Đề tài Phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại

Để hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của mình. Từ đó để có những biện pháp cải thiện những hạn chế yếu kém, đồng thời phát hiện điểm mạnh để phát huy hiệu quả cao hơn. Không riêng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà các ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi kết quả hoạt động của mình thông qua các hoạt động chính để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra có thể bất lợi cho ngân hàng. Để biết được tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng, thu nhập, lợi nhuận, và để tính được các chi phí hoạt động của ngân hàng ta phải phân tích các hoạt động của ngân hàng. Từ các hoạt động huy động vốn, các hoạt động tín dụng, đến các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tê. Qua đó mới có thể đưa ra phương hướng, kế sách phát triển ngân hàng trong thời gian nhất định.

doc45 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CĐ – NGOẠI NGỮ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT KHOA QUẢN TRỊ - TÀI CHÍNH ddd&ddd BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Thúy Sinh viên : Phạm Văn Tư Lớp : TCNH 02 – K3 Khóa học : 2008 – 2011 Mã số ID : 0810090106 Bắc Ninh, Tháng 3 năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây bài nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn. Sinh viên: Phạm Văn Tư LỜI CẢM ƠN Để luận văn đạt kết quả tốt đẹp, trước hết em xin gửi tới toàn thể các thầy cô khoa Ngân Hàng - Tài Chính lời chúc sức khoẻ, lời chào trân trọng và lời cảm sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn, đến nay em đã có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đề tài: “Phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại”. Để có được kết quả này em xin đặc biêt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Nguyễn Ngọc Thúy – Trưởng khoa quản trị - tài chính, Trưởng Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật đã quan tâm giúp đỡ, vạch kế hoạch hướng dẫn em hoàn thành một cách tốt nhất luận văn tốt nghiệp trong thời gian qua. Trong thời gian thực tập em cũng nhận được những ý kiến đóng góp , các tài liệu cần thiết và các thông tin sát thực của các cán bộ phòng khách hàng 2 Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên đề tài tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm Danh muc bảng biểu trang Bảng 1 : cơ cấu tổ chức 16 Bảng 2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 18 Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ 18 Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động trong 3 năm qua 20 Bảng 5 : Báo cáo doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn trung và dài hạn 22 Bảng 6 :chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng Bảng 7 : phân loại nợ 24 Bảng 8 : tình hình thanh toán xuất nhập khẩu 25 Bảng 9 : Tình hình kinh doanh ngoại tệ 26 Bảng 10 : Chi phí – Thu nhập – Tổng thu hoạt động tài chính 27 Danh mục viết tắt NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng TCTD Tổ chức tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước L/C Thư điện tử KQKD Kết quả kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Để hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được cải thiện thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của mình. Từ đó để có những biện pháp cải thiện những hạn chế yếu kém, đồng thời phát hiện điểm mạnh để phát huy hiệu quả cao hơn. Không riêng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà các ngân hàng cũng phải thường xuyên theo dõi kết quả hoạt động của mình thông qua các hoạt động chính để kịp thời xử lý những tình huống xảy ra có thể bất lợi cho ngân hàng. Để biết được tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng, thu nhập, lợi nhuận, và để tính được các chi phí hoạt động của ngân hàng ta phải phân tích các hoạt động của ngân hàng. Từ các hoạt động huy động vốn, các hoạt động tín dụng, đến các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tê. Qua đó mới có thể đưa ra phương hướng, kế sách phát triển ngân hàng trong thời gian nhất định. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Lý do chọn đề tài Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hội nhập. Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức mới. Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động tín dụng ngân hàng được xem như là một mắt xích trọng yếu trong hoạt động kinh tế. Với vai trò trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua ngân hàng, các nguồn lực được phân bổ sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả. Thông qua việc cung ứng nguồn vốn, tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa với vai trò là NHTM đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế của mình đối với kinh tế. Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân hàng quan tâm, Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa cũng không ngoại lệ. Ngày từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, đã góp phần quan trọng vào việc tạo thu nhập cho ngân hàng cũng như hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, cho nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích khả năng sinh lời tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa”. Giới hạn đề tài nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về khả năng sinh lời tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các số liệu trong bảng tổng kết báo cáo kết quả kinh doanh của tại Ngân Hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa. qua 3 năm 2008, 2009, 2010. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài “Phân tích khả năng sinh lời tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa” em muốn tìm hiểu rõ về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ hoạt động huy động vốn đên các hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. Từ đó, chúng ta có thể tìm được giải pháp đem lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa nói riêng và Ngân hàng Vietin Bank nói chung Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa trong 3 năm gần đây và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín của ngân hàng trong tương lai. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa qua 3 năm (2008-2010) để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vừa qua. Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm thấy được thưc trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh và mặt yếu của ngân hàng. Qua việc phân tích hoạt động tín dụng, đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Các phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp trực quan Là phương pháp dùng mắt để quan sát hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Đống Đa trên cơ sở đó thu thập những thông tin cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu 4.2. Phương pháp lý luận Là phương pháp dựa vào những cơ sở lý luận có từ trước để nghiên cứu cụ thể ở đề tài này là những cơ sở lý luận về các nghiệp vụ kinh doanh để sinh lời của ngân hàng 4.3. Phương pháp Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh đối chiếu, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thống kê ,tổng hợp, phân tich kinh tế và các phương pháp của khoa học quản lý kinh tế tài chính. 5. Tóm tắt nội dung Đề tài được chia làm 3 phần và 5 chương PHẦN A. LỜI NÓI ĐẦU Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động sinh lời tại Ngân hàng thương mại PHẦN B. NỘI DUNG Chương II : Tổng quan về hoạt động sinh lời tại Ngân hàng thương mại Chương III : Phương pháp nghiên cứu Chương IV : Thực trạng khả năng sinh lời tại NHTM Cổ Phần Công Thương chi nhánh Đống Đa PHẦN C. KẾT LUẬN Chương V : Kết luận và Kiến nghị PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NHTM 1. Các khái niệm chung về khả năng sinh lời tại NHTM 1.1. khái niệm về khả năng sinh lời Khả năng sinh lời là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt dộng kinh doanh tại Ngân hàng nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.1.1. Ý nghĩa Phân tích hiệu khả năng sinh lời là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở NHTM. Là điều hết sức cần thiết đối với mọi Ngân hàng. Nó gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ ra hướng phát triển của các Ngân hàng. Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. 1.1.2 Nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các Ngân hàng tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường. Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng tình hình thực hiện kế hoạch. Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn. Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của Ngân hàng. Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất kế toán quản trị. 1.1.3 Nội dung Nội dung của phân tích khả năng sinh lời tại NHTM là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng, được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ đánh giá biến động mà còn phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Vậy trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích. 1.2. Thu nhập - Chi phí - Lợi nhuận của ngân hàng 1.2.1. Thu nhập 1.2.1.1. Khái niệm Thu nhập của ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như cho vay tiền, đầu tư cung cấp dịch vụ. 1.2.1.2. Các khoản thu nhập của ngân hàng Thu từ lãi tiền vay: Cho vay là nguồn gốc tạo ra khoản thu nhập quan trọng nhất cho ngân hàng thương mại chiếm 2/3 tổng nguồn thu của ngân hàng. Đây cũng là khoản mục quyết định lãi suất cơ bản ròng - sự chênh lệch giữa mức lãi thu và mức lãi phải chi. Thu từ hoạt động kinh doanh. Thu từ các khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác. Thu từ dịch vụ Ngân hàng, dịch vụ uỷ thác, thu từ nghiệp vụ khác 1.2.2. Chi phí 1.2.2.1. Khái niệm Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiệp vụ ngân hàng là một ngành công nghiệp dịch vụ mang tính nhân văn rất cao, tạo cho chi phí dịch vụ của các ngân hàng thương mại thực hiện mang tính ổn định, đặc biệt là trong thời gian ngắn. 1.2.2.1. Các khoản chi phí của ngân hàng Tiền lương, tiền công lao động và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần lớn trong các chi phí dịch vụ. Lãi tiền gửi định kỳ và tiết kiệm. Chi phí liên quan đến tài khoản sở hữu bao gồm lương của nhân viên, các hoạt động toàn ngành, khấu hao bảo dưỡng và sửa chữa, bảo hiểm hoả hoạn... Các chi phí liên quan đến tài sản sở hữu đã gia tăng chủ yếu vì sự lập thêm chi nhánh của ngân hàng, các chi phí nghiệp vụ khác, các khoản thuế 1.2.3. Lợi nhuận của ngân hàng 1.2.3.1. Khái niệm Lợi nhuận của ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp, đây là thu nhập sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh. 1.2.3.2. Nhu cầu về lợi nhuận thích hợp Lợi nhuận thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận ngân hàng còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ. Khi ký thác vốn vào ngân hàng thì các cổ đông sẽ quan tâm xem xét đến lợi nhuận thích hợp của ngân hàng. Lợi nhuận thích hợp là cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngân hàng, vì nó giúp ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự đóng góp của các cổ đông để ngân hàng ngày càng lớn mạnh hơn, hoạt động hữu hiệu hơn. 2. Lịch sử của khả năng sinh lời tại NHTM Khi các NHTM ngày càng phát triển thì lợi nhuận của ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển để gia tăng lợi nhuận thì các ngân hàng cũng có các chính sách để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh và tăng cường công tác quản lý để giảm thiểu chi phí, tránh thất thoát do rủi ro. 3. Những nhận định cũ mới về vấn đề 3.1. Tác phẩm 1 Tác phẩm: “Kinh tế và phân tích hoạt động doanh nghiệp” của PGS Võ Thanh Thu, TS Nguyễn Thị Mỵ, TS Hà Ngọc Oanh, năm 2007 3.1.1. Tóm tắt nội dung Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh như: khái niệm, vai trò, nội dung và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tài liệu còn nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phân loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến các loại chi phí đó. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận thức chính xác hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từ đó có những phương án kinh doanh hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra, tài liệu còn cho chúng ta biết lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh là như thế nào, đồng thời cũng đưa ra các chỉ tiêu và phương pháp phân tích lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. 3.1.3. Những đóng góp của tác phẩm Cung cấp một số vấn đề lý luận cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh như: khái niệm, vai trò, nội dung và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh. 3.2. Tác phẩm 2 Tác phẩm: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của TS Nguyễn Thị Xuân Liễu, năm 2010 Tóm tắt nội dung tác phẩm Trình bày tổng quan về ngân hàng thương mại và các nội dung quản trị trong một ngân hàng thương mại, đồng thời nêu lên thực trạng và những tồn tại chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại nước ta đòi hỏi phải tăng cường công tác nâng cao quản trị. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Việt nam Chủ đề tác phẩm Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Những đóng góp của tác phẩm Tác phẩn trình bày tổng quan về ngân hàng thương mại và các nội dung quản trị trong một ngân hàng thương mại, đồng thời nêu lên thực trạng và những tồn tại chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng thương mại nước ta đòi hỏi phải tăng cường công tác nâng cao quản trị. 3.3 Tác phẩm 3 Tác phẩm: “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS Lâm Thị Hồng Hoa, năm 2009 3.3.1 Tóm tắt nội dung tác phẩm Trình bày hệ thống ngân hàng và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời nêu lên thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đưa ra các phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và các giải pháp để thực hiện các phương hướng đó. 3.3.2 Chủ đề tác phẩm Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3.3.3 Những đóng góp của tác phẩm cho đề tài Qua tác phẩm ta có thể rút ra vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó đưa ra các phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Hoạt động sinh lời của ngân hàng và khả năng sinh lời tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu các số liệu trong bảng tổng kết báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa qua 3 năm 2008, 2009 , 2010 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp trực quan Là phương pháp dùng mắt để quan sát hoạt động tăng cường các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đó thu thập những thông tin cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu. 1.3.2. Phương pháp lý luận Là phương pháp dựa vào những cơ sở lý luận có từ trước để nghiên cứu cụ thể ở đề tài này là những cơ sở lý luận về hoạt động tăng cường các dịch vụ NH. 1.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế Dựa vào các tài liệu: báo cáo tổng kết của NH, tình hình kinh doanh của NH Vietin Đống Đa về doanh số, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của chi nhánh và của Hội sở chính...để phân tích, so sánh và xử lý đưa ra kết luận. 1.4. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch nghiên cứu sẽ được tiến hành 3 lần trong khoảng thời gian từ ngày 7/ 3/ 2011 cho đến ngày 14/ 5/ 2011. Trong thời gian nghiên cứu các số liệu tại NHTM CP Công thương chi nhánh Đống đa về khả năng sinh lời tại NHTM. 2. Tiến hành nghiên cứu Công việc nghiên cứu sẽ được thực hiện qua từng bước cụ thể đó là 2.1. Thu thập thông tin Thông qua thực tế tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa cho thấy việc thu thập những thông tin về tổ huy động vốn và nghiệp vu cho vay, kinh doanh ngoại tệ là khâu đặc biệt quan trọng. Cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến huy động vốn, cho vay và kinh doanh ngoại tệ,… 2.2. Thu thập số liệu thực tế Các dữ liệu sau khi được thu thập được sẽ tiến hành phân tích và so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác trên địa bàn, từ đó đánh giá thực trạng tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Vietin Bank chi nhánh Đống Đa. Bên cạnh đó phân tích còn đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh; những cơ hội và thách thức. Từ đó đề xuất ra giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các nghiệp vụ của Ngân hàng. Kết luận, đánh giá Thông qua các phương pháp nghiên cứu trên cho thấy kế toán cho vay giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán của ngân hàng vì kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình vay vốn, mà đây là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng CHƯƠNG IV : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 1. Khái quát về NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa 1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa được thành lập từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT chuyển từ Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa thành ngân hàng Công Thương Đống Đa trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội . Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng Công thương quận Đống Đa chuyển thành chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh của ngân hàng . Tính đến năm 1998, Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa hoạt động trên hai quận : quận Đống Đa và quận Thanh Xuân ( đến năm 1999 thành lập ngân hàng Công Thương khu vực Thanh Xuân ). Quận Đống Đa với 26 phường, được xếp vào một trong những quận rộng nhất, là nơi đông dân, tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn, doanh nghiệp tập thể, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa dang trên nhiều lĩnh vực . Với địa bàn hoạt động rộng rãi, khách hàng đa dạng và với phương châm hoạt động đúng đắn “ sự phát triển và thành đạt của khách hàng là mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng ” , Ngân hàng ở số 187 Nuyễn Lương Bằng-Hà Nội, chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa đã được nhiều khách hàng tìm đến và đã tạo ra được nhiều mối quan hệ thường xuyên với khách hàng .. 1.2 Cơ cấu tổ chức tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đống Đa Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa bao gồm 12 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc. các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và các nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, mội b
Tài liệu liên quan