Đề tài Thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh hải dương và những thách thức khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới

Hải Dương là một trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng; có vai trò cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố các tỉnh trong vùng, cả nước. Do vậy vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có lợi thế. Hải Dương được chia làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng 89% diện tích tự nhiên ở 10 huyện, thành phố; Vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích nằm ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Diện tích đất tự nhiên: 1.648 km2, trong đó đất nông nghiệp: 104.091 ha, đất lâm nghiệp 9.049 ha. Dân số 1.702.750 người, trong đó khu vực nông thôn 1.462.662 người = 85,6%, lao động trong nông nghiệp 70%, còn lại ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác 30%. Về phát triển nông nghiệp 5 năm (2001 - 2005) là tương đối toàn diện đạt hiệu quả ngày càng cao: giá trị nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 4,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 37,2 triệu đồng, gần 20% diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Chăn nuôi thuỷ sản phát triển khá; giá trị sản xuất tăng bình quan 10%/năm trong đó chăn nuôi tăng 8,9%/năm. Hình thành mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 92.150 tần, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi đạt 30,5% so tổng giá trị ngành nông nghiệp. Năm 2006 tổng diện tích gieo trồng đạt 172.314 ha, năng suất lúa cả năm 117,75 tạ/ha. Diện tích vụ đông 26.056 ha. Đối với cây ăn quả chủ yếu là vải, nhãn diện tích 16.000 ha. Trong chăn nuôi tổng đàn lợn 873.221 con tăng 2,1% so với năm 2005, đàn lợn thịt có 50% máu ngoại trở lên, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 87.533 tấn tăng 5,8% so với năm 2005. Đàn bò 59.038 con tăng 24,5%. Đàn gia cầm 7,1 triệu con. Trang trại chăn nuôi công nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đến nay toàn tỉnh có 100 trang trại chăn nuôi lợn, 21 trang trại chăn nuôi gia cầm và 467 trang trại tổng hợp VAC. Về thuỷ sản có 8.800 ha diện tích mặt nước đưa vào khai thác, sản lượng cá nuôi đạt 32.550 tấn, tăng 15,19% so với năm 2005. Tốc độ tăng ngành nông nghiệp là 2,4% so với năm 2005. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 27,6% so GDP toàn tỉnh. Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng 170.408 ha, năng suất lúa cả năm đạt 115,35 tạ/ha. Diện tích cây vụ đông đạt 25.921 ha, tuy không đạt chỉ tiêu diện tích nhưng giá trị sản xuất cây vụ đông thu nhập cao hơn năm 2006 nhất là các loại rau. Hai cây ăn quả chủ lực (vải, nhãn) năng suất đạt khá 49 tạ/ha, tuy nhiên giá bán thấp, năng lực tiêu thụ và khả năng công nghệ sau thu hoạch thấp nên thu nhập của người trồng vải không cao. Về chăn nuôi : Tổng đàn lợn 614.416 con giảm 30,5% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh tai xanh gây ra và sự tăng đột biến của giá thức ăn chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi tiếp tục được duy trì. Đàn bò 55.879 con, giảm 7% so với năm 2006. Đàn bò lai nhiều máu ngoại có tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh, khả năng cho thịt cao hơn bò vàng đã phát triển với tốc độ khá nhanh, đạt 70% so tổng đàn là điều kiện quan trọng để triển khai dự án nuôi bò thịt chất lượng cao. Về thuỷ sản toàn tỉnh có 9.230 ha mặt nước đưa vào nuôi trồng, tăng 5% so với năm 2006 ; năng suất cá nuôi đạt bình quân 3,9 tấn/ha (là tỉnh có năng suất cao trong vùng đồng bằng sông Hồng). Sản lượng cá nuôi đạt 35.990 tấn.

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh hải dương và những thách thức khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI I - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 VÀ 2 NĂM 2006, 2007 Hải Dương là một trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng; có vai trò cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố các tỉnh trong vùng, cả nước. Do vậy vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có lợi thế. Hải Dương được chia làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng 89% diện tích tự nhiên ở 10 huyện, thành phố; Vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích nằm ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Diện tích đất tự nhiên: 1.648 km2, trong đó đất nông nghiệp: 104.091 ha, đất lâm nghiệp 9.049 ha. Dân số 1.702.750 người, trong đó khu vực nông thôn 1.462.662 người = 85,6%, lao động trong nông nghiệp 70%, còn lại ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác 30%. Về phát triển nông nghiệp 5 năm (2001 - 2005) là tương đối toàn diện đạt hiệu quả ngày càng cao: giá trị nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 4,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 37,2 triệu đồng, gần 20% diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Chăn nuôi thuỷ sản phát triển khá; giá trị sản xuất tăng bình quan 10%/năm trong đó chăn nuôi tăng 8,9%/năm. Hình thành mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 92.150 tần, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi đạt 30,5% so tổng giá trị ngành nông nghiệp. Năm 2006 tổng diện tích gieo trồng đạt 172.314 ha, năng suất lúa cả năm 117,75 tạ/ha. Diện tích vụ đông 26.056 ha. Đối với cây ăn quả chủ yếu là vải, nhãn diện tích 16.000 ha. Trong chăn nuôi tổng đàn lợn 873.221 con tăng 2,1% so với năm 2005, đàn lợn thịt có 50% máu ngoại trở lên, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 87.533 tấn tăng 5,8% so với năm 2005. Đàn bò 59.038 con tăng 24,5%. Đàn gia cầm 7,1 triệu con. Trang trại chăn nuôi công nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đến nay toàn tỉnh có 100 trang trại chăn nuôi lợn, 21 trang trại chăn nuôi gia cầm và 467 trang trại tổng hợp VAC. Về thuỷ sản có 8.800 ha diện tích mặt nước đưa vào khai thác, sản lượng cá nuôi đạt 32.550 tấn, tăng 15,19% so với năm 2005. Tốc độ tăng ngành nông nghiệp là 2,4% so với năm 2005. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 27,6% so GDP toàn tỉnh. Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng 170.408 ha, năng suất lúa cả năm đạt 115,35 tạ/ha. Diện tích cây vụ đông đạt 25.921 ha, tuy không đạt chỉ tiêu diện tích nhưng giá trị sản xuất cây vụ đông thu nhập cao hơn năm 2006 nhất là các loại rau. Hai cây ăn quả chủ lực (vải, nhãn) năng suất đạt khá 49 tạ/ha, tuy nhiên giá bán thấp, năng lực tiêu thụ và khả năng công nghệ sau thu hoạch thấp nên thu nhập của người trồng vải không cao. Về chăn nuôi : Tổng đàn lợn 614.416 con giảm 30,5% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh tai xanh gây ra và sự tăng đột biến của giá thức ăn chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi tiếp tục được duy trì. Đàn bò 55.879 con, giảm 7% so với năm 2006. Đàn bò lai nhiều máu ngoại có tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh, khả năng cho thịt cao hơn bò vàng đã phát triển với tốc độ khá nhanh, đạt 70% so tổng đàn là điều kiện quan trọng để triển khai dự án nuôi bò thịt chất lượng cao. Về thuỷ sản toàn tỉnh có 9.230 ha mặt nước đưa vào nuôi trồng, tăng 5% so với năm 2006 ; năng suất cá nuôi đạt bình quân 3,9 tấn/ha (là tỉnh có năng suất cao trong vùng đồng bằng sông Hồng). Sản lượng cá nuôi đạt 35.990 tấn. Đánh giá chung: 1. Sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và đều qua các năm, hầu hết các chỉ tiêu lớn đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tốc độ cao. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đạt 38,3 triệu đồng (tăng 2,3 triệu so với kế hoạch). Năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 41 triệu đồng/ha. Năm 2007 đạt 42 triệu đồng/ha. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ khá tăng, hộ nghèo giảm, một bộ phận nông dân đã có tích luỹ và đầu tư sản xuất, chế biến nông sản. 2. Nhận thức về sản xuất hàng hoá và thị trường trong nông dân đã được nâng lên một bước: Một bộ phận nông dân đã mạnh dạn đổi mới cơ cấu sản xuất, đầu tư sản xuất, dịch vụ và đã sáng tạo ra nhiều mô hình sản xuất đạt giá trị cao. Toàn tỉnh đã có gần 20% diện tích canh tác đạt tiêu chuẩn cánh đồng 50 triệu đồng/ha (là tỉnh có diện tích đạt cánh đồng 50 triệu đồng/ha cao nhất trong khu vực đồng bằng sông Hồng). Cũng do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đã hình thành được vùng sản xuất hàng hoá như: - Vải thiều (Thanh Hà, Chí Linh) diện tích 8.500 ha, sản lượng 25.000 tấn - 30.000 tấn/năm. - Dưa hấu, rau ngắn ngày, củ đậu (Kim Thành, Gia Lộc) diện tích 6.000 – 6.500 ha. - Gạo nếp hoa vàng (Kim Thành, Kinh Môn) diện tích 800 - 1000 ha. - Hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn) diện tích 3.500 ha. - Vùng nuôi cá, ba ba đặc sản có diện tích 30, 50, 100 ha/vùng (Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành) - Cà rốt (Cẩm Giàng) diện tích 420 ha, sản lượng 12.000 - 13.000 tấn/năm. 3. Đã hình thành được một số mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp - Toàn tỉnh hiện có 6.700 hộ nuôi gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp, quy mô từ 500 con trở lên (trong đó có trên 400 hộ nuôi quy mô từ 2.000 con trở lên, có 5 hộ nuôi quy mô từ 25.000 con - 140.000 con) thường xuyên có mặt. 4. Những nguyên nhân chủ yếu đạt được kết quả trên Trước hết có sự đánh giá, xác định đúng về vị trí, vai trò của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đã chọn đúng các vấn đề mấu chốt có tính chiến lược theo từng giai đoạn. Đã xây dựng thành các đề án sản xuất kinh doanh mang tính tập trung đầu tư quy mô lớn, có chỉ đạo thống nhất trọng tâm trọng điểm hướng tới mục tiêu chung (đề án xây dựng cánh đồng đạt 36 triệu/ha; đề án kiên cố hoá kênh mương; đề án phát triển chăn nuôi thuỷ sản tập trung quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường; đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng năng suất chất lượng cao ; đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đề án phát triển kinh tế và hạ tầng nông thôn …). Vì vậy đã tạo ra chuyển biến rõ nét ở một số khâu, lĩnh vực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, qua đó tạo đòn bẩy tác động đến phát triển chung của ngành. - Chính sách huy động và hỗ trợ vốn là giải pháp rất quan trọng đối với thành công của phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian qua. - Công tác khuyến nông đã được nâng lên một bước: Mỗi năm đào tạo từ 14 - 15 vạn lượt hộ nông dân về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi, thuỷ sản và trồng trọt. Xây dựng hàng trăm mô hình sản xuất tiên tiến để nông dân học tập và vận dụng ra sản xuất đại trà. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức thông qua các thông tin đại chúng. Chú trọng hướng dẫn nông dân giàu có kinh nghiệm sản xuất hướng dẫn nông dân trung bình và nghèo làm theo. Việc làm đó đã tạo ra sự tin tưởng của nông dân đối với sự nghiệp đổi mới trong đó tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng ổn định diện tích trồng cây lương thực từ 62.000 - 64.000 ha/vụ, mở rộng diện tích trồng cây rau màu, cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao để tăng thu về giá trị. Mở rộng chăn nuôi theo hướng tập trung xa khu dân cư quy mô lớn để tăng giá trị ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp, đạt từ 38 - 41%. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo vùng trên cơ sở chuyển diện tích đất trũng, hiệu quả kinh tế thấp, có diện tích mỗi vùng từ 50 ha trở lên. - Công tác đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghiệp mới vào sản xuất được chú trọng và thu được nhiều kết quả tích cực. Các cơ quan nghiên cứu khoa học, các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật của Trung ương và địa phương đã triển khai 32 đề tài dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá nông sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Nhiều đề án, đề tài được nhận giải thưởng quốc gia và của tỉnh. Những thành tựu quan trọng của quá trình phát triển các ngành kinh tế khác, nhất là về công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ tạo môi trường và thị trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Tinh thần lao động tích cực, cần cù, sáng tạo của các hộ nông dân trong quá trình làm giàu và cải thiện đời sống. Mỗi năm có từ 18.000 - 25.000 hộ nông dân đạt danh hiệu Hộ nông dân giỏi cấp tỉnh và Trung ương. Với mực tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công văn, dân chủ văn minh. Ii - những khó khăn và thách thức của ngành nông nghiệp Hải Dương khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) 1. Sản xuất nông nghiệp ở Hải Dương vẫn là một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún. Tốc độc tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thường thấp xa so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng và các ngành khác. Cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển dịch chậm. Sản xuất nông nghiệp độ rủi ro cao. Do vậy nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ít quan tâm đến lĩnh vực này. Diện tích canh tác bình quân đầu người chỉ đạt 437 m2. Mặc dù đã thực hiện xong việc dồn ô đổi thửa, số thửa ruộng toàn tỉnh đã giảm 2,7 lần, diện tích bình quân/thửa đã tăng lên 2,1 lần nhưng ruộng đất toàn tỉnh vẫn còn 1.370.049 thửa nằm trong 364.275 hộ nông dân, bình quân mỗi hộ là 3,76 thửa, diện tích mỗi thửa 537 m2. Điều này là khó khăn rất lớn trong việc tổ chức hàng hoá tập trung, đẩy mạnh việc cơ giới hoá và ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất. 2. Sản xuất nông nghiệp vẫn ở trình độ thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao (giá thành thường cao hơn các nước có nền kinh tế phát triển từ 15 - 20%). Chất lượng không đồng đều khó khăn cho việc thu mua và chế biến xuất khẩu (hàng nông sản có thế mạnh mới dừng ở lợn sữa cấp đông, vải thiều khô, rau màu qua chế biến sản lượng chưa nhiều, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị của hàng nông sản). Sức cạnh tranh trên thị trường yếu. Theo kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản 1/7/2006: giá thành sản xuất lúa vụ chiêm xuân là 1.994 đồng/kg, giá bán là 2.594 đ/kg, lợi nhuận thu được khi sản xuất 1 kg lúa là 23,13 %. Tổng thu 1 ha lúa đông xuân là 15,945 triệu đồng, lãi 3,571 triệu đồng/ha, mức lãi thấp như vậy nếu các hộ chỉ sản xuất độc canh cây lúa thì rất khó vươn lên làm giàu. 3. Hải Dương là tỉnh sản xuất lúa nước 2 vụ/ năm, tính thời vụ của cây trồng là hạn chế lớn cho việc tổ chức vùng nguyên liệu cung cấp thường xuyên cho công nghiệp chế biến. Do vậy hàng nông sản của Hải Dương chủ yếu là xuất thô, chất lượng thấp, giá thành cao, mẫu mã chưa hấp dẫn nên hạn chế nhiều đến khả năng cạnh tranh. 4. Ruộng đất bình quân theo đầu người thấp chỉ đạt 988 m2 đất canh tác/1 lao động nông nghiệp. Sức ép về dân số và nhu cầu về việc làm rất lớn. Thu nhập bình quân đầu người trong nông thôn còn ở mức thấp và tăng chậm. Chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp chưa cao lao động qua đào tạo, bình quân mới đạt 17,8% so tổng số lao động nông nghiệp. Điều đó đã hạn chế đến sức tiêu thụ hàng công nghiệp, làm chậm tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 5. Kinh tế tập thể chậm phát huy hiệu quả. Các HTX dịch vụ nông nghiệp còn mang tính hình thức, tư tưởng bao cấp, hầu hết còn lúng túng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hoá. Kinh tế hộ hầu hết còn rất nhỏ bé, quy mô kinh doanh nhỏ, sản xuất manh mún đang là trở ngại lớn cho sản xuất hàng hoá. Thông tin về thị trường giá cả nông sản trên phạm vi cấp huyện, cả tỉnh có tổ chức được, nhưng chậm và thiếu đến với người sản xuất. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước và nước ngoài tuy đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước đây, song để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của thời kỳ mới thì còn hạn chế và chưa ổn định. Công nghiệp nông thôn và làng nghề phát triển chậm, trình độ sản xuất chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu, hàng hoá sản xuất ra khó tiêu thụ do tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. 6. Nhận thức của cán bộ quản lý địa phương, doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân trong tỉnh về hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết của Việt Nam đối với tổ chức thương mại thế giới còn rất hạn chế. 7. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt nhưng chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo ở một số địa phương có nguy cơ cao. 8. Tiền vốn để hộ nông dân phát triển sản xuất còn rất thiếu, đặc biệt là vốn để thâm canh và mở rộng quy mô sản xuất. Việc tích tụ ruộng đất để xây dựng các khu chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt trên phạm vi lớn gặp nhiều khó khăn: ruộng đất bình quân quá ít, quan điểm của nhiều hộ nông dân cố giữ lấy phần ruộng đất được chia theo “khoán 10”. 9. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, độ thị hoá dang tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Một bộ phận nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đang có nguy cơ thiếu việc làm, nhất là lao động ở độ tuổi 35 - 40. Việc đào tạo nghề gặp khó khăn, tìm nghề mới lại càng khó khăn hơn. Trong khi giá cả biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống của bộ phận dân cư này. Chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn tăng lên. Vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ từ các khu công nghiệp, khu đô thị ảnh hưởng tới, mà ngay việc chăn nuôi, chế biến giết mổ trong khu dân cư cũng gây ô nhiễm nặng. Việc này chủ yếu do công tác quy hoạch nông nghiệp nói riêng và quy hoạch phát triển nông thôn nói chung còn thiếu và chưa đồng bộ. Một thực trạng nữa là khi sản xuất nông nghiệp được mùa thì giá nông sản giảm, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ hết hoặc phải bán quá rẻ, nông dân chịu thiệt thòi và tổn thất rất lớn. Tệ nạn xã hội mới xuất hiện, lối sống hưởng thụ, ích kỷ nảy sinh, sự dịch chuyển tự phát của lao động từ nông thôn tới các đô thị và khu công nghiệp chưa được kiểm soát và định hướng đã ảnh hưởng xấu đến sự ổn định xã hội nông thôn. 10. Các cơ chế chính sách của Nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và thiếu tính ổn định. Do vậy bộ phận nông dân nghi ngại không dám đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp (thí dụ về việc chia ruộng đất theo khoán 10). Cải cách hành chính chưa chuyển biến rõ nét, bộ máy cồng kềnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý điều hành ở xã hội nông thôn chưa cao. Iii - một số giải pháp chủ yếu 1. Phải tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nông dân về hội nhập kinh tế quốc tế và những cam kết của Việt Nam trong WTO. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Hải Dương, Đài phát thanh và truyền hình, các tạp san, bản tin của các Sở ngành, Hiệp hội ngành nghề về nội dung của những cam kết khi Việt Nam là thành viên WTO để mọi cấp, mọi ngành và tầng lớp nhân dân hiểu được, chủ động thực hiện. 2. Cụ thể hoá các văn bản, quy phạm pháp luật của Nhà nước của liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân thành các văn bản của tỉnh, huyện và cơ sở. Rà soát lại các cơ chế chính sách hiện hành được thể hiện trong các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đến năm 2010 để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với lộ trình cam kết của WTO; Đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình đề án nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện cần phải điều chỉnh, bổ sung nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. 3. Về thị trường lao động: Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ thị trường lao động nông nghiệp, nông thôn về các lĩnh vực: tư vấn lao động, việc làm, học nghề, để cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các tổ chức, cá nhân. Điều tra lao động nông nghiệp để xác định lao động có việc làm, lao động thiếu việc làm. Từ đó đề ra các chính sách thúc đẩy thị trường lao động. Thị trường khoa học và công nghệ ban hành cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện cơ chế hợp đồng mua bán chuyển giao công nghệ và hợp đồng nghiên cứu khoa học nông nghiệp giữa các tổ chức, cá nhân với những đơn vị ứng dụng các khoa học đó. Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan nghiên cứu được chuyển giao kết quả nghiên cứu đề tài, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Công khai minh bạch các danh mục đề án, dự án, công trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nông nghiệp hàng năm. Công bố các kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án trong nông nghiệp, nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng. 4. Tăng cường quản lý có hiệu quả quỹ khuyến công, khuyến nông, quỹ phát triển khoa học công nghệ, hình thành quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Có chính sách đưa kết quả đề tài khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp và nông thôn. Triển khai mạnh mẽ giao dịch và thương mại điện tử trên toàn tỉnh. 5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo vừa học vừa lam, đào tạo trung cấp cao đẳng tập trung, mở rộng đào tạo nghề thời gian ngắn. Tổ chức tập huấn kỹ thuật tới hộ nông dân và các chủ trang trại, các doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn. 6. Khuyến khích tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, các trang trại sản xuất tập trung quy mô lớn, phù hợp yêu cầu hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện xác lập các mối liên kết giữa các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân mua cổ phần trong các cơ sở chế biến; liên kết giữa nông dân với các cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại nhằm hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với việc quản lý chất lượng và cung cấp thông tin thị trường cho các chủ thể sản xuất. 7. Khuyến khích phát triển các loại hình sản xuất nhỏ và vừa ở nông thôn; phát triển làng nghề, các cụm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn gắn với việc dạy nghề, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các nghề khác tại địa phương. 8. Đánh giá kết quả thực hiện quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”, xác định rõ nguyên nhân hạn chế, hiệu quả việc thực hiện mô hình liên kết “4 nhà” để kiến nghị Chính phủ bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn. 9. Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. Thực hiện đồng bộ chương trình phát triển các loại hình chợ nông thôn, xây dựng mỗi huyện 01 chợ đầu mối quy mô cấp tỉnh hoặc quy mô chợ loại I, mỗi xã hoặc cụm xã 01 chợ loại II hoặc loại III. 10. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, phấn đấu đến năm 2010 có trên 300 trang trại, với diện tích 250 ha trở lên. Tiếp tục đổi mới phát triển các loại hình HTX để hỗ trợ kinh tế hộ và trang trại. Thông qua đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong sản xuất và dịch vụ, mở rộng các mô hình HTX phù hợp với cơ chế mới và có hiệu quả cao, hướng trọng tâm vào các khâu dịch vụ nước, giống, bảo vệ thực vật, tổ chức sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩm.