Đề tài Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh

Mọi hoạt động kinh tế- xã hội (KT-XH) đều có quan hệ mật thiết với môi trường không khí. Các điều kiện và tài nguyên khí hạu là thành phần quan trọng của hệ sinh thái và là cơ sở quyết định cho sự phát triển KT-XH mỗi khu vực. Việc khai thác và sử dụng hợp lý dạng tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi địa phương. Trong các ngành kinh tế, thì du lịch cùng với nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của các đặc điểm và tài nguyên khí hậu. Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc nhưng lại là một trong những tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sự phát triển đột phá của Quảng Ninh trong những năm qua dựa trên hai thế mạnh là công nghiệp khai thác than và du lịch. Trong đó, du lịch “ngành công nghiệp không khói” sẽ là hướng phát triển bền vững của tỉnh. Sự phát triển của du lịch chịu sự chi phối của nhiều điều kiện, trong đó khí hậu có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành. Vì vậy, tiểu luận sẽ xem xét ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh nhằm phát huy những thuận lợi và khắc phục phần nào những khó khăn do nó tạo ra với tiêu đề: “Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh”.

doc27 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mọi hoạt động kinh tế- xã hội (KT-XH) đều có quan hệ mật thiết với môi trường không khí. Các điều kiện và tài nguyên khí hạu là thành phần quan trọng của hệ sinh thái và là cơ sở quyết định cho sự phát triển KT-XH mỗi khu vực. Việc khai thác và sử dụng hợp lý dạng tài nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi địa phương. Trong các ngành kinh tế, thì du lịch cùng với nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của các đặc điểm và tài nguyên khí hậu. Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc nhưng lại là một trong những tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sự phát triển đột phá của Quảng Ninh trong những năm qua dựa trên hai thế mạnh là công nghiệp khai thác than và du lịch. Trong đó, du lịch “ngành công nghiệp không khói” sẽ là hướng phát triển bền vững của tỉnh. Sự phát triển của du lịch chịu sự chi phối của nhiều điều kiện, trong đó khí hậu có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành. Vì vậy, tiểu luận sẽ xem xét ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh nhằm phát huy những thuận lợi và khắc phục phần nào những khó khăn do nó tạo ra với tiêu đề: “Tài nguyên khí hậu và một số ảnh hưởng của nó đến hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu - Phân tích các đặc điểm của tài nguyên khí hậu Quảng Ninh. - Đưa ra những ảnh hưởng của tài nguyên khí hậu đối với hoạt động du lịch và một số giải pháp. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Vận dụng các kiến thức trong học phần “ Tài nguyên khí hậu” để giải quyết những nội dung của tiểu luận. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm về tài nguyên khí hậu 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên Trong thiên nhiên tồn tại các thành phần khác nhau như địa hình, đất đá, khí hậu, nước, sinh vật…Tổng lượng của các thành phần đó trong môi trường đã được khai thác hoặc chưa khai thác gọi là điều kiện tự nhiên. Một phần của các khối dự trữ đó có thể sử dụng trong những điều kiện xã hội, kinh tế và công nghệ nhất định gọi là tài nguyên. Như vậy, tài nguyên là những dạng thức có sẵn để cung cấp cho nhu cầu kinh tế- xã hội (KT-XH) của con người. [3]. Tài nguyên thiên nhiên có thể đã được sử dụng hoặc chưa sử dụng nhưng đều có thể sử dụng được. 1.1.2. Tài nguyên khí hậu Khí hậu là một thành phần tự nhiên quan trọng. Tài nguyên khí hậu là nguồn lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… của một vùng nào đó mà có thể khai thác nhằm thúc đảy sự sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi hoặc phục vụ những mục đích phát triển của các ngành KT-XH. [3] 1.2. Khái niệm về du lịch Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “tuor”, nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. Du lịch gắn với nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển dịch của họ. Theo tổ chức WTO năm 1994 thì du lịch được định nghĩa: “là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việcdi chuyển tạm thời của con người khỏi nơi ở thường xuyên nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, dưỡng sức…và nhìn chung vì những lý do không để kiếm sống. [6] 1.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên khí hậu và hoạt động du lịch Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến du lịch. Ảnh hưởng của nó đến du lịch được đánh giá thông qua khí hậu sinh học với chỉ tiêu chính là nhiệt độ, độ ẩm không khí và một số chỉ tiêu khác như gió, lượng mưa, số giờ nắng, áp suất khí quyển…[6] Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho con người có sức khoẻ dồi dào, tinh thần thoải mái và hiệu quả làm việc cao thì rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí cuối tuần… Khí hậu điều hoà, ít thiên tai, bao lũ sẽ không gây trở ngại cho việc tổ chức các hoạt động du lịch cũng như gây thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Những nơi có khí hậu điều hoà thường được du khách ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Mặt khác, sự phân hoá mùa của khí hậu còn quyết định mùa vụ du lịch. 1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và KT-XH tỉnh Quảng Ninh 1.4.1. Vị trí địa lý Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh được xác định bởi toạ độ địa lý 20040’B- 21044’B và 106025’Đ- 108025’Đ. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; nam giáp Hải Dương, Hải Phòng; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Tổng chiều dài ranh giới khoảng 550 km, trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài 92 km và đường bờ biển là 250 km. Diện tích toàn tỉnh là 5.938 km2, trong đó đất liền chiếm 85%, còn hải đảo chiếm 15%. Quảng Ninh là một tỉnh dài và hẹp như vòng cung quay bề lõm về phía biển. Từ Đông sang Tây nơi dài nhất tới 300 km, từ Bắc xuống Nam nơi rộng nhất chỉ khoảng 50 km. Hình 1: Lược đồ tỉnh Quảng Ninh Đặc trưng về tự nhiên chia Quảng Ninh thành 2 miền: miền Đông và miền Tây với 14 đơn vị hành chính 1.4.2. Điều kiện tự nhiên * Địa hình- địa mạo: Quảng Ninh là tỉnh miền núi, song có sự đa dạng về địa hình gồm cả đồi núi xen kẽ đồng bằng và vùng duyên hải phía Đông. Các dãy núi lớn , hầu hết ở độ cao dưới 1.000m thuộc cánh cung Đông Triều, chạy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam song song với đường bờ biển. Tiếp theo dải đồi núi là vùng đồi thấp, là những đồi bát úp, đỉnh tròn mềm mại. Đồng bằng nhỏ, hẹp chiếm khoảng 10% diện tích toàn tỉnh gồm đồng bằng ven biển miền Đông và đồng bằng phù sa sông Thái Bình ở miền Tây. [7] Ngoài vùng biển là trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ kéo dài thành hình vòng cung song song với bờ biển, trong đó các đảo đá vôi với nhiều hang động đẹp rất hấp dẫn khách du lịch tập trung ở khu vực Hạ Long và Bái Tử Long. * Sông ngòi: Sông ngòi Quảng Ninh mang đặc điểm chung của sông ngòi duyên hải ngắn, dốc. Cả tỉnh có tới gần 30 con sông suối dài trên 10 km, mật độ lưới sông khá dày, trung bình 1- 1,9 km/km2. * Biển và tài nguyên biển: Biển Quảng Ninh có diện tích gần 6 vạn km2 với nhiều tiềm năng cho phát triển KT- XH, đặc biệt là du lịch. Cảnh quan của các vịnh với hệ thống đảo đá và hang động trở thành kỳ quan Thiên nhiên của thế giới đã được UNESSCO công nhận là lợi thế du lịch độc nhất vô nhị. Cảnh đẹp cùng nhiều loại hải sản của vùng nhiệt đới có giá trị thu hút khách du lịch. 1.4.3. Điều kiện KT-XH * Sự tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế: Tỉnh đã tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp và du lịch ở những khu vực trọng điểm như thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí… Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình cả nước và ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996- 2000 là 9,6%. [7] Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh trong những năm qua có sự chuyển dịch mạnh mẽ, phù hợp với lợi thế của tỉnh. Tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp giảm, từ năm 2000 đến 2005 tương ứng là 8,6% xuống còn 5,2%. Tỷ trọng du lịch- dịch vụ cũng giảm từ 45,9% còn 40,3 %. Cùng thời kỳ công nghiêp- xây dựng tăng từ 45,3% lên 51%. [7]. Sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh còn rất nhiều triển vọng của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm. * Cơ sở hạ tầng: Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng từ Hạ Long đi Móng Cái. Đã xây dựng các công trình quan trọng như cầu Bãi Cháy, cảng Cái Lân, cầu Tài Xá…Hoàn thành dự án cấp thoát nước ở thành phố Hạ Long. Mở rộng mạng lưới điện. * Văn hoá- giáo dục và quản lý bảo vệ môi trường: Văn hoá- giáo dục được nâng cao đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của người dân. Tăng cường quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường, nhất là các dự án bảo vệ vịnh Hạ Long. Như vây, Quảng Ninh là vùng đất có nguồn tài nguyên rất đa dạng, đặc biệt là phát triển du lịch. Kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó du lịch được xác định là ngành chủ lực. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở QUẢNG NINH 2.1. Các nhân tố hình thành khí hậu của tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Bức xạ Mặt Trời Do nằm trong khu vực nội chí tuyến (giữa chí tuyến Bắc và xích đạo) nên luôn được Mặt Trời chiếu sáng quanh năm với độ cao lớn.Vì thế, bức xạ tổng cộng cũng lớn, trung bình năm trên 200 kcal/cm2, tháng ít nhất cũng trên 10 kcal/cm2. [5] Thực tế bức xạ tổng cộng giảm đi do lượng mây lớn (có tháng chiếm 80- 90% bầu trời). Bức xạt tổng cộng chỉ khoảng 50% bức xạ lý tưởng. Cán cân bức xạ luôn dương, khoảng 60- 70 kcal/cm2. [5] Đồng thời, do có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với khoảng cách nhỏ (chỉ vài ngày) nên khí hậuchỉ có một cực đại và một cực tiểu. Bức xạ Mặt Trời là yếu tố quan trọng hình thành khí hậu, quyết định số giờ nắng, chế độ nhiệt, nên là động lực cho các quá trình và hiện tượng trong khí quyển cũng như các nhân tố hình thành khí hậu khác. 2.1.2. Hoàn lưu khí quyển Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi giao tranh mạnh mẽ của hai hệ thống hoàn lưu có qui mô lớn là hoàn lưu tín phong và hoàn lưu gió mùa châu Á. Sự giao tranh làm biến tính khá mạnh bản chất “nhiệt đới” ở đây. Tín phong là hoàn lưu thường xuyên ở vùng nội chí tuyến, nhưng ở Việt Nam thì gió này không liên tục vì bị gió mùa lấn át. Tín phong thổi theo hướng Đông Bắc nên mang nhiều hơi nước và khá nóng. Vì vậy, nó không ổn định, hay bị nhiễu động, đôi khi gây thời tiết xấu. Hoàn lưu gió mùa châu Á là một trong những chế độ gió mùa đặc sắc nhất hành tinh, được hình thành chủ yếu bởi sự tương phản về nhiệt độ giữa lục địa châu Á rộng lớn với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; giữa hai bán cầu trong cùng một mùa. [4] - Gió mùa mùa đông gồm gió mùa cực đới của vùng đông bắc tràn xuống và gió mùa có tính nhiệt đới (sự phát triển của tín phong) của vùng Đông Nam Á. - Gió mùa mùa hè có thể là gió mùa Tây Nam Á (từ Ấn Độ Dương tàn sang) và tín phong Nam Bán Cầu thổi lên theo hướng Đông Nam. Quảng Ninh không chịu tác dụng của gió mùa Tây Nam. Hai loại gió mùa này đã tạo nên hai mùa tương phản: mùa đông và mùa hè cho miền Bắc Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh. Gió mùa mùa đông đã tạo nên một mùa đông lạnh với hai loại thời tiết: lạnh khô vào đầu mùa do khối không khí cực đới lục địa và lạnh ẩm vào cuối mùa do khối không khí này qua biển đã bị biến tính. Gió mùa mùa hè với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đã tạo nên thời tiết nóng ẩm cho Quảng Ninh. Hoạt động của hai loại gió này cũng kèm theo các nhiễu động gây mưa như frônt lạnh, dải hội tụ nhiệt đới, bão…làm cho khí hậu càng thêm phức tạp. 2.1.3. Các nhân tố địa lý * Vị trí địa lý Vĩ độ địa lý quyết định độ cao Mặt Trời, thời gian chiếu sáng nên quyết định lượng bức xạ Mặt Trời. Quảng Ninh nằm trong khu vực nội chí tuyến, bức xạ Mặt Trời lớn nên nền nhiệt độ khá cao (trừ mùa đông cho khối khí cực làm biến tính). [3] Mặt khác, do vị trí giáp biển nên khí hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hải dương. Mùa đông, biển có tác dụng làm ấm không khí nên vào cuối mùa đây là khu vực đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc qua biển. Gió này đem lại thời tiết ấm, ẩm với hiện tượng mưa phùn rất điển hình. Mùa hè gió từ biển thổi vào làm cho thời tiết mát mẻ và ẩm hơn. Tác dụng của bão đến Quảng Ninh không mạnh mẽ do sự che chắn của hệ thống đảo trên vịnh. Tuy nhiên, một số nhiễu động như lốc xoáy, mưa lớn… cũng thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản. * Địa hình: Địa hình có hướng vòng cung do các dãy núi trong cánh cung Đông Triều tạo thành. Cánh cung này cùng với sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn chụm đầu ở Tam Đảo giống như hình nan quạt có tác dụng hút gió mùa Đông Bắc. Vì thế, mùa đông Quảng Ninh chịu tác dụng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông sâu sắc, nhiệt độ xuống thấp (Tiên Yên nhiệt độ xuống tới 10C) Đồng thời, địa hình núi cao có hướng Tây Nam- Đông Bắc cũng trở thành nơi đón gió Đông Nam tạo thành các điểm mưa lớn như Nam Châu Lãnh, Cao Xiêm, Am Váp… Địa hình đảo trong vịnh giống như bức tường thành giảm bớt sự hoạt động của bão, gió mùa Đông Bắc. * Dòng biển: Ở đây, không có những dòng biển lớn hoạt động ổn định hoạt động quanh năm nên ảnh hưởng với khí hậu không lớn, ví dụ dòng biển nóng làm khí hậu ấm suốt năm. Các dòng biển hoạt động theo mùa, mùa hè dòng biển nóng, mùa đông dòng biển lạnh nên chỉ có tác dụng làm tăng cường các kiểu thời tiết đặc trưng của mỗi mùa. 2.2. Đặc điểm tài nguyên khí hậu Quảng Ninh Đặc điểm bao trùm khí hậu Quảng Ninh là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và mùa hạ nóng, mưa nhiều. Đặc điểm đó đã tạo nên giá trị tài nguyên khí hậu riêng biệt, chi phối các hoạt động KT-XH, trong đó có hoạt động du lịch. 2.2.1.Tài nguyên bức xạ- nắng Bức xạ- nắng là tài nguyên khí hậu cơ bản và quan trọng của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. * Bức xạ tổng cộng: Do độ cao Mặt Trời lớn và thời gian chiếu sáng tương đối đồng đều nên bức xạ tổng cộng hàng năm đến được mặt đất trên lãnh thổ Quảng Ninh khá dồi dào. Trung bình bức xạ tổng cộng năm là là 114 kcal/cm2. Lượng bức xạ tổng cộng có trị số lớn khoảng 8 tháng từ tháng IV đến tháng XI (trên 10 kcal/cm2). Bức xạ tổng cộng đạt cực đại vào tháng V (12,2 kcal/cm2). Các tháng có bức xạ tổng cộng đạt cực tiểu là tháng I, tháng II ( xấp xỉ 5 kcal/cm2). Bảng 2.1: Bức xạ tổng cộng (kcal/cm2) [1] Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Trước 1975 5,8 5,7 6,9 10,0 12,2 11,5 12,3 11,8 11,6 11,5 8,9 7,1 115,3 1976- 1985 5,6 5,2 6,6 6,3 12,2 10,3 10,4 11,4 11,2 9,9 9,3 8,1 106,5 1986- 1995 4,8 4,7 6,0 7,2 11,3 10,9 11,8 12,3 11,6 10,1 8,6 8,2 107,5 Khoảng thời gian lên xuống của bức xạ tương ứng với hai mùa trong năm: mùa hạ và mùa đông. Bức xạ tổng cộng lớn tạo cơ sở cho một nền nhiệt dồi dào. * Số giờ nắng: Liên quan trực tiếp đến bức xạ là chế độ nắng. Số giờ nắng trong năm ở Quảng Ninh xê dịch trong khoảng 1.500- 1.800 giờ (trung bình cả nước là 1.400- 3.000 giờ). Như vây, Quảng Ninh có số giờ nắng thuộc loại khá cao. Cô Tô có số giờ nắng lớn nhất (1.941 giờ) và ít nhất ở Tiên Yên (1.514 giờ). Không những có sự phân hoá theo không gian, số giờ nắng còn có sự phân hoá theo thời gian trong năm. Tháng có số giờ nắng lớn nhất là tháng IX, tháng X (trên 1.800 giờ) do trời quang, ít mây. Ngược lại các tháng II và III, số gời nắng rất ít, chỉ khoảng trên 400 giờ. Đây là thời điểm mùa xuân, nhiều mây và mưa phùn. [5] Theo tính toán của GS. Nguyễn Trọng Hiệu (1975), số giờ nắng chỉ chiếm 50% thời gian chiếu sáng. Trong những tháng mưa phùn (II, III), nắng rất ít, tỷ suất nắng không quá 20%. Vào các tháng IX, X, mặc dù thời gian chiếu sáng không dài những số giờ nắng xấp xỉ các tháng giữa mùa hạ (VII, VII). Như vậy, biến trình năm của số giờ nắng phù hợp với biến trình năm của tổng xạ và phản ánh rất rõ ảnh hưởng của mây đến số giờ nắng. 2.2.2. Tài nguyên nhiệt Tổng xạ và số giờ nắng tương đối lớn đã mang lại cho Quảng Ninh một nền nhiệt khá dồi dào. Ở những vùng thấp dưới 200 m, tổng nhiệt độ năm trên 8.0000C và nhiệt độ trung bình năm trên 210C (đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới) [5]. Tuy nhiên, nhiệt độ này có sự phân hoá theo thời gian và không gian. * Phân hoá theo thời gian của nhiệt độ: gồm phân hoá theo ngày và theo mùa. - Biến trình ngày của nhiệt độ: Biến trình ngày của nhiệt độ trong các mùa đều rất có qui luật. Từ sáng sớm, nhiệt độ bắt đầu tăng và đến chiều nhiệt độ bắt đầu giảm. Thời gian có nhiệt độ cực tiểu là 4- 6 giờ sáng và cực đại vào lúc 10- 12 giờ. [5] - Biến trình năm của nhiệt độ: Nhiệt độ có sự phân hóa thành các mùa rõ rệt. Nếu thừa nhận mùa nóng là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày trên 250C, mùa lạnh là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày dưới 200C, các mùa chuyển tiếp là thời gian có nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng 20- 250C thì ở những vùng thấp mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng IV và đầu tháng V, kết thúc vào cuối tháng IX, đầu tháng X; mùa lạnh bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào cuối tháng III năm sau. [5] Mùa hè có nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng VII ở hầu hết các nơi trong tỉnh dao động từ 27,9 đến 28,80C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 38,80C, ở các nơi dao động từ 36,2 đến 38,00C. [5] Mùa đông, nhiệt độ trung bình dao động từ 13 đến 150C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống thấp tới 0,90C. [5] Ở Quảng Ninh, tháng lạnh nhất là tháng I, tháng nóng nhất là tháng VII Biên độ dao động nhiệt độ trong năm lớn (trên 100C). Biên độ cực đại lên đến 300C. Biên độ năm ở miền Đông khoảng 12- 130C, miền Tây khoảng 11- 120C. Cô Tô là nơi có biên độ năm lớn nhất [5]. Như vây, nếu dùng biên độ nhiệt độ năm để phán ánh độ lục địa thì kết quả trái ngược lại với thực tế: độ lục địa của các nơi trên đất liền nhỏ hơn ở các vùng đảo. * Phân bố theo không gian của nhiệt độ: Vùng ven biển có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I dao động từ 13- 150C, do đây là vùng cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc. Mùa hè ở đây cũng mát mẻ bởi đón gió từ biển thổi vào. Do địa hình có sự phân hoá mạnh, nhiều đồi núi và thung lũng nên ở vùng núi mùa đông lạnh và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV năm sau), thường xuất hiện những ngày có nhiệt độ dưới 150C. Đôi khi có những ngày rất rét, nhiệt độ hạ thấp xuống còn 0,90C (Tiên Yên). Mặt khác, mùa lạnh ở các vùng phía Đông dài và rét hơn các vùng phía Tây, mùa nóng thì ngược lại. Bảng 2.2: Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình các cấp (0C) [5] Trạm Số ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Móng Cái t0≤ 100C 2,3 2,4 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0,5 t0≤ 150C 6,7 12,9 4,9 0,2 0 0 0 0 0 0 1,1 8,5 t0≥ 300C 0 0 0 0 0 0,5 1,1 0,9 0,1 0 0 0 Cửa Ông t0≤ 100C 0,9 1,5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,5 t0≤ 150C 15,5 0,1 4,6 0,2 00 0 0 0 0 0 1,0 7,3 t0≥ 300C 0 0 0 0 0,7 1,6 4,3 1,4 0,2 0 0 0 Nhìn chung, nhiệt độ ở Quảng Ninh thấp hơn nhiều nơi khác ở miền Bắc tuy ở cùng một vĩ độ và độ cao. Nhiệt độ giảm dần từ Nam lên Bắc, từ Tây sang Đông và từ vùng thấp lên vùng cao. 2.2.3. Tài nguyên ẩm Tài nguyên ẩm được biểu hiện qua mưa và độ ẩm trong không khí. 2.2.3.1. Mưa * Lượng mưa Quảng Ninh là một trong những nơi có mưa nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Trung tâm mưa lớn nhất là sườn đón gió phía đông của dãy Nam Châu Lãnh- Yên Tử và vùng đồng bằng duyên hải trước dãy núi này gồm các huyện Móng Cái, Quảng Hà, Tiên Yên với lượng mưa trên 2.000mm. Đây là một trong những điểm mưa của vùng Đồng bằng sông Hồng. Điểm mưa nhỏ nhất là vùng đồi tiếp giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang, Đông Triều, Đồn Sơn, Bình Khê với lượng mưa dưới 1.600mm, có nơi dưới 1.400mm. Lượng mưa này xấp xỉ với vùng ít mưa của Việt Nam. Trong mùa hè lượng mưa dao động từ 1.100mm đến 2.400 mm. Sự phân bố lượng mưa này giống như lượng mưa năm. Mùa đông, lượng mưa phần lớn các nơi 150- 400 mm. Càng về phía biển và hải ddaor càng lớn dần lên. Cô Tô, lượng mưa trong mùa đông là 250 mm. Như vậy, mặc dù trong phạm vi một tỉnh nhưng lượng mưa có sự khác nhau giữa các nơi vào các thời điểm. * Số ngày mưa và cường độ mưa Số ngày mưa và cường độ mưa quyết định lượng mưa. Các cực đại và cực tiểu mưa của Quảng Ninh cũng là các cực đại, cực tiểu của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Móng Cái và Tiên Yên là hai địa phương có số ngày mưa nhiều nhất trên 160 ngày. Vùng núi Nam Châu Lãnh và các khu vực xung quanh có số ngày mưa trên 120 ngày. Ngược lại, vùng giáp ranh với Hải Phòng, Hải Dương, có số ngày mưa ít (không quá 100 ngày). [5] Bảng 2.3: Số ngày mưa trung bình của một số địa điểm thời kỳ 1946- 1995 [5] Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng Uông Bí 7 10 13 12 13 16 16 19 14 10 5 4 141 Hòn Gai 6 9 12 10 11 15 16 19 14 9 5 5 132 Móng Cái 10 12 15 15 15 19 21 16 14 10 7 8 163 Cô Tô 7 8 10 9 9 12 12 20 14 9 6 5 117 Lượng mưa nhiều hay ít một phần do số ngày mưa nhưng chủ yếu do cường độ mưa quyết định. Nếu phân ngày mưa theo các cấp thì cường độ mưa ngàng phổ biến trong mùa đông là 0,1- 5,0 mm; mùa hè là 0,1- 25,0; trong các mùa chuyển tiếp là 0,1-10 mm. Riêng Tiên Yên, Móng Cái cường độ mưa lớn hơn, cực đại trong mùa đông là 10 mm; mùa hè là 50 mm; còn mùa xuân, mùa thu là 26 mm. [5] Như vậy, các vùng mưa nhiều của tỉ
Tài liệu liên quan