Đề tài Tìm hiểu chất lượng và quản lý chất lượng

Đề tài lần 1 mà nhóm 4 thực hiện là các khái niệm mơ hồ trong tiếng Việt. Như chúng ta đã biết tiếng Việt là ngôn ngữ mang đầy màu sắc dân tộc của người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, tiếng Việt là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam và là ngôn ngữ đầy sắc thái và phong phú đối với thế giới.

doc52 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu chất lượng và quản lý chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA TOÁN TIN BỘ MÔN: CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG --------***-------- GVHD: PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa 1. Võ Trần An 0911007 2. Cao Thị Kim Dung 0911024 3. Đặng Trung Hậu 0911044 4. Nguyễn Thị Hiền 0911049 5.Nguyễn Châu Long 0911090 6. Nguyễn Đức Nam 0911106 7. Phạm Trọng Nghĩa 0911110 8. Đỗ Thành Nguyên 0911114 9. Nguyễn Thị Quỳnh Như 0911127 10. Đặng Thị Kim Phương 0911135 Nhóm trình bày: NHÓM 4 TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2011 MỤC LỤC Lời cảm ơn 4 Lời mở đầu 5 A.Đề tài lần 1 7 Nội dung 8 I.Giáo dục 8 II.Nghệ thuật 8 III.Đạo đức 9 IV.Nghĩa vụ 9 V.Tinh thần 10 VI.Nhân vật 11 VII.Đường 11 VIII.Văn hóa 12 Tài liệu tham khảo 13 B.Đề tài lần 2 14 Nội dung 15 I. Định nghĩa “quản lý” và “lãnh đạo” 15 1. Quản lý 15 2. Lãnh đạo 16 II. Sự khác biệt giữa “quản lý” và “lãnh đạo” 17 III. Định nghĩa “nhà quả lý” và “nhà lãnh đạo” 1 1. Nhà quản lý 19 2. Nhà lãnh đạo 20 IV. Sự khác biệt giữa “nhà quản lý” và “nhà lãnh đạo” 21 Tài liệu tham khảo 22 C.Đề tài lần 3 23 Nội dung 24 I.What are the levels of Flowchart detail? 24 II.What are the keys to successful Flowcharting? 26 III.What are the types of Flowchart? 27 Tài liệu tham khảo 31 D.Đề tài lần 4 32 Nội dung 33 I.Định nghĩa và sử dụng biểu đồ 33 II.Cách vẽ biểu đồ và ví dụ minh họa 37 III.Dịch bài theo yêu cầu (có kèm bản gốc) 43 IV.Ưu điểm và khuyết điểm khi sử dụng 49 V.Bài tập tại lớp 50 Tài liệu tham khảo 52 LỜI CẢM ƠN Nhóm xin dành lời cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa - Người đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, tư vấn, nhận xét, cung cấp đề tài và tài liệu cho nhóm trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài tổng hợp báo cáo này. Cảm ơn các bạn trong nhóm đã tích cực tham gia, đóng góp ý kiến để xây dựng các bài báo cáo được hoàn thành. Cảm ơn đến tập thể lớp “Chất lượng và quản lý chất lượng” – Khoa Toán – tin học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM, năm học 2010-2011 đã xây dựng ý kiến, thảo luận cho bài các báo cáo được hoàn thiện hơn. Chúc cả khóa học - học tốt và đạt kết quả cao. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm 4 LỜI GIỚI THIỆU Đề tài lần 1 mà nhóm 4 thực hiện là các khái niệm mơ hồ trong tiếng Việt. Như chúng ta đã biết tiếng Việt là ngôn ngữ mang đầy màu sắc dân tộc của người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, tiếng Việt là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam và là ngôn ngữ đầy sắc thái và phong phú đối với thế giới. Trong cuộc sống, ngôn ngữ tiếng Việt được hiểu khá đa dạng và đầy khía cạnh, những khái niệm mơ hồ của từ ngữ tiếng Việt trong cuộc sống lại càng làm cho tiếng Việt sử dụng vào những mục đích riêng lại càng sắc sảo và thâm thúy hơn. Với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm 4 xin trích dẫn 8 khái niệm được xem là mơ hồ và gần gũi nhất đối với con người trong xã hội để làm rõ hơn ý nghĩa của tiếng Việt trong những trường hợp cụ thể. Qua đó, người đọc có thể hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ và càng thêm tự hào hơn về tiếng Việt. Đề tài lần 2 nhóm 4 trình bày xoay quanh các vấn đề liên quan đến “lãnh đạo”, “quản lý”, “nhà lãnh đạo”, “nhà quản lý”. Ngày hôm nay chúng ta có thể tự hào khi đặt bản thân mình ở vị trí là một người chủ tương lai của đất nước, một người công dân được hưởng quyền tự do, bình đẳng trong xã hội, một giáo viên tương lai của một trường học nào đó hay một trụ cột trong gia đình mai sau và là người làm chủ chính mình. Cụm từ “quản lý”, “lãnh đạo”, “người quản lý”, “người lãnh đạo” dường như đã khá quen thuộc trong cuộc sống ngày hôm nay, và hơn nữa trong quá trình đất nước tiến lên theo nền kinh tế thị trường, hội nhập với xu hướng phát triển của thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ý nghĩa và nội dung của cụm từ “quản lý”, “lãnh đạo”, “nhà quản lý”, “nhà lãnh đạo” không phải ai cũng nắm chắc ý nghĩa và nội dung. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm chúng tôi xin trình bày một cách dễ hiểu và đi sâu vào nội dung của các cụm từ trên, đồng thời phân biệt rõ nghĩa một cách ngắn gọn nhưng xúc tích, thực chất. Đề tài lần 3 cũng với vai trò là “nhà lãnh đạo”, “nhà quản lý”, nhóm trình bày về “Lưu đồ” , một trong những công cụ thiết yếu trong công tác lãnh đạo và quản lý. Trong công tác quản lý việc xác định và cung cấp tư liệu về một quá trình là một bước quan trọng hướng tới cải tiến và đổi mới quá trình đó. Tạo ra và sử dụng các lưu đồ là một trong số những công việc quan trọng nhất để tiến hành công việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và quản lý. Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả các quá trình được tiến hành như thế nào. Cũng dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm chúng tôi sẽ trình bày chi tiết một số nội dung cần thiết khi sử dụng về lưu đồ. Đề tài lần 4, một đề tài phong phú giúp cho việc xác định số liệu, thống kê dữ liệu là “Biểu đồ”. Một trong những cách để bạn có thể hình dung tốt vấn đề bạn đang quan tâm trong một quá trình, trong khoảng thời gian chờ đợi thì biểu đồ chính là cái được nhắc đến đầu tiên. Biểu đồ miêu tả sự thay đổi của các mẫu số liệu. Trong công tác lãnh đạo và quản lý thì biểu đồ là một công cụ thiết yếu giúp người đọc, người xem hình dung được công việc và kết quả thực hiện. Với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nhóm xin trình bày một cách ngắn gọn về cách trình bày một biểu đồ, đi sâu vào phần trình bày biểu đồ cột và biểu đồ tròn kèm theo những minh họa cho người đọc dễ hình dung. Hơn nữa, nhóm sẽ trình bày một cách chi tiết theo cách làm của một trung tâm y tế kèm đường link và để người đọc dễ hình dung về quá trình thực hiện vẽ một biểu đồ. Tổng hợp các báo cáo này được thực hiện bởi 10SV, K09, Khoa Toán-tin học, ĐH Khoa học tự nhiên-ĐHQGTPHCM. Trong quá trình báo cáo và thực hiện các đề tài, việc mắc phải những sai sót là điều khó tránh khỏi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía bạn đọc để bài báo cáo được tốt hơn. Chân thành cảm ơn! Nhóm 4 ĐỀ TÀI LẦN 1: Hãy nêu 8 khái niệm mơ hồ như "chất lượng", "tình yêu",...đang khá phổ biến trong cuộc sống (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, nghệ thuật,...). Tra Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, để tìm các định nghĩa tương ứng. Với mỗi khái niệm, hãy nêu lên 2 trường hợp: trường hợp hiểu ngay được khái niệm, trường hợp khá khó hiểu về khái niệm (VD: Chất lượng của cái máy tính và chất lượng của một nền giáo dục) NỘI DUNG GIÁO DỤC Khái niệm: (đgt) Giáo dục là hoạt động nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, năm 1999, NXB VH-TT, trang 734 (dt) Giáo dục là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy-giáo dục của một đất nước Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, năm 1999, NXB VH-TT, trang 734 Phân tích: Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Giáo dục con người: hoạt động có hệ thống nhằm tác động đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho người đó có những phẩm chất, năng lực, trí tuệ,…như yêu cầu đề ra Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Giáo dục xã hội: Tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập NGHỆ THUẬT Khái niệm: (dt) Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm Nghệ thuật [14/3/2011] Phân tích: Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Nghệ thuật điêu khắc: Điêu khắc là một môn nghệ thuật mà người nghệ sĩ tác động vào những hình khối gọn gàng, tinh tế nhất nhằm thể hiện 1 hay nhiều ý nghĩa của tác phẩm Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Nghệ thuật sống: Nghệ thuật sống là nét đẹp của 1 con người. Là cách mà 1 người thể hiện sự khéo léo trong lời ăn tiếng nói và cách đối nhân xử thế hằng ngày ĐẠO ĐỨC Khái niệm: (dt) Đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, xã hội về đạo lí và đức hạnh Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 595 (dt) Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng mà có Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 595 Phân tích: Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Đạo đức con người: phản ánh đến phẩm chất tốt hay xấu của một con người do bản chất hay giáo dục từ người đó mà có Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Đạo đức nghề nghiệp: thể hiện bằng hành động và phẩm chất của con người thông qua việc làm của bản thân mang lại những lợi ích riêng cho cá nhân và lợi ích chung cho toàn xã hội NGHĨA VỤ Khái niệm: (dt) Nghĩa vụ là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân biết đem nhu cầu và lợi ích của mình kết hợp hài hoà với nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội, khi cần thiết biết tự nguyện đặt nhu cầu và lợi ích của mình phục vụ từng nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội Tài liệu giáo dục công dân lớp 11, Bộ GDĐT, Nguyễn Chí Bảo-Trần Chương-Nguyễn Tiến Cường - Phạm Kế Thể, NXB GD, 2005 (dt) Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1196 Phân tích: Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Nghĩa vụ pháp lí: là ý thức của con người tôn trọng các quy định của pháp luật như phục tùng một sự công bằng, một sự cần thiết khách quan không thể cưỡng lại dù mình muốn hay không muốn Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Nghĩa vụ đạo đức: là quy định về các chuẩn mực hành vi mà con người cảm nhận rõ mình có nghĩa vụ phải tự giác tuân theo, dù không có quy định của pháp luật TINH THẦN 1. Khái niệm: - Toàn bộ những hoạt động nội tâm của con người (ý nghĩ,tình cảm) nói chung Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1648 - Bản lĩnh, ý thức trách nhiệm trong công việc Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1648 2. Phân tích: Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Đời sống tinh thần phong phú: là người có kiến thức, hiểu biết rộng trên nhiều lãnh vực, đặc biệt là nghệ thuật. Họ xem nhẹ vật chất,luôn lấy tinh thần làm chủ đạo trong mọi bước đi của họ. Với những cảm nhận tinh tế, giàu tình cảm, đó sẽ là người luôn biết cách đem đến niềm vui cho người khác, biết cách chia sẻ nỗi buồn của người khác..và cũng vì thế họ thường cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn hơn người khác.. Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Tinh thần trách nhiệm: là sẵn sàng chia sẻ, đóng góp công sức của mình vào công việc chung và thực hiện công việc đó với khả năng tốt nhất của mình. NHÂN VẬT 1. Khái niệm (dt)Người giữ vai trò trong một tác phẩm văn học hay một vở kịch Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1240 (ngr)Người có tiếng tăm, địa vị Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1240 2. Phân tích Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Nhân vật chính :là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối văn bản.Có vai trò trung tâm trong việc tạo mối quan hệ giữa nhân vật ấy với các nhân vật khác và với các sự kiện trong văn bản.Nhờ có nhân vật chính mà tư tưởng chủ đề,quan điểm của tác giả được bộc lộ trong văn bản. Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Nhân vật nổi tiếng: nhân vật được nhiều người biết đến vì họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó (nghệ thuật,kinh tế,chính trị…) ĐƯỜNG Khái niệm: Đường là vạch, vết, do vật di chuyển tạo ra Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 681 Phân tích Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Đường đi: (dt) là lối đi, nối liền hai địa điểm như đường làng, đường quốc lộ, đường dành cho xe đạp, đường dành cho xe ô tô Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 681 Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Đường đời: (dt) Lẽ sống, kinh nghiệm sống của con người trong cuộc đời Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT năm 1999, trang 681 VĂN HOÁ Khái niệm: (dt) Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999, trang 1796 (dt)Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Phân tích Trường hợp hiểu ngay được khái niệm Văn hoá học đường: “ Là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh, và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” với mục đích là xây dựng trường học lành mạnh Trường hợp khá khó hiểu về khái niệm Văn hoá thể chất: là cách ăn mặc, rèn luyện thân thể, sự thể hiện con người mình trước quần chúng TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999. Tài liệu giáo dục công dân lớp 11, Bộ GDĐT, Nguyễn Chí Bảo-Trần Chương-Nguyễn Tiến Cường-Phạm Kế Thể, NXB GD,2005 Nguyễn Hồng Mạc, Huy động mọi nguồn lực thực hiện Xã hội hóa giáo dục [13/3/2011] ệ_thuật [14/3/2011] [15/3/2011] [15/3/2011] [15/3/2011] Minh Đức,Văn hóa học đường - Đòi hỏi bức thiết [15/3/2011] [16/3/2011] [18/3/2011] ĐỀ TÀI LẦN 2: Hãy tìm tài liệu trên Internet về định nghĩa và sự khác biệt giữa "quản lý" và "lãnh đạo", "nhà quản lý" và "nhà lãnh đạo". Hãy cố gắng tổng kết ngắn gọn nhưng đầy đủ, xúc tích, thực chất. NỘI DUNG Định nghĩa “quản lý” và “lãnh đạo” Quản lý Quản lý là chức năng hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau, đảm bảo giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó Đại từ điển tiếng Việt, Bộ GDĐT, TT ngôn ngữ và VH VN, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VH-TT, năm 1999 Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý. Mary Parker Follett (1868–1933), một tác giả nổi tiếng với nhiều cuốn sách viết trên khía cạnh dân chủ, quan hệ con người và quản trị đã đưa ra định nghĩa về quản lý là "nghệ thuật sử dụng con người để hoàn thành công việc". Quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học. Đó là nghệ thuật làm cho người khác (nhân viên) làm việc hiệu quả hơn những điều bản thân họ sẽ làm được nếu không có bạn. Còn khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thực hiện được nghệ thuật quản lý. Lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là bốn điều căn bản trong khoa học đó. Quản lý là một nghề vừa mang tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Là một nghề khoa học nên đòi hỏi nhà quản lý phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Là một nghề nghệ thuật đòi hỏi nhà quản lý phải có năng khiếu, và phải luôn luôn tự rèn luyện bản thân mình. Có thể đưa ra kết luận rằng: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện: Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân. Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên. Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể. Lãnh đạo Nghĩa hẹp: sự tác động, điều khiển trực tiếp những hoạt động của con người và xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra. Nghĩa rộng: sự dẫn đường chỉ lối,dẫn dắt, điều khiển (đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức nào đó nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Viện Ngôn Ngữ Học có nhắc đến trong Từ Điển Tiếng Việt 1995 động từ lãnh đạo, có nghĩa là: đề ra chủ trương, đường lối, và tổ chức, động viên thực hiện. Nếu muốn thấu hiểu cái khái niệm trên thì ta phải tra nghĩa của hai từ: chủ trương và động viên. Chủ trương: có ý định, có quyết định về phương hướng hành động. Động viên: tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên mà hoạt động. Lãnh đạo có lẽ là nghệ thuật sống hấp dẫn nhất cũng như mù mờ nhất của con người. Hấp dẫn vì lãnh đạo giỏi luôn luôn làm cho mọi thành viên đi theo bùng lửa trong lòng. Mù mờ vì: Thứ nhất: lãnh đạo tùy thuộc rất mạnh vào cá tính người lãnh đạo Thứ hai: vì đa số mọi người hay nhầm lẫn chức vị với lãnh đạo. Điều quan trọng nhất cho lãnh đạo là phải biết mình và quản lý được chính mình. Lãnh đạo phải tự có lửa trong lòng, vì lãnh đạo phải tự động viên mình và động viên người khác. Lãnh đạo phải có mục đích. Lãnh đạo phải có hấp lực tự nhiên. Lãnh đạo phải tự tin. Lãnh đạo là phục vụ: Leader is servant. Mọi chúng ta đều là lãnh đạo và đều là người đi theo. Sự khác biệt giữa “quản lý” và “lãnh đạo” Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo. Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo. Lãnh đạo là một động từ, không phải là một danh từ. Lãnh đạo là một động từ, không phải là vị trí. Lãnh đạo được xác định là những việc chúng ta làm, chứ không phải đơn thuần là vai trò của một ai đó. Tiêu chí Lãnh đạo Quản lý Bản chất Thay đổi Ổn định Tập trung Lãnh đạo con người Quản lý công việc Có Người đi theo Cấp dưới/Nhân viên Tìm kiếm Tầm nhìn Mục tiêu Mức độ cụ thể Định hướng Lên kế hoạch cụ thể Quyền lực Uy tín cá nhân Quyền lực chuẩn tắc Tác động đến Trái tim Trí óc Năng lượng Đam mê Điều khiển Mức độ năng động Chủ động đi trước Bị động, phòng vệ Thuyết phục “Bán” ý tưởng “Bảo” người khác làm theo Phong cách Chuyển đổi tâm lý con người Áp đặt tâm lý con người Trao đổi Niềm hăng say làm việc Tiền – Công việc Rủi ro Chấp nhận – tìm kiếm rủi ro Tối thiểu hóa rủi ro Nguyên tắc Phá bỏ nguyên tắc Lập ra nguyên tắc Xung đột Sử dụng xung đột Tránh xung đột Định hướng Đường mới Đường đã có Đổ lỗi Nhận lỗi về mình Đổ lỗi cho người khác Công việc Tự do Giải quyết công việc lớn, tổng thể Như vậy: Quản lý có thể được hiểu là một tập hợp con của lãnh đạo Định nghĩa “nhà quản lý” và “nhà lãnh đạo” Nhà quản lý Nhà quản lý: Là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định [26/3/2011] Nhà quản lý (manager) là người đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động quản lý cho một tổ chức hay một nhóm đối tượng quản lý nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau về nhân lực, tài chính, vật tư, tri thức và giá trị vô hình làm cho tổ chức ấy hoàn thành được những mục tiêu nhất định. Một tổ chức, hay một nhóm đối tượng quản lý có thể thuộc bên sản xuất hay dịch vụ, kinh doanh hay phi lợi nhuận, thuộc khu vực tư hay khu vực công, hành chính hay sự nghiệp… Nhà lãnh đạo Nhà lãnh đạo: là người thực hiện các hành vi lãnh đạo trong cùng một tổ chức [26/3/2011] Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thự
Tài liệu liên quan