Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội

Mỗi người trong số chúng ta đang sử dụng những kết quả của hàng chục các giao dịch quốc tế diễn ra hàng ngày. Đồng hồ báo thức kèm radio của bạn có thể được sản xuất tại Trung Quốc, những bản tin mà bạn đang nghe được phát đi từ đài BBC của Anh. Bạn mặc áo phông GAP sản xuất tại Ai Cập, quần bò Levis sản xuất tại Băngladet và đi giày Nike được gia công ở Việt Nam với các phụ kiện được sản xuất ở một vài nước khác. Bạn bước vào chiếc xe Toyota của mình (được sản xuất ở Nhật Bản) và nghe nhạc Pop từ đĩa CD phát hành tại Hà Lan do mét ban nhạc Thuỵ Điển trình bày. Tại một quán cà phê địa phương, bạn có thể thưởng thức cà phê chế biến từ hạt cà phê trồng ở Colombia, thậm chí không cần bước chân ra khỏi thị trấn nhỏ bé của mình nhưng bạn có thể mua bất cứ một sản phẩm nào được sản xuất ở bất cứ quốc gia nào mà bạn muốn. Bất kể sống ở đâu đi nữa thì bạn sẽ luôn bị bao quanh bởi hàng hoá nhập khẩu - tất cả hàng hoá và dịch vụ được một nước mua từ các tổ chức ở các nước khác. Tất cả những điều đó đã nói lên được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu là một trong những bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm trong những chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi Ých cho các bên tham gia. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ những năm 1980, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thương mại Hà Nội. Là một doanh nghiệp đa ngành hàng với hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chủ đạo, đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã sớm khằng định vai trò trong việc phục vụ tiêu dùng và sản xuất trong nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình thực tập, nhận thức rõ vai trò của hoạt động nhập khẩu, những thành quả cũng như những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Công ty, được sự giúp đỡ tận tình của ban Lãnh đạo, đặc biệt là Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu I và sự chỉ bảo động viên của giảng viên- Thạc sỹ Bùi Huy Nhượng, tôi mạnh dạn chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội". Kết cấu đề tài gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoá Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội thời gian qua Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội

doc100 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do bản thân viết, không sao chép ở bất cứ luận văn hay chuyên đề nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và toàn trường . Sinh viên Nguyễn Kim Phượng LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn giảng viên: Thạc sĩ Bùi Huy Nhượng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn của mình. Qua đây em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội đã tạo cơ hội cho em trong việc cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 3/05/2003 Sinh viên Nguyễn Kim Phượng LỜI NÓI ĐẦU Mỗi người trong số chúng ta đang sử dụng những kết quả của hàng chục các giao dịch quốc tế diễn ra hàng ngày. Đồng hồ báo thức kèm radio của bạn có thể được sản xuất tại Trung Quốc, những bản tin mà bạn đang nghe được phát đi từ đài BBC của Anh. Bạn mặc áo phông GAP sản xuất tại Ai Cập, quần bò Levis sản xuất tại Băngladet và đi giày Nike được gia công ở Việt Nam với các phụ kiện được sản xuất ở một vài nước khác. Bạn bước vào chiếc xe Toyota của mình (được sản xuất ở Nhật Bản) và nghe nhạc Pop từ đĩa CD phát hành tại Hà Lan do mét ban nhạc Thuỵ Điển trình bày. Tại một quán cà phê địa phương, bạn có thể thưởng thức cà phê chế biến từ hạt cà phê trồng ở Colombia, thậm chí không cần bước chân ra khỏi thị trấn nhỏ bé của mình nhưng bạn có thể mua bất cứ một sản phẩm nào được sản xuất ở bất cứ quốc gia nào mà bạn muốn. Bất kể sống ở đâu đi nữa thì bạn sẽ luôn bị bao quanh bởi hàng hoá nhập khẩu - tất cả hàng hoá và dịch vụ được một nước mua từ các tổ chức ở các nước khác. Tất cả những điều đó đã nói lên được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu là một trong những bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm trong những chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi Ých cho các bên tham gia. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Công ty thương mại xuất nhập khẩu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ những năm 1980, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thương mại Hà Nội. Là một doanh nghiệp đa ngành hàng với hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động chủ đạo, đem lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã sớm khằng định vai trò trong việc phục vụ tiêu dùng và sản xuất trong nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình thực tập, nhận thức rõ vai trò của hoạt động nhập khẩu, những thành quả cũng như những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Công ty, được sự giúp đỡ tận tình của ban Lãnh đạo, đặc biệt là Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu I và sự chỉ bảo động viên của giảng viên- Thạc sỹ Bùi Huy Nhượng, tôi mạnh dạn chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội". Kết cấu đề tài gồm ba phần: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoá Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội thời gian qua Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Hà Nội CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA I. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1. Khái niệm nhập khẩu. Khái niệm: Nhập khẩu được hiểu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác và dùng ngoại tệ để trao đổi. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán ở phạm vi quốc tế, nó không chỉ là hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp, có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế, hoạt động nhập khẩu hàng hoá một mặt đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao, mặt khác nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường bởi vì nó phải đối đầu với cả một hệ thống kinh tế ở bên ngoài, mà một nước tham gia nhập khẩu không dễ dàng khống chế được. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau, thị trường vô cùng rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, các quốc gia khác nhau tham gia vào hoạt động giao dịch, buôn bán này phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của các địa phương. + Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng về cả không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hoặc của nhiều nước khác. + Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi Ých cho các quốc gia. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động được tổ chức, thực hiện với nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lùa chọn hàng hoá nhập khẩu, thương nhân giao dịch, các bước tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi nhận hàng hoá và thanh toán. Mọi khâu, mọi nhiệm vụ đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. 2. Chức năng của nhập khẩu. Nhập khẩu có một số chức năng cơ bản sau + Hoạt động nhập khẩu làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của nhân dân trong nước. Chức năng này thể hiện ở việc hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển một cách nhịp nhàng, cân đối và đạt tốc độ tăng trưởng cao. + Hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân nhờ việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng triệt để những khả năng và lợi thế của phân công lao động quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng, khai thác các năng lực của nền kinh tế thế giới. + Hoạt động nhập khẩu khai thác mọi năng lực và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn… của các nước và các khu vực trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh trong nước để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại. Trên cơ sở đó nền sản xuất trong nước tiếp thu được những tiến bộ về kinh tế và công nghệ của thế giới, sử dụng những hàng hoá và dịch vụ tốt và rẻ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu dùng. + Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện đưa các nước khác hướng vào nước ta vừa làm kinh tế vừa phát triển sản xuất giúp nền kinh tế nước ta hướng ra nước ngoài, sẽ có điều kiện cân đối xuất nhập khẩu, tiến lên có thể xuất siêu. Và như vậy có thể tích luỹ và tăng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, kinh tế quốc dân vững mạnh thì uy tín chính trị cao và có điều kiện góp phần thúc đẩy tiến bộ chung của của nhân loại . + Hoạt động nhập khẩu phát triển có liên quan mật thiết và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Thông tin và liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế, du lịch quốc tế…tạo điều kiện cho việc mở rộng, hợp tác đầu tư quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ. + Hoạt động nhập khẩu góp phần làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội nước ta với nước ngoài chặt chẽ và mở rộng, góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước. 3. Vai trò của nhập khẩu. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến tình hình sản xuất, đời sống. Nhập khẩu để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Làm như vậy tác động tích cực tới sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học công nghệ. Nhìn chung hoạt động nhập khẩu có những vai trò chủ yếu sau: a. Đối với nền kinh tế thế giới. + Thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế của các quốc gia có điều kiện “xích lại” gần nhau hơn, góp phần vào xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, các nước trên thế giới có thể khai thác được lợi thế của nước mình, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, nhân lực... + Hoạt động nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổi phương pháp quản lý, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến… Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó không những làm phát khối lượng sản phẩm mà còn phát triển chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. + Hoạt động nhập khẩu góp phần tạo sự liên kết kinh tế giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như hoạt động dịch vụ thương mại, bảo hiểm, du lịch quốc tế… + Hoạt động nhập khẩu tăng cường hợp tác và chuyên môn hoá quốc tế, là một mắt xích quan trọng trong quá trình phân công lao động quốc tế, góp phần vào nâng cao uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế. + Hoạt động nhập khẩu kích thích sản xuất và tiêu dùng trong mỗi quốc gia, từ đó làm cho khối lượng sản phẩm và nhu cầu trong nền kinh tế thế giới tăng lên b. Đối với nến kinh tế Việt Nam. Với mỗi chức năng cơ bản nói trên, chúng ta thấy rằng nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, cụ thể như sau: + Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vì nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật nên sẽ tạo ra dây chuyền hiện đại kéo theo sự đổi mới trong đội ngò cán bộ kỹ thuật và quản lý, tạo ra kỷ luật chặt chẽ trong đội ngò nhân công, gây ý thức lao động hiệu quả. + Nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất, nâng cao khả năng sản xuất trong nước, giúp quốc gia khai thác đựơc lợi thế so sánh của mình, khai thác được tính lợi thế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại quốc tế. Nhập khẩu thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trong nước. + Nhập khẩu bổ xung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, bù đắp những thiếu hụt về cầu do sản xuất trong nước không đáp ứng được. Không những thế nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phó cho chủng loại hàng hoá, mẫu mã sản phẩm, chất lượng cho thị trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong nước, đảm bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác một cách tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. + Nhập khẩu cũng là đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, chất lượng các loại hàng hoá góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng là nơi thu hót hàng triệu lao động, vừa giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. + Nhập khẩu tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các đơn vị sản xuất yêú kém. Nhờ nhập khẩu mà các luồng thông tin được khai thông, các mối quan hệ được sử dụng tích cực. + Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu. + Nhập khẩu tạo cơ sở để các nước mở rộng các quan hệ với các nước khác trên thế giới, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động thế giới. Chính vì vậy mà hoạt động nhập khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoaị của mỗi nước đối với phần còn lại của thế giới. Như vậy có thể nói đẩy mạnh nhập khẩu sẽ tạo động lực cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề thiết yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giúp các nước khai thác triệt để lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường nhập khẩu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. c. Đối với các doanh nghiệp. + Qua hoạt động nhập khẩu, các sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao, chất lượng, mẫu mã tốt buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đổi mới, cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời sống cán bộ công nhân được nâng cao. + Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế rất phức tạp vì có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệp, nâng cao nghiệp vụ … Điều đó làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp. + Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh. + Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuất phát từ lợi Ých của cả hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực. Như vậy nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nó tồn tại như là một nhu cầu cần thiết mà không một quốc gia nào có thể phủ nhận. Một quốc gia muốn phát triển mạnh đòi hỏi phải có một chiến lược nhập khẩu hợp lý và hiệu quả. II. CÁC HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới thì hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng cũng phát triển phong phú với nhiều hình thức. Tuy nhiên, có một số hình thức nhập khẩu sau đây hay được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp . 1. Hình thức nhập khẩu trực tiếp ( Nhập khẩu tự doanh) a. Khái niệm: Hoạt động nhập khẩu trực tiếp hay còn gọi là nhập khẩu tự doanh là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng hoá và dịch vụ mà không qua một tổ chức trung gian nào. b. Đặc điểm: + Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí và rủi ro cũng như phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu của mình. + Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu nhiều hơn so với các hình thức nhập khẩu khác. Doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu nhập khẩu có quy cách, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp sẽ nâng cao uy tín doanh nghiệp , thu được lãi cao. + Doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu như thuế nhập khẩu, thuế mặt hàng… c. Quy định của chính phủ Việt Nam đối với hình thức nhập khẩu trực tiếp. Pháp luật Việt Nam quy định về quyền kinh doanh nhập khẩu như sau: + Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Các chi nhánh thuộc Tổng công ty, công ty được nhập khẩu theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty, giám đốc công ty phù hợp với nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty, công ty. + Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục hải quan xây dựng hệ thống mã số nói trên và hướng dẫn việc đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. + Đối với doanh nghiệp thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Nhập khẩu uỷ thác. a. Khái niệm Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hoá nhưng lại không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho mét doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Hay nói cách khác nhập khẩu uỷ thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhập khẩu nhữmg thủ tục cần thiết để nhập hàng và hưởng phầm trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu. b. Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác. + Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, xin hạn nghạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường hàng nhập mà chỉ đóng vai trò làm đại diện bên uỷ thác giao dịch với nước ngoài, kí kết hợp đồng và làm các thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất. + Bên uỷ thác phải tự nghiên cứu thị trường, lùa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí có liên quan. + Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí uỷ thác chứ không được tính doanh thu và không phải chịu thuế doanh thu. + Khi nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng ngoại giữa doanh nghiệp nhập khẩu với đối tác nước ngoài và một hợp đồng nội giữa doanh nghiệp nhận uỷ thác với doanh nghiệp uỷ thác. + Hình thức nhập khẩu uỷ thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm Ýt, người đứng ra nhập khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần vốn để mua hàng, phí uỷ thác tuy Ýt nhưng nhận tiền nhanh và Ýt thủ tục và rủi ro. c. Quy định của chính phủ Việt Nam về nhập khẩu uỷ thác. Pháp luật Việt Nam quy định rõ về điều kiện doanh nghiệp được nhập khẩu uỷ thác như sau: + Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. +Thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu được nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Việc uỷ thác nhập khẩu và việc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện do bộ thương mại hướng dẫn cụ thể. + Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia kí kết thoả thuận. 3. Hình thức nhập khẩu liên doanh. a. Khái niệm Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có Ýt nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu. b. Đặc điểm + So với nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp Ýt chịu rủi ro hơn bởi vì mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải góp phần vốn nhất định và quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng tăng lên theo vố
Tài liệu liên quan