Đề tài TCP/IP trong mạng ATM – Classical IP over ATM

Khi thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ dưới sự trợ giúp của công nghệ viễn thông tiên tiến , chúng ta đã và đang nghĩ đến một mạng thông tin thế hệ mới. Hiện tại , Internet là sản phẩm của sự tích hợp giữa các mạng truyền thống với mạng nền tảng TCP/ IP đang phát triển với lượng lớn các thuê bao ngày càng tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên nó chưa đáp ứng được một cách thực sự cho các yêu cầu dịch vụ giá trị gia tăng cũng như quy mô đa phương tiện trên mạng thống nhất. Mặt khác , công nghệ ATM lại có vai trò vô cùng to lớn , đưa ra những điều kiện quan trọng cho sự phát triển của kĩ thuật mạng cục bộ LAN lẫn các mạng diện rộng WAN . Nó cho phép thiết lập một hệ thống mạng đa dịch vụ không chỉ cho phép tiếng nói và số liệu được vận chuyển trên cùng một mạng dịch vụ nền tảng TCP/ IP mà còn có thể cho phép tích hợp cùng các luồng dữ liệu video có tốc độ truyền thay đổi theo yêu cầu sử dụng . Một giải pháp kế thừa mang tính tối ưu cho sự phối hợp độc đáo giữa TCP/ IP và ATM ( họ giao thức thiết kế cho mạng không kết nối – connectionless và mạng sử dụng kĩ thuật hướng kết nối – connection oriented ) bằng việc áp dụng vào mạng backbone được đưa ra tại triển lãm TELECOM 99 tổ chức tại Geneve . Dựa trên kiến thức trên cơ sở của họ giao thức TCP/IP và công nghệ ATM , hơn nữa được sự phân công của nhà trường , khoa Điện - Điện tử và bộ môn Kỹ thuật viễn thông nên trong thời gian làm đồ án em đã tìm hiểu vấn đề “TCP/IP trong mạng ATM – Classical IP over ATM “ . Với khuôn khổ của một đồ án tốt nghiệp , em xin trình bày các vấn đề chủ yếu để làm rõ vấn đề này như sau:

doc115 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài TCP/IP trong mạng ATM – Classical IP over ATM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu đề tài: TCP/ IP TRONG MẠNG ATM_ CLASSICAL IP OVER ATM Khi thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ dưới sự trợ giúp của công nghệ viễn thông tiên tiến , chúng ta đã và đang nghĩ đến một mạng thông tin thế hệ mới. Hiện tại , Internet là sản phẩm của sự tích hợp giữa các mạng truyền thống với mạng nền tảng TCP/ IP đang phát triển với lượng lớn các thuê bao ngày càng tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên nó chưa đáp ứng được một cách thực sự cho các yêu cầu dịch vụ giá trị gia tăng cũng như quy mô đa phương tiện trên mạng thống nhất. Mặt khác , công nghệ ATM lại có vai trò vô cùng to lớn , đưa ra những điều kiện quan trọng cho sự phát triển của kĩ thuật mạng cục bộ LAN lẫn các mạng diện rộng WAN . Nó cho phép thiết lập một hệ thống mạng đa dịch vụ không chỉ cho phép tiếng nói và số liệu được vận chuyển trên cùng một mạng dịch vụ nền tảng TCP/ IP mà còn có thể cho phép tích hợp cùng các luồng dữ liệu video có tốc độ truyền thay đổi theo yêu cầu sử dụng . Một giải pháp kế thừa mang tính tối ưu cho sự phối hợp độc đáo giữa TCP/ IP và ATM ( họ giao thức thiết kế cho mạng không kết nối – connectionless và mạng sử dụng kĩ thuật hướng kết nối – connection oriented ) bằng việc áp dụng vào mạng backbone được đưa ra tại triển lãm TELECOM 99 tổ chức tại Geneve . Dựa trên kiến thức trên cơ sở của họ giao thức TCP/IP và công nghệ ATM , hơn nữa được sự phân công của nhà trường , khoa Điện - Điện tử và bộ môn Kỹ thuật viễn thông nên trong thời gian làm đồ án em đã tìm hiểu vấn đề “TCP/IP trong mạng ATM – Classical IP over ATM “ . Với khuôn khổ của một đồ án tốt nghiệp , em xin trình bày các vấn đề chủ yếu để làm rõ vấn đề này như sau: Phần I: Tổng quan về Internet và họ giao thức TCP/IP Cấu trúc phân lớp trong TCP/IP Giao thức Internet – IP Giao thức điều khiển truyền – TCP Hoạt động của TCP/IP Phần II : Giới thiệu mạng truyền không đồng bộ ATM Tổng quan về ATM Cấu trúc phân lớp trong ATM, lớp tương thích ATM AAL –5 Chuyển mạch ATM Báo hiệu và cấu trúc địa chỉ của ATM Phần III: Kết nối TCP/IP qua mạng ATM – Classical IP over ATM Các mô hình kết nối TCP/IP qua mạng ATM Classical IP over ATM Bao đóng gói tin tại lớp tương thích ATM AAL –5 Phân giải địa chỉ ATM dựa vào giao thức ATMARP/InATMARP Các giao thức hỗ trợ cho Classical IP over ATM PHẦN MỘT: INTERNET VÀ HỌ GIAO THỨC TCP/IP 1.GIỚI THIỆU SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET CÙNG HỌ GIAO THỨC TCP/IP Mạng Internet có tiền thân là ARPANET do cục các dự án nghiên cứu tiên tiến ARPA( Advanced Research Project Agency) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ xây dựng lên vào khoảng cuối những năm 60 của thế kỉ 20 . Thời gian này , giao thức truyền thống dùng trong ARPANET được đặt tên là NCP (Network control protocol).Tuy nhiên do nhu cầu thực tế , các nhà thiết kế ARPANET ngay từ buổi ban đầu đã nhận thức được rằng cần xây dựng một “ mạng của các mạng” và vào những năm 70 , họ giao thức TCP/IP ra đời cùng tồn tại với mạng NCP đến năm 1983 thì hòan tòan thay thế NCP trong ARPANET . ARPANET nhanh chóng mở rộng tầm hoạt động và trở thành một mạng quốc gia. Trong thời gian đó , hãng Xerox đã phát triển một trong những công nghệ sớm nhất và phổ biến nhất của mạng cục bộ là Ethernet với phương pháp truy nhập đường truyền vật lý CSMA/CD. Họ giao thức TCP/IP được tích hợp vào môi trường điều hành (do trường đại học California ở Berkeley sáng tạo ra) và sử dụng chuẩn Ethernet để kết nối các trạm làm việc với nhau . Đến khi xuất hiện các máy tính cá nhân PC thì TCP/IP lại được chuyển sang môi trường PC , cho phép các máy PC chạy DOS và các tạm làm việc chạy UNIX có thể liên tác trên cùng một mạng . Cứ thế TCP/IP ngày càng được sử dụng nhiều tron cả mạng diện rộng WAN lẫn trong mạng cục bộ LAN . Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1974, nhưng mạng với tên gọi ARPANET vẫn tồn tại chính thức đến đầu những năm 80. Đến năm 1986, Ủy ban khoa học quốc gia Mỹ - NSF ( National Science Foundation) bảo trợ cho năm trung tâm siêu tính của toàn liên bang và kết nối chúng với nhau thành một trạm xương sống phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Vào năm 1978 mạng NSF ra đời cho phép kết nối 7 mạng vùng với các trạm siêu tính ở trên. Sự xuất hiện của mạng xương sống NSF và các mạng vùng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Internet. Sau đó các tổ chức chính phủ cùng giới kinh doanh cũng vào cuộc và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thế giới Internet. Internet nhanh chóng vượt ra khỏi nước Mỹ và trở thành mạng toàn cầu. Vậy Internet là một mạng truyền thông dữ liệu diện rộng, bao trùm cả thế giới với cấu hình mạng nhện nhằm hướng đến sự an toàn thông tin khi có sự cố xảy ra (chiến tranh, phá hoại......) Mạng Internet là một xa lộ thông tin liên kết các máy tính lại với nhau thông qua mạng điện thoại hay các kênh chuyên dùng đặc biệt . Thông qua Internet người dùng có thể liên lạc với nhau, tìm kiếm dữ liệu thông tin hoặc truy xuất một số dịch vụ khác nhau..... Mạng Internet có thể coi là một cộng đồng các mạng LAN kết nối với nhau sử dụng bộ giao thức TCP/IP 2. HỌ GIAO THỨC TCP/IP Khái niệm giao thức là một khái niệm cơ bản của mạng truyền thông . Có thể hiểu một cách khái quát rằng đó là tập hợp tất cả các qui tắc , qui ước cần thiết ( các thủ tục , khuôn dạng dữ liệu , cơ chế phụ trợ ...) cho phép các thao tác trao đổi thông tin trên mạng được thực hiện một cách chính xác và an toàn . Có rất nhiều họ giao thức đang được thực hiện trên mạng truyền thông hiện nay như IEEE 802 .X dùng trong mạng cục bộ , CCITT –X25 dùng cho mạng diện rộng và đặc biệt là họ giao thức chuẩn của ISO (tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ) dựa trên mô hình tham chiếu bẩy tầng cho việc kết nối các hệ thống mở . Và gần đây họ giao thức TCP/IP đã được đưa vào sử dụng . Bộ giao thức TCP/IP ( Transport Control Protocol/ Internet Protocol- giao thức điều khiển truyền số liệu / giao thức Internet) lấy tên hai giao thức quan trọng nhất , là họ giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng . TCP là giao thức hướng liên kết ( connection oriented ) ở lớp 4 trong mô hình 7 lớp OSI cung cấp phương thức truyền dữ liệu tin cậy , chính xác , cho phép truyền lại các gói tin bị mất trong quá trình truyền . IP là họ giao thức “ không hướng liên kết” ( connectionless) ở lớp 3 trong mô hình mạng 7 lớp OSI , cung cấp phương thức truyền linh hoạt , nó tạo ra một liên kết ảo khi truyền các gói dữ liệu . Đây là bộ giao thức có thể được đảm bảo về độ tin cậy khi truyền tin trong môi trường WAN . Hình 1.1 dưới đây minh họa kiến trúc kết nối các mạng con sử dụng TCP và IP , trong đó tất cả các hệ thống thành viên của liên mạng đòi hỏi phải cài đặt IP ở tầng mạng. DHa, PHYa: Giao thức truy nhập mạng của host A DHb, PHYb: Giao thức truy nhập mạng của host B Hình 1.1:Kết nối các mạng con thành liên mạng với TCP/I 2.1 CẤU TRÚC PHÂN LỚP TRONG TCP/IP Để có một cái nhìn tổng quan về họ giao thức TCP/IP , hình 1.2 dưới đây sẽ mô tả kiến trúc của nó với sự so sánh cùng mô hình tham chiếu chuẩn OSI. Mô hình OSI Mô hình TCP/IP Ứng dụng Trình diễn Phiên Giao vận Mạng Liên kết dữ liệu Vật lý Ứng dụng Giao vận Internet Truy nhập mạng Hình 1.2: So sánh mô hình phân lớp của TCP/IP và OSI Và hình 1.3 là kiến trúc chi tiết của họ giao thức TCP/IP Ứng dụng Giao vận Mạng Giao diện Hình 1.3:Kiến trúc họ giao thức TCP/IP Từ hai hình trên ta nhận thấy . TCP/IP được cấu trúc thành 4 lớp : Lớp truy nhập mạng (Network Access Layer) Lớp liên mạng ( Internet Layer) Lớp vận chuyển ( Transport Layer) Lớp ứng dụng( Application Layer) 2.1.1 LỚP TRUY NHẬP MẠNG Network Access Layer là lớp thấp nhất trong cấu trúc phân cấp của TCP/IP . Giao thức ở lớp này cung cấp hệ thống phương thức để truyền dữ liệu trên các tầng vật lý khác nhau của mạng . Nó định nghĩa cách thức truyền các khối dữ liệu IP . Các giao thức ở đây phải biết chi tiết các phần cấu trúc vật lý mạng ở dưới nó (bao gồm cấu trúc gói , địa chỉ....) để định dạng được chính xác các dữ liệu sẽ được truyền tùy thuộc vào từng mạng cụ thể. So sánh với cấu trúc OSI thì lớp này của TCP tương ứng với ba lớp Network , Data Link và Physical trong cấu trúc OSI . Chức năng định dạng dữ liệu được truyền ở lớp này bao gồm việc bao đóng gói các gói dữ liệu IP vào các frame sẽ được truyền trên mạng và việc sắp xếp các địa chỉ IP vào phần địa chỉ vật lý được dùng cho mạng. 2.1.2 LỚP LIÊN MẠNG Internet Layer là lớp ở ngay trên lớp Network Access trong cấu trúc phân lớp của TCP/IP . Internet Protocol – IP là giao thức trung tâm của TCP/IP và là phần quan trọng nhất của lớp Internet . IP cung cấp các gói lưu chuyển cơ bản mà thông qua đó các mạng dùng TCP/IP được xây dựng . IP bao gồm một số chức năng sau: Định nghĩa khối dữ liệu (datagram)- khối cơ bản của việc truyền tin. Định nghĩa hệ thống địa chỉ IP Truyền dữ liệu giữa lớp Transport và lớp Network Access Định tuyến đường để gửi các gói dữ liệu đến các trạm ở xa Thực hiện việc phân đoạn và tái lắp ráp các khối dữ liệu 2.1.3.LỚP VẬN CHUYỂN Lớp giao thức nằm ngay trên IP là Transport . Hai giao thức quan trọng nhất trong lớp này là TCP và UDP . TCP cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu được tin tưởng với khả năng phát hiện lỗi và sửa lỗi theo kiểu End – to –end . Còn UDP cung cấp các chương trình ứng dụng thâm nhập trực tiếp đến các dịch vụ lưu chuyển Datagram , điều này cho phép trao đổi các thông điệp ra ngoài mạng với một số lượng nhỏ các giao thức. Cả hai giao thức này đều truyền dữ liệu giữa lớp ứng dụng và lớp Internet. Trong khi IP là giao thức thuộc loại “ không hướng liên kết” như đã nói ở trên thì TCP thuộc loại “ có hướng liên kết” nghĩa là phải có thủ tục thiết lập liên kết và giải phóng liên kết . Về chức năng TCP tương đương với lớp giao thức đầy đủ nhất của giao thức chuẩn Transport của OSI . Tuy nhiên , khác với mô hình OSI , TCP sử dụng phương pháp trao đổi các dòng dữ liệu ( data stream) giữa người sử dụng . Dữ liệu theo dòng cũng được phân đoạn thành các TPDU ( Transport Protocol Data Unit ) để truyền đi. Giao thức UDP là một giao thức “ không hướng liên kết “. Trong hệ thống mạng, UDP truyền dữ liệu một cách trực tiếp . Nó sử dụng 16 bit để ghi nhận cổng nguồn và cổng đích trong phần header của dữ liệu . Cổng ở đây có khái niệm như là một số với giá trị từ 0 đến 1023. Các cổng chuẩn là các cổng hay được dùng tới , ý nghĩa của từng cổng được qui định theo một chuẩn nhất định . UDP làm một công việc rất đơn giản , nó truyền từng thông điệp tới IP để yêu cầu truyền . Do IP là loại giao thức không thực nên ở đó không có gì đảm bảo cho sự truyền.Khi lớp ứng dụng gửi một yêu cầu qua UDP datagram và lời đáp không quay trở lại trong một số lần nào đó thì nó sẽ yêu cầu lớp ứng dụng gửi lại yêu cầu. 2.1.4.LỚP ỨNG DỤNG Lớp ứng dụng là giao thức nằm trên cùng trong cấu trúc phân lớp của bộ giao thức TCP/IP . Lớp này bao gồm tất cả các tiến trình dùng các giao thức của lớp Transport để truyền dữ liệu . Có nhiều giao thức ứng dụng ở lớp này . Phần lớn chúng đều cung cấp cho người dùng các dịch vụ tương ứng . Các dịch vụ thông dụng trên lớp này: Telnet: cung cấp khả năng truy cập từ xa thông qua mạng FTP: dùng để truyền file trên mạng SMTP: truyền thư điện tử Các dịch vụ khác như Gopher, Mosaic.......... Ngoài các lớp phân tích ở trên , như trong kiến trúc chi tiết của họ giao thức TCP/IP ta còn gặp một số những thủ tục trợ giúp như ICMP, ARP và RARP... Thủ tục ICMP ( Internet Control Message Protocol) Thủ tục này dùng để gửi các bản tin và thông tin điều khiển giữa các host theo giao thức IP , nó rất có ích cho việc gỡ rối cho mạng và thông báo tình trạng của mạng . Các router phát bản tin ICMP để báo cho các host trong trường hợp gói tin không tới hoặc tồn tại đường đi tốt hơn. Một số tình huống thường xảy ra Bản tin không tới được đích do có lỗi hoặc không tìm được đường đi Thay đổi đường đi của bản tin do tồn tại đường đi tối ưu hơn Hết / quá thời gian khi TTL về 0 Xuất hiện yêu cầu trả lời Thủ tục ARP( Address Resolution Protocol) Mỗi ghép nối mạng có một địa chỉ giao thức mạng (IP) và địa chỉ giao thức dữ liệu riêng. Do đó cần có bảng ánh xạ giữa hai địa chỉ này (tức là giữa địa chỉ ảo và địa chỉ vật lý) . Việc ánh xạ này đã được giải quyết thông qua thủ tục ARP.Các gói tin ARP được đóng gói trong khung dữ liệu liên kết (datalink frame) ARP ánh xạ địa chỉ IP sang địa chỉ của dữ liệu liên kết . Trạm tin sẽ gửi đi gói tin yêu cầu ARP và nhận gói tin trả lời ARP Thủ tục RAPR (Reverse Address Resolution Protocol) RAPR có chức năng ngược với ARP , nó được sử dụng để ánh xạ địa chỉ vật lý sang địa chỉ mạng. 2.2.GIAO THỨC INTERNET IP IP là giao thức cung cấp dịch vụ truyền thông theo kiểu “không hướng liên kết” hay còn gọi là dịch vụ datagram( tên gọi của đơn vị dữ liệu sử dụng giao thức IP). Phương thức không liên kết cho phép cặp đối tác không cần phải thực hiện việc thiết lập liên kết trước truyền dữ liệu và do vậy cũng không cần phải giải phóng liên kết khi không còn nhu cầu truyền dữ liệu nữa. Điều này làm giảm nhẹ công sức cài đặt hệ thống nhưng tăng độ phức tạp kiểm soát luồng dữ liệu và tiếp nhận sự đúng đắn dữ liệu trong trường hợp nhiều người sử dụng đồng thời trên mạng. Cấu trúc dữ liệu được truyền ở lớp IP được định nghĩa là các datagram. Mỗi datagram có một header chứa các thông tin cần thiết để truyền dữ liệu đi. Trong phần header này có chứa địa chỉ đích và IP sẽ truyền dữ liệu bằng cách kiểm tra địa chỉ đích này. Nếu địa chỉ đích là địa chỉ của một trạm nằm trong cùng một mạng với máy nguồn thì các gói dữ liệu sẽ được truyền thẳng tới đích , còn nếu địa chỉ đích không nằm trong cùng một mạng với máy nguồn thì các gói dữ liệu phải được gửi đến một gateway để truyền đi( gateway thực hiện lưu chuyển các gói dữ liệu nằm giữa hai mạng vật lý khác nhau) 2.2.1.KHUÔN DẠNG GÓI DỮ LIỆU IP Đơn vị dữ liệu sử dụng trong giao thức truyền thống IP là datagram, gồm hai phần : Phần thông tin điều khiển ( header) có chiều dài lớn nhất đến 60 octets và chiều dài nhỏ nhất là 20 octets Phần dữ liệu người sử dụng có kích thước không quá 65.536 octets. Các thành phần trong một datagram có thể tóm tắt như sau: Bit 0 3 4 7 8 15 16 31 Version IHL Type of service Total length Identification Flags Fragement offset Time to live Protocol Header checksum Source Address Destination Option + Padding Data (max: 65.535 bytes) Header Error! Not a valid link. Hình 1.4: Khuôn dạng của IP datagram Version ( phiên bản giao thức IP ) : gồm 4 bit dùng để chỉ phiên bản hiện hành của IP được cài đặt . Các phiên bản hiện hành không liên kết làm việc được với các phiên bản cũ. Nếu một datagram đến mang phiên bản không phù hợp sẽ bị hủy bỏ bởi phần mềm của phiên bản hiện hành. Internet Header Length ( chiều dài tiêu đề _IHL) : trường này chỉ độ dài của header , được tính theo đơn vị là word of service ( loại dịch vụ sử dụng): là trường chứa thông tin 1 word = 32 bit = 4 byte Độ dài tối thiểu của một header là 5 word Type of service : Nó gồm 8 bit, thông báo cho mạng biết về chất lượng của dịch vụ QoS được yêu cầu như mức độ ưu tiên, thời gian trễ cho phép , độ tin cậy , hiệu suất đường truyền..... Total length( chiều dài tổng cộng của datagram): trường này sử dụng16bit để chỉ độ dài toàn bộ datagram tính theo đơn vị octets . Kích thước tối đa của datagram là 65.535 octets . Hiện nay chưa có datagram nào đạt tới giá trị này bởi việc sử dụng các bộ đệm khác nhau về kích thước cũng như kĩ thuật mạng cũng làm giới hạn kích cỡ datagram. Phân đoạn và tái lắp ráp datagram: các trường Identification , Flag và Fragment –offset đóng vai trò chính trong việc phân đoạn và tái lắp ráp datagram. Identification( trường nhận dạng ) : gồm 16 bit, định danh duy nhất từng datagram khi nó còn trên mạng. Thông tin này giúp trạm đích nhận ra những đoạn dữ liệu mà nó được phân ra từ một datagram. Flag( cờ):gồm 3 bit 0 1 2 0 DF MF Bit 0: có giá trị là 0, không được sử dụng Bit 1: DF =0 cho phép phân đoạn datagram DF =1 không cho phép phân đoạn datagram Bit 2: MF =0 cho biết đây là đoạn cuối cùng MF =1 cho biết còn đọan tiếp theo datagram được phân đoạn, mỗi đoạn chuẩn gọi là Fragment block Fragment – offset (độ lệch đọan) : gồm 13 bit, trường này cho biết vị trí tương đối của đoạn dữ liệu so với đoạn bắt đầu của dữ liệu gốc( khoảng cách được tính từ block đầu tiên) . Một fragment block tính theo nhóm 8 octets nghĩa là phải nhân giá trị fragment –offset với 8 để tính độ lệch octets. Time to live( TTL - thời gian tồn tại của một datagram trên mạng )- 8bit : thời gian này được tính theo đơn vị là giây. Nó biểu thị thời lượng tối đa mà một đơn vị dữ liệu được phép tồn tại trên mạng trước khi tới đích. TTL được gán giá bởi trị bởi trạm nguồn. Thời gian tồn tại này sẽ bị giảm đi tại mỗi router trung gian. Mục đích của trường này là qui định thời hạn tồn tại của gói dữ liệu , nếu thời hạn đã chấm dứt thì gói dữ liệu bị hủy bỏ . Trường này có hai chức năng chính: Giới hạn thời gian tồn tại của các đoạn dữ liệu nhận từ lớp cao xuống Kết thúc vòng lặp định tuyến của mạng Với trường này cần chú ý một số vấn đề: Trạm chủ không được gửi 1 gói dữ liệu với giá trị TTL =0 Một giao thức lớp trên có thể được phép ấn định TTL để thực hiện cuộc dò tìm tài nguyên mạng trong phạm vi rộng Protocol ( trường giao thức) – 4 bit :trường này chỉ ra giao thức tầng trên sẽ tiếp nhận các đoạn dữ liệu datagram. Các giá trị điển hình cho các giao thức tầng trên: UDP: trường protocol =17 TCP: trường protocol =6 ICMP: trường protocol =1 EGP: trường protocol =8 OSPE: trường protocol =89 Header checksum (trường kiểm tra mào đầu): gồm 16 bit , là phần kiểm tra lỗi của header trong datagram, thường sử dụng phương pháp CRC , nó chứa giá trị tổng kiểm tra được tính tóan trên tất cả các trường của header( trừ header checksum) . Trường này phải luôn được cập nhật khi một datagram được phát đi từ các router trung gian do một số các trường có giá trị thay đổi như thời gian tồn tại, sự phân đoạn và cả giá trị tùy chọn được ghi vào từng option Source/ Destination address( trường địa chỉ nguồn / đích):32bit , trường này bao gồm 2 phần: Nhận dạng mạng Nhận dạng trạm Datagram( trường dữ liệu ): bao gồm các header của các giao thức tầng cao hơn và dữ liệu người sử dụng Option( phần tùy chọn) : trường này có độ dài và giá trị thay đổi theo số lượng và loại hình dịch vụ đăng kí sử dụng. Một số dịch vụ điển hình: Xác định , định tuyến từ trạm nguồn( Source- route) Ghi lại các router được định tuyến qua( Record- route) Định tuyến bảo mật( Sercurity- route) Ghi lại các router được định tuyến qua cùng thời gian xử lý tại router đó( Time- stamp) 0 Net- id Host - id Lớp A 1 0 Net- id Host-id Lớp B 1 1 0 Net- id Host- id Lớp C 1 1 1 0 Multicast Address Lớp D 1 1 1 1 0 Reserved for future use Lớp E Hình 1.5: Cấu trúc các lớp địa chỉ IP 2.2.2. ĐỊA CHỈ IP Giao thức IP sử dụng địa chỉ IP để định vị các trạm (host) và định tuyến dữ liệu . Mỗi host được gán một địa chỉ IP. Tên của host được dịch sang địa chỉ IP bằng cách truy vấn tới một bảng chứa tên và địa chỉ. Mỗi địa chỉ IP gồm 32 bit nhị phân với 2 phần tương ứng: Địa chỉ mạng( Net- id): xác định mạng mà host được gắn vào Địa chỉ trạm( Host-id): xác định địa chỉ của host trên mạng đó Để tiện cho việc quản lý người ta chia địa chỉ IP thành 5 lớp ( class) , mỗi lớp tương ứng với một kích thước mạng khác nhau và số lượng các trạm làm việc nối vào( hình 1.5) 5 bit đầu tiên cho biết cấu trúc lớp của địa chỉ được sử dụng: Lớp A 0 Lớp B 10 Lớp C 110 Lớp D 1110 Lớp E 11110 Các bit còn lại được sử dụng cho hai phần net-id và host – id. Biên giới giữa hai vùng được định vị trên biên giữa hai byte để tiện cho việc giải mã Lớp A cho phép định danh mạng cỡ lớn :126 mạng thành viên với tối đa 16x1016 host trên mỗi mạng. Lớp B cho phép định danh mạng cỡ trung bình: 2x106 mạng thành viên với tối đa 65534 host trên một mạng. Lớp C cho phép định danh mạng cỡ nhỏ:2x106 mạng thành viên , với tối đa 254 host trên mỗi mạng. Lớp D định danh mạng phục vụ đa truyền thông( multicast) Lớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMangATM-114.DOC
  • doc7hinh.DOC
Tài liệu liên quan