Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ

Trong dự thảo Luật Thủy sản lần thứ 12 đã được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2003 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2004, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngành Thuỷ sản l!ẳmột ngàkh kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Với đường bờ biển dài hơn 3000 km, hệ thống sông ngòi ao hồ dày đặc, hơn 4 triệu lao động nghề cá, tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam là rất lớn

doc107 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đỏnh giỏ năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I. Lí luận chung về năng lực cạnh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 1 1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh 1 1.1.1 Năng lực cạnh tranh là gì 1 1.1.2 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh 2 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia 2 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hàng 3 1.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 4 1.2 Bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới 6 1.2.1 Tình hình thị trường thuỷ sản trên thế giới 6 Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn 9 1.2.2.1 Thị trường Mỹ 10 1.2.2.2 Thị trường Nhật Bản 11 1.2.3 Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới và xu thế cạnh tranh về xuất khẩu thuỷ sản giữa các nước này 13 1.2.3.1 Thái Lan 14 1.2.3.2 Trung Quốc 15 1.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 18 1.3.1 Vị trí ngành thuỷ sản xuất khẩu trong xuất khẩu nói chung 18 1.3.1.1 Tổ chức xuất khẩu thuỷ sản 20 1.3.1.2 Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam 24 1.3.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 27 Chương II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 29 2.1Bức tranh chung về thị trường thuỷ sản Mỹ 29 2.1.1 Thị hiếu tiêu dùng và tập quán kinh doanh của người Mỹ 29 2.1.1.1 Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ 29 2.1.1.2 Tập quán kinh doanh của người Mỹ 31 2.1.2 Các sản phẩm thuỷ sản trong và ngoài nước được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng 33 2.1.3 Các quốc gia chủ yếu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ 39 2.1.3.1 Canada 40 2.1.3.2 Thái Lan 42 2.1.3.3 Trung Quốc 43 2.1.4 Chính sách thương mại và hệ thống luật pháp Mỹ liên hệ trực tiếp đến ngành thuỷ sản 45 2.2 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây 48 2.2.1 Kết quả xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian qua 48 2.2.2 Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản mạnh sang Mỹ 50 2.2.3 Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chính 52 2.2.3.1 Mặt hàng tôm: 53 2.2.3.2 Mặt hàng cá đông lạnh 55 2.2.3.3 Thuỷ sản khác 57 2.2.4 Vấn đề thương hiệu, uy tín và an toàn thực phẩm của hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ 58 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 61 2.3.1 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia 62 2.3.2 Năng lực cạnh tranh cấp ngành 66 2.3.3 Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm 69 Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 72 3.1 Giải pháp về nguồn hàng 72 3.1.1 Nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản 72 3.1.2 Nâng cao năng lực chế biến 77 3.1.3 Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm 79 3.2 Giải pháp về thị trường 82 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu. 82 3.2.2 Phát huy vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) trong việc hỗ trợ xuất khẩu. 82 3.3.3 Thay đổi thuế và thành lập quỹ tín dụn_ hỗ trợ xuất khẩu 83 3.3.4 Chú trọ9‘Ămở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ. 83 3.3 Giải pháp về phân phối sản phẩm 84 3.3.1 Hiểu rõ các chính sách thương mại và nắm chắc hệ thống pháp luật trong ngành thuỷ sản Mỹ 84 3.3.2 Giải quyết tốt vấn đề thương hiệu sản phẩm 85 3.3.3 Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả nhất 87 3.3.4 Thực hiện tốt mối quan hệ ngoại giao 87 Kết luận Tài liệu tham khảo Lời nói đầu Trong dự thảo Luật Thủy sản lần thứ 12 đã được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2003 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2004, Đảng và Nhà nước ta đã xác định ngành Thuỷ sản l!ẳmột ngàkh kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Với đường bờ biển dài hơn 3000 km, hệ thống sông ngòi ao hồ dày đặc, hơn 4 triệu lao động nghề cá, tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam là rất lớn. Đóng góp trên 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2002, đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ 11 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong điều kiện hiện nay khi đất nước đang trên đà phát triển, mở cửa kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Đây là hướng đi rất đúng đắn của Đảng và nhà nước ta vì xuất khẩu thuỷ sản phù hợp với khả năng của Việt Nam, phát huy được lợi thế so sánh khi cạnh tranh với các nước khác. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và EU. Lô hàng thuỷ sản Việt Nam đầu tiên cập cảng nước Mỹ vào tháng 7/1994, sau 4 tháng Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam, mở ra cho thuỷ sản Việt Nam một thị trường mới đầy hứa hẹn. Từ đó đến nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ không ngừng tăng lên, đặc biệt là sau khi “Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ” được ký kết (7.2000) và chính thức có hiệu lực (10/12/2001), Việt Nam đã được hưởng Quy chế Tối huệ quốc của Mỹ. Từ năm 2001, Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam về xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một thị trường không chỉ phong phú về nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản mà giá nhập khẩu cũng cao hơn các thị trường khác, và lượng nhập khẩu cũng lớn vào hàng đầu thế giới. Hơn nữa thị trường này cũng không khắt khe như thị trường EU về các yêu cầu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh đối với thuỷ sản nhập khẩu. Xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ đúng là có rất nhiều thuận lợi và thị trường này thật sự là một mảnh đất màu mỡ, tuy nhiên cũng chính vì thế nên nó vô cùng hấp dẫn, là mục tiêu của rất nhiều các quốc gia, không phải chỉ dành riêng cho Việt Nam. Hiệp định thương mại Việt Mỹ mở ra cho ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong đó thách thức lớn nhất là tính cạnh tranh quyết liệt tại thị trường này. Đặc biệt khi chúng ta mới chỉ nổi lên ở Mỹ từ 2 năm nay, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm như các nước đi trước như Thái Lan, Trung Quốc là hai cường quốc về xuất khẩu thuỷ sản và là các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào Mỹ. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu là rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nó sẽ là vũ khí quyết định khả năng tồn tại, đứng vững của doanh nghiệp. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp mà của cả chính phủ và tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam. “Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ?”, đây một câu hỏi lớn cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hi vọng bài khoá luận tốt nghiệp này có thể trả lời được phần nào câu hỏi đó với các nội dung sau: Chương I. Lí luận chung về năng lực canh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, trong đó có nêu cả khái quát về tình hình xuất nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua. Chương II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và đánh giá năng lực năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ, phản ánh thực trạng các mặt hàng thuỷ sản được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng, các nước xuất khẩu thuỷ sản chính vào Mỹ với các sản phẩm thế mạnh, kinh nghiệm của các nước, từ đó so sánh và đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với các nước đó. Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Thạc sĩ Trần Việt Hùng, các thầy cô giáo khoa Kinh tế ngoại thương, Trung tâm thông tin Bộ Thuỷ sản (10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội), công ty TNHH Minh Phú (tỉnh Cà Mau) đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Chương I. Lí luận chung về năng lực cạnh tranh và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 1.1 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh 1.1.1 Năng lực cạnh tranh là gì Ngày nay chúng ta đang sống trong một môi trường siêu cạnh tranh, tức là một môi trường có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng. Vậy cạnh tranh là gì và năng lực cạnh tranh là gì? Cạnh tranh trên thị trường hàng hoá (sau đây gọi tắt là cạnh tranh) là việc đấu tranh hoặc giành giật của một số đối thủ về khách hàng, thị trường hoặc nguồn lực của các tổ chức. Năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp, hiện nay năng lực cạnh tranh được chia theo các cấp khác nhau, ít nhất bao gồm 3 cấp độ là: Năng lực cạnh tranh quốc gia xét trong quan hệ giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Năng lực cạnh tranh công ty (hay doanh nghiệp) xét trong quan hệ giữa các tập đoàn công ty, giữa các ngành hàng. Năng lực cạnh tranh sản phẩm xét trong quan hệ với các sản phẩm cùng loại hoặc có khả năng gây tranh chấp trên thị trường trong và ngoài nước. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế tương đối bền vững và các đặc trưng kinh tế khác”. Từ đó có thể mở rộng khái niệm năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho một ngành hàng: “Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của một ngành hàng là khả năng một chủ thể tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần tại các thị trường ngoài nước mà tại đó có nhiều chủ thể khác cùng tham gia kinh doanh ngành hàng đó, thông qua việc tận dụng lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất và một loạt các nhân tố đặc trưng khác của ngành”. Việc đạt tới một sự tăng trưởng về thị phần đòi hỏi một sự phối hợp xác đáng các yếu tố vĩ mô và vi mô thông qua việc định hướng một cách tích cực đối với sức cạnh tranh của mặt hàng. Năng lực cạnh tranh của ngành hàng thuỷ sản có thể hiểu là khả năng mà ngành thuỷ sản đạt mức tăng trưởng, tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, thông qua một chiến lược sản xuất, chế biến và xúc tiến thương mại hợp lí. 1.1.2 Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh Như đã trình bày ở trên, tuỳ theo từng cấp độ khác nhau mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh, do đó các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dưới mỗi cấp độ cũng khác nhau. Về năng lực cạnh tranh quốc gia, thì có 3 nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá, đó là môi trường kinh tế vĩ mô, khoa học công nghệ và thể chế kinh tế. (Trong những năm trước để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia người ta phân thành 8 nhóm chỉ tiêu với 500 tiêu chí khác nhau. 8 nhóm đó là độ mở của nền kinh tế, vai trò hoạt động của chính phủ, hoạt động tài chính, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, lao động, thể chế pháp luật). Về năng lực cạnh tranh ngành hàng, có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh là lợi thế so sánh, năng suất lao động, sản phẩm… Về năng lực cạnh tranh sản phẩm, thì người ta lại chú ý đến các chỉ tiêu giá cả, chất lượng, quy mô thị trường. Cụ thể như sau: 1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia a) Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường vĩ mô là các hệ thống chính sách, quan điểm, công cụ, biện pháp và chủ trương mà Nhà nước can thiệp vào nhằm gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh theo chiều hướng tích cực và có lợi nhất. Những chỉ tiêu này cụ thể hơn bao gồm các chính sách về thuế quan như hệ thống thuế quan, hàng rào phi thuế quan, các chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách về tỷ giá hối đoái, mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực và quy mô của Chính phủ, những chính sách tài khoá, các chỉ tiêu liên quan đến tài chính như khả năng thực hiện các hoạt động trung gian tài chính, rủi ro tài chính, đầu tư và tiết kiệm, các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc, kho tàng bến bãi, các chỉ tiêu về quản trị, lao động… b) Khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ liên tục được nhắc đến như là chìa khoá cho sự thành công của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế tri thức đang dần chiếm vị trí thống lĩnh thì khoa học công nghệ đặc biệt là sự phát triển của mạng lưới thông tin Internet trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất. Đối với các quốc gia đang phát triển, thì việc đầu tư vào khoa học và công nghệ để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tiến chiến lược vững chắc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Các chỉ tiêu về khoa học công nghệ bao gồm những chỉ tiêu về năng lực phát triển công nghệ trong nước (công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất, khai thác v.v…), khai thác công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài, hoặc phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ. c)Thể chế công Thể chế công được đánh giá bằng các chỉ tiêu chi tiết hơn như hệ thống pháp luật, tình hình chống tham nhũng và chống tội phạm có tổ chức, các thể chế pháp lý, các luật và các văn bản pháp quy khác. 1.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành hàng a) Lợi thế so sánh Lợi thế so sánh là một yếu tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của một quốc gia, một doanh nghiệp cũng như một ngành hàng. Đó là tập hợp tất cả các yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm bao gồm nguồn nhân lực, vật lực và điêù kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có thể kể đến các yếu tố khác là nhân tố đầu vào và các chi phí nội bộ ngành cũng như hệ số chi phí nguyên vật liệu. b) Năng suất lao động Một sản phẩm được tạo ra với năng suất lao động cao sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm khác cùng loại nhưng được tạo ra với năng suất lao động thấp hơn. Điêù này được giải thích với cùng một chi phí như nhau, năng suất lao động cao hơn sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn mà chất lượng vẫn như thế, như thế sẽ tạo ra được những sản phẩm có giá thành thấp hơn và hiển nhiên là được người tiêu dùng lựa chọn. Năng suất lao động bao hàm các khái niệm giá trị sản phẩm và hiệu quả mà nó mang lại. c) Sản phẩm Trước hết phải kể đến chất lượng của sản phẩm. Đối với tất cả các sản phẩm nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng, đây được coi là yếu tố then chốt quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhất là trong điêù kiện quốc tế hiện nay, khi mà mức sống ngày càng được nâng cao, thì yếu tố chất lượng trở thành yếu tố hàng đầu chứ không phải là yếu tố số lượng. Hơn nữa, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và đa dạng, các quốc gia cũng sử dụng các hàng rào phi thuế quan ngày một nhiều hơn với yếu tố chất lượng sản phẩm như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước. Chất lượng của sản phẩm là kết quả tổng hoà của các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất. Đối với mặt hàng thuỷ sản, việc nâng cao chất lượng được thực hiện bởi việc áp dụng nhất loạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định về kiểm dịch và đặc biệt là hệ thống HAACP. Tiếp theo là tính đa dạng hoá của mặt hàng. Việc đa dạng hoá mặt hàng luôn là một động thái chiến lược nhằm nâng cao tối đa tính thích nghi của ngành hàng đối với sự thay đổi và đặc điểm khác nhau của các thị trường mục tiêu. Nhờ đó, nó còn giúp cho việc mở rộng thị trường, thâm nhập các thị trường mới và bao được nhiều các phân đoạn thị trường khác nhau. 1.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm a) Giá cả Các nhà sản xuất luôn hiểu rằng, sản phẩm làm ra có mức giá phải chăng, rẻ hơn đối thủ cạnh tranh trong khi chất lượng như nhau thì sẽ có năng lực cạnh. Giá cả luôn là yếu tố quyết định cuối cùng xét trong tầm vĩ mô. Muốn giảm giá bán thì doanh nghiệp phải tăng năng suất, giảm các chi phí phụ có trong giá thành sản phẩm. Điều này lại liên quan đến năng lực quản lí của doanh nghiệp, trình độ kĩ thuật công nghệ, nguồn nhân lực v.v… Một ví dụ dễ thấy về mặt hàng Cá tra và cá basa của Việt Nam có giá cả phù hợp, chất lượng tốt đã thể hiện rõ thế mạnh của mình trên thị trường Mỹ trong vài năm trở lại đây. b) Chất lượng Đời sống nâng cao, người tiêu dùng cũng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Chất lượng sản phẩm phân đoạn thị trường. Đặc biệt với những nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, thu nhập trung bình của người dân rất cao thì yếu tố chất lượng, và lại là chất lượng hàng thuỷ sản (thực phẩm), được đặt lên hàng đầu trước khi bàn đến vấn đề giá. Nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là phương châm của các nhà sản xuất biết nhìn xa trông rộng c) Quy mô thị trường Quy mô thị trường cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của một sản phẩm. Một sản phẩm có quy mô thị trường lớn ắt có năng lực cạnh tranh cao. Càng mở rộng thị phần, sản phẩm càng có chỗ đứng vững vàng hơn, càng thể hiện được vị trí của sản phẩm trên thị trường. Như vậy, có rất nhiều các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, sự phân chia các yếu tố riêng lẻ tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành hàng hay năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì tổng hoà các yếu tố đó sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh nói chung với các mức độ khác nhau và trên các phương diện khác nhau. Phần tiếp theo của chương, tôi xin trình bày về bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới để có thể có một cái nhìn sắc nét hơn về khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung và cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh về mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới nói riêng. 1.2 Bối cảnh và xu thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu trên thế giới Tình hình thị trường thuỷ sản trên thế giới Hình1.1: Sản lượng thủy sản thế giới (Triệu tấn) Hình 1.2: Giá trị thương mại thuỷ sản thế giới (tỷ USD) Nguồn: Tạp chí TT khoa học và công nghệ thuỷ sản số 6/2003 Hiện nay các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ một cách rộng rãi trên thế giới. Hơn 1/3 sản lượng thuỷ sản (cả khai thác và nuôi trồng) được tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Các nước đang phát triển hiện là những nước cung cấp chính, chiếm khoảng 50% trong tổng khối lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới. Việc buôn bán các sản phẩm thuỷ sản là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với các nước đang phát triển. Nguồn thu ngoại tệ thực từ các sản phẩm thuỷ sản (không kể chi phí và thuế) của những nước này tăng từ 4 tỷ USD năm 1981 lên 17,7 tỷ USD năm 2001, cao hơn so với lượng xuất khẩu thực từ các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo, cacao, thuốc lá và chè. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước xuất khẩu chính trên thế giới với giá trị xuất khẩu của mỗi nước là 4 tỷ USD. Năm 2001, tổng lượng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới giảm nhẹ về mặt giá trị xuống còn 59.300 triệu USD trong đó lượng nhập khẩu của các nước phát triển chiếm hơn 80% với Nhật Bản và Mỹ là 2 nước nhập khẩu chính. Về mặt giá trị tôm là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm khoảng 19% trong thương mại quốc tế. Về tiêu thụ thuỷ sản, so với thuỷ sản đã chế biến, thuỷ sản tươi vẫn được ưa chuộng trên thị trường. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tươi tăng từ 24,9 triệu tấn năm 1998 lên 57 triệu tấn năm 2001. Thuỷ sản đã chế biến (đông lạnh, khô và đóng hộp) tăng từ 46 triệu tấn (tương đương trọng lượng sống) năm 1998 lên hơn 50 triệu tấn vào năm 2001. Tăng trưởng chủ yếu là mặt hàng thuỷ sản đông lạnh tăng từ 24 triệu tấn năm 1998 lên 27 triệu tấn năm 2001. Tuy nhiên điều đáng chú ý là sản lượng thuỷ sản đông lạnh không tăng trong 3 năm qua. Sản phẩm thuỷ sản đóng hộp tăng nhẹ từ 12 triệu tấn đến 13 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm khô (bao gồm các phương pháp chế biến truyền thống như hun khói, muối, sấy khô…) giảm trong nhiều năm. Việc phát triển khoa học và công nghệ cùng với những giây chuyền làm lạnh tiên tiến và sử dụng lò vi sóng làm ra các sản phẩm thuận tiện, ăn liền và các sản phẩm giá trị gia tăng khác đang ngày càng gia tăng. Trong tổng số sản lượng thuỷ sản, chỉ 25% được bán ra dưới dạng tươi sống trong khi 75% là dùng để chế biến. Trong tổng số 75 % lư
Tài liệu liên quan