Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng giao thông

Tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế lịch sử nhất định khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại và cũng có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đề quyết định ra đời,tồn tại và phát triển của tài chính với một tư cách là một phạm

doc145 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 1 những vấn đề cơ bản về tài chính 1.1/ Sự ra đời của tài chính Tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế lịch sử nhất định khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại và cũng có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đề quyết định ra đời,tồn tại và phát triển của tài chính với một tư cách là một phạm trù kinh tế - xã hội. Vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, sự phân công lao đỗng xã hội bắt đầu phát triển chế độ tư hữu xuất hiện sản xuất và trao đổi hàng hoá và theo đó tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội . sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để trao đổi mua bán trứ không phải để tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hoá sự phát triển của sản xuất xã hội cũng đi từ đơn giản đến phức tạp . Trong nền kinh tế hàng hoá , việc trao đổi hàng hoá có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng hoặc thông qua trung gian là tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản văn minh hơn chế độ phong kiến là nhờ đã phát triển mạnh kinh tế hàng hoá đưa nó lên mức kinh tế thị trường. Chính trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá với việc sử dụng tiền tệ đã nảy sinh ra phạm trù tài chính. Lịch sử loài người cũng đã cho biết rằng, khi chế độ tư hữu xuất hiện thì xã hội loài người cũng được phân chia thành các giai cấp và có su hướng đấu tranh giai cấp. trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện và tác động chủ quancho nhà nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ . Nhà nước đã nắm lấy việc đúc tiền, sau đó là việc in tiền và lưu thông đồng tiền. Để duy trì quyền lực của nhà nước cần phải có sự đóng góp của các công dân dưới hình thức thuế và trong điều kinh tế hàng hoá tiền tệ . Nhà nước đã sử dụng mạnh mẽ hình thức tiền tệ trong việc phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân như thuế bằng tiền,công trái để tạo lập ra quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động của mình , hình thành lĩnh vực tài chính Nhà nước. Sự vận động độc lập của tiền tệ trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ không chỉ là đạc trưng cho hoạt động của nhà nước mà là của tất cả các chủ thể trong xã hội , các tổ chức xã hội, các gia đình dân cư. Các quỹ tiền tệ chẳng những được hình thành và còn sử dụng cho những mục đích trực tiếp, sản xuất hoặc tiêu dùng, mà còn được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Nhà nước chẳng những tác động trực tiếp đến sự vận độnh độc lập của tiền tệ, trên phương diện ấn hành hiệu lực của đồng tiền mà còn tạo ra môi trường pháp lý cho sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trung gian và ngân sách nhà nước. Chính trong điều kiện đó , phạm chù tài chính nảy sinh và tồn tại , và người ta coi sản xuất hàng hoá . Tiền tệ và nhà nước là những tiền đề phát sinhvà phát triển của tài chính . Tuy nhiên trong tiến hànhlịch sử của xã hội loài người ta cũng thấy rõ rằng Nhà nước trong đất nước nhất định có lúc thì thúc đẩy thêm có lúc lại tác động kìm hãm sự phát triển của tìa chính thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhưng sự phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới cũng buộc nhà nước trong một nước nhất định đi theo hướng phát triển của sản xuất hàng hoá -tiền tệ và sử dụng mạnh mẽ hệ quả tất yếu của nó là tài chính . Vì thế có thể coi tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của tài chính là sản xuất hàng hoá và tiền tệ. Chính trong điều liện lịch sử của xã hội vào cuối phương thức sản xuất phong kiến , đặc biệt trong giai đoạnphát triển tư bản xã hội chủ nghĩa , sản xuất hàng hoá và tiền đề với sự phát triển tài chính và đến lượt mình, sự phá triển đó làm cho kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển ở một mức cao . Ngày nay trong thập niên cuối thế kỷ 20 , Việt nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tếthị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa , nhưng tiền đề tồn tại và phát triển của tài chính trong xã hội loài người cũng đang hiện có ở Việt Nam . Sản xuất kinh tế hàng hoá tiền tệ với kinh tế nhiều thành phần là vấn đề lâu dài. Nhà nước đang phát huy vai trò quản lý đối với sự phát triển kinh tế xã hội như đã được ghi trong các văn kiện của Đảng và Quốc hội. Vì thế tài chính với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan đang tồn tại và được sử dụng mạnh mẽ trong sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh. 1.2. khái niệm, bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.2.1 khái niệm về doanh nghiệp Từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp nhất là khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường : Có nhiều quan điểm cho rằng : Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh thành lập vứi mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Quan điểm khác cho rằng: Doanh nghiệp là một cộng đồng người được liên kết với nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích chung hưởng những thành quả so việc sử dụng những tài nguyên hiện có của doanh nghiệp. Cả hai quan điểm được thể hiện trên phương diện kinh tế còn dưới góc độ pháp luật : Doanh nghiệp được hiểu là một đơn vị kinh doanh do có cá nhân hoặc một tổ chức có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định hiện hành của pháp luật quy định , được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thể hiện các hoạt động kinh doanh . Trong đó kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời . Luật doanh nghiệp Quốc hội thông qua ngày 21 - 12 - 1990 cho rằng : Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một hoặc một số , hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. 1.2.2 Khái niệm Tài chính Doanh Nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trong của hệ thống tài chính. Phạm trù tài chính doanh nghiệp trên cảm nhận trực quan bề ngoài được quan niệm tương đồng với các quỹ tiền tệ và các loại vốn kinh doanh. Xong các quỹ tiền tệ là kết quả của dịch chuyển của các nguồn tài chính thành các quỹ tiền tệ và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường sự vận động và chuyển hoá qua lại giữa các nguồn tài chính, nơi hình thành nên sức mua tài chính như lãi suất tín dụng, thị giá cổ phiếu, cổ tức, giá cả tiền tệ và các hình thức phân chia lợi nhuận khác trong lĩnh vực góp vốn, liên doanh, đầu tư. Quá trình vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính nêu trên là chính là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, thị trường vốn càng trở lên sôi động thì các quan hệ tài chính doanh nghiệp càng trở nên phong phú và đa dạng thêm. - Xét phạm vi hoạt động, các quan hệ tài chính doanh nghiệp có thể xẩy ra các phạm vi sau: + Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước : Đó là quan hệ về cấp phát vốn với các doanh nghiệp nhà nước, các khoản thuế, lệ phí phải nộp với các loại hình doanh nghiệp, các quan hệ này được giới hạn trong khuân khổ luật định. + Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với thị trường : Quan hệ này bao gồm: Thị trường hành hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính ... đây là những quan hệ mua bán trao đổi các yếu tố phục vụ cho quá trình sản suất kinh doanhvà tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, khác với thời kì bao cấp, trong nền kinh tế thị trường loại hình quan hệ này được phất triển hết sức mạnh (đặc biệt là quan hệ cung ứng, giao lưu vốn...). + Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Đó là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu, thành phần vốn kinh doanh phân thu nhập giữ các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với công nhân viên chức trong doanh nghiệp đó ... - Nếu xét về nội dung kinh tế, các quan hệ về tài chính doanh nghiệp có thể được chia theo 3 nhóm sau: + Nhóm các quan hệ tài chính nhằm mục đích khai thác, thu hút vốn. Đó là các quan hệ về vay vốn hùn vốn, phát hành cổ phiếu và trá phiếu ...nhằm thu hút tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp. + Nhóm các quan hệ tài chính về đầu tư, sử dụng vốn kih doanh, phần lớn quá trình này được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là việc phân phối để hình thành cơ cấu vốn kinh doanhthích hợpvà sử dụng quản lý nhỏ : Vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính ... nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể góp vốn liên doanh mua trái phiếu, của công ty khá, đây cũng là một hình thức đầu tư quan trọng mà các doanh nghiệp thường áp dùng nhằm mục đích kiếm lợi nhuân và đảm bảo an toàn vốn, đề phòng rủi ro bất trắc. + Nhóm các quan hệ tài chính về phân phối thu nhập và lợi nhuận: Nhóm quan hệ này có liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng phân phối như: Liên quan đến nhà trong việc nộp thuế, kiên quan đến ngân hàng trong việc thanh toán lãi suất tín dụng, liên quan đến cổ đông, các thành viên góp vốn trong việc thanh toán cổ tức, lãi liên doanh, liên quan đến nội bộ doanh nghiệp khi bù đắp, trong các chi phí đầu vào, phân phối các quỹ danh nghiệp... Các quan hệ tài chính diến ra trên các phạm vi khác nhau , chứa đựng các nội dung kinh tế khác nhau, song tất cả các mối quan hệ đó đều có những điểm chung giống nhau là: . Phản ánh luồng dịch chuyển giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nẩy sinh và gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. . Sự vận động và chuyển hoá của các nguồn tài lực trong kinh doanh không phải là hỗn loạn mà được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, cac loại vốn kinh doanh nhất là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Động lực của sự vận động, chuyển hoá các nguồn tài lực là nhằm mục tiêu doanh lợi trong phạm vi cho phép của luật định. 1.2.2.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp: -Tài chính doanh nghiệp nó chính là tài chính của các pháp nhân kinh tế tức là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ. -Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính kinh tế quốc dân và tài chính tồn tại và phát triển dựa trên hai tiên đề: + Sự tồn tại của nhà nước . + Sự tồn tại của nền sản xuất và tiền tệ Nó phát sinh các mối quan hệ kinh tế có thể biểu hiện được bằng tiền - Việc giải quyết các quan hệ kinh tế tức là chúng ta đã thực hiện các hoạt động tài chính -Với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được tính toán, đánh giá thông qua hình thái giá trị là dùng thước do tiền tệ -Hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng giao thông cũng giống như các doanh nghiệp khác là dùng tiền để mua sắm các yếu tố đầu vào. Vòng tuần hoàn vốn cũng phải trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn I: (chuẩn bị sản xuất): Dùng tiền để mua các yếu tố đầu vào T-H nhưng hàng hoá ở đây là các yếu tố đầu vào là vật tư thiết bị. + Giai đoạn II: (giai đoạn sản xuất): Từ hàng Sản phẩm dở dang Sản phẩm hoàn thành chờ bàn giao thanh toán. + Giai đoạn III: Những hình thái sảm phẩm tiêu thụ biến thành tiền tệ T’>T đảm bảo tái sản xuất . Vì vậy các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp giao thông nói riêng không thể tồn tại một cách độc lập mà phải có sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau cùng phát triển. -Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhaudẫn đến giảm được giá bán sản phẩm . Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm cách giảm các chi phí và trong các yếu tố là sử dụng đồng vốn có hiệu quả, điều đó giúp các doanh nghiệp có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. 1.2.3 Bản chất của tài chính : Trên bề mặt của hiện tượng xã hội, tài chính được cảm nhận như những nguồn lực tài chính, những quỹ tiền tệ khác nhau, đại diện cho nhưng sức mua nhất địnhở các chủ thể trong xã hội . Hơn thế nữa nói đến tài chính người ta không chỉ thấy tiền ở trạng thái tĩnh mà thấy những lượng tiền nhất định đang vận động để tạo nên những thế năng về sức mua, hay chuyển thế năng đó thành hiên thực. Có thể thấy rõ những biểu hiện bề ngoài của tài chính liên quan đến dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhà nước. Doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, dân cư mua cổ phiếu, trái phiếu tín phiếu của các doanh nghiệp của ngân hàng, của kho bạc nhà nước, người làm công và các doanh nghiệp nộp tiền vào quỹ Bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm rủi ro (nộp phí bảo hiểm). Nhà nước cấp phát từ ngân sách của mình cho việc xây dựng giao thông, tài trợ các trường học, bệnh viện, tài trợ cho việc nghiên cứu khoa học , các doanh nghiệp sử dụng vốn để mua sắm vật tư , thiết bị kinh doanh, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền, các công ty bảo hiểm đền bù thiệt hại cho dân cư khi mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn ( từ quỹ bảo hiểm xã hội), hay khi bị tai nạn rủi ro ( từ quỹ bảo hiểm rủi ro ). Những hiện tượng trên, có thể thấy tiền tệ xuất hiện trước hết vời thước đo giá trị mà trước hết ở chức năng phương tiện thanh toán chi trả và phương tiện cất trữ tiền tệ xuất hiện đại diện cho một giá trị đặc cho một thế năng có sức mua nhất định. Như vậy trong các hiện tượng gọi là tài chính có thể thấy sự xuất hiện của những nguồn lực ( ngòn tài chính). Trong xã hội có sản xuất hàng hoá, các chủ thể trong xã hội luôn luôn gặp những vấn đề sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lựchiện có trong tay mình một cách có hiệu quả cao. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong xã hội khi nắm trong tay những nguồn tài lực nhất định là đã nắm trong tay một sưcs mua để có thể nắm được những nguồn vật lực hay sử dụng được những nguồn lực nhất định để sử dungj cho mục đích tích luỹ hay tiêu dùng. Với sự phân tích trên có thể xác định bản chất tài chính qua các khía cạnh sau: -Sự vận động tương đối cuả các nguồn tài chính để trực tiếp ( hay thông qua thị trường) tạo lập hoạc sử dụng các quỹ tiền tệ như mặt trực quan của tài chính . -Đằng sau những hiện tượng bề mặt đó là các quan hệ kinh tế trong phân phối của cải vật chất xã hội duươí hình thức phân phối các nguồn tài chính. -Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là phương thức phân phối đặc thù, giúp phân biệt phân phối tài chính với các phạm trù phân phối khácnhư giá cả, tiền lương... Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện mục đích của nguồn tài chính. Đây là tiêu thức chính của các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định nguồn lực tài chính được dùng cho một mục đích nhất định. Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên tức là chúng luôn luôn được tạo lập ( hoặc được bổ sung )và được sử dụng. Là một dạng khác của sự vận động đó và nhằm mục đích cụ thể nào đó, các quỹ lớn được chia thành các quỹ nhỏ hoặc các quỹ nhỏ được khuyếch trương nhờ tập chung các quỹ nhỏ tương ứng . -Từ đó có thể xác định nội dung kinh tế của phạm trù tài chính như sau: Tài chính được bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình sử dụng hay tạo lập các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế xã hội. Tài chính phản ánh tổng thể các mối quan hệ trong phân phối nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm mục đích đáp ứng tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Sự khác nhau giữa tài chính và tiền tệ là: Tài chính không phải là tiền tệ với chức năng và bản chất như vậy mà là phương vận động độc lập tuương đối của tiền tệ với chức năng và phương tiện cất trữ của nó, mà tính đặc trưng của nó trong lĩnh vực phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau cho mục đích tích luỹ và tiêu dùng khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tài chính chịu sự chi phối của các quy luật thị trường và có liên hệ chặt chẽ với thị trương tài chính. -Tài chính là những quan hệ kinh tế mà trên cơ sở nhưng quan hệ kinh tế này thì những quỹ tiền tệ ddược hình thành và sử dụng. Tài chính là sự vận động của giá trị gắn liền với sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Hiện nay người ta chia quan hệ kinh tế thành 4 nhóm : + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân sách nhà nước ( doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp khác). nếu là doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước cung cấp vốn ban đầu cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng số vốn được giao đồng thời doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp vào ngân sách cac khoản thu theo luật định, mối quan hệ này mang tính chất hai chiều. Đối với các doanh nghiệp khác: Các doanh nghiệp này không được nhà nước cấp vốn nên các doanh nghiệp phải tụe xoay vốn để hoạt động nhưng vẫn phải có trách nhiệm với nhà nước. đây là mối quan hệ một chiều. + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hệ thống tín dụng ngân hàng . Nó được thể hiện rõ trong mối quan hệ vay vốn và trả vốn (cả gốc và lãi) giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng ngân hàng. + Mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp mối thị trường: Doanh nghiệp là người mua: Mối quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp trả tiền các vật liệu, máy móc, mua sức lao động.. Khi doanh nghiệp là người bán: Nó thể hiện khi doanh nghiệp bàn giao tiêu thụ sản phẩm và nhận tiền về, ở đây doanh nghiệp đóng vai trò là người tạo lập quỹ tiền tệ. + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp, nó thể hiện ở: Lương và các quỹ phúc lợi... 1.2.4 Chức năng của tài chính doanh nghiệp Bản chất của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các quan hệ tài chính trong quá trình tái sản xuất và biểu hiện ngay trong các chức năng vốn có của chúng. Tài chính doanh nghiệp có hai chức năng: - Phân phối dưới hình thức giá trị của cải xã hội. - Giám đốc bằng đồng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.4.1 Chức năng phân phối : Chức năng phân phối là chức năng vốn có khách quan của tài chính doanh nghiệp nó thể hiện công dụng và khả năng của tài chính trong việc phân phối dưới hình thức giá trị của cải xã hội trên các khâu của quá trình tái sản xuất và cần làm rõ 2 vấn đề sau: - Tại sao chức năng phân phối lại được coi là chức năng vốn có của phạm trù tài chính ? - Quan niệm về đối tượng phân phối và phân phối . Trong nền sản xuất hàng hoá, sự xuất hiện của phạm trù tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu. Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần phải có một lượng vốn ban đầu nhất định. Lượng vốn này được phân chia thành những lượng vốn nhỏ hơn ( vốn cố định, vốn lưu động...) tương ứng với các quá trình sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thu nhập tiền tệ sẽ được trang trải các chi phí ban đầu đã bỏ ra và tiếp tục cho chu kỳ mới ... Như vậy, phân phối đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Tính vì vậy chức năng phân phối có thể coi là thuộc tính khách quan của phạm trù tái chính doanh nghiệp. Cũng từ đó ta thấy, chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp được quan niệm cả về phương thức phân phối và đối tượng phân phối. Tài chính ở doanh nghiệp có thể diễn ra trong từng khâu của quá trình tái sản xuất, trong sản xuất, trong trao đổi và cũng có thể diễn ra trong một phạm vi cùng một hình thức sở hữu hoặc nhiều hình thức sở hữu. Mặt khác, đối tượng phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn ra ở nhiềukhâu trên phạm vi toàn xã hội. Thể hiện ở các nguồn vốn dùng trong sản xuất kinh doanh đã được đa dạng hoá. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện trước ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp trước hết được phân phối để bù đắp các yếu tố vật chất bị tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí vật tư, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị, trả công lao động, chi phí marketing, trả lãi vay....phần còn lại của thu nhập sau khu bù đắp này lại tiếp tục được phân phối : một phần nộp cho nhà nước ( thuế thu nhập doanh nghiệp )phần còn lại trích lập các quỹ của doanh nghiệp và chia lợi tức cổ phần. Chức năng tài chính doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở phân phối “ thu nhập và lợi nhuận” mà nó còn hiện diện ở tất cả
Tài liệu liên quan