Đề tài Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay chẳng những thu hút giới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sự của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và sự chú ý đặc biệt của dư luận Xã hội. Nó đã và đang được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ: luật học, tâm lý học, đạo đức học và văn hóa học Có nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng ly hôn được nêu ra: phải chăng ly hôn là biểu hiện của khủng hoảng gia đình? Ly hôn là biểu hiện của sự giải phóng phụ nữ, của tiến bộ xã hội, của sự thay đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng ly hôn là biểu hiện của sự sai lệch nhận thức, sự xung đột vai trò, vị thế của cuộc sống gia đình?. Những câu hỏi trên cần được trả lời không chỉ từ góc độ nghiên cứu của luật học, tâm lý học, đạo đực học mà cả giải thích của Xã hội học. Bởi gia đình chính là nền tảng của Xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự lo âu của Xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng ly hôn, gia đình tan vỡ. Nhìn ra thế giới, gia đình các nước phương Tây trong những thập kỷ gần đây đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một cao, sự gia tăng đáng kể của các cặp vợ chồng sống với nhau không đăng ký (sống thử) vơi những đứa con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân.

doc58 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Tưởng rằng cây cả bóng cao Em ghé thân vào cho đỡ nắng mưa Ngờ đâu cây cả bóng thưa Khi nắng cũng nhục, khi mưa cũng sầu” Cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay chẳng những thu hút giới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sự của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và sự chú ý đặc biệt của dư luận Xã hội. Nó đã và đang được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ: luật học, tâm lý học, đạo đức học và văn hóa học… Có nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng ly hôn được nêu ra: phải chăng ly hôn là biểu hiện của khủng hoảng gia đình? Ly hôn là biểu hiện của sự giải phóng phụ nữ, của tiến bộ xã hội, của sự thay đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng ly hôn là biểu hiện của sự sai lệch nhận thức, sự xung đột vai trò, vị thế của cuộc sống gia đình?... Những câu hỏi trên cần được trả lời không chỉ từ góc độ nghiên cứu của luật học, tâm lý học, đạo đực học… mà cả giải thích của Xã hội học. Bởi gia đình chính là nền tảng của Xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự lo âu của Xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa… trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng ly hôn, gia đình tan vỡ. Nhìn ra thế giới, gia đình các nước phương Tây trong những thập kỷ gần đây đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một cao, sự gia tăng đáng kể của các cặp vợ chồng sống với nhau không đăng ký (sống thử) vơi những đứa con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân. Rồi đến số trẻ em lang thang kiếm sống ngày một lớn. Chúng vì lý do bố mẹ bỏ nhau và rơi vào các tệ nạn Xã hội. Nguyên phó thứ trưởng Nguyễn Khánh, trưởng ban chỉ đạo phòng chống các tệ nạn Xã hội cho rằng: “chỉ khi nào xây dựng được gia đình Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững mới thực sự ngăn chặn được, khắc phục được các tệ nạn Xã hội đang là nguy cơ lớn nhất của đất nước ta”.() Việt Nam đang trên chặng đường CNH - HĐH, tiến lên CNXH trước những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Vì lý giải hiện tượng ly hôn ở đô thị theo cả cấp độ vi mô và vĩ mô, giảm bớt hậu quả tiêu cực của ly hôn cho các nhân và Xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững gia đình là việc làm cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Nguyên nhân của hiện tượng ly hôn ở phường Đồng Xuân - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội”. 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hê- ghen viết : “…tự nó, theo khái niệm của nó, hôn nhân là không bị phá vỡ, nhưng chỉ tự nó, tức là chỉ theo khái niệm của nó mà thôi .” (Hê - ghen “nguyên lý của triết học pháp quyền “ đoạn bổ sung (163-219) Điều thường xảy ra luôn dưới chế độ TB không phải là những trường hợp riêng lẻ, mà là hiện tượng điển hình, đó là những điều kiện làm cho các giai cấp bị áp bức không thể nào “thực hiện được” các quyền dân chủ của họ. Phần lớn là trường hợp quyền ly hôn không thể thực hiện được dưới chế độ TB, vì dưới chế độ đó, giới bị áp bức thì bị đè nén về mặt kinh tế vì người phụ nữ dưới chế độ đó, bất kể dưới hình thức dân chủ nào vẫn chỉ coi là “ người nô tỳ trong gia đình”, người nô tỳ bị giam cầm trong buồng ngủ, buồng con cái, trong nhà bếp. Quyền tự do ly hôn càng đầy dủ thì người phụ nữ càng thấy rõ ràng nguyên nhân khiến họ phải làm “nô lệ gia đình” (V-Lênin, về “1 sự biếm hoạ CN Mác và về CNKT đế quốc”.() Trên thế giới cũng vậy, ly hôn là đề tài được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, đặc biệt trong các công trình nghiên cứu của cac nhà XHH phương tây, trong dó đáng chú ý là công trình tiêu biểu như: “the dirorce revolution the unexpected social economic consequences for women and children in america” (các mạng ly hôn và hậu quả KTXH không mong đợi đối với phụ nữ và trẻ em ở Mỹ) của Lenore J.Weitzman -1985. “mothers and divorce” (Những người mẹ và ly hôn) của Terry A.Xendell -1986... Đặc biệt là cuốn “surnving the breakup - how children and parent upe with divorce” của 2 nhà khoa học nữ Judith Swallersteen và Joan Berlin Kelly (mỹ ) -1980 đã đưa ra 1 phân tích khá sắc sảo dưới góc độ tâm lý học, xã hội học, về ly hôn.Hai nhà nghiên cứu đã đề cập đến nguyên nhân tâm lý dẫn đến ly hôn qua nghiên cứu 60 trường hợp ly hôn ,những khó khăn, hạnh phúc sau ly hôn của từng trường hợp điển hình, khả năng tái hôn, thu nhập của vợ chồng sau ly hôn, nhất là thái độ, cuộc sống của những đứa con sau ly hôn. ở Việt Nam, bản thân khoa học XHH còn mới mẻ nên nghiên cứu XHH về ly hôn hầu như rất ít chủ yếu nghiên cứu mang tính chất lồng ghép, tổng hợp . Ở nước ta, vấn đề này cũng ngày 1 bức thiết hơn và được các nhà nước quan tâm tìm hiểu. Đã có công trình nghiên cứu được tiến hành như nghiên cứu “như gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng” do viện nghiên cứu gia đình và giới được thực hiện -1989, nghiên cứu này đã phân tích thực trạng đời sống kinh tế và tình cảm của người phụ nữ ly hôn, ly thân ở nông thôn miền núi phía bắc. Điều lý thú là những bằng chứng thực nghiệm mới này đã chỉ ra khó khăn kinh tế như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn. Nghiên cứu tiếp theo là “nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong luật hôn nhân và gia đình - 1986 và việc thực hiện quyền đó” do TW hội liên hiệp phụ nữ việt nam thực hiện - 1994. Nghiên cứu này thống kê tình hình ly hôn ở việt nam qua các số liệu của toà án Nhân dân tối cao; đồng thời phân tích các nguyên nhân ly hôn dựa trên 517 bộ hồ sơ ly hôn lưu trữ tại toà án thuộc 4 tỉnh thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phú, Quảng nam - Đà nẵng và thành phố HCM) thời gian 2 năm 1993-1994. Dựa trên các hồ sơ này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến ly hôn do tính tình không hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (20.51%) tiếp đến là do khác biệt về nghề nghiệp của vợ và chồng làm việc ở môi trường khác nhau và phải sống xa nhau và lý do ngoại tình chiếm tỷ lệ rất thấp. Ở mỗi quốc gia thì ly hôn cũng rất khác nhau như ở 1 số quốc gia theo đạo Hồi, phụ nữ không có quyền xin ly hôn trong khi đó chồng họ lại có quyền đuổi vợ ra khỏi nhà và chỉ cần nói ba lần câu đuổi vợ trước 1 nhân chứng và thế là “thủ tục bỏ vợ đã hoàn tất”. Tại một số quốc gia như Aixơlen, philippin, ly hôn hoàn toàn bị cấm biệt. ở một số nước khác, việc giải quyết ly hôn không quy vào lỗi. Trong khi đó, một số quốc gia khác, việc giải quyết ly hôn lại quy về lỗi những người có lỗi thường bị phạt nặng và phải đền bù cho phía không có lỗi . Một số nghiên cứu cũng do TWHLHPN tiến hành năm 1997 “Tổng kết về tình hình ly hôn ở Việt Nam” dựa trên nguồn số liệu từ Viện kiểm soát và Toà án Nhân dân tối cao báo cáo và phân tích tình trạng ly hôn qua 375 hồ sơ ly hôn lưu trữ tại 3 toà án địa phương là Hà Nội, Thanh Hoá và Vũng Tàu, kết quả có 57,1% cặp vợ chồng ly hôn vì lý do tính tình không phù hợp. Có 6,1% hồ sơ ghi người chồng không có trách nhiệm với gia đình, 3,2%do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu 0,8%do vợ hắt hủi chồng, 12,8% do chồng ngoại tình và cũng tỷ lệ tương tự như vậy do chồng đánh vợ . Đáng chú ý là công trình nghiên cứu ly hôn - nghiên cứu trường hợp Hà nội do Viện gia đình và giới tiến hành 1998 - 1999 đã khắc phục được hạn chế của những nghiên cứu trước. Lần đầu tiên nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu như thu thập các tài liệu thống kê, lập bảng hỏi, chọn mẫu, và tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng có liên quan đến ly hôn. Chính vì vậy, những nguyên nhân ly hôn thực tế đã được làm sáng rõ hơn. Có thể nói, các nghiên cứu này đã góp phần nhận diện bức tranh về ly hôn ở Việt nam thời kỳ đổi mới. Nhưng con số đó là của cách đây 6 năm về trước và hiện nay thực tế còn khác hơn nhiều với những lý do cũng đa dạng hơn. 3. Mục đích , đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Từ góc độ tiếp cận XHH đề tài cố gắmg nhận điện nguyên nhân ly hôn ở đô thị thông qua nghiên cứu trường hợp 1 phường Hà Nội ,cung cấp những dữ liệu lý giải khoa học về hiện tượng ly hôn ,từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra biện pháp nhằm củng cố và xây dựng thiết chế gia đình. * Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề xung quanh việc ly hôn của 1 số gia đình tại phường Đồng Xuân như nguyên nhân thực tế và hậu quả của ly hôn ,dư luận xã hội về ly hôn và các giải pháp nhằm hạn chế nó. * Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại phường Đồng Xuân quận Hoàn Kiếm. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 5/ 2006. Toàn Quận Hoàn Kiếm có 18 phường. Phường Đồng Xuân giáp ranh với các phường Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Đào, Phúc Tân. Phường nằm ở vị trí thuộc phía Bắc nội thành Hà Nội với tổng diện tích là 0,17 Km2, số dân sinh sống trên địa bàn phường là 11.025 người, trong đó có 2.573 hộ gia đình chia thành 11 cụm dân cư, 41 tổ dân phố. Về kinh tế: Phường có chợ Đồng Xuân - Bắc Qua được hình thành từ năm 1889 nằm trong khu vực phố cổ của quận Hoàn Kiếm, là chợ đầu mối trung tâm thương mại lớn nhất khu vực phía Bắc. Tổng diện tích chợ là 27.000 m2 với hơn 2.300 hộ kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Hàng ngày có hàng vạn lượt khách tới mua hàng và thăm quan trong đó có không ít du khác nước ngoài. Trong những năm qua, hoạt động của chợ ngày càng phát triển, lượng hàng hóa luận chuyển qua chợ ngày càng nhiều, lượng người vào chợ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, chợ Đêm Đồng Xuân, chợ Rau quả đêm đang được phát triển và duy trì hoạt động. Chính vì vậy đây là một địa bàn nhạy cảm về vấn đề an ninh chính trị, phức tạp về trật tự an toàn xã hội, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Trong địa bàn phường có 36 xí nghiệp quốc doanh, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 8 hợp tác xã và tổ sản xuất. Đời sống dân cư đạt mức khá của thành phố với không ít hộ giàu. Về văn hóa - xã hội: Do phường chủ yếu là buôn bán nên không có nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo như các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp. Chỉ có một trường THCS Lê Lợi đóng trên địa bàn phường. Do đặc thù trên địa bàn phường có nhiều trung tâm buôn bán, chợ và giáp ranh với các phường ngoài bãi sông Hồng là nơi dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội gây mất an ninh trật tự. Nhưng do cố gắng của chính quyền và nhân dân địa phương nên tình hình an ninh trên địa bàn phường vẫn được đảm bảo tốt. Về vấn đề ly hôn: Tổng số các vụ án đã thụ lý và gửi lên Tòa án quận trên địa bàn là 50 vụ, đã giải quyết 48 vụ. So với năm 2004 thì lượng án giải quyết ngày một tăng lên. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biên chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu này. Đề tài cũng triển khai trên cơ sở vận dụng nguyên tắc phương phàp luận của các lý thuyết XHH: lý thuyết xung đột và lý thuyết trao đổi xã hội và lý thuyết sai lệch xã hội. * Các phương pháp cụ thể Để tiến hành việc thu thập xử lý thông tin và phân tích thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu này sử dụng một số phương pháp XHH cụ thể sau đây : Phương pháp thu thập thông tin tài liệu: thu thập thông tin từ các báo cáo nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích tài liệu: + Chúng tôi thu thập được những tài liệu có liên quan, đọc và xử lý nhằm hỗ trợ và cung cấp thông tin cho vấn đề nghiên cứu . Phương pháp phỏng vấn sâu: + Nghiên cứu trường hợp này chúng tôi phỏng vấn 3 trường hợp nhằm tìm kiếm thông tin cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp quan sát: + Phương pháp này hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin cho chủ đề nghiên cứu. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết * Giả thuyết nghiên cứu: Tình hình ly hôn ở đô thị ngày càng gia tăng với tính chất quy mô, mức độ ngày càng phức tạp do những nhân tố KT-XH ở việt nam và trên thế giới. Trên thế giới, đó là cuộc Cách mạng giải phóng tình dục, phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ. ở việt nam đó là sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, sự chuyển đổi định hướng giá trị, tạo nên sự xung dột mạnh mẽ về giới, về vai trò vị thế chức năng, tạo nên 1 số sai lệch về nhận thức của cá nhân. Trong tương lai, những nguyên nhân dẫn đến ly hôn sẽ thay đổi. Tình hình ly hôn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới và dư luận xã hội về ly hôn sẽ mềm dẻo hơn . * Khung lý thuyết:  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Các lý thuyết liên quan Ly hôn được nhìn nhận từ góc độ tiếp cận của nhiều chuyên ngành khoa học xã hội như Triết học, Tâm lý học, Luật học, nó cũng được nhìn nhận từ góc độ tôn giáo, khoa học về giới... ở mỗi góc độ tiếp cận đều có nét độc đáo góp phần làm phong phú thêm các kiến giải về ly hôn. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả hướng sự phân tích theo góc độ xã hội học . Ly hôn là một hiện tượng xã hội, vì thế nó tuân theo những quy luật tự nhiên vốn có. Nó phát sinh, phát triển biến đổi theo quy luật nội tại bên trong. Hôn nhân cũng phụ thuộc vào quan hệ gia đình hai bên, bạn bè. Ly hôn mặc dù là kết quả của sự tan vỡ gia đình nhưng nguyên nhân sâu sa của nó bắt nguồn từ quan hệ đạo đức, nghề nghiệp... Điều này sẽ được giải thích rõ ràng hơn, khi chúng ta sử dụng, tiếp cận lý thuyết xã hội học để nghiên cứu vấn đề ly hôn. 1.1. Lý thuyết trao đổi xã hội Lý thuyết trao đổi được mở đầu bởi các nhà tâm lý học xã hội Thibaut và Kelly; sau đó, nhà xã hội học Mỹ Geosge Homans và Peter Blau phát triển nó để nghiên cứu các vấn đề xã hội học. Lý thuyết này được các nhà xã hội học sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong việc giải thích và tan rã của các mối quan hệ và sự cân bằng quyền lực trong các mối quan hệ đó . Theo G.Homans, các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi với nhau các giá trị vật chất và tinh thần. Những người trao đổi nhiều cho người khác có xu hướng để nhận được nhiều, những người nhận nhiều từ người khác sẽ bị một áp lực tác động từ phía họ. Chính tác động của áp lực đó giúp cho người trao nhiều có thể nhận lại nhiều từ phía những người họ trao. Sự cân bằng giữa chi phí và phần thưởng của các cá nhân trong quá trình tương tác tuân theo nguyên tắc : 1) Nếu một hành vi được thưởng hoặc có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại. 2) Hành vi được thưởng hoặc có lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như thế. 3) Nếu như phần thưởng, mối lợi lớn thì cá nhân sẵn sàng chi phí lớn để đại được. 4) Khi các nhu cầu của cá nhân gần như đã được thoả mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc thoả mãn chúng. Như vậy, khung ttrao đổi xã hội tập trung vào việc cái gì đưa ra và được chấp nhận trong các mối quan hệ và tác động qua lại. Bất kỳ một sự trao đổi nào trong ứng xử hay trong quan hệ giữa con người - con người đều có khả năng được thưởng công và trả giá (rewards and costs) nguyên tắc chung của trao đổi xã hội là con người cần phải tránh những thái độ ứng xử phải trả giá và tìm kiếm những tình huống được thưởng công nhiều hơn sự trả giá . Áp dụng lý thuyết trao đổi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, người ta thấy trong cả kết hôn và ly hôn, người ta đều dựa trên trạng thái cân bằng hay không của các giá trị trao đổi để giải thích sự hình thành hoặc tan giã của các mối quan hệ hôn nhân và gia đình . Lý thuyết trao đổi mô tả việc lựa chọn bạn đời giống như quá trình trao đổi hàng hoá ở chợ. Việc kết hôn có thể thực hiện qua tặng, mua bằng tiền hay trao đổi lấy một vật khác. Lý thuyết này nhấn mạnh sự công bằng trong khi so sánh để lựa chọn. Và sự công bằng đó là công khai được thoả thuận không gian lận. Chẳng hạn, ở XHH Mỹ, hôn nhân được hình thành trên cơ sở tự do và tự nguyện lựa chọn, trao đổi từ hai phía qua các qui chuẩn xã hội. Các giá trị mà thanh niên mỹ muốn hướng tới và coi dó là giá trị chuẩn để trao đổi có thể là sự hấp dẫn cơ thể (khiến hai người hướng tới nhau và khao khát thèm muốn); sự tương đồng (về quan điểm sống, tuổi tác, chủng tộc sắc tộc dân tộc, tính cách....). Lý thuyết trao đổi xã hội tỏ ra rất có hiệu quả khi giải thích hiện tượng ly hôn. Theo các nhà trao đổi xã hội, ly hôn xảy ra khi mối quan hệ cân bằng về các giá trị trao đổi bị mất đi việc thưởng công cho việc duy trì mối quan hệ đó đem lại phần thưởng thấp hơn mối quan hệ khác hoặc cho cuộc sống một mình . Khi kết hôn, các giá trị đưa ra để trao đổi thường là cân bằng nhau. ở trình độ học vấn, tình trạng sức khoẻ, hình thức, mong muốn và cả điều kiện xã hội khi đó, người ta tạm hài lòng với những giá trị mà người bạn đời họ chọn lựa có được. Tuy nhiên, tình thế đó rất có thể sẽ thay đổi, đặc biệt là những thứ như tiền bạc, tài sản, sắc đẹp, sức khoẻ, địa vị xã hội. Một cô gái trẻ lấy 1 người nhiều tuổi với mong muốn đổi sắc đẹp, quyến rũ lấy tiền bạc và địa vị xã hội ở người đàn ông kia mang lại. Một khi mà của cải, địa vị xã hội dó bị mất đi hoặc giảm sút cô ta sẽ thấy cái mà mình có (sắc đẹp tuổi trẻ) không tương xứng với cái mà mình nhận, khi đó, sự tan vỡ là có thể xảy ra với nhiều bước đệm trước đó: ngoại tình, cãi lộn, đánh đập . Sự mất cân bằng mối quan hệ dẫn tới ly hôn xảy ra khi thang giá trị trong mỗi nguời thay đổi. Một cuộc hôn nhân được coi là hoàn hảo của ngày hôm qua nhưng có thể là khiếm khuyết của ngày hôn nay. Nếu mỗi người không tự phát triển nhân cách,tự điều chỉnh thang giá trị cho phù hợp với người bạn đời thì khả năng tiềm ẩn của ly hôn là rất lớn. Tóm lại, lý thuyết trao đổi xã hội cho ta một cách giải thích tương đối hợp lý cho vấn đề ly hôn. Theo đó, ly hôn như một kết quả của sự mất cân bằng các giá trị trong quan hệ hôn nhân, biểu hiện ở các giá trị vật chất, tinh thần (nhân cách, định hướng giá trị, phẩm chất...) Tuy nhiên, đây chưa phải là lý thuyết hoàn hảo để có thể sử dụng một mình nó nghiên cứu vấn đề ly hôn. Muốn hiểu hiện tượng ly hôn đầy đủ hơn, một tiệp cận về xung đột vai trò - vị thế, chức năng là cần thiết... 1.2. Lý thuyết xung đột Theo các nhà XHH xung đột xã hội là các quan hệ và các quá trình xã hội mà ở đó có thể phân biệt hai hay nhiều cá nhân hay nhóm có quyền lợi đối lập nhau trong những cách giải quyết vấn đề nhất định. Cơ sở của xung đột xã hội là quyền lợi khác nhau và đối lập nhau trong một nhóm hoặc một xã hội lập nên con đường cho các quá trình xung đột xảy ra. Có tính quyết định đối với sự phát sinnh quyền lợi là sự tách biệt giữa một mặt là các chuẩn mực và các quy tắc cố định và không thay đổi được với mặt kia là lĩnh vực mà trong khuôn khổ các quy tắc này là dòng để ngỏ với tư cách làhiện trường cho hành động chiến lược. Có thể phân chia thành 3 loại: xung đột về trật tự thứ bậc (vị thế, vai trò), xung đột về phân phối và xung đột về quy tắc (giá trị). Theo quan điểm của lý thuyết xung đột, xã hội không có cuộc sống riêng bên trên các thành viên của nó. Các hội hình thành như là quá trình xã hội hoá của nhiều tổ chức cá thể và tập thể. Liên kết giữa các thành viên của một xã hội không bao giờ mạnh tới mà bất kỳ lúc nào đường xung đột cung giao thoa với đương thống nhất, nhưng không bao giờ yếu tới mức là có thể nổ ra một cuộc chiến tranh hỗn loạn. Thuyết xung đột được áp dụng rộng rãi trong việc giải thích các phong trào xã hội, biến đổi xã hội, cách mạng xã hội... Thông thường, thuyết xung đột tập trung vào sự cạnh tranh giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm. Trong bất kỳ quan hệ xã hội nào, dù đang đạt tới độ nhất trí cao, cũng chứa đựng sự xung đột tiềm năng. Xung đột được coi như là động lực, là nguồn lực của mọi biến đổi, phát triển xã hội. Trong việc phân tích gia đình, xung đột được định nghĩa như một sự đối mặt giữa các cá nhân hoặc các nhóm để vượt qua các trở ngại. Cách tiếp cận này thường hay được sử dụng để giải thích các vấn đề họp bàn, hoà giải và quyêt định hôn nhân, bởi vì các lĩnh vực này của cuộc sống gia đình thường hay xảy ra xung đột. Bản thân gia đình với các thiết chế xã hội khác cũng thường xuyên xảy ra xung đột do lợi ích khác nhau. Xung đột trong quan hệ vợ chồng hiện nay bắt nguồn cơ bản từ xung đột giới đến hàng loạt xung đột về vị trí, vai trò, chức năng trong quá trình gia đình
Tài liệu liên quan