Đề tài Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản là vấn đề được đề cập từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới và mở cửa kinh tế năm 1986. Tuy vậy phải đến những năm đầu thế kỷ 21, khi toàn cầu hóa trở nên sâu rộng, Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế, cùng với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nên phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản không chỉ dừng lại ở xuất khẩu nông sản thuần túy mà nó gắn với phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội lần của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 1 - 2011, xác định: "Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020", "Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu" [5,98] Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản đã và đang mang lại cho Việt Nam nguồn ngoại tệ lớn hàng năm, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỉ USD, tăng 24,22% so với năm 2009; thuỷ sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của xuất khẩu nông sản trong tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù có sự tăng trưởng khá, nhưng xuất khẩu nông sản Việt Nam đang tiềm ẩn những nguy cơ thiếu tính bền vững: chất lượng của quá trình tăng trưởng đó thấp, chia sẻ lợi ích trong thương mại bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông sản và chế biến nông sản xuất khẩu. Do vậy, phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững là vấn đề cấp bách đặt ra và đòi hỏi phải sớm có giải pháp khắc phục. Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế - một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung đã có những thành tựu đáng ghi nhận, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 31.428 nghìn USD, năm 2010 ước đạt 39.762 nghìn USD (tăng 26,51% so với năm 2009). Với những thành tựu đó, xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế được nhiều nhà phân tích đánh giá có tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô xuất khẩu nhỏ so với nhiều tỉnh (thành phố) trong khu vực. Với diện tích mặt nước đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, diện tích rừng cao su, rừng trồng lấy gỗ thuộc dạng trung bình, cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với vùng nước có độ sâu từ 6 - 14 m, vùng có độ sâu lớn hơn 10 m chiếm tới 40% diện tích của vịnh, cửa vịnh rộng 7 km, hội đủ điều kiện hình thành cảng nước sâu. Mặc dù có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững như trên nhưng do nguồn lực hạn chế nên kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế vẫn ở mức thấp và đang có nhiều tác động xấu đến môi trường do hoạt động sản xuất thiếu tính bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững là một vấn đề còn mới. Cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề xuất khẩu nông sản và phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản bền vững như:  "Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: Lý luận và thực tiễn" của Tiến sĩ Trịnh Thị Ái Hoa.  Bài viết: "Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững" của tác giả Ngô Đức Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản số 19 (211) năm 2010. Trên cơ sở những nghiên cứu này tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế"

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản là vấn đề được đề cập từ khi Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới và mở cửa kinh tế năm 1986. Tuy vậy phải đến những năm đầu thế kỷ 21, khi toàn cầu hóa trở nên sâu rộng, Việt Nam tăng cường hội nhập quốc tế, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế, cùng với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, nên phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản không chỉ dừng lại ở xuất khẩu nông sản thuần túy mà nó gắn với phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội lần của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 1 - 2011, xác định: "Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020", "Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu" [5,98] Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản đã và đang mang lại cho Việt Nam nguồn ngoại tệ lớn hàng năm, theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp đạt mức kỷ lục, ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỉ USD, tăng 24,22% so với năm 2009; thuỷ sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của xuất khẩu nông sản trong tăng trưởng ngành nông nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù có sự tăng trưởng khá, nhưng xuất khẩu nông sản Việt Nam đang tiềm ẩn những nguy cơ thiếu tính bền vững: chất lượng của quá trình tăng trưởng đó thấp, chia sẻ lợi ích trong thương mại bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông sản và chế biến nông sản xuất khẩu. Do vậy, phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững là vấn đề cấp bách đặt ra và đòi hỏi phải sớm có giải pháp khắc phục. Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế - một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung đã có những thành tựu đáng ghi nhận, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 31.428 nghìn USD, năm 2010 ước đạt 39.762 nghìn USD (tăng 26,51% so với năm 2009). Với những thành tựu đó, xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế được nhiều nhà phân tích đánh giá có tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô xuất khẩu nhỏ so với nhiều tỉnh (thành phố) trong khu vực. Với diện tích mặt nước đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, diện tích rừng cao su, rừng trồng lấy gỗ thuộc dạng trung bình, cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với vùng nước có độ sâu từ 6 - 14 m, vùng có độ sâu lớn hơn 10 m chiếm tới 40% diện tích của vịnh, cửa vịnh rộng 7 km, hội đủ điều kiện hình thành cảng nước sâu. Mặc dù có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững như trên nhưng do nguồn lực hạn chế nên kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thừa Thiên Huế vẫn ở mức thấp và đang có nhiều tác động xấu đến môi trường do hoạt động sản xuất thiếu tính bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững là một vấn đề còn mới. Cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề xuất khẩu nông sản và phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản bền vững như: "Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: Lý luận và thực tiễn" của Tiến sĩ Trịnh Thị Ái Hoa. Bài viết: "Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững" của tác giả Ngô Đức Thanh đăng trên Tạp chí Cộng sản số 19 (211) năm 2010. Trên cơ sở những nghiên cứu này tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế" 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : 2.1. Mục tiêu Đánh giá thực trạng sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong tỉnh theo hướng phát triển bền vững và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu trong giai đoạn 2006 - 2010. Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động sản xuất xuất khẩu theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp duy vật lịch sử. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. Đến thời điểm điều tra, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và có hàng trăm cơ sở (hộ gia đình) sản xuất nông sản xuất khẩu, trong đó hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở đều có quy mô vừa và nhỏ. Các số liệu thứ cấp thu thập được chỉ phản ánh chỉ tiêu định lượng có tính chất chung như: kim ngạch xuất khẩu, kết quả sản xuất kinh doanh…, vì vậy không thể phân tích đầy đủ vấn đề dựa vào nguồn số liệu thứ cấp. Hơn nữa sản xuất xuất khẩu hàng nông sản theo hướng phát triển bền vững bao gồm nhiều vấn đề: sản xuất nông sản xuất khẩu nguyên liệu, chế biến, vận chuyển…, mà không phải bất cứ ai, kể cả trong doanh nghiệp, cơ sở cũng không thể hiểu biết được. Do vậy, luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập số liệu sơ cấp, với tính chất tham khảo ý kiến của những người có kiến thức, am hiểu về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế trong cả doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu hàng nông sản và các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với sản xuất xuất khẩu nông sản của tỉnh như: Sở Công thương, Sở Tài nguyên môi trường,…, bao gồm các đối tượng sau: Đối với các doanh nghiệp: Các cán bộ chuyên viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch; các cán bộ quản lý phân xưởng sản xuất, chế biến Đối với các cơ sở: Chủ cơ sở sản xuất nông sản xuất khẩu; người lao động trong các cơ sở Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên. Kết quả điều tra đã thu thập được ý kiến của 62 người, số liệu cụ thể được tổng hợp ở bảng dưới đây: Bảng. Kết quả thu thập phiếu điều tra Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 62 100 1. Phân theo trình độ 1.1. Trên đại học 0 0 1.2. Đại học 43 69.35 1.3. Trung học chuyên nghiệp 7 11.3 1.4. Trình độ khác 12 19.35 2. Phân theo giới tính 2.1. Nam 39 62.9 2.2. Nữ 23 37.1 3. Phân theo độ tuổi 3.1. Dưới 30 tuổi 34 54.84 3.2. 30 tuổi 5 8.06 3.3. Trên 30 tuổi 23 37.1 Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu điều tra của tác giả Danh sách tên người được điều tra được đính kèm ở phụ lục A. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài hoàn thành là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên và người nghiên cứu quan tâm đến việc nghiên cứu sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững. Qua khảo sát thực tế và phân tích thực trạng, đánh giá những thành tựu, hạn chế của các cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Đề tài góp thêm một ý tưởng về xu hướng và giải pháp phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương, 18 bảng và 68 trang. Chương 1: Lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững. Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững ở Thừa Thiên Huế. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Những vấn đề chung về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững Các khái niệm 1.1.1.1. Xuất khẩu Theo Điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [7]. Quan điểm của các nhà nghiên cứu trường Đại học Kinh tế quốc dân thì cho rằng: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận [22]. 1.1.1.2. Sản xuất xuất khẩu Sản xuất xuất khẩu là quá trình làm ra sản phẩm nhằm mục đích để trao đổi trên thị trường quốc tế. 1.1.1.3. Nông sản, nông phẩm Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ quan niệm về nông nghiệp. Theo Tiến sĩ Nguyễn Từ thì: nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả ba nhóm ngành: nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và ngư nghiệp, là ngành có vai trò rất quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội và môi trường sinh thái [17,8]. Vậy khái niệm nông sản được hiểu như thế nào?, trong Từ điển kinh tế học hiện đại của David W.Pearce, Nông sản được định nghĩa là sản vật, sản phẩm nông nghiệp nói chung [2]. Khái niệm này phân biệt với khái niệm nông phẩm là sản phẩm nông nghiệp đã chế biến thành các mặt hàng [2]. 1.1.1.4. Xuất khẩu nông sản Trong Từ điển kinh tế học hiện đại, David W.Pearce định nghĩa: nông sản xuất khẩu (tiếng Anh: agricultural export) là các sản phẩm nông nghiệp được làm ra để xuất khẩu chứ không phải cho mục đích tự cung tự cấp hay cho thị trường trong nước [2]. Dựa theo Điều 28, mục 1, chương 2 luật Thương mại Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa khác: xuất khẩu nông sản là việc nông sản được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.1.5. Phát triển bền vững Trong những thập kỷ gần đây, trên thế giới, vấn đề phát triển bền vững được nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu quan tâm, "ít nhất có 70 định nghĩa đang được lưu hành về phát triển bền vững" [14,28]. Các quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình nhất như sau: Giáo trình Kinh tế môi trường của Trường Đại học Tài chính đưa ra khái niệm về phát triển bền vững như sau: "Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau" [15,24]. Một quan niệm khác của PGS.TS. Trần Văn Chử đưa ra trong cuốn "Tăng trưởng kinh tế và công bàng xã hội trong cơ chế thị trường ở Việt Nam" nêu lên rằng: " Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường, sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường" [11,4]. 1.1.1.6. Xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững Như trong phần lý thuyết về phát triển bền vững đã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia. Và khái niệm này được ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững chúng ta có thể xây dựng lý thuyết về xuất khẩu nông sản bền vững: Xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững là xuất khẩu nông sản với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường, sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường. Trong bài viết về phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững trên tạp chí Cộng sản, tác giả Ngô Đức Thanh cũng đã nêu ra khái niệm: Xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững là phải bảo đảm sự tăng trưởng nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong nước, không phá hỏng môi trường, có hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài [9,57]. 1.1.2. Nội dung của xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững Từ khái niệm xuất khẩu nông sản bền vững được hiểu bao hàm hai nội dung: Duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chất lượng xuất khẩu nông sản được nâng cao. Xuất khẩu nông sản đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2.1. Xuất khẩu nông sản duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chất lượng xuất khẩu nông sản được nâng cao Xuất khẩu nông sản tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu nông sản. Tăng trưởng ở đây không mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định. Kèm theo sự tăng trưởng về số lượng là chất lượng của sự tăng trưởng. Sự tăng lên này dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản theo hướng hiện đại hóa phù hợp với xu hướng biến động của thế giới, sức cạnh tranh không ngừng được nâng cao. Cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo giá trị gia tăng cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được. Tóm lại, sự xuất khẩu nông sản bền vững phải dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh do các yếu tố thể chế, chất lượng lao động, công nghệ mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu nông sản là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu nông sản. 1.1.2.2. Xuất khẩu nông sản đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường Xuất khẩu nông sản tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài là chưa đủ để đạt được mục đích xuất khẩu nông sản bền vững, mục tiêu tăng trưởng cần phải được hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Vì vậy đây là yếu tố để khẳng định xuất khẩu nông sản có bền vững hay không. Xuất khẩu nông sản ngoài việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng vị thế của đất nước trên trường quốc tế… Hoạt động sản xuất xuất khẩu nông sản cũng có rất nhiều tác động đến xã hội cũng như môi trường. Khi sản xuất xuất khẩu được mở rộng tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập, nâng cao mức sống cho dân cư. Mặt khác nó lại nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, mất cân đối cơ cấu dân số giữa các vùng… Đối với môi trường sinh thái, như chúng ta đã biết để xuất khẩu nông sản là phải khai thác rất nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên, đặc biệt là các nước đang phát triển hàng hóa còn thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc đó dẫn đến một tình trạng là nếu khai thác bừa bãi không có sự quản lý và tính toán sẽ dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như lợi ích của thế hệ sau. Như vậy thì sản xuất xuất khẩu nông sản không thể phát triển bền vững được. Vậy sản xuất xuất khẩu nông sản bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu nông sản với các mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội và cải thiện môi trường. Tuy nhiên đối với từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà việc đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố là khác nhau. Một thực tế thường thấy là các quốc gia trong thời kì phát triển hướng xuất khẩu thì thúc đẩy xuất khẩu ưu tiên yếu tố kinh tế hơn, ít chú trọng đến xã hội và môi trường hơn. Nhưng đến giai đoạn đã đạt được thành tựu về tăng trưởng thì họ quan tâm nhiều hơn đến an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, vì lúc này họ muốn xuất khẩu phát triển bền vững. 1.1.3. Các quan điểm liên quan 1.1.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu Quan điểm phát triển xuất khẩu đã được nêu rõ tại nghị Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/60/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu của cả nước giai đoạn 2006 - 2010, bao gồm: 1. Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 2. Gắn với thị trường trong nước với thị trường ngoài theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động. 3. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. 4. Phát triển nhập khẩu theo hướng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tư và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế [6]. 1.1.3.1. Quan điểm về phát triển bền vững Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm qua đã luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự phát triển bền vững không chỉ riêng với Việt Nam mà còn có liên đới trách nhiệm với sự phát triển bền vững chung của toàn cầu. Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991 đã ban hành "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000", tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH" [1]. Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" [3]. Đại hội X (2006) của Đảng cũng đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn phát triển hơn 20 năm đổi mới vừa qua và đó cũng là tư tưỏng chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 5 năm 2006-2010 và kể cả nhiều năm tiếp theo. Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh là "Bài học về phát triển nhanh và bền vững" [4]. Đại hội XI (2011) tiếp tục khẳng định: "Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020", "Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu" [5]. 1.1.3.2. Quan điểm về sản xuất xuất khẩu nông sản theo hướng phát triển bền vững Vấn đề an ninh lương thực
Tài liệu liên quan