Đề tài Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch

Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều biến động lớn và điều này làm ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình phát triển, mục tiêu ổn định ở hầu h ết tất cả các nƣớc. Trong số những vấn đề đáng quan tâm thì Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai kéo dài trong những năm vừa qua đã trở thành vấn đề lo ngại hàng đầu cho các nhà làm chính sách. Các nhà kinh tế học vẫn không ngừng nghiên cứu bản chất của sự thâm hụt và họ đã tìm thấy một mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở nhiều nƣớc trên thế giới. Còn ở Việt Nam sẽ tồn tại mối quan hệ này nhƣ thế nào hay chỉ đơn giản là chúng không có mối quan hệ? Đó cũng chính là lý do ra đời đề tài: “THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH?”

pdf96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam. thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011” TÊN CÔNG TRÌNH: THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH? THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ 1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI  o Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều biến động lớn và điều này làm ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình phát triển, mục tiêu ổn định ở hầu hết tất cả các nƣớc. Trong số những vấn đề đáng quan tâm thì Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai kéo dài trong những năm vừa qua đã trở thành vấn đề lo ngại hàng đầu cho các nhà làm chính sách. Các nhà kinh tế học vẫn không ngừng nghiên cứu bản chất của sự thâm hụt và họ đã tìm thấy một mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở nhiều nƣớc trên thế giới. Còn ở Việt Nam sẽ tồn tại mối quan hệ này nhƣ thế nào hay chỉ đơn giản là chúng không có mối quan hệ? Đó cũng chính là lý do ra đời đề tài: “THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH?” o Mục tiêu nghiên cứu Tìm câu trả lời cho mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam để giúp các nhà hoạch định có cái nhìn tổng quan về hai đại lƣợng này và đƣa ra những chính sách phù hợp hơn để phát triển đất nƣớc một cách bền vững. o Phương pháp nghiên cứu Chia kỳ nghiên cứu thành ba giai đoạn nhỏ và sử dụng phân tích định tính và định lƣợng để xem xét. Sau đó, kiểm định tổng thể kỳ nghiên cứu từ năm 1985 đến năm 2010, bài viết sử dụng hai công cụ phân tích là kiểm định nhân quả (Granger Test) và kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test). o Nội dung nghiên cứu Nội dung chính của bài viết sẽ trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà Nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai của một số quốc gia, sau đó tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Bài viết chia kỳ nghiên cứu ở Việt Nam thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn đầu bắt đầu 2 từ năm 1985 đến năm 1995: đây là thời kỳ đổi mới nền kinh tế - trong đó nổi bật lên là Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa vào năm 1986, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1990 – 1995. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2003, trong đó tiêu biểu là kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1996 – 2000, bên cạnh đó Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 – 1998. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2010, thời gian này Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 – 2008. Trong mỗi mốc thời gian, bài viết tập trung vào tình hình Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, từ đó xem xét định tính mối quan hệ giữa chúng và tìm hiểu nguyên nhân gây nên mối quan hệ đó, tiếp theo sử dụng các phân tích định lƣợng để kiểm định kết quả định tính vừa thu đƣợc. Còn với kiểm định tổng thể kỳ nghiên cứu từ năm 1985 đến năm 2010, bài viết sử dụng hai công cụ phân tích là kiểm định nhân quả (Granger Test) và kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) để rút ra kết luận “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghịch” sẽ chiếm ƣu thế trong nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, dựa vào những dữ liệu quá khứ, dự báo mối quan hệ trong những năm sắp tới. Cuối cùng, kiến nghị một số giải pháp cho mối quan hệ theo kết quả đã dự báo. o Đóng góp của đề tài Tuy chƣa có một nghiên cứu thực nghiệm nào về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam trƣớc đây, bài viết đã đi sâu phân tích mối quan hệ trên bằng những dữ liệu thực tế. o Hướng phát triển của đề tài Bài viết đã không đi sâu vào hiệu ứng Ricardian tác động đến mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai. Đây là một đề tài khá lớn liên quan đến tài chính hành vi, thể hiện rất rõ khi hiệu ứng Ricardian không hoàn chỉnh xảy ra và cần thiết phát triển thành một đề tài nghiên cứu mới. 3 MỤC LỤC  DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU…………………………………………...i DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT……………………………………………….ii GIỚI THIỆU………………………………………………………………………iii 1. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH? ........................................ 1 1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI ...............................................................4 1.1.1. Công thức mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ...................................................................................... 4 1.1.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ............................................................................ 5 1.1.2.1. Lý thuyết Thâm hụt Ngân sách Nhà nước tác động đến Thâm hụt Tài khoản vãng lai ....................................................................................... 6 1.1.2.2. Lý thuyết Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai không có mối quan hệ ..................................................................... 7 1.1.2.3. Lý thuyết Thâm hụt Tài khoản vãng lai tác động đến Thâm hụt Ngân sách Nhà nước .................................................................................... 8 1.1.2.4. Lý thuyết về Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai tác động lẫn nhau................................................................. 9 1.1.3. Những tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ......................................................10 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI . 12 1.2.1. Tác động của Cú sốc thuế.................................................................12 1.2.2. Tác động của cú sốc chi tiêu.............................................................16 1.2.3. Tác động của cú sốc sản lượng .........................................................17 4 1.3. KẾT LUẬN TỒN TẠI “THÂM HỤT KÉP” HAY “BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH” ........................................................................................................... 18 2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ...........................................19 2.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở MỸ ................................................. 19 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI ............................................................................................................22 2.2.1. Ai Cập ..............................................................................................22 2.2.2. Thổ Nhĩ Kỳ .......................................................................................24 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC NƢỚC ASEAN ...................... 25 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 .....................................................30 3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU .................................................................................... 31 3.2. TRÌNH BÀY VÀ GIẢI THÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI QUA CÁC GIAI ĐOẠN ..............................................................................................32 3.2.1. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1985 – 1995 ...................................................33 3.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990 .......................................34 3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 .......................................36 3.2.2. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 – 2003 ...................................................38 3.2.3. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2004-2010 ......................................................43 5 3.3. KIỂM ĐỊNH TỔNG THỂ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM…………………………………………………………………….51 3.3.1. Unit Root Test ..................................................................................51 3.3.2. Kiểm định nhân quả (Granger Test) .................................................53 3.3.3. Kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) ..................................54 4. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ........56 4.1. PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO ...................................................................... 56 4.2. QUÁ TRÌNH DỰ BÁO ............................................................................ 56 4.2.1. Dự báo Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn năm 2011– 2015 .56 4.2.2. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 2011 – 2015 ...........60 4.2.2.1. Chọn biến giải thích cho Thâm hụt Tài khoản vãng lai ..............60 4.2.2.2. Mô hình hồi quy Thâm hụt Tài khoản vãng lai ..........................61 4.2.2.3. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai: .......................................64 4.3. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015....................................................................................67 4.4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ......................................................................... 67 PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….71 i DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU  I. HÌNH VẼ Hình 1: Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai……………………………………………...……….10 Hình 2: Tỷ lệ CAD/GDP và tỷ lệ BD/GDP cho tất cả các nƣớc trong mẫu của bài nghiên cứu………………………………………………………………………….13 Hình 3: Tài khoản vãng lai và Ngân sách Nhà nƣớc Mỹ từ 1973 - 2004.................20 Hình 4: Ngân sách Nhà Nƣớc và Tài khoản vãng lai của Ai Cập từ 1974- 2002 (%GDP) .................................................................................................................22 Hình 5: Kết quả thực nghiệm ở Thổ Nhĩ Kỳ ..........................................................24 Hình 6: Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Philippines từ 1970 - 2003 ..................................................................................27 Hình 7 : Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và ............................................................34 Hình 8: Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ...............39 Hình 9: Xu thế Thu Ngân sách Nhà nƣớc và viện trợ (%GDP) ..............................41 Hình 10: Xu thế chi Ngân sách (%GDP) ................................................................41 Hình 11: Bội chi Ngân sách (%GDP) .....................................................................42 Hình 12: Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai .............43 Hình 13: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trƣờng 2004 – 2005 (%) ...........46 Hình 14: Thâm hụt Ngân sách và Chi ngoài Ngân sách ..........................................47 II. BẢNG BIỂU Bảng 1: Mối tƣơng quan giữ BD và CAD khi chỉ xét tác động của cú sốc thuế ......15 Bảng 2: Hệ số tƣơng quan giữa tiết kiệm cơ bản của Chính phủ và Tài khoản vãng lai (%GDP) ..............................................................................21 Bảng 3: Ngân sách, xuất khẩu ròng, cán cân tài khoản vãng lai của Campuchia từ 2002 – 2006 (%GDP) ............................................................................................28 Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tƣ toàn xã hội...................................................................44 Bảng5: Dự báo thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 ....................................59 Bảng 6: Dự báo mức tăng trƣởng hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 .......................63 Bảng 7: Dự báo đầu tƣ (I) và tiết kiệm (S) (%GDP) ...............................................63 ii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT  BD Budget Deficit Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc CAD Current Account Deficit Thâm hụt Tài khoản vãng lai CAVNQT Tài khoản vãng lai Việt Nam (theo quý) BDVNQT Thâm hụt Ngân sách Việt Nam (theo quý) IMF International Money Fund Quỹ Tiền tệ Quốc Tế WB World Bank Ngân hàng Thế giới ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á GDP Gross Dometisc Product Tổng sản phẩm quốc nội I Investment Đầu tƣ S Saving Tiết kiệm ODA Official Development Assistance Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại FDI Foreign Direct Investment Vốn Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài IFS International Financial Statistics Tổ chức Thống kê Tài Chính Quốc tế REH Ricardian Equivalence Hypothesis Hiệu ứng cân bằng Ricardian iii GIỚI THIỆU  Tài khoản vãng lai và Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc biết đến là hai chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng ở hầu hết các quốc gia. Tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây, quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng tăng và điều đó đã tạo áp lực lên cán cân Tài khoản vãng lai trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Đồng thời, với những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, đã gây không ít khó khăn cho Ngân sách Nhà nƣớc khi phải luôn gia tăng chi tiêu công để đáp ứng những nhu cầu mang tính cấp thiết. Trên thế giới đã tồn tại mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, còn ở Việt Nam – với những biến động lớn của nền kinh tế trong thời gian vừa qua, Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc đang ở mức báo động và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ngày càng tăng – liệu chúng có quan hệ với nhau hay không? Và mục tiêu của bài viết là tìm câu trả lời cho mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam để giúp các nhà hoạch định có cái nhìn tổng quan về hai đại lƣợng này và đƣa ra những chính sách phù hợp hơn để phát triển đất nƣớc một cách bền vững. Bài viết chọn kỳ nghiên cứu là giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2010, vì đây là khoảng thời gian Việt Nam trải qua những thay đổi đáng kể về mặt kinh tế lẫn xã hội, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế. Với mong muốn phân tích một cách rõ ràng và chính xác hơn, bài viết chia kỳ nghiên cứu thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn đầu bắt đầu từ năm 1985 đến năm 1995: đây là thời kỳ đổi mới nền kinh tế - trong đó nổi bật lên là Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa vào năm 1986, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1990 – 1995. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2003, trong đó tiêu biểu là kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1996 – 2000, bên cạnh đó Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 – 1998. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2010, thời gian này Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng iv nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 – 2008. Trong mỗi mốc thời gian, bài viết tập trung vào tình hình Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, từ đó xem xét định tính mối quan hệ giữa chúng và tìm hiểu nguyên nhân gây nên mối quan hệ đó, tiếp theo sử dụng các phân tích định lƣợng để kiểm định kết quả định tính vừa thu đƣợc. Còn với kiểm định tổng thể kỳ nghiên cứu từ năm 1985 đến năm 2010, bài viết sử dụng hai công cụ phân tích là kiểm định nhân quả (Granger Test) và kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) để rút ra kết luận “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghịch” sẽ chiếm ƣu thế trong nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, dựa vào những dữ liệu quá khứ, dự báo mối quan hệ trong những năm sắp tới. Cuối cùng, kiến nghị một số giải pháp cho mối quan hệ theo kết quả đã dự báo. Bài viết đƣợc cấu trúc thành bốn chƣơng. Chƣơng Một sẽ trình bày các lý thuyết về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, đồng thời chúng ta cũng sẽ xem xét những tranh luận xung quanh các lý thuyết đó, và liệu khi một nền kinh tế xuất hiện các cú sốc về thuế, chi tiêu hay thậm chí là một cú sốc sản lƣợng sẽ tác động đến mối quan hệ trên nhƣ thế nào. Chƣơng Hai chúng ta sẽ dựa vào các lý thuyết đã nêu ở phần trƣớc mà theo dõi các kết quả nghiên cứu ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là các nƣớc ASEAN. Chƣơng Ba là quá trình phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam trong từng giai đoạn cũng nhƣ cả kỳ nghiên cứu thông qua kiểm định nhân quả (Granger Test) và kiểm định đồng liên kết (Conintegration Test). Chƣơng cuối cùng dự báo độc lập Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, sau đó tiến hành xác định mối quan hệ giữa chúng giai đoạn 2011 – 2015, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị về chính sách. 1 1. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH? Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình phát triển ở hầu hết các nƣớc. Đặc biệt là những khó khăn đang diễn ra liên quan đến Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng đã gây không ít lo ngại cho Chính phủ các nƣớc khi tiến hành thực hiện các chính sách vĩ mô để điều tiết nền kinh tế. Bên cạnh đó, có những bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng có một mối quan hệ giữa hai đại lƣợng trên. Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam có những chính sách đẩy mạnh hƣớng ngoại, tự do hóa thƣơng mại tiến đến nền kinh tế thị trƣờng, đã trải qua rất nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức mà sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu mang lại. Chúng ta phải thừa nhận rằng những khó khăn hiện tại nhƣ: sự gia tăng không kiểm soát đƣợc của giá vàng, ngoại tệ đặc biệt là đô la Mỹ, lạm phát …. đã ảnh hƣởng tới nền kinh tế nhƣ những nguồn thu trong khu vực công lẫn khu vực tƣ nhân, tình hình xuất nhập khẩu, việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng các cấp, đầu tƣ sản xuất ở các doanh nghiệp… Có thể tóm lại thành hai vấn đề mà nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt là Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai gây ra. Mục tiêu của bài viết này là đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản Vãng lai ở Việt Nam. Trƣớc tiên, chúng ta cần hiểu rõ Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai là gì và nguyên nhân dẫn đến từng Thâm hụt để việc tiếp cận đƣợc dễ dàng hơn. Đầu tiên chúng ta biết rằng Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc là trạng thái nguồn thu không đủ bù đắp cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Trạng thái này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:  Chủ quan của Nhà nước: do hoạch định cơ cấu thu – chi chƣa hợp lý, chƣa sắp xếp nhu cầu chi tiêu phù hợp với khả năng, dẫn đến gây lãng phí, và chƣa có biện pháp thích hợp để khai thác nguồn thu và nuôi dƣỡng nguồn thu.  Khách quan: thu ngân sách giảm sút tƣơng đối so với nhu cầu chi tiêu tăng lên để phục vụ cho mục tiêu phục hồi kinh tế khi nền kinh tế suy 2 thoái, ngoài ra trong nhiều trƣờng hợp chi tiêu tăng lên là do giải quyết các vấn đề nhƣ thiên tai, chiến tranh… Thông thƣờng có hai loại Thâm hụt Ngân sách cơ bản mà ta thƣờng gặp:  Thâm hụt cơ cấu: các khoản thâm hụt đƣợc quyết định bởi những chính sách tùy biến của Chính phủ nhƣ quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...  Thâm hụt chu kỳ: các khoản thâm hụt xảy ra theo chu kỳ kinh tế, ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất ngh
Tài liệu liên quan