Đề tài Ngôn chí thi tập, huấn đồng thi tập, mai lĩnh sứ hoa thi tập, đa thức tập

Nước Nam ta có một người vốn chưa từng đỗ Trạng nguyên mà tài năng khí phách lại lừng danh hiển hách ở đời, từng được phong là “lưỡng quốc trạng nguyên”, được người đời xếp vào hạng “nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông), được triều đình nhà Lê phong là “trung nghĩa nội luỹ, Kiệt tiết tuyên lực công thần, Kim tử vinh lộc đại phu” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả - tác phẩm, Sở văn hoá thông tin Hà Tây, tr.34), dân xứ Đoài thì yêu mến, trân trọng, ngợi ca gọi ông là “Thần Nông” (Bùi Duy Tân, sđd). Người đó không ai khác chính là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Con người ấy vừa lão thực, giản dị mà trung hiếu, nhân hậu vô ngần. Cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước, tận tâm tận lực vì sự nghiệp Trung hưng, dốc lòng phò tá giúp vua mà không màng danh lợi. Và ở đâu Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện với tầm vóc, phẩm chất của một nhà quân sự tài năng, đa mưu túc kế, của một danh nhân, thi sĩ, nhân cách lớn ở đời. Bên cạnh sự nghiệp kinh bang tế thế, giao bang hữu nghị của ông đủ khiến cho người đời tôn kính, ngưỡng mộ, thì trong sự nghiệp văn bút, một lần nữa Phùng Khắc Khoan lại chứng tỏ hơn tài năng hơn người của mình. Ông làm thơ để nói lên tấm lòn yêu nước, thương đời, đồng thời cùng là để bộc lộ ý chí, hoài bão, khát vọng, khí phách của bậc đại trượng phu thời loạn. Bao nhiêu thế hệ nhân dân yêu mến thơ ông, bao nhiêu người dành thời gian nghiên cứu các sáng tác của ông. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hiểu lầm, thiếu sót, lầm lẫn. Phần vì có nhiều sách nói về ông, phần thì lại có nhiều giai thoại đáng ngờ. Theo như nghiên cứu của các học giả, cùng với văn bản Hán nôm hiện còn trên các thư viện thì thấy thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan chắc chắn còn 4 tập lớn: Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, Đa thức tập. Ngoài ra còn có rất nhiều những tác phẩm khác từ văn bia, văn tựa, lục bát, hay văn tế, diễn ca đến các sách sấm truyền bói toán còn ở dạng nghi truyền không biết có phải của ông hay không. Và trong di cảo Hán văn đồ sộ, khả kính ấy thì Ngôn chí thi tập được coi lả tập thơ giá trị nhất, chiếm nhiều thời gian tâm huyết nhất của Trạng Bùng, đồng thời cũng là tập thơ bộc lộ mãnh liệt nhất khát của bậc đại trượng phu bấy giờ.

doc67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngôn chí thi tập, huấn đồng thi tập, mai lĩnh sứ hoa thi tập, đa thức tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Nam ta có một người vốn chưa từng đỗ Trạng nguyên mà tài năng khí phách lại lừng danh hiển hách ở đời, từng được phong là “lưỡng quốc trạng nguyên”, được người đời xếp vào hạng “nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông), được triều đình nhà Lê phong là “trung nghĩa nội luỹ, Kiệt tiết tuyên lực công thần, Kim tử vinh lộc đại phu” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả - tác phẩm, Sở văn hoá thông tin Hà Tây, tr.34), dân xứ Đoài thì yêu mến, trân trọng, ngợi ca gọi ông là “Thần Nông” (Bùi Duy Tân, sđd). Người đó không ai khác chính là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Con người ấy vừa lão thực, giản dị mà trung hiếu, nhân hậu vô ngần. Cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước, tận tâm tận lực vì sự nghiệp Trung hưng, dốc lòng phò tá giúp vua mà không màng danh lợi. Và ở đâu Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện với tầm vóc, phẩm chất của một nhà quân sự tài năng, đa mưu túc kế, của một danh nhân, thi sĩ, nhân cách lớn ở đời. Bên cạnh sự nghiệp kinh bang tế thế, giao bang hữu nghị của ông đủ khiến cho người đời tôn kính, ngưỡng mộ, thì trong sự nghiệp văn bút, một lần nữa Phùng Khắc Khoan lại chứng tỏ hơn tài năng hơn người của mình. Ông làm thơ để nói lên tấm lòn yêu nước, thương đời, đồng thời cùng là để bộc lộ ý chí, hoài bão, khát vọng, khí phách của bậc đại trượng phu thời loạn. Bao nhiêu thế hệ nhân dân yêu mến thơ ông, bao nhiêu người dành thời gian nghiên cứu các sáng tác của ông. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hiểu lầm, thiếu sót, lầm lẫn. Phần vì có nhiều sách nói về ông, phần thì lại có nhiều giai thoại đáng ngờ. Theo như nghiên cứu của các học giả, cùng với văn bản Hán nôm hiện còn trên các thư viện thì thấy thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan chắc chắn còn 4 tập lớn: Ngôn chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, Đa thức tập. Ngoài ra còn có rất nhiều những tác phẩm khác từ văn bia, văn tựa, lục bát, hay văn tế, diễn ca đến các sách sấm truyền bói toán còn ở dạng nghi truyền không biết có phải của ông hay không. Và trong di cảo Hán văn đồ sộ, khả kính ấy thì Ngôn chí thi tập được coi lả tập thơ giá trị nhất, chiếm nhiều thời gian tâm huyết nhất của Trạng Bùng, đồng thời cũng là tập thơ bộc lộ mãnh liệt nhất khát của bậc đại trượng phu bấy giờ. Ngôn chí thi tập được coi là tập thơ chính trong sự nghiệp thơ văn của Trạng Bùng, cứ theo từng năm tác giả lại chép ra để nói lên cái chí học tập tiến bộ như thế nào. Nó không những có giá trị to lớn về nội dung, ý nghĩa, mà còn có sự đóng góp đáng kể về thể loại, đề tài trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam. Với tài năng nhân phẩm, con người ấy đã tạo dựng nên một sự nghiệp hiển vinh, kinh bang tế thế, an nguy trị loạn ở đời, lại thành thực vô cùng trong từng vần thơ bộc lộ nỗi niềm, chí hướng nam nhi. Những vần thơ trong Ngôn chí thi tập vừa giản dị, mộc mạc mà gần gũi, chất chứa ý chí khát vọng cao đẹp. Nghiên cứu về thơ ông cũng chính là hành động, trân trọng, tưởng nhớ đến con người có công lao to lớn không chỉ với thôn xóm kẻ Bùng mà còn đối với cả dân tộc. Tìm hiểu về Ngôn chí thi tập trên phương diện thể loại, từ ngữ, đề tài... sẽ góp phần nào hiểu hơn về quan niệm, tư tưởng, nhân cách của con người vốn được coi là có cuộc đời ngoại hạng này. Vì những lý do như trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Tài năng, khí phách lại giản dị lại dị lão thực, cho nên Phùng Khắc Khoan được xếp vào hàng nhân tài danh cao vọng trọng. Ông được coi là một trong năm tác giả hàng đầu về thơ đi sứ thời Lê trung hưng. Riêng trên lĩnh vực văn chương, người đời nhắc tới ông với thái độ kính nể, tự hào, các học giả đặt bút ghi bia trước sự nghiệp trước tác cùa ông, học sĩ nước ngoài thì nghiêng đầu nể phục. Chỉ thế thôi cũng đủ hiểu thơ văn ông khả kính đến nhường nào. Từ thời phong kiến đã có rất nhiều sách, nhiều người viết về ông. Ngay đến cả hoàng đế Thần Tông Vạn Lịch đến vua Tự Đức, từ học sĩ Thiếu Bảo Trương Vị đến sứ Triều Tiên Chi Phong Quang Túy, rồi đến cả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, thần Siêu thánh Quát và bao nhiêu nhân sĩ thôn xóm kẻ Bùng đều dành những mĩ từ tặng riêng cho ông. Thế nhưng từ khi Trạng qua đời thì thơ văn ông lại ít người khảo cứu, hoặc chăng có nghiên cứu sưu tầm thì lại lầm lẫn, thiếu sót nhiều. Riêng tập thơ Ngôn chí thôi cũng có rất nhiều điều đáng chú ý bàn luận. Theo lời đề tựa trong Ngôn chí thi tập do chính Phùng Khắc Khoan viết đến nay còn giữ lại được thì các bài thơ “cứ theo từng năm mà chép ra kể từ năm 16 tuổi trở lên, để ghi lại cái thời chí để vào việc học. Cứ 10 năm thì đóng thành một quyển để xem trình tự của việc học tiến tới như thế nào” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan – tác giả - tác phẩm…., T60) Nghiên cứu về Ngôn chí thi tập thực tế có nhiều nhầm lẫn, thiếu sót lớn. Ngay cả đến bộ Di sản Hán nôm Việt Nam Thư mục đề yếu tập 2, trang 592- 593, kí hiệu sách bị in lầm thành VHv 1951 (vốn là kí hiệu của hợp văn cổ tuyển). Điều này dẫn tới một số sai sót của nhiều học giả khi sắp xếp, tuyển chọn các bài thơ trong Ngôn chí thi tập. Di cảo thơ văn Phùng Khắc Khoan qua khảo cứu của một số học giả lớn như Bùi Duy Tân, Ngọc Liễn, Trần Lê Sáng, Trần Quốc Vượng... phần nào tương đối minh bạch. Riêng giáo sư Bùi Duy Tân đã cùng đồng nghiệp của mình bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết, về tận làng Bùng tìm hiểu những câu chuyện có liên quan đến Trạng, qua từng thư viện để nghiên cứu, sắp xếp lại toàn bộ thơ văn Phùng Khắc Khoan. Nếu như làm thơ Ngôn chí thi tập thì lẽ ra bộ này phải có tới 7 tập, và theo giáo sư Bùi Duy Tân thì đến nay chỉ còn 5 tập mà thôi. 5 tập thơ còn lại số lượng không đều nhau, nếu cộng các bài thơ có tính chất ngôn chí ở các tuyển tập khác thì tổng số thơ ngôn chí của Phùng Khắc Khoan còn lại 240 bài. Riêng các bài thơ được tác giả chính thức đặt vào trong tập Ngôn chí thi tập đến nay còn có nhiều tranh luận. Có rất nhiều sách viết về Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan nói riêng và thơ văn của ông nói chung. Ví dụ như sách Ông trạng của Trần Lê Văn, Phùng Khắc Khoan – cuộc đòi và thơ văn của Trần Lê Sáng, nxb HN, 1985, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn... Giáo sư Bùi Duy Tân sau hơn 10 năm nghiên cứu đã cùng các đồng nghiệp của mình cho ra đời cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan- tác gia- tác phẩm, Sở Văn hoá thông tin Hà Tây, năm 2005. Dù chỉ là tuyển tập các bài thơ nhưng đây được coi là tài liệu đáng tin cậy nhất bởi giáo sư đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tâm huyết cùng với trình độ nghiên cứu chuyên môn cao, kinh nghiệm khảo cứu văn bản tỉ mỉ, khúc chiêt rõ ràng. Cuốn sách này được dùng chính thức trong các trường đại học ngành ngữ văn. Chính vì thế mà ở đề tài khóa luận này, tôi đã lấy các bài thơ trong Ngôn chí thi tập mà giáo sư Bùi Duy Tân đã tuyển chọn, sắp xếp làm cơ sở khảo cứu. Nhìn một cách tổng quát về tình hình nghiên cứu thơ văn Phùng Khắc Khoan, thấy hầu hết các tác giả tiếp cận thơ Trạng trên phương diện nội dung, ý nghĩa hay gia phả, thần tích, sự tích cuộc đời làm quan, đi sứ của cụ. Còn rất nhiều ý kiến về tập thơ Ngôn chí thi tập về cả số lượng lẫn niên đại bài thơ. Chính vì thế trong đề tài khóa luận này, tôi chỉ bước đầu khảo sát một cách khái quát ngôn ngữ Ngôn chí thi tập qua 88 bài thơ mà giáo sư Bùi Duy Tân đã tuyển chọn, sắp xếp kĩ càng lớp lang trong cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan- tác giả- tác phẩm, hi vọng mang đến cho người đọc ít nhiều thông tin về quan niệm tư tưởng cũng như ngôn từ mà ông Trạng của chúng ta đã sử dụng cho “đứa con tinh thần” của mình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về ngôn ngữ 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập của Trạng Bùng theo từng đơn vị, cấp độ vần, luật, hay những điển cố điển tích.. nhằm đưa lên một vài khái quát về đặc điểm thơ ông, hiểu rõ hơn về vần thơ ngôn chí đầy tâm huyết ấy. Khóa luận không đi vào tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp hay cách dùng từ mà chỉ đi vào tìm hiểu khái quát một vài thông tin chỉ số của tần số chữ Hán, sự tập trung các thể tài, thống kê điển tích, sự tập trung các cấp độ ngôn ngữ trong 88 bài thơ. Từ đó phần nào nêu lên được giá trị phong cách ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan nói chung và Ngôn chí thi tập nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Để tìm hiểu đặc trưng phong cách tập thơ Ngôn chí thi tập của Trạng Bùng dưới góc nhìn từ phương diện ngôn ngữ là vấn đề rộng và thực sự nan giải. Bởi vì bản thân Ngôn chí thi tập đến nay đã không còn toàn vẹn, bị mất mát khá nhiều, thậm chí không ít những dị bản khác nhau. Như ở trên đã nói “ngôn chí thi tập” đến nay chỉ còn 5 tập. Số lượng 5 tập cũng không đều nhau thậm chí còn xen vào đó rất nhiều các bài thơ của bạn bè, quan hữu xướng tặng cho ông. Nếu cộng tất cả những bài thơ ngôn chí ở các tuyển tập khác thì thơ ngôn chí còn lại khoảng 240 bài. Quả là số lượng không ít chút nào khi đó mới chỉ là số thơ người đời còn lưu lại. Như thế cũng đủ để hiểu sự nghiệp văn chương của ông khả kính đến thế nào và việc tìm hiểu một cách trọn vẹn đặc trưng ngôn ngữ, phong cách tập “ngôn chí thi tập” là điều không dễ dàng. Do thời gian làm khóa luận không nhiều, điều kiện khỏa sát thực tế không có, thêm vào đó chuyên môn khảo sát văn bản Hán Nôm còn quá non kém, cho nên trong đề tài khóa luận của mình, tôi chỉ giới hạn trọng tâm đi vào khảo sát 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc Khoan mà GS. Bùi Duy Tân tuyển tập (sđd). Có thể coi 88 bài thơ này là đặc trưng tiêu biểu cho tiếng nói chân thành, trung hậu của một đại sĩ phu có tâm huyết, hoài bão lớn ở đời, có niềm vui ưu ái, tấm lòng yêu nước thương đời, muốn dốc hết tài năng để giúp vua “biến loạn thành trị, biến nguy thành an, lo nước thương đời, nhân hậu thân dân” (Bùi Duy Tân, sđd) 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng thao tác phương pháp phân tích, thống kê, quy nạp và so sánh định lượng đối với các dữ liệu. Các thao tác trên cùng với các dữ liệu đều được nhập vào bảng tính trên phần mềm Microsft Word nhằm đem lại hiệu quả nhanh hơn, chính xác hơn, để bước đầu có nhận định đúng đắn hơn về phong cách thơ ngôn chí của Phùng Khắc Khoan. 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung sẽ bao gồm hai chương như sau: Chương 1: Ngôn ngữ 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc Khoan dưới góc nhìn định lượng. Trong chương 1 chủ yếu đi vào khái quát 88 bài thơ của Trạng Bùng trên phương diện thống kê về thể loại, đề tài, vốn từ ngữ cùng với một vài nhận xét trong cách biểu đạt ngôn từ và hệ thống các điển cố, điển tích… nhằm đưa ra kết luận ban đầu về phong cách thơ “ngôn chí” của ông. Chương 2: Giá trị thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong tiến trình thơ chữ Hán trung đại Việt Nam nhằm làm nổi bật lên được giá trị về nội dung cũng như những đóng góp về thể tài trong “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ chữ Hán của ông nói chung. Bên cạnh đó đưa ra những nhận xét đánh giá của các học giả đương đại cũng như của giới nghiên cứu về thơ chữ Hán Trạng Bùng để có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về con người từng được hậu thế tôn làm “Thần nông” này. Cuối khoá luận còn có Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục có bảng thống kê cụ thể hơn trong khảo sát ngôn ngữ 88 bài thơ này. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NGÔN NGỮ 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN - DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊNH LƯỢNG Văn học vốn được bắt nguồn từ cuộc sống của con người, được sinh ra bởi con người và cũng vì con người mà tồn tại. Văn học cũng chính là tác phẩm của nghệ thuật ngôn từ hay nói cách khác ngôn từ là chất liệu để sáng tác văn học. Và nếu như “ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ, khả năng nghệ thuật của nó thì ngôn ngữ lòa tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ...)” (Lí luận văn học, Nxb GD, T183). Một tác phẩm văn học nào dù ngắn hay dài, dù ử thời đại nào của lịch sử xã hội cũng đều có những giá trị nhất định. Nó có thể đóng góp về giá trị nội dung, hay tư tưởng hoặc là vốn từ cũng như một số cách dùng từ đặc biệt khác. Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan cũng không nằm ngoài điều đó. Nghiên cứu ngôn ngữ qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập sẽ là nghiên cứu về vốn từ và tổ chức của vốn từ ấy ở các cấp độ khác như thể loại, đề tài, vần, luật...Việc nghiên cứu đó sẽ được bắt đầu bằng việc khái quát các thể loại qua 88 bài thơ ngôn chí thấm đẫm tâm hồn nhạy cảm, ý chí, khát vọng hoài bão lớn của một nhà nho trung hiếu mẫu mực này. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI QUA 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP Hầu hết các nhà thơ xưa đều lấy thơ Đường làm chuẩn mực trong các sáng tác của mình. Sự phong phú về thể loại cộng với niêm luật chặt chẽ, chuẩn xác, tinh tế khiến cho thơ Đường có ảnh hưởng không nhỏ tới thi ca phương Đông. Sự chuẩn xác niêm, luật, vần... được đặt ra không chỉ là nguyên tắc mà còn là thước đo cho sự tài năng văn chương của người làm thơ. Trung Quốc có hai thể thơ nổi tiếng là Cổ thể và Kim thể. Hai thể thơ này hầu hết được các nhà thơ xưa nước ta sử dụng nhiều. Có thể là do ảnh hưởng của thi cử quan trường bấy giờ. Trạng Bùng của chúng ta làm thơ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc học hành thi cử để làm quan giúp nước cứu đời cùng với những am hiểu về Thi, Thư, Lễ, Nhạc… chính là tiền đề giúp cho ông viết nên những vần thơ ngôn chí của mình. Khái quát về niêm luật cùng với hệ thống vần thơ để tìm hiểu xem ông đã sử dụng thể tài nào là chủ yếu trong số 88 bài thơ sẽ góp phần nào cung cấp thông tin về sự ổn định của tính khuôn mẫu cũng như ảnh hưởng thơ Đường trong thơ ông. 1.1.1 THỂ LOẠI 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP Trung Quốc có hai thể thơ lớn, đó là thơ Cổ thể và thơ Kim thể. Thơ Cổ thể hay còn gọi là Cổ thi, Cổ phong là thể thơ tương đối tự do, gồm những câu năm chữ hay bảy chữ (ngũ ngôn cổ phong, thất ngôn cổ phong), và tạp ngôn ( nghĩa là không hạn chế về số câu, số chữ). Thơ Cổ phong xuất hiện vào thời Đông Hán, trước thời Đường và chính trong Kinh thi hầu hết được sử dụng thể tài này bởi ưu điểm ngắn gọn, súc tích của nó. Kim thể hay còn gọi là Cận thể thì thường được sử dụng nhiều hơn trong các trước tác của các học giả lớn, không chỉ có ở Trung Quốc (như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu...) mà còn ở Việt Nam ( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du..). Nó có ảnh hưởng lớn hơn, sâu rộng hơn so với Cổ thể. Kim thể dựa vào số câu trong bài mà chia ra luật thi, tuyệt cú, và tiểu luật (hay tam vận luật thi). Trong tiểu luật lại dựa vào số chữ trong câu mà chia ra ngũ ngôn và thất ngôn. Xét về tiêu chí chặt chẽ, niêm luật đối xứng thì thể tài Kim thể có phần chặt chẽ, logic và ổn định hơn. Nó có nguyên tắc nhất định buộc người làm thơ phải tuân theo. Phùng Khắc Khoan trước hết là một danh nho và thơ ông cũng nằm trong quy luật các thể thơ này. Xét 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” thì các bài thơ đó được phân bố như sau: Thể loại  Số lượng   Cổ thể  Ngũ cổ  0    Thất cổ  0    Tạp ngôn  2   Kim thể  Tuyệt cú  Ngũ ngôn tứ tuyệt  0     Thất ngôn tứ tuyệt  9    Luật thi  Ngũ ngôn bát cú  1     Thất ngôn bát cú  75     Tiểu luật  0   Bảng 1: Sự phân bố thể loại trong 88 bài thơ Nhìn vào bảng thống kê cũng đủ thấy Phùng Khắc Khoan sử dụng thể tài kim thể nhiều hơn so với cổ thể. Giáo sư Bùi Duy Tân trong bảng thống kê khối lượng tác phẩm Hán nôm của Phùng Khắc Khoan (T66, sđd) cũng nói rõ trong 240 bài trong Ngôn chí thi tập sử dụng hầu hết đề tài luật thơ Đường, vài bài từ và chỉ có vài bài cổ thể. Trong số 88 bài thơ giáo sư tuyển chọn ra sách phần lớn Trạng Bùng sử dụng Luật thi trong đó thất ngôn bát cú chiếm tỉ lệ lớn. Tuy nhiên Phùng Khắc Khoan lại rất sáng tạo trong các tác phẩm của mình. Một mặt ông tuân theo Luật thi, một mặt có vài bài tự thêm phần đề dẫn. Ví dụ như bài Đề hoằng đạo thư đường làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng có thêm phần đề dẫn khá dài. Sự phá cách về thể thơ cúng được ông sử dụng ngay trong tập thơ Ngôn chí nhưng vẫn không làm giảm đi ý nghĩa câu chữ ngôn từ. Trong bài Nguyên đán thọ phụ thân cũng có phần đề dẫn, làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng ở câu thơ thứ sáu lại chia làm 2 vế, mỗi vế một dòng nhằm nhấn mạnh lời chúc thọ người cha đáng kính. Và trong số 88 bài thơ đó có bài Hý đề Tráp sơn thạch động được làm theo thể Lục ngôn luật. Đây là một bài thơ Lục ngôn luật hoàn chỉnh. Thể này rất ít gặp trong văn học trung đại Việt Nam, mới chỉ thấy có vài ba bài ở thời Trần mà thôi. Hay như bài Nhàn trung ngẫu hứng (kỳ tứ) mặc dù làm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt, ở câu đầu tiên lại chỉ có sáu chữ được ngắt bằng dấu phẩy. Mới chỉ xem xét thể tài thơ “ngôn chí thi tập” qua một số ít tuyển chọn thôi đã đủ thấy sự phong phú trong cách làm thơ của Phùng Khắc Khoan. Ông không chỉ nắm rõ luật thi mà còn rất sáng tạo trong vần thơ của mình. Phải chăng là do sự ảnh hưởng trong những tháng năm theo đuổi học hành theo Trạng Trình và lúc ra làm quan hay đi sứ đã làm nên sự phong phú trong thơ ông. Đó còn là cái tài của con người “hào kiệt đĩnh đạc vào bậc tướng văn tướng võ” ấy. (Đỗ Uông) 1.1.2 LUẬT THƠ QUA 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP Sự chặt chẽ của niêm luật thơ Đường cũng chính là một trong những thành tựu rực rỡ của thi ca Trung Hoa. Từ luật trắc bằng tới đối ngẫu vần luật, từ Cổ thể cho tới Kim thể đều có những đặc trưng riêng về thể loại, luật thi của mình. Là một nhà Nho chính thống nên các sáng tác của Phùng Khắc Khoan đều đậm chất nho gia, thi sĩ. Điều đó thể hiện qua sự tuân thủ chặt chẽ luật thơ Đường. 88 bài thơ hầu hết theo thể tài kim thể, hơn nữa luật thơ trong Cổ thể tương đối tự do nên khi xem xét luật thơ trong 88 bài thơ này chí xem xét về luật thơ Kim thể. Trong thể tài Kim thể, luật thơ được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất. Nếu chữ này là thanh bằng thì gọi là “Bằng khởi cách” (huyền, không: bằng), là thanh trắc gọi là “Trắc khởi cách” (sắc, hỏi, ngã, nặng: trắc). Hai thuật ngữ này đi liền với thuật ngữ “nhập vận”. Nếu chữ cuối cùng của câu thơ thứ nhất có vần với chữ cuối cùng của câu thơ thứ hai thì gọi là “nhập vận”, ngược lại nếu không vần thì gọi là “bất nhập vận”. Trên cơ sở đó thơ luật sẽ có 4 dạng niêm luật rõ ràng là: bằng khởi cách nhập vận, bằng khởi cách bất nhập vận, trắc khởi cách nhập vận, trắc khởi cách bất nhập vận. Bốn dạng này trong 88 bài thơ được phân bố như sau: Thể thơ  Bằng khởi cách nhập vận  Bằng khởi cách bất nhập vận  Trắc khởi cách nhập vận  Trắc khởi cách bất nhập vận   Ngũ ngôn tứ tuyệt  0  0  0  0   Thất ngôn tứ tuyệt  4  3  2  0   Ngũ ngôn bát cú  0  0  0  1   Thất ngôn bát cú  32  10  24  10   Tổng số  36  13  26  11   Bảng 2: Sự phân bố luật thơ trong 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc Khoan. Trong số 88 bài thơ khảo xét trên có thể nhận thấy tỉ lệ các bài có bằng khởi cách - trắc khởi cách thì có sự thiên lệch về bằng khởi cách hơn. Điều này Phùng Khắc Khoan cũng giống hầu hết các nhà thơ khác lúc bấy giờ. Đa số các bài thơ xưa đều tuân theo luật bằng khởi cách, trắc khởi cách ít được dùng hơn. Tỉ lệ những bài nhập vận / bất nhập vận trong 86 bài thơ theo thể tài kim thể là 62/23, nghĩa là chiếm khoảng gần 70 % số bài kim thể theo đúng niêm luật của thơ Đường. Nguyễn Du trong ba tập thơ chữ Hán lớn của mình (Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Thanh hiên thi tập) có 226 bài theo thể tài kim thể thì số bài kim thể chuẩn theo niêm luật cũng chiếm tới trên 80%. Với Nguyễn Du có lẽ là do ảnh hưởng của những năm đèn sách, theo đuổi trường quy cho nên khi ông làm thơ luôn bám rất sát khuôn pháp thơ Đường. Còn với Phùng Khắc Khoan, như đã nói ở trên, bản thân ông là một nhà Nho, lại là một nhà Nho chính thống hơn thế nữa lại làm quan, đi sứ nhiều... đã không những buộc ông khi làm thơ phải tuân theo đúng sự chuẩn xác, tinh tế của Đường thi mà còn thể hiện tài năng của kẻ sĩ. Đây cũng là điều dễ hiểu trong về luật thơ trong “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ chữ Hán của ông nói chung. 1.1.3 VẦN THƠ 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ