Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - Huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sả xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi; vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Đông Dư là một xã ven đô nằm ở phia Đông nam của thành phố Hà Nội, nằm dọc bờ sông Hồng và cách trung tâm thành phố Hà Nội 10km. Xã có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ theo các tuyến đường bộ và đường sông. Đặc biệt Đông Dư gần thị trường lớn Hà Nội rất thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng chạy qua địa phận xã Đông Dư và đường cao tốc 1A nối tiếp đường đi Lạng Sơn xắp hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sủ dụng ,cùng với nhiều dự án phát triển các tuyến giao thông mới (đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng yên, đường 5B).là điều kiện thuận lợi để xã Đông Dư phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – cán bộ giảng dạy Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Đất và Môi trường, tôi thực hiện đề tài "Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015".

doc63 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - Huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có những tính chất đặc trưng khiến nó không giống bất kỳ tư liệu sản xuất nào, nó vừa cung cấp nguồn nước, dự trữ nguyên vật liệu khoáng sản, là không gian của sự sống, bảo tồn sự sống. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sả xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, có không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi; vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người. Do đó, để quản lý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và lâu bền. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường, giúp Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước phân bổ hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác được tiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích. Nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu ăn ở, sinh hoạt hàng ngày càng tăng, dân số phát triển ở mức cao… đã gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên đất. Đề tài nhằm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Đông Dư là một xã ven đô nằm ở phia Đông nam của thành phố Hà Nội, nằm dọc bờ sông Hồng và cách trung tâm thành phố Hà Nội 10km. Xã có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ theo các tuyến đường bộ và đường sông. Đặc biệt Đông Dư gần thị trường lớn Hà Nội rất thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng chạy qua địa phận xã Đông Dư và đường cao tốc 1A nối tiếp đường đi Lạng Sơn xắp hoàn thành và chuẩn bị đưa vào sủ dụng ,cùng với nhiều dự án phát triển các tuyến giao thông mới (đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng yên, đường 5B)...là điều kiện thuận lợi để xã Đông Dư phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Đất và Môi trường – Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – cán bộ giảng dạy Bộ môn Quy hoạch đất đai – Khoa Đất và Môi trường, tôi thực hiện đề tài "Quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015". 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tính toán, chuyển dịch cơ cấu các loại đất của xã Đông Dư qua các năm trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý. - Đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân xã Đông Dư. - Tăng giá trị kinh tế đất, sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường. - Làm cơ sở để hướng dẫn các chủ sử dụng đất có hiệu quả cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. - Giúp nhà nước quản lý quỹ đất một cách chặt chẽ và có hướng để phát triển kinh tế- xã hội xã Đông Dư cũng như trong toàn vùng. 2.2. Yêu cầu - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai. - Đảm bảo sự phát triển ổn định ở nông thôn, sử dụng đất lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. - Đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong những năm tới trên địa bàn xã. - Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ, sử dụng đất đai thể hiện tính khoa học, tính thực tế. - Đảm bảo cho Nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, chủ động cho người sản xuất. - Tính toán cơ cấu đất đai cho từng loại đất trên cơ sở điều tra, phân tích tình hình sử dụng đất, từ đó lập ra phương án chu chuyển đất đai nhằm sử dụng hiệu quả các loại đất và các tài nguyên khác trên cơ sở không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã. PHẦN 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc thù. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các biện pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Từ trước tới nay có rất nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất. Có quan điểm cho rằng: quy hoạch sử dụng đất chỉ tồn tại đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, thông qua đó chúng ta thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ, giao đất cho các ngành, các đơn vị sử dụng đất. Hoặc cho rằng bản chất của quy hoạch đất đai dựa vào quyền phân bố của Nhà nước, chỉ đi sâu vào tính pháp lý của quy hoạch sử dụng đất. Nếu chỉ hiểu quy hoạch sử dụng đất đơn thuần là biện pháp kỹ thuật thì quy hoạch sẽ không mang lại hiệu quả cao và không có tính khả thi, có khi nó còn thể hiện rõ hơn mặt trái của vấn đề là kìm hãm sự phát triển của xã hội. Bản chất của quy hoạch sử dụng đất không thuộc hình thức kỹ thuật đơn thuần cũng không thuộc hình thức pháp lý chuyên biệt mà quy hoạch sử dụng đất là sự thống nhất giữa yêu cầu về mặt kỹ thuật, tính hiệu quả về kinh tế và mang giá trị về pháp lý. Các yếu tố này có quan hệ gắn kết với nhau tạo nên sự hoàn thiện của quy hoạch. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất cấp xã nói riêng phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điền kiện kinh tế xã hội, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đai và mục tiêu phương hướng phát triển, tận dụng các nguồn nhân lực của địa phương để đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai phù hợp, hiệu quả, khoa học và có tính khả thi cao. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất Nội dung và phương pháp nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường cần đề ra nguyên tắc đặc thù, riêng biệt về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo từng điều kiện và từng mục đích cần đạt được, như vậy đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là: - Nghiên cứu quy luật về chức năng chủ yếu của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đề xuất các biện pháp sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao, kết hợp với bảo vệ đất và bảo vệ môi trường của tất cả các ngành. 1.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và các loại hình quy hoạch khác 1.3.1. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất là căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất và hợp lý. Như vậy quy hoạch sử dụng đất cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, và nọi dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. 1.3.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển của lực luợng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa theo dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai, có như vậy quy hoạch sử dụng đất mới khai thác được triệt để tài nguyên thiên nhiên và đi theo quỹ đạo của nó. Dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tính khả thi cho đồ án quy hoạch sử dụng đất. 1.3.3. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song quy hoạch phát triển nông nghiệp lại phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất phải đảm bảo được việc chống suy thoái, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường. 1.3.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị Trong quy hoạch đô thị, cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng cho các dự án sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp lại các nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị. 1.3.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất. 1.3.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 2. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 2.1. Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã gâp áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nhà nước ta đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau: - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định tại Điều 18, Chương II: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả”. - Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 13 nội dung “Quản lý Nhà nước về đất đai”. - Điều 23, 25, 26, 27 Luật Đất đai năm 2003 quy định cụ thể nội dung của quy hoạch sử dụng đất, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn có các văn bản dưới Luật như: + Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. + Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai. + Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.2. Những căn cứ pháp lý và kỹ thuật của quy hoạch sử dụng đất xã Đông Dư - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội - Chỉ thị số 15/2002/CT-UB ngày 02/07/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Công văn số 432/CV-TNMT ngày 09/09/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội và Công văn số 568/CV-UB ngày 27/09/2005 của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã. - Phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của huyện Gia Lâm. - Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Gia Lâm. - Phương án quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của huyện Gia Lâm. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Đông Dư nhiệm kỳ 2005 – 2010. - Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong xã như: xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, giáo dục,… - Yêu cầu bảo vệ môi trường, tu bổ và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. - Các loại bản đồ giải thửa 299, bản đồ địa giới hành chính 364 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã. - Quy chuẩn xây dựng ban hành theo Quyết định số 407/QĐ-ĐC. 3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong và ngoài nước 3.1. Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước Trªn thÕ giíi, c«ng t¸c quy ho¹ch sö dông ®Êt ®ai ®· ®­îc tiÕn hµnh tõ nhiÒu n¨m tr­íc ®©y, v× thÕ hä ®· tÝch luü ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm quý b¸u. HiÖn nay c«ng t¸c nµy ®ang ®­îc chó träng vµ ph¸t triÓn, nã chiÕm vÞ trÝ quan träng trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, ®Æc biÖt lµ trong s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. ¥ Bungari, quy ho¹ch l·nh thæ ®Êt n­íc ®­îc ph©n thµnh c¸c vïng ®Æc tr­ng g¾n liÒn víi viÖc b¶o vÖ m«i tr­êng thiªn nhiªn. ¥ Ph¸p, quy ho¹ch ®Êt ®ai ®­îc x©y dùng theo h×nh thøc m« h×nh ho¸ nh»m ®¹t hiÖu qu¶ cao trong viÖc sö dông tµi nguyªn m«i tr­êng vµ lao ®éng, ¸p dông bµi to¸n quy ho¹ch tuyÕn tÝnh cã cÊu tróc vµ c¬ cÊu hîp lý, t¨ng hiÖu qña s¶n phÈm x· héi. ¥ Hungari: quy ho¹ch ®Êt ®ai ®­îc coi lµ vÊn ®Ò ®Æc biÖt quan träng vµ còng gièng nh­ mét sè n­íc kh¸c trong thêi kú qu¸ ®é. Sù thay ®æi tõ mét hÖ thèng tËp trung sang c¬ chÕ tËp trung quy ho¹ch phi tËp trung cïng víi sù t­ nh©n ho¸ mang l¹i nh÷ng thay ®æi lín vÒ kinh tÕ, c¬ cÊu, tæ chøc vµ x· héi. Tõ nh÷ng thay ®æi ®ã nh÷ng n­íc nµy cÇn ph¶i x¸c ®Þnh hÖ thèng ph¸p luËt mét c¸ch hoµn chØnh h¬n. Tuy nhiªn vÉn gÆp trë ng¹i lín lµ n¨ng lùc vµ thÓ chÊt cßn yÕu, kh«ng ®ñ ®Ó x¸c ®Þnh nh÷ng vÊn ®Ò cã tÝnh chÊt thñ tôc cña viÖc lËp quy ho¹ch vµ x¸c ®Þnh bé m¸y qu¶n lý. Ở Th¸i Lan: ViÖc quy ho¹ch ®Êt ®ai ®­îc ph©n theo 3 cÊp: quèc gia, vïng, ¸ vïng hay ®Þa ph­¬ng. Quy ho¹ch nh»m thÓ hiÖn cô thÓ c¸c ch­¬ng tr×nh kinh tÕ x· héi cña Hoµng gia Th¸i Lan g¾n liÒn víi tæ chøc hµnh chÝnh vµ qu¶n lý Nhµ n­íc, phèi hîp víi ChÝnh phñ vµ chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng. Dù ¸n ph¸t triÓn cña Hoµng gia ®· x¸c ®Þnh vïng n«ng nghiÖp chiÕm mét vÞ trÝ quan träng vÒ kinh tÕ,x· héi, chÝnh trÞ ë Th¸i Lan. C¸c dù ¸n ®Òu tËp trung vµo c¸c vÊn ®Ò quan träng nh­ n­íc, ®Êt ®ai, thÞ tr­êng, lao ®éng… 3.2. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở trong nước Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn được triển khai bắt đầu từ những năm 1960 khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miền Bắc. Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn do Bộ Xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển mạnh mẽ rộng khắp cả nước. 3.2.1. Giai đoạn 1960 – 1969 Công tác quy hoạch trong giai đoạn này lấy hợp tác xã làm đối tượng chính, phương châm chủ yếu là: phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân lao động, phong trào hợp tác hóa. Trong quá trình xây dựng lựa chọn những xã có phong trào hợp tác xã mạnh để thiết kế quy hoạch, sau đó mới tiến hành mở rộng quy hoạch. Nội dung của quy hoạch thời kỳ này được thể hiện: - Thiết kế xây dựng mọi cơ sở kinh tế kỹ thuật phục vụ cho hợp tác hóa. - Khai khẩn mở rộng diện tích đất sản xuất. - Quy hoạch cải tạo làng, xã, di chuyển một số xóm nhỏ lẻ giải phóng đồng ruộng đưa cơ giới vào canh tác, xây dựng các công trình công cộng cho trung tâm xã. - Cải thiện điều kiện sống, xây dựng nhà ở, sắp xếp các lô đất ngăn nắp, trật tự, cải tạo đường làng ngõ xóm. 3.2.2. Giai đoạn 1970 – 1986 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V chúng ta đã tăng cường tổ chức lại sản xuất, phân bố lao động, xây dựng cơ cấu nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Một cao trào làm quy hoạch nông thôn đã diễn ra sôi nổi, trọng tâm của công tác quy hoạch thời kỳ này là lập đề án xây dựng vùng huyện. Nhiều huyện được chọn làm huyện điểm để tiến hành quy hoạch như: Đông Hưng (Thái Bình); Thọ Xuân (Thanh Hóa); Nam Ninh (Nam Định)… Nội dung quy hoạch dựa trên cơ sở phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Tiến hành bố trí hệ thống công trình phục vụ sản xuất 3 cấp: huyện, tiểu vùng – cụm kinh tế và xã – hợp tác xã. - Cải tạo mạng lưới dân cư theo hướng tập trung và tổ chức tốt đời sống nhân dân. - Quy hoạch xây dựng hệ thống công trình phục vụ công cộng và phục vụ sản xuất của huyện, tiểu vùng và ở xã như: hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước… 3.2.3. Giai đoạn từ 1987 đến nay Trong giai đoạn này đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn trên con đường đổi mới từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, việc này tác động mạnh đến công tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn 1987 – 1992: Năm 1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số Điều đề cập đến công tác quy hoạch đất đai. Tuy nhiên nội dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được nêu ra. Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã bằng kinh phí địa phương. Tuy nhiên ở cấp huyện, tỉnh chưa được thực hiện. Giai đoạn từ năm 1993 -2003: Tháng 07/1993 Luật Đất đai sửa đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất đai. Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành, các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TCĐC về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính. Ngày 01/11/2001, Tổng cục Điạ chính đã ban hành Thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC kèm theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số 2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP. Ngày 01/07/2003, luật đất đai 2003 được ban hành rộng rãi.Trong đó nêu cụ thể các điều khoản về quy hoạch sử dụng đất. Giai đoạn từ sau năm 2003 đến nay: Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại Mục 2, chương II từ Điều 21 đến Điều 30 quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003. Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3.3.Tình hình quy hoạch sử dụng đất của Hà Nội trong những năm qua. * Giai đoạn 1976 - 1980: tiến hành quy hoạch mở rộng thủ đô Hà Nội lần 1. * Giai đoạn 1981 -2000: tiến hành quy hoach mở rộng thủ đô Hà Nội lần 2. * Giai đoạn 2000 - 2010: tiến hành quy hoach mở rộng thủ đô Hà Nội lần 3 “Phát triển Hà Nội với không
Tài liệu liên quan