Đề tài Thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay

Đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) . Trong công cuộc đổi mới này , một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giừ vai trò chủ đạo . Thực tế qua nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo đường lối này , nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ . Bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định . Một trong những hạn chế đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói riêng . Có thể nói trong cơ chế thị trường ngày nay ,khi hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Nhà nước lại làm ăn không có hiệu quả. Điều đó thể hiện ở : trình độ công nghệ lạc hậu , cơ chế quản lý yếu kém , nợ tồn đọng trong nhiều năm , kinh doanh không có lãi Do đó điều cấp bách đặt ra là phải làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN .Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một số giải pháp như : sắp xếp lại các DNNN , cho phá sản giải thể hoặc giao bán những DNNN làm ăn không hiệu quả , cổ phần hóa các DNNN trong đó cổ phần hóa được coi là giải pháp hàng đầu , có khả năng mang lại lợi ích hài hòa cho Nhà nước và xã hội . Từ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII (6/1992) ,Đảng ta đã đưa ra chủ trương cổ phần hóa các DNNN. Thực hiện chủ trương này , chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và hạn chế nhất định . Do đó em đã chọn đề tài này để có thể tìm hiểu rõ hơn về thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay

doc40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đã trải qua 20 năm thực hiện đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) . Trong công cuộc đổi mới này , một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng nền kinh tế nước ta thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giừ vai trò chủ đạo . Thực tế qua nhiều năm thực hiện phát triển kinh tế theo đường lối này , nền kinh tế thị trường nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ . Bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định . Một trong những hạn chế đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) nói riêng . Có thể nói trong cơ chế thị trường ngày nay ,khi hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Nhà nước lại làm ăn không có hiệu quả. Điều đó thể hiện ở : trình độ công nghệ lạc hậu , cơ chế quản lý yếu kém , nợ tồn đọng trong nhiều năm , kinh doanh không có lãi … Do đó điều cấp bách đặt ra là phải làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN .Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra một số giải pháp như : sắp xếp lại các DNNN , cho phá sản giải thể hoặc giao bán những DNNN làm ăn không hiệu quả , cổ phần hóa các DNNN … trong đó cổ phần hóa được coi là giải pháp hàng đầu , có khả năng mang lại lợi ích hài hòa cho Nhà nước và xã hội . Từ nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VII (6/1992) ,Đảng ta đã đưa ra chủ trương cổ phần hóa các DNNN. Thực hiện chủ trương này , chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu và hạn chế nhất định . Do đó em đã chọn đề tài này để có thể tìm hiểu rõ hơn về thực trạng và đưa ra các giải pháp cho vấn đề cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay . Em xin cám ơn GV-Ths Ngô Thị Việt Nga đã giúp em hoàn thành đề tài này. PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (CPH DNNN) 1.Các quan niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 1.1.Khái niệm CPH DNNN Cổ phần hóa DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức DNNN thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. 1.2.Các hình thức CPH DNNN Theo quy định có 4 hình thức cổ phần hóa. Các hình thức đó là : -Giữ nguyên giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. -Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. -Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH. -Bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Mỗi hình thức cổ phần hóa có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Sự đa dạng hình thức CPH sẽ cho phép ta lựa chọn hình thức phù hợp với ngành nghề kinh doanh loại hình doanh nghiệp đang có, mục đích của chủ sở hữu để tiến hành cổ phần hóa. -Nếu mục đích là mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước cần giữ nguyên quy mô cũ của DN đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đầu tư cho hoạt động. -Nếu mục đích là thu hồi vốn để đầu tư vào hoạt động khác thiết yếu hơn thì Nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa toàn bộ DN cho người lao động trong và ngoài doanh nghiệp. -Nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong DN thì Nhà nước cần bán một phần tài sản của DNNN để thành lập công ty cổ phần. Thông qua hình thức này, chủ sỡ hữu Nhà nước đã tự nguyện rút khỏi vị trí người quản lý độc nhất, nhường vị trí đó cho hội đồng quản trị, thu hút chuyên gia giỏi vào vị trí lãnh đạo doanh nghiệp. -Nếu mục đích là chi phối hoạt động của công ty cổ phần, chủ sở hữu Nhà nước cần nắm giừ cổ phần chi phối hay cổ phần đặc biệt. 2.Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 2.1.Tình hình hoạt động của các DNNN ở Việt Nam Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, là nền kinh tế nhiều thành trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm chi phối nền kinh tế quốc dân cũng như giúp đỡ các thành phần kinh tế khác. Với vai tró đó, thành phần kinh tế Nhà nước nói chung và hệ thống các DNNN nói riêng đã được hưởng rất nhiều ưu đãi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Cụ thể là: -Quy mô của các DNNN rất nhỏ bé: Năm 2003 có tới 75% DNNN quy mô vừa và nhỏ, 15% quy mô dưới 1 tỉ. -Khả năng cạnh tranh của DNNN thấp, chi phí sản xuất và giá thành cao. Giá bán các sản phẩm của DNNN trong nước còn cao hơn giá nhập khẩu, chất lượng sản phẩm còn thấp và không ổn định …do đó khả năng cạnh tranh thấp. -Hiệu quả kinh doanh của các DNNN còn thấp: Tính đến năm 2003, mức độ nợ vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp có 190.000 tỉ đồng là 300.000 tỉ đồng, tỷ suất nợ trên vốn là 60%. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2004 trong số 4000 DNNN có khoảng 800 DN lỗ hoặc hòa vốn. Trong số DN làm ăn có lãi thì 40% số DN này mức lãi chỉ bằng hoặc nhỏ hơn một chút so với lãi suất ngân hàng. Trong 19 đơn vị được kiểm toán thì 4/19 đơn vị thua lỗ (chiếm 21%) 124 tỉ đồng, 11/19 (chiếm 58%)đơn vị có lỗ lũy kế 1.058 tỉ. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế của các DN được kiểm toán dao động từ 0,18%_0,8%... -Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: tổng đóng góp của DNNN khoảng 40%, đóng góp thực từ thuế thu nhập DN khoảng 13% và có xu hướng giảm dần. -Các vấn đề xã hội: +Doanh nghiệp thiếu việc làm, lao động dôi dư (khoảng 20% -40% nhân viên trong DNNN không có việc làm). +Có không ít các DNNN vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… -Trình độ công nghệ lạc hậu so với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới. -Trình độ và năng lực quản lý yếu kém… 2.2.Sự cần thiết phải tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam Do tồn tại những yếu kém đó, nên cần phải có những giải pháp cải tiến, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Một trong những giải pháp đó là CPHDNNN. Những lợi ích CPH đem lại: -Cổ phần hóa là con đường dẫn đến hiệu quả trong hoạt động của DN.Và thực tế cho thấy, các DN sau cổ phần hóa phần lớn đều làm ăn có hiệu quả, vốn, doanh số, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều tăng, tăng sức cạnh tranh. -Cổ phần hóa thực sự là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong việc cơ cấu lại DNNN, tạo cho DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. -Cổ phần hóa huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. -Cổ phần hóa tạo cho DN cơ chế quản lý năng động, hiệu quả, thích nghi với nền kinh tế thị trường tạo điều kiện về pháp lý và vật chất cho người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong DN. -Cổ phần hóa góp phần đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong DN. Cổ phần hóa không những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở cả phạm vi DN và nền kinh tế quốc dân.Từ chỗ DN bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao. -Cổ phần hóa là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. -Cổ phần hóa là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới. Với những lợi ích mà cổ phần hóa đem lại, từ năm 1992, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thí điểm cổ phần hóa và đến nay thực hiện cổ phần hóa mở rộng. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa DNNN -Do tâm lý e ngại sau khi cổ phần hóa sẽ mất quyền được “bảo hộ”, sẽ phải bước vào “sân chơi” thiếu bình đẳng giữa các DNNN, DN cổ phần hóa và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Không ít những nhà quản lý DN thẳng thắn thừa nhận rằng, họ ngại cổ phần hóa vì sau khi chuyển sang DN cổ phần, DN của họ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hoặc những chính sách liên quan đến đất đai, thuế vụ… tất cả những quy định đó sẽ chặt chẽ, ngặt nghèo hơn. Đồng thời phải xử lý hàng loạt các vấn đề quản lý Nhà nước về hành chính, về phần vốn Nhà nước còn trong DN sau cổ phần hóa. Khi chưa cổ phần hóa, số vốn Nhà nước trong DN chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản. Sau khi cổ phần hóa, chế độ cơ quan chủ quản không còn, nhiều DN xử lý vấn đề này rất lúng túng. Mặt khác khi còn là DNNN, thiếu vốn đi vay ngân hàng đã có cơ quan chủ quản cấp trên đứng ra bảo lãnh. Sau khi cổ phần hóa, DN muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp, mà tài sản thế chấp của DN thường không đầy đủ các loại giấy tờ liên quan theo quy định, đặc biệt là sổ đỏ đất đai, nhà xưởng… Vì vậy, vốn vay ngân hàng của các DN cũng trở nên bị động, gặp không ít khó khăn.Bên cạnh đó, các DN đã cổ phần hóa chỉ sau khi nộp thuế thu nhập mới được tính cổ tức, nhưng nếu DN vay vốn ngân hàng thì lãi vay lại được hạch toán vào chi phí, sau đó mới tính đến thuế thu nhập. Đây là quy định rất bất bình đẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của DN. -Cơ chế chính sách đối với người lao động trong DNNN cần cổ phần hóa. Người lao động trong DNNN gồm 2 loại: (1) Cán bộ quản lý do Nhà nước bổ nhiệm; (2) Nguời lao động ký hợp đồng. Vì cán bộ quản lý DNNN ít nhiều vẫn là một dạng công chức(do Nhà nước bổ nhiệm) nên hầu như còn sự mặc nhận rằng nếu số cán bộ này không chuyển được sang công ty cổ phần thì Nhà nước phải bố trí công tác ở đâu đó.Thậm chí cho rằng cán bộ quản lý DNNN không thuộc diện áp dụng NĐ 41/CP-2002 của Chính Phủ. Do đó nhiều DNNN trùng trình không cổ phần hóa được vì chưa biết bố trí cán bộ đi đâu.Vướng mắc này một phần do khuôn khổ luật pháp chế định lĩnh vực lao động hiện nay còn nhiều bất hợp lý, chưa phù hợp với kinh tế thị trường, do đó cản trở việc tái cơ cấu không chỉ cán bộ ở DNNN mà còn cản trở cả việc tái cơ cấu cán bộ quản lý hành chính và sự nghiệp của Nhà nước.Rồi đây khi Bộ luật lao động sửa đổi theo hướng cho phép thôi việc cơ cấu đi cùng với chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì xử lý vấn đề này sẽ dễ hơn. -Do vấn để tư tưởng Nhiều DN(gồm cả lãnh đạo và người lao động) cũng như nhiều cấp quản lý vẫn ngại cổ phần hóa do sợ mất đi quyền lợi. Các Bộ muốn giữ một số DNNN vì một số lý do riêng, mà các DN cũng vì thế mà ỷ lại.Dường như vấn đề cổ phần hóa vẫn chưa phải là nhu cầu tự thân, nhu cầu nội tại của các DNNN, thậm chí còn là sự miễn cưỡng, cổ phần hóa không hấp dẫn họ. Hầu hết các DNNN vẫn không muốn, hay né tránh, hoặc tìm cách né tránh thực hiện cổ phần hóa vì muốn được an toàn hơn và không muốn mất đi lợi ích hay lợi thế đang có. Một trong những lợi thế đanh mang lại quá nhiều lợi ích-lợi nhuận siêu ngạch đó là sự độc quyền hoặc những ưu đãi mà các DN vẫn nghĩ là chỉ DNNN mới có được. Ở đây, Nhà nước và các DNNN chưa có cùng một suy nghĩ và hành động. Do vậy nếu còn có sự khác nhau về thái độ và quyết tâm cổ phần hóa, và khi các DNNN vẫn còn e ngại và nghi ngờ, chưa quyết tâm thì vẫn còn nhiều trở ngại cho quá trình cổ phần hóa. Mặt khác,nhiều giám đốc của các DNNN sợ rằng cổ phần hóa sẽ làm mất đi quyền lực vốn có bấy lâu nay. Tư tưởng bao cấp đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều DN nên cố tình trì hoãn cổ phần hóa,lảng tránh nhiệm vụ mới. Những nhân tố trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cổ phần hóa, làm cho tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, ảnh hưởng đến quá trình đổi mới DNNN. PHẦN II : THỰC TRẠNG HẬU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1.Tiến trình thực hiện CPH DNNN trong những năm qua ở Việt Nam Đánh giá thực trạng cổ phần hóa trong thời gian qua, ông Lê Hoàng Hải, Cục Tài chính doanh nghiệp _ bộ Tài chính cho rằng: Tiến trình cổ phần hóa 15 năm qua có thể được chia làm 4 giai đoạn. Đó là giai đoạn thí điểm, giai đoạn mở rộng, giai đoạn chủ động, và giai đoạn đẩy mạnh. 1.1.Giai đoạn thí điểm từ 1992 đến 1996, Nhà nước chỉ thí điểm thực hiện cổ phần hóa những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất tự nguyện, việc bán cổ phần cũng chỉ giới hạn trong những đối tượng là nhà đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên bán cổ phần cho người lao động. Chính vì vậy, mới chỉ có 5 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa trên tổng số khoảng 16 doanh nghiệp được thí điểm trong giai đoạn này. Tạp chí Tài chính DN số 9/2006 1.2.Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến năm 2002, với nhiều cơ chế chính sách về cổ phần hóa được hoàn thiện và ban hành đã đẩy nhanh tiến trình này. Đặc trưng của giai đoạn này là việc mở rộng nhiều hình thức cổ phần hóa mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải trực tiếp tham gia rất nhiều công đoạn và tổ chức điều hành. Đó là việc mở rộng thêm diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài định cư lâu dài tại Việt Nam; mở rộng mức ưu đài cho người lao động trong doanh nghiệp; có thể bán 100% vốn Nhà nước tại doanh nghiệp… Kết quả là giai đoạn này với một cơ chế cổ phần hóa ngày càng được hoàn thiện, sự hưởng ứng đối với tiến trình sắp xếp và cổ phần hóa DN ngày càng tăng lên, chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được 868 DNNN, bộ phận DNNN. Tạp chí Tài chính DN số 9/2006 1.3.Giai đoạn chủ động bắt đầu từ tháng 6/2002 đến tháng 11/2004 với cơ sở pháp lý quan trọng là nghị định số 64/2002/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Đây là giai đoạn Nhà nước chủ động giao cho các Bộ, ngành, địa phương trách nhiệm lựa chọn và triển khai cổ phần hóa đối với các DN thuộc phạm vi quản lý mà không trông chờ sự tự nguyện của các DN cấp dưới như trước đây. Trong giai đoạn này, Nhà nước cũng giao thêm quyền quyết định giá trị DN và phê duyệt phương án cổ phần hóa cho Bộ trưởng các Bộ, chủ tịch UBND các tỉnh (trừ trường hợp giảm trên 500 triệu đồng vốn Nhà nước phải có ý kiến của Bộ Tài chính). Bắt đầu áp dụng biện pháp nhằm công khai, minh bạch hóa quá trình cổ phần hóa như cho phép thuê các tổ chức trung gian xác định giá trị doanh nghiệp; dành tối thiểu 30% số cổ phần (sau khi trừ số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ, cổ phần bán ưu đãi cho người lao động) để bán cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp… Mặc dù, về số lượng, giai đoạn này chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được 1.435 DNNN, bộ phận DNNN nhưng theo đánh giá của ông Hải: các DNNN được cổ phần hóa thực sự quy mô vẫn còn quá nhỏ bé chưa chiếm đến 5% tổng số vốn Nhà nước trong các DN, quá trình cổ phần hóa còn khép kín, chưa thực sự gắn với thị trường nên vừa hạn chế công tác huy động vốn của DN vừa làm giảm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của DN; việc giải quyết lợi ích giữa các bên trong một DN được cổ phần hóa cũng chưa được hài hòa… Tạp chí Tài chính DN số 9/2006 1.4.Giai đoạn đẩy mạnh từ tháng 12/2004 đến nay được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ_CP của Chính Phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Đã xuất hiện các công ty Nhà nước có quy mô vốn lớn không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn được cổ phần hóa như: Bảo Minh, Vinamilk, Vĩnh Sơn… và được niêm yết làm tăng đáng kể quy mô của thị trường chứng khoán. Các giải pháp để nâng cao trách nhiệm của DN cổ phần hóa và các cơ quan trong xử lý nợ, tài sản tồn đọng, lao động dôi dư cũng được tiến hành song song với việc bổ sung các quy định để nâng cao tính khách quan, minh bạch, tính chuyên nghiệp trong quá trính cổ phần hóa như định giá qua các định chế trung gian, tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN, thực hiện bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá công khai, theo nguyên tắc thị trường… Trong giai đoạn này, chúng ta đã tiến hành cổ phần hóa được 1.054 DNNN, bộ phận DNNN. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp-tháng 9/2006 2.Tình hình hậu CPH DNNN ở Việt Nam 2.1.Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hậu CPH Theo kết quả điều tra của Viện quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) tại 559 doanh nghiệp cổ phần hóa, kết quả cho thấy, 87,53% số doanh nghiệp khẳng định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn nhiều so với trước khi cổ phần hóa. So sánh năm đầu cổ phần hóa với năm cuối của mô hình DNNN, cho thấy doanh thu bình quân tăng khoảng 13%. Theo đánh giá của các nhà quản lý DN, ở thời điểm năm đầu tiên cổ phần hóa, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác dụng đột biến tức thời tới các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như: tăng sức sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đã có tác động mạnh đến các chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra, thể hiện hiệu quả hoạt động là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Tương tự, ngay trong năm sau khi cổ phần hóa, năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng bình quân 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với trước khi cổ phần hóa. Đối với những DN cổ phần hóa được nhiều năm, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào thế ổn định tiếp tục đạt được những tăng trưởng đáng khích lệ. Doanh thu bình quân tăng 13,4%/năm; lợi nhuân sau thuế tăng đáng kể; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng 37%/năm; năng suất lao động tăng 18,3%/năm; đầu tư tài sản cố định tăng 11,5%/năm; mức nộp ngân sách bình quân của các doanh nghiệp tăng 24,9%, lương bình quân người lao động tăng 11,4% … Sau cổ phần hóa các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút thêm lao động. Số lao động trong các DN cổ phần hóa tăng bình quân 6,6%. Cổ tức bình quân của các DN đạt 17,11%. Hầu hết các doanh nghiệp đều có mức cổ tức cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Qua nghiên cứu khảo sát các DN sau cổ phần hóa của Bộ kế hoạch và đầu tư cho thấy việc thay đổi mô hình hoạt động của cán bộ quản lý và người lao động đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cán bộ quản lý và người lao động đã thật sự gắn bó với DN, nhờ vậy mà hiệu quả kinh doanh tăng lên. Có đến 96% DN cho rằng, cán bộ quản lý đã quan tâm nhiều hơn đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN cũng như nâng cao tính chủ động của cán bộ quản lý trong thực hiện các mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả; hơn 88% doanh nghiệp cho biết, lương, thưởng căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của nguời lao động đã tăng lên nhiều so với trước khi cổ phần hóa. Có đến 85% số doanh nghiệp cho rằng sau cổ phần hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của DN được khai thác triệt để hơn, sử dụng tốt hơn, tiết kiệm hơn trước. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp-số 11/2005 Như vậy kết quả hoạt động của các DN hậu cổ phần hóa phần lớn đều tốt so với trước. 2.2.Kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến cổ phần hóa, hậu cổ phần hóa Cổ phần hóa là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN mang tính triệt để và tối ưu nhất đối với nước ta. Cổ phần hóa DNNN trong suốt thời gian qua đã được tiến hành trên một nền tảng pháp lý chưa thực sự vững chắc. Văn bản pháp luật đầu tiên về cổ phần hóa DNNN là Quyết định số 143/HĐBT ngày 10-5-1990. Tiếp theo đó là Chỉ thị 2002/CP ngày 06-8-1992 và sau đó là Chỉ thị số 84/TTg ngày 04-3-1993 về việc cổ phần hóa DNNN. Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 143/HĐBT, số lượng DN cổ phần hóa được cổ phần hóa là 6. Sau 3 năm thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN, ngày 07-5-1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP về “chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần’’. Chưa đầy một năm sau đó, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 25/CP ngày 26-3-1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP.Các quy định của Nghị định số 28/CP và số 25/CP đã tạo ra được những cơ sở pháp lý khá vững chắc để chuyển các DNNN sang hình thức công ty cổ phần đã được luật công ty năm 1990 xác định. Các quy định này đã quy định mục tiêu, điều kiện, thủ tục cổ phần hóa, thẩm quyền cho phép cổ phần hóa, quyền và lợi ích của người lao động khi DNNN được cổ phần hóa. Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 28/CP, số lượng DNNN được cổ phần hóa là khoảng 350. Cổ phần hóa DNNN-những vấn đề lý luần và thực tiễn Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004 Ngày 29-6-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Khác với Nghị định số 28/CP,
Tài liệu liên quan