thị thường đòi hỏi Kiềm Nghĩa phải không ngừng hoàn thiện, cải tiến thiết bị, xây dựng các biện pháp nhằm nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động sản xuất kiềm đang là vấn đề cấp thiết, trong đó tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng là hướng đi tích cực nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch cho công ty Kiềm Nghĩa là hết sức cần thiết, là một trong những phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình kinh tế và môi trường cho công ty. Từ những yêu cầu cấp thiết trong thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty Cổ phần Kiềm Nghĩa (phân xưởng Củ Chi)”. Tình hình nghiên cứu Có thể nói SXSH là chủ đề hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam và với đề tài: “Nghiên cứu tận thu, xử lý chất thải công nghiệp và một số công nghệ không ( hoặc ít) chất thải” trong chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về bảo về bảo vệ môi trường từ năm 1991- 1995 là đề tài đầu tiên theo hướng sản xuất sạch hơn. Đề tài này do trung tâm khoa học và công nghệ môi trường 9 (CEST) của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội thực hiện vời sự cộng tác của viện Hóa Học, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, và viện hóa công nghiệp. Đề tài này đã cung cấp một số tổng quan về công nghệ và môi trường từ đó lựa ra các ngành tiềm năng có các cơ hội SXSH như công nghiệp dệt, giấy, thực phẩm, hóa chất. Và dự án “ Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam”, 13 doanh nghiệp tham gia trình diễn kỹ thuật vòng 1, thông qua áp dụng các giải pháp ngắn và trung hạn, các doanh nghiệp thuộc ngành dệt đã tiết kiệm được 0.03 – 1 tỷ đồng/năm, ngành giấy từ 1.3 – 2.2 tỷ đồng/năm. Từ góc độ môi trường, việc giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đã dẫn đến giảm 15 – 20% nước thải với tải lượng hữu cơ giảm cao nhất là 30%, lượng khí nhà kính phát sinh giảm 5 – 35% và các hóa chất, chất thải rắn giảm đáng kể. Các kết quả cụ thể cho các giải pháp đang thực hiện vẫn đang được tiếp tục tổng kết. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu SXSH tại công ty cổ phần Kiềm Nghĩa qua đó đưa ra các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm: Giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất. Tiết kiệm năng lượng, nguyên – nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Đem lại lợi ích kinh tế cho công ty thông qua đó cũng đem lại lợi ích cho môi trường và xã hội. Góp phần xây dựng công ty Kiềm Nghĩa phát triển theo hướng sản xuất bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về quá trình sản xuất và hiện trạng môi trường tại công ty Kiềm Nghĩa. Xác định các dòng thải, các công đoạn đoạn gây lãng phí nhất. Thu thập số liệu, cân bằng vật chất – năng lượng. Phân tích nguyên nhân gây ra dòng thải và đề xuất các giải pháp SXSH. Đánh giá và lựa chọn các giải pháp SXSH có tính khả thi nhất về mặt kinh tế, kỹ thuật, môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện các giải pháp SXSH. Kết luận và kiến nghị. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thứ cấp Các dữ liệu liên quan về cơ sở sản xuất kiềm: nguồn thải, loại chất thải, nơi xử lý, loại hình sản xuất. Các tài liệu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến CP. Tiến hành khảo sát Điều tra kiểm soát các biện pháp quản lý chất thải. Điều tra lượng nguyên, nhiên vật liệu. Khảo sát thực tế tình hình sử dụng thiết bị điện dân dụng. Đo đạc thực tế. Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu Trên cơ sở những thông tin có được trong quá trình quan sát, điều tra thực tế cùng những số liệu, tài liệu liên quan thu thập được, phân tích, chọn lọc để có sự phản ánh chung, nay đủ về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu hiện nay và các giải pháp bảo đảm lợi ích kinh tế. Thu thập ý kiến giáo viên hướng dẫn, các báo cáo khoa học và các ý kiến. Kết cấu đồ án: Gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về SXSH và tình hình áp dụng SXSH trên thế giới và Việt Nam. Chương 2: Tổng quan về công ty cổ phần Kiềm Nghĩa Chương 3: Áp dụng SXSH cho công ty cổ phần Kiềm Nghĩa CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Tổng quan về SXSH Định nghĩa “Sản xuất sạch hơn (cleaner production) là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường". Theo UNEP/UNIDO, Sản xuất sạch hơn là: “ Sản xuất sạch hơn là quá trình áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong các quá trình sản xuất , sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường.” Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn dựa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Mục tiêu của UNEP là đưa tiếp cận SXSH vào hoạt động hàng ngày ở tất cả các loại doanh nghiệp khác, đáp ứng mong muốn của chúng ta là “bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu chất thải”. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị loại bỏ sẽ có thêm một tỉ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn. Các khái niệm tương tự SXSH là: Giảm thiểu chất thải. Phòng ngừa ô nhiễm. Năng xuất xanh. Về cơ bản, các khái niệm này đều giống SXSH, đều có ý tưởng cơ sở làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn. SXSH yêu cầu chủ yếu là áp dụng bí quyết, thay đổi thái độ, cải tiến công nghệ hiện có và hướng tới ứng dụng các công nghệ mới, tốt hơn và sạch hơn. Điều quan trọng là phải giới thiệu chiến lược SXSH theo hướng ưu tiên và trật tự theo hình 1.1 dưới đây. Caùc kyõ thuaät SXSH Giaûm taïi nguoàn Tuaàn hoaøn Caûi tieán saûn phaåm Thu hoài vaø taùi söû duïng taïi choã Taïo ra saûn phaåm coù ích Thay ñoåi quy trình saûn xuaát Quaûn lyù toát noäi vi Kieåm soaùt toát hôn quy trình SX Caûi tieán thieát bò Thay nguyeân lieäu ñaàu vaøo Thay ñoåi coâng ngheä Hình 1.1 Sơ đồ phân loại các kỹ thuật SXSH (UNEP) Ngày nay, khái niệm SXSH ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới và thay dần các thuật ngữ giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm, ... Trong Chương trình Nghị sự 21, Hội nghị Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) đã dành một sự ưu tiên lớn cho việc giới thiệu các phương pháp SXSH, các công nghệ tuần hoàn chất thải và phòng ngừa ô nhiễm để đạt sự phát triển bền vững (UNEP, 1996). Áp dụng bí quyết Cải tiến hiệu suất kinh tế và các lợi ích môi trường, chấp nhận những kỹ thuật quản lý, điều hành tốt hơn, thay đổi tác phong vệ sinh công nghiệp, quy trình sản xuất, chấp hành các chính sách môi trường. Thay đổ thái độ Tìm một cách tiếp cận mới cho các mối quan hệ giữa công ty với môi trường bên trong và bên ngoài, đơn giản là nghĩ lại đầu vào (nguyên liệu, nước, năng lượng,…) và đầu ra (sản phẩm và chất thải). Kết quả có thể đạt được mà không cần phải cải tiến hoặc đưa vào công nghệ mới. Kinh tế Môi trường Sản Xuất Sạch Công nghệ Hình 1.2. Sơ đồ cải tiến công nghệ SXSH. Cải tiến công nghệ theo hình 1.2: Mục tiêu sản xuất sạch hơn Thay đổi vật liệu độc hại; Thay đổi nguyên liệu; Thay đổi qui trình hay công nghệ sản xuất; Cải tiến sản phẩm; Thay đổi sản phẩm cuối cùng; Hoàn lưu nước và giảm lượng nước tiêu thụ; Tối ưu hóa các thông số công nghệ; Tiết kiệm năng lượng; Sử dụng lại chất thải trong nhà máy Hiệu chỉnh qui trình; Sử dụng công nghệ sản xuất mới. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Các lợi ích về môi trường của SXSH Sử dụng nước, nguyên liệu, năng lượng có hiệu quả hơn. Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên. Giảm thiểu chất thải thông qua các kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Giảm lượng nguyên vật liệu độc hại được đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các thế hệ mai sau. Cải thiện môi trường lao động bên trong nhà máy. Cải thiện được các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản lý môi trường. Các lợi ích về kinh tế của SXSH Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có hiệu quả hơn. Giảm bớt các chi phí cho việc quản lý chất thải (có thể loại bỏ một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…). Giảm thiểu các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lượng chất thải được giảm thiểu, các dòng chất thải được tách riêng…). Chất lượng sản phẩm được cải thiện. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiền tiết kiệm được. Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao. Có khả năng với tới các nguồn tài chánh để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hình tượng của công ty ngày càng tốt hơn…. Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn. Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc hủy hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hóa mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận để dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính. Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra được nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như  ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn. Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn. Môi trường làm việc tốt hơn Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh. Tuân thủ luật môi trường tốt hơn Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu chí này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách để dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn đến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn. Các giải pháp sản xuất sạch hơn: xem hình 1.3 Hình 1.3 Sơ đồ phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn. Trong thực tế, các thay đổi không chỉ đơn thuần là thiết bị mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các thay đổi còn được gọi là “giải pháp sản xuất sạch hơn”, có thể chia làm các loại: Giảm chất thải tại nguồn; Tuần hoàn; Cải tiến sản phẩm. Giảm chất thải tại nguồn Giảm chất thải tại nguồn về cơ bản là ý tưởng tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm. Với các giải pháp: Quản lý nội vi (QLNV) Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. QLNV không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ QLNV có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất. Mặc dù QLNV là đơn giản, nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên. Kiểm soát quá trình (KSQT) Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, phân, tốc độ,…. Cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với QLNV, việc KSQT tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn. Thay đổi nguyên liệu (TĐNL) Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. TĐNL còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Cải tiến thiết bị (CTTB) Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/ lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Công nghệ sản xuất mới (CNSXM) Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn, ví dụ lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. Tuần hoàn Co thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ. Tận thu và tái sử dụng tại chỗ Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác Tạo ra các sản phẩm phụ Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải” để có thể tạo thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Ví dụ, lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay các chất độn thực phẩm. Cải tiến sản phẩm Thay đổi sản phẩm THAY ÑOÅI KYÕ THUAÄT THAY ÑOÅI SAÛN PHAÅM QUI TRÌNH SAÛN XUAÁT SÖÛ DUÏNG LAÏI TAÏI CHOÃ CAÙC CHAÁT OÂ NHIEÃM THAY ÑOÅI NGUYEÂN LIEÄU HOAËC NGUOÀN NAÊNG LÖÔÏNG VEÄ SINH COÂNG NGHIEÄP Hình 1.4. Các nhân tố thuộc qui trình sản xuất cho các giải pháp sản xuất sạch. Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn. Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yếu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng. Xem hình 1.4 Các thay đổi về bao bì Thay đổi về bao bì cũng có thể là yếu tố quan trọng. Vần đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng hoặc thay thế bằng vật liệu dễ phân hủy ngoài môi trường đồng thời vẫn bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong giải pháp này là sử dụng bìa carton cũ thay cho các nhựa xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ. Chi phí cho sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn có tính hiệu quả về mặt kinh tế. Tiếp cận này có thể tăng cường hiệu suất của quá trình và cải thiện chất lượng sản phẩm. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để lượng tiền tiết kiệm được hoàn vốn đủ đầu tư cho sản xuất sạch hơn. Một số khoản tiết kiệm như quản lý nội vi và thay đổi các trình tự có thể được thực hiện ngay lập tức, một số khác cần được nghiên cứu và đầu tư. Thậm chí ngay cả khi vốn đầu tư thì thời hạn hoàn vốn cũng có thể là ngắn. Phương án xử lý cuối đường ống làm tăng chi phí và không có thời hạn hoàn vốn. Phương pháp luận của chương trính SXSH Bước 1: Bắt đầu Thành lập đội sản xuất sạch hơn Liệt kê các bước công nghệ Xác định các quá trình lãng phí Bước 2: Phân tích các bước công nghệ Sơ đồ công nghệ sản xuất Cân bằng vật chất và năng lượng Tính toán chi phí theo dòng thải Xác định nguyên nhận gây thải Bước 3: Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn Xây dựng các cơ hội SXSH Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất Bước 4: Lựa chọn các g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hc.doc
  • doc3 MUC LUC NHUNG TRANG DAU 1.doc
  • pdf3 MUC LUC NHUNG TRANG DAU 1.pdf
  • rar63759.rar
  • pdfbai hc.pdf
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • pdfLOI CAM DOAN.pdf
  • docLOI CAM ON.doc
  • pdfLOI CAM ON.pdf
Tài liệu liên quan